Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội - 15


- Tăng cường vai trò của các cấp chính quyền trong việc điều chỉnh, xử lý kịp thời những bất cập, tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng.

- Hỗ trợ đầu tư nâng cấp các chợ hiện có và phát triển thêm các chợ buôn bán nông sản hàng hóa, nhất là các chợ đầu mối kết hợp với xây dựng các kho chứa đạt tiêu chuẩn để nông dân và thương lái có thể gửi hàng hóa nông sản. Tổ chức các phòng trưng bày, giao dịch tiêu thụ nông sản ở các đô thị lớn.

Hai là, đối với Nhà khoa học: Bao gồm các tổ chức và các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nhà nước cần ban hành cơ chế, chính sách để thúc đẩy các nhà khoa học quan tâm hỗ trợ nhà nông về huấn luyện tay nghề, đào tạo, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật thông qua các hình thức ký kết hợp đồng trực tiếp với hộ nông dân hoặc ký kết hợp đồng tay ba với doanh nghiệp và hộ nông dân.

Ba là, đối với Nhà doanh nghiệp: Bao gồm cả doanh nghiệp công nghiệp chế biến, dịch vụ, ngân hàng và các quỹ tín dụng. Các doanh nghiệp này giữ vai trò hạt nhân trong mối liên kết 4 nhà. Thời gian tới, cần tập trung vào một số nội dung sau:

- Nhà nước cần tạo lập môi trường pháp lý và chính sách để thúc đẩy các doanh nghiệp đa dạng hóa các hình thức ký kết hợp đồng theo hướng gia tăng trách nhiệm cộng đồng và gắn kết lợi ích kinh tế giữa doanh nghiệp với nông dân, như hình thức ứng trước vốn, giống, vật tư, phân bón, hỗ trợ kỹ thuật và mua lại nông sản theo giá cả thống nhất ghi trong hợp đồng hoặc bán vật tư trả chậm và mua lại nông sản theo giá thỏa thuận; hoặc các hình thức liên kết cao hơn như nông dân góp vốn


bằng đất hoặc cho doanh nghiệp thuê đất rồi sản xuất theo yêu cầu của doanh nghiệp.

- Đổi mới hoạt động của các ngân hàng thương mại, các quỹ hỗ trợ phát triển, các tổ chức tín dụng theo hướng thực hiện liên kết tay ba giữa Doanh nghiệp - Tổ chức tín dụng - Nông dân trong việc cho nông dân vay vốn sản xuất để giảm bớt các thủ tục vay vốn còn đang bất cập.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Bốn là, đối với Nhà nông: Bao gồm kinh tế hộ, kinh tế trang trại và kinh tế tập thể.

Nhà nước thực hiện các biện pháp nâng cao nhận thức của nhà nông về vai trò và trách nhiệm của họ trong việc thực thi hợp đồng kinh tế, đồng thời tăng cường củng cố và phát triển mạnh kinh tế tập thể để các tổ chức này đại diện cho hộ xã viên đứng ra ký kết hợp đồng, vừa tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng sản xuất tập trung, vừa giảm đầu mối ký kết hợp đồng cho các doanh nghiệp và tăng vai trò tự quản trong việc thực hiện hợp đồng; phát triển kinh tế trang trại làm hạt nhân hỗ trợ cho hộ vệ tinh trong việc thu mua, chế biến và tiêu thụ nông sản