Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp mang lại lợi ích kinh tế ngày càng cao cho nông dân phù hợp với nguyện vọng thiết thực của họ. Mặt khác, với nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng hiện nay về nông sản thì chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp nhằm đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của thị trường về các mặt hàng nông sản phẩm góp phần tích cực phát triển nền kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân và ổn định chính trị xã hội.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá là điều kiện và yêu cầu để mở rộng thị trường, hoà nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá bền vững chính là điều kiện và yêu cầu để mở rộng thị trường nhằm cung cấp một khối lượng nông sản hàng hoá ổn định cho xã hội, nguyên liệu cho công nghiệp, hàng hoá cho xuất khẩu nhằm mở rộng thị trường trong nước và quốc tế.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông nghiệp và phục vụ nông nghiệp được đổi mới và tăng cường làm cho sức sản xuất đạt mức tăng trưởng ổn định. Một số ngành nghề và dịch vụ phát triển đã thu hút một lượng lao động nông nghiệp sang các ngành nghề khác, bởi vì quá trình chuyển dịch sẽ thay đổi cơ cấu sản xuất hợp lý hơn, tiến bộ kỹ thuật được áp dụng do đó tỷ lệ lao động của ngành nông nghiệp giảm đi nhưng giá trị tuyệt đối ngành đó vẫn đạt mức sản xuất cao. Khi đời sống nông dân được nâng lên thì đây cũng chính là nơi tiêu thụ chủ yếu các sản phẩm công nghiệp và sản phẩm nông nghiệp đã qua chế biến. Công nghiệp chế biến và dịch vụ thương mại phát triển lại là địa bàn thu hút lao động nông nghiệp. Hàng hoá nông sản phẩm có điều kiện vươn ra thị trường thế giới.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá tạo cơ sở cho việc thay đổi môi trường kinh tế xã hội nông thôn nói chung và bộ mặt nông thôn nói riêng.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá và bền vững đòi hỏi nông nghiệp nông thôn phải huy động tối đa các nguồn lực để xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn (từ các nguồn hỗ trợ của ngân sách Nhà nước, các tổ chức quốc tế và huy động nội lực trong dân…), giao thông nông thôn được cải thiện và mở rộng, mạng lưới điện nông thôn được phát triển phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, công trình phúc lợi được sửa sang và xây dựng mới đã nâng cao hơn đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân. Y tế, giáo dục ở nông thôn cũng được đầu tư vừa nâng cao sức khỏe vừa nâng cao dân trí. Việc nâng cao dân trí sẽ giúp cho nông dân được tiếp xúc với những tiến bộ khoa học kỹ thuật và nền kinh tế thị trường. Chính vì vậy, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn đã và đang từng bước góp phần tích cực tới quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và đô thị hoá nông thôn, xây dựng nông thôn mới.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá nhằm tạo ra một nền sản xuất chuyên môn hoá, thâm canh cao và các liên kết ngành nghề chặt chẽ với nhau hơn.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm tạo ra một nền sản xuất chuyên môn hoá cao, thâm canh tạo ra nhiều nông sản hàng hoá có chất lượng. Những sản phẩm truyền thống và ngành nghề truyền thống có thương hiệu của vùng được khai thác, được chuyên môn hoá sản xuất theo vùng có lợi thế nhất. Những tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ mới được áp dụng, tạo cho sản xuất một bước nhảy vọt cả về số lượng và chất lượng. Từ sản phẩm của một vùng, từ chưa có thị trường ổn định và thương hiệu để cạnh
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của tỉnh Nghệ An - 1
- Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của tỉnh Nghệ An - 2
- Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Và Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Nông Nghiệp
- Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Nông Nghiệp Theo Hướng Sản Xuất Hàng Hoá Tại Việt Nam
- Hiện Trạng Sử Dụng Quỹ Đất Tỉnh Nghệ An Năm 2007
- Giá Trị Và Cơ Cấu Giá Trị Sản Phẩm Các Ngành Kinh Tế Tỉnh Nghệ An
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
tranh trên thị trường đòi hỏi phải gắn sản xuất với chế biến, hình thành các hiệp hội, tạo ra thương hiệu đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Phát triển nông nghiệp hàng hoá cũng xuất phát từ yêu cầu của CNH - HĐH; đảm bảo vững chắc nhu cầu lương thực, thực phẩm cho nhân dân; nguyên, vật liệu cho công nghiệp chế biến; tăng nhanh khối lượng nông sản xuất khẩu; giải quyết công ăn việc làm để tăng thu nhập cho nông dân, từ đó mở rộng thị trường cho sản phẩm và dịch vụ công nghiệp; bổ sung lực lượng lao động cho các ngành công nghiệp và nông nghiệp phát triển sẽ góp phần tích luỹ vốn cho CNH - HĐH.
