Các Phương Pháp Nghiên Cứu Sử Dụng Chung Cho Toàn Bộ Luận Văn


giá giống lúa mới, chất lượng cao, 40% giá giống một số cây trồng vụ đông, hỗ trợ 50% giá một số loại máy như: máy làm đất, máy cấy, máy gặt, máy phun thuốc trừ sâu. Trong chăn nuôi, UBND huyện hỗ trợ việc đẩy mạnh việc chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch. Ngoài các chương trình hỗ trợ của Thành phố, Huyện đã đầu tư hỗ trợ kinh phí mua thuốc khử trùng vệ sinh ở các nơi có nguy cơ cao, các vùng nuôi trồng thuỷ sản chuyển đổi, hỗ trợ công tiêm phòng, kinh phí mở các lớp tập huấn kỹ thuật với kinh phí đầu tư cho nông nghiệp trên 10 tỷ đồng mỗi năm.

Có thể nói, chủ trương thực hiện dồn điền đổi thửa gắn với quy hoạch lại diện tích sản xuất nông nghiệp để thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn đã tạo điều kiện quan trọng để Huyện Thanh Oai thực hiện tốt Chương trình số 02-CTr/TU của Thành uỷ Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân”. Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Huyện đã có nhiều chuyển biến cả về năng suất, chất lượng, giá trị thu nhập trên đơn vị canh tác tăng qua các năm. Nhiều chương trình dự án, những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới được áp dụng vào sản xuất nông nghiệp giúp nông dân giảm được chi phí sản xuất, giải phóng sức lao động, nâng cao thu nhập. Chương trình cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp gắn với việc sử dụng các loại máy cấy, máy làm đất, máy gặt đập liên hoàn… ngày càng được ứng dụng nhiều vào sản xuất. Những diện tích cấy lúa kém hiệu quả đã được chuyển đổi sang các mô hình trang trại phù hợp hơn để mang lại hiệu quả cao trên đơn vị diện tích canh tác, v.v. Nhờ đó, đã thực sự góp phần vào sự phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập cho nông dân, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Huyện.


1.3.4. Bài học rút ra cho huyện Thạch Thất

Từ kinh nghiệm về thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của một số địa phương bạn, có thể rút ra một số bài học cho huyện Thạch Thất như sau:

Thứ nhất, cần quy hoạch lại diện tích đất nông nghiệp thông qua việc đẩy mạnh dồn điền, đổi thửa để hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, thâm canh; các mô hình sản xuất nông sản hàng hóa tập trung. Đó là điều kiện để khuyến khích nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với lợi thế so sánh của địa phương về thổ nhưỡng, khí hậu và thị trường.

Thứ hai, chính quyền cần đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn tương xứng với tiềm năng của địa phương; tăng cường hỗ trợ nông dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi thông qua các chương trình dự án, các chính sách tín dụng, đào tạo nhân lực…; đẩy mạnh chuyển giao và ứng dụng khoa học - công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, nhất là công nghệ sinh học, gắn với các loại giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất và giá trị kinh tế cao.

Thứ ba, khuyến khích nông dân đẩy mạnh phát triển các nông sản có lợi thế cạnh tranh phục vụ xuất khẩu đi đôi với đầu tư thâm canh, đa dạng hóa sản xuất; ưu tiên phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ ổn định.

Thứ tư, phát triển mạnh kinh tế hộ, kinh tế trang trại, gia trại, gắn liền với quan tâm xây dựng và mở rộng mô hình HTX nông nghiệp kiểu mới nhằm phát huy vai trò hỗ trợ, dẫn dắt kinh tế hộ, kinh tế trang trại phát triển bền vững.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.


*

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội - 6

* *

Tóm lại, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một yêu cầu khách quan trong tiến trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước nói chung, nông nghiệp và nông thôn ở từng địa phương nói riêng. Đó là quá trình làm biến đổi cấu trúc ngành nông nghiệp và các mối quan hệ tỷ lệ bên trong ngành nông nghiệp theo những định hướng và mục tiêu nhất định; được đo bằng sự thay đổi về diện tích, lao động và tỷ trọng giá trị trong nội bộ từng tiểu ngành và giữa các tiểu ngành trong nông nghiệp.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện phụ thuộc vào nhiều nhân tố: tự nhiên, kinh tế - xã hội và thị trường quốc tế; trong đó, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, phân công lao động xã hội và yêu cầu của thị trường là những nhân tố có vai trò quan trọng nhất. Nhận thức đúng đắn những nhân tố chi phối sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, sự tác động có tính định hướng thông qua quy hoạch, kế hoạch, chiến lược, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội… của nhà nước (Trung ương hay địa phương) sẽ có tác dụng đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo mục tiêu, định hướng xác định.