Nền kinh tế nước ta còn nghèo, khả năng đầu tư của Nhà nước có hạn, do đó chúng ta cần phải phát huy mọi tiềm năng (vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý …) của các thành phần kinh tế để phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH. Thực tế cho thấy, vốn tiềm tàng trong nhân dân khá lớn, vốn của kiều bào ở nước ngoài có thể kêu gọi đầu tư để xây dựng đất nước không phải là nhỏ, điều quan trọng là Nhà nước phải có hướng dẫn đầu tư vào đâu, chính sách giải quyết mối quan hệ lợi ích cho phù hợp.
Phát triển nền kinh tế hàng hoá trên một nền kinh tế mở, nhiều thành phần, xây dựng được thương hiệu, có thị trường ổn định, có đội ngũ nhân lực tiếp thu được tiến bộ kỹ thuật mới sẽ là sức hút vốn và công nghệ từ nước ngoài (thị trường tiêu thụ và kiều hối). Chiến lược CNH hướng về sản xuất các sản phẩm chế biến thay thế sản phẩm nhập khẩu nâng cao chất lượng sản phẩm trong nước thông qua chế biến và hạ giá thành để xuất khẩu.
Để thực hiện chiến lược CNH nêu trên, tất nhiên phải mở rộng sản xuất và giao lưu hàng hoá, phát huy ưu thế từng ngành, từng địa phương, từng cơ sở sản xuất…; mở rộng nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, công
nghiệp cơ khí chế tạo điện tử, dầu khí nhằm vừa thoả mãn nhu cầu trong nước vừa tập trung nguồn hàng xuất khẩu lớn, hướng về xuất khẩu cần nghiên cứu xu thế rò các đối tác để có chiến lược, sách lược khôn khéo. Ngoài ra, cần đẩy mạnh hợp tác liên doanh với nước ngoài thông qua thành lập công ty, khu chế xuất, khu công nghiệp kỹ thuật cao.
Tất cả các công việc trên đều nhằm thu hút vốn đầu tư, tích tụ vốn, tiếp nhận công nghệ, kinh nghiệm quản lý, nhập vật tư thiết bị tiên tiến cho phép chúng ta mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao trình độ sản xuất với khối lượng hàng hoá lớn, chất lượng cao có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thị trường thế giới.
1.1.3. Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá
Thực hiện quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở bất kỳ quốc gia nào cũng bắt đầu từ một cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý. Cơ cấu đó phải đảm bảo khai thác tối ưu lợi thế và khả năng của mỗi nước, mỗi vùng miền phù hợp với quá trình và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Là sự biến đổi có mục đích dựa trên cơ sở phân tích các căn cứ lý luận và thực tiễn cùng với việc áp dụng đồng bộ các giải pháp cần thiết để chuyển đổi từ một cơ cấu bất hợp lý sang một cơ cấu hợp lý hơn nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cần thực hiện đồng bộ các nội dung trong quá trình chuyển dịch để phát triển một nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá và bền vững, bao gồm: chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế nông nghiệp; chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành; chuyển dịch cơ cấu vùng; cơ cấu thành phần kinh tế tham gia trong nông nghiệp và cơ cấu kỹ thuật.
Cơ cấu ngành kinh tế của nông nghiệp nông thôn bao gồm: nông nghiệp; công nghiệp nông thôn (tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến và ngành
nghề truyền thống); dịch vụ nông thôn (dịch vụ sản xuất và dịch vụ đời sống). Trong nội bộ ngành nông nghiệp lại được phân nhỏ thành những ngành nhỏ hơn như: trồng trọt, chăn nuôi… hoặc trong trồng trọt lại chia thành: cây lương thực, cây rau đậu thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp…
Phân công lao động thực hiện càng sâu sắc thì cơ cấu ngành càng được phân chia tỷ mỉ và đa dạng, nhưng trong quá trình chuyển đổi cơ cấu vẫn phải đảm bảo năng suất lao động của khu vực sản xuất lương thực đạt được ở mức nhất định. Trước hết đảm bảo số lượng và chất lượng lương thực cần thiết cho toàn xã hội, sau đó mới tạo nên sự phân công giữa những người sản xuất lương thực, người làm chăn nuôi và những người sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp, tạo nên sự phân công lao động giữa những người sản xuất nông nghiệp và người làm ngành khác.
Như chúng ta đã biết, theo kinh tế chính trị học của Mác - Lênin thì sự phân công lao động theo ngành kéo theo sự phân công lao động theo vùng, lãnh thổ. Sự phân công lao động theo ngành bao giờ cũng diễn ra trên những vùng lãnh thổ nhất định. Như vậy, xác định cơ cấu vùng lãnh thổ là bố trí các ngành sản xuất và dịch vụ theo không gian và địa điểm cụ thể, phù hợp nhằm khai thác tối ưu mọi ưu thế, tiềm năng to lớn của mỗi vùng, lãnh thổ. Hình thành các vùng chuyên môn hoá và sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn, có hiệu quả cao, mở rộng mối quan hệ với các vùng chuyên môn hoá khác gắn với cơ cấu kinh tế của cả nước và của mỗi vùng miền. Để hình thành các vùng sản xuất chuyên môn hoá tập trung mang lại hiệu quả kinh tế cao, trước hết cần hướng vào những vùng có lợi thế so sánh về sự thuận lợi trong việc phát triển từng loại cây con cụ thể, vị trí địa lý, giao thông thuận lợi, có điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ và thị trường các yếu tố đầu vào, thuận lợi cho việc mở rộng giao lưu kinh tế với các vùng trong và ngoài khu vực, trong
nước cũng như trên thế giới để có thể tiếp cận một cách nhanh nhất những phát triển của thị trường hàng hoá và dịch vụ.
Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế cũng là một nội dung hết sức quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng. Cần đẩy mạnh việc đa dạng hoá các thành phần kinh tế tham gia trong nông nghiệp nhằm phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, đa dạng theo hướng sản xuất hàng hoá và bền vững. Tiếp tục phát huy quan điểm nền kinh tế nhiều thành phần trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, trong đó khẳng định thành phần kinh tế hộ nông dân tự chủ là đơn vị sản xuất kinh doanh chính, là lực lượng chủ yếu, trực tiếp tạo ra các sản phẩm nông - lâm - thuỷ sản cho nền kinh tế quốc dân mà Đại hội Đảng đã đề ra. Trong kinh tế hộ gia đình cần phát triển mạnh kinh tế trang trại bằng cách hình thành đa dạng các loại hình trang trại phù hợp với điều kiện, đặc điểm sản xuất của từng vùng và từng hộ.
Trước sự phát triển ngày càng lớn mạnh của khoa học công nghệ và kỹ thuật đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng, phá vỡ tính cổ truyền, lạc hậu trì trệ trong sản xuất nông nghiệp. Trong nông nghiệp đã và đang từng bước ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, làm cho tỷ lệ thuần nông giảm nhanh, nông nghiệp, nông thôn và đô thị xích lại gần nhau hơn. Trình độ cơ giới hoá, điện khí hoá nông nghiệp, nông thôn được nâng cao, mạng lưới giao thông nông thôn phát triển mạnh, công nghệ sinh học và hoá học được đưa vào sản xuất nông nghiệp, phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông sản nhằm thực hiện thắng lợi công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
1.1.4. Tác động của hội nhập kinh tế Quốc tế đến sản xuất hàng hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với hàng loạt
thách thức, trong đó có thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp nông nghiệp. Nếu không có những biện pháp hỗ trợ tích cực, đa số các mặt hàng nông sản Việt Nam khó có thể cạnh tranh được với thị trường trong nước và quốc tế, điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập quốc dân và nhất là đến đời sống dân cư Việt Nam. Tìm hiểu những quy định của WTO và dựa trên những cam kết liên quan đến nông nghiệp khi Việt Nam gia nhập WTO, đánh giá đúng sức cạnh tranh hiện tại và tương lai của từng mặt hàng nông sản, có những hỗ trợ phù hợp đang thực sự là vấn đề khó khăn nhưng vô cùng cần thiết đối với Việt Nam trên “sân chơi” của WTO.