Chương 2

PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU


2.1. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng

2.1.1. Các phương pháp nghiên cứu sử dụng chung cho toàn bộ luận văn

2.1.1.1. Phương pháp luận duy vật biện chứng

Phương pháp duy vật biện chứng là phương pháp luận đặc trưng trong các công trình nghiên cứu khoa học xã hội, là cơ sở trong nghiên cứu của toàn bộ luận văn. Vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, luận văn xem xét quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn liền với quá trình chuyển dịch lao động, là kết quả của trình độ phát triển lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội ở một thời điểm nhất định. Phương pháp này đòi hỏi phải đặt sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong mối quan hệ phổ biến với các nhân tố chi phối nó: trình độ phát triển lực lượng sản xuất, điều kiện kinh tế - xã hội địa phương, vai trò của thị trường và của Nhà nước, v.v.

Để đưa ra một số quan điểm cơ bản, giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội thời gian tới, phương pháp này đòi hỏi việc đề xuất các quan điểm và giải pháp đó không thể tư biện, mà phải xuất phát từ thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Huyện; đồng thời, đòi hỏi sự đánh giá thực trạng phải khách quan, phải trên cơ sở xem xét, phân tích cụ thể, gắn với điều kiện lịch sử cụ thể.

2.1.1.2. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học

Phương pháp trừu tượng hóa khoa học là phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học Kinh tế chính trị. Phương pháp trừu tượng hoá khoa học đòi hỏi gạt bỏ những yếu tố ngẫu nhiên xảy ra trong những quá trình và những


hiện tượng được nghiên cứu, tách ra những cái ổn định, điển hình trong những hiện tượng và quá trình đó, trên cơ sở ấy nắm được bản chất của các hiện tượng, từ bản chất cấp một tiến đến bản chất ở trình độ sâu hơn, hình thành những phạm trù và những quy luật phản ánh những bản chất đó.

Trong quá trình nghiên cứu, luận văn gặp phải nhiều vấn đề thực tiễn đôi khi chưa phản ảnh đúng bản chất của vấn đề nghiên cứu. Do đó, phải sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học để giữ lại những yếu tố bản chất trong phân tích cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Huyện, từ đó mới có thể đánh giá đúng thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Huyện hiện tại và xu hướng chuyển dịch trong thời gian tới ở chương 3 và 4 của luận văn.

2.1.1.3. Phương pháp logic kết hợp với phương pháp lịch sử

Phương pháp lịch sử là phương pháp xem xét sự vật, hiện tượng theo đúng trật tự thời gian như nó đã từng diễn ra trong quá khứ (phát sinh, phát triển và kết thúc). Là phương pháp xem xét và trình bày quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng lịch sử theo một trình tự liên tục và nhiều góc cạnh, nhiều mặt trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác. Phương pháp lịch sử xem xét rất kỹ các điều kiện xuất hiện và hình thành ra nó, làm rò quá trình ra đời, phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến hoàn thiện của các sự vật hiện tượng. Đồng thời, đặt quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ nhiều sự vật hiện tượng tác động qua lại, thúc đẩy hoặc hỗ trợ lẫn nhau trong suốt quá trình vận động của chúng. Phương pháp lịch sử là phương pháp quan trọng trong nghiên cứu, vì khi xem xét, đánh giá sự vật, hiện tượng phải coi trọng các quan điểm lịch sử, các sự vật, hiện tượng tương đồng đã xảy ra trước đó.

Đề tài vận dụng phương pháp này để xem xét quá trình hình thành, biến đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Huyện Thạch Thất vừa theo xu hướng có tính quy luật của sự phân công lao động xã hội, vừa gắn với từng thời điểm


lịch sử trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Huyện. Phương pháp này được vận dụng trong phân tích thực trạng và đề xuất các quan điểm, giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Huyện Thạch Thất thời gian tới.