Thực hiện chiến lược kinh tế hướng về xuất khẩu, Việt Nam đã phát huy lợi thế sẵn có của một số mặt hàng nông sản, tạo ra những mặt hàng có năng lực sản xuất lớn sức cạnh tranh cao và kim ngạch xuất khẩu xếp hạng cao trên thế giới như: hồ tiêu đứng thứ nhất, gạo và điều đứng thứ 2, chè và thuỷ sản đứng thứ 7 trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản giai đoạn 2001- 2006 tăng 14,97%/ năm.
Nông sản Việt Nam đã được xuất khẩu tới hơn 80 nước trên thế giới, hầu hết là các nước thành viên WTO. Châu Á là thị trường lớn nhất của nông sản Việt Nam, sau đó là Châu Âu và Bắc Mỹ.
Gia nhập WTO, Việt Nam đã phải đàm phán tất cả các nội dung liên quan đến nông nghiệp, cam kết điều chỉnh các chính sách trong nước cho phù hợp với quy định của WTO, cam kết mở cửa thị trường, mở rộng quyền kinh doanh xuất khẩu, quyền phân phối cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, giảm thuế hàng nông sản, không trợ cấp xuất khẩu nông sản. Lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam có nguy cơ phải đối mặt với sự cạnh tranh quá mạnh của các nền sản xuất lớn trong khi sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp cũng như các doanh nghiệp nông nghiệp còn quá yếu, do nhiều nguyên nhân: nền nông nghiệp Việt Nam đang ở trình độ phát triển thấp, quy mô sản xuất nhỏ
bé, manh mún, năng suất, chất lượng nông sản chưa cao; phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam hạn hẹp về tài chính, thiết bị và công nghệ lạc hậu, chưa có kinh nghiệm tổ chức sản xuất và kinh doanh; vùng nguyên liệu quy mô nhỏ bé, phân tán, chưa được đầu tư tương xứng với nhu cầu sản xuất. Khi gia nhập WTO, mặc dù Việt Nam không còn bị phân biệt đối xử với các thành viên trong WTO, nhưng rào cản Quốc tế chưa phải là hết, thậm chí còn có những rào cản càng lớn hơn trước như: rào cản về kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm; rào cản chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ thương mại …
Trong điều kiện mới, khi đã có những cam kết với WTO, việc lựa chọn những biện pháp hỗ trợ cho hàng nông sản Việt Nam ở cả thị trường trong nước, trong khu vực và thị trường Quốc tế cần phải triệt để tận dụng những ưu đãi đã dành được trong quá trình đàm phán; đồng thời tuân thủ những quy định khắt khe của WTO về các biện pháp hỗ trợ từ phía Chính phủ, chính quyền các cấp và thực hiện các biện pháp hỗ trợ giúp hàng nông sản Việt Nam vượt qua được rào cản thương mại của thị trường thế giới. Đồng thời tạo môi trường trong nước nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam bằng cách tăng sức hấp dẫn đối với đầu tư của mọi thành phần kinh tế vào khu vực nông nghiệp, nông thôn để hàng nông sản có chất lượng cao.
1.1.5. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá một số nước trên thế giới và Việt Nam
1.1.5.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc
Nằm trong khu vực và liền kề với biên giới nước ta, Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng về tự nhiên, kinh tế - xã hội, chính trị như nước ta, nhưng họ đã lựa chọn được những bước đi và những giải pháp phát triển kinh tế- xã hội nông thôn phù hợp và đã thu được những kết quả vượt bậc từ 1950 đến nay. Khi mới giành độc lập Trung Quốc cũng là một nước có xuất phát