Phương pháp logic, theo Ăng ghen, phương pháp logic không phải là cái gì khác phương pháp lịch sử, chỉ có điều là nó thoát khỏi những hình thức lịch sử và những ngẫu nhiên, pha trộn. Lịch sử bắt đầu từ đâu, quá trình tư duy cũng phải bắt đầu từ đó và sự vận động tiếp tục thêm nữa của nó chẳng qua là sự phản ánh quá trình lịch sử dưới một hình thức trừu tượng và nhất quán về mặt lý luận. Nó là phản ánh đã được uốn nắn theo những quy luật mà bản thân quá trình lịch sử thực tế đã cung cấp, hơn nữa mỗi một nhân tố đều có thể xem xét ở cái điểm phát triển mà ở đó quá trình đạt tới chỗ hoàn toàn chín muồi, đạt tới cái hình thức cổ điển của nó. Phương pháp logic là phương pháp xem xét, nghiên cứu các sự kiện lịch sử dưới dạng tổng quan, nhằm vạch ra bản chất, khuynh hướng tất yếu, quy luật vận động của lịch sử. Khác với phương pháp lịch sử, phương pháp logic không đi sâu vào toàn bộ diễn biến, những bước quanh co, thụt lùi lịch sử mà, nó bỏ qua những cái ngẫu nhiên có thể xảy ra mà nắm lấy bước phát triển tất yếu, nắm lấy cái cốt lòi của sự phát triển, nghĩa là nắm lấy quy luật lịch sử. Như vậy, phương pháp locgic cũng phản ánh quá trình lịch sử nhưng phản ánh dưới hình thức trừu tượng và khách quan bằng lý luận. Có nghĩa là phương pháp logic trình bày sự kiện một cách khái quát trong mối quan hệ đúng quy luật, loại bỏ những chi tiết không cơ bản. Đó là hình thức đặc biệt phản ánh quá trình lịch sử.

Vận dụng phương pháp này, luận văn trình bày các sự việc và đưa ra những nhận định đã có chú ý đến sự vận động logic của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở địa bàn huyện Thạch Thất. Từ thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện để đưa ra các giải pháp thúc đẩy


sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Thạch Thất trong thời gian tới.

2.1.1.4. Phương pháp phân tích

Phương pháp phân tích là phương pháp nghiên cứu và xem xét các báo cáo tổng kết, các kết quả nghiên cứu thực tiễn, để tìm ra những vấn đề có tính quy luật của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất; khái quát những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần tập trung giải quyết để có giải pháp phù hợp.

Luận văn sử dụng phương pháp này trong toàn bộ quá trình nghiên cứu, trước hết là để tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan, sau là để phân tích cơ sở lý luận, làm rò thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất và kinh nghiệm của một số địa phương trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Qua đó, rút ra một số bài học cho huyện Thạch Thất.

2.1.1.5. Phương pháp tổng hợp

Tổng hợp là quá trình ngược lại với quá trình phân tích, nhưng nó lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung và cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.

Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể (có lúc ngược nhau) từ sự phân tích, khả năng trừ tượng, khái quát nắm bắt được định tính từ rất nhiều khía cạnh định lượng khác nhau.

Luận văn sử dụng phương pháp này trong toàn bộ quá trình nghiên cứu, trước hết là để tổng hợp các nội dung quan trọng từ công trình nghiên cứu có liên quan để đưa ra cơ sở lý luận, sau là tổng hợp kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của một số địa phương. Để từ đó tổng hợp các điểm quan trọng trong thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Thạch Thất và đánh giá chúng theo các tiêu chí cơ bản.


2.1.2. Các phương pháp nghiên cứu điển hình của từng chương

2.1.2.1. Phương pháp sử dụng trong chương 1

Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phương pháp này dựa trên những nguồn thông tin thứ cấp được thu thập từ những tài liệu nghiên cứu trước đây để xây dựng những cơ sở khoa học cho vấn đề nghiên cứu. Để thực hiện nhiệm vụ của chương 1 là tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn, làm rò cơ sở lý luận và thực tiễn của luận văn, học viên sử dụng phương pháp này để tìm hiểu, phân tích tổng hợp những tài liệu đã công bố có liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Trên cơ sở đó, hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.

Phương pháp nghiên cứu điển hình

Ở chương 1, luận văn nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở các huyện khác như: Mỹ Đức, Sóc Sơn, Thanh Oai. Từ những mô hình này, học viên sẽ rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể học tập và vận dụng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.

2.1.2.2. Các phương pháp sử dụng trong chương 3

Nhằm làm rò nội dung của chương 3 là thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội, Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp thống kê, thu thập và xử lý số liệu

Để có cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất, luận văn đã tiến hành thu thập những thông tin liên quan tới nhiệm vụ của đề tài. Những số liệu luận văn thu thập được chủ yếu là số

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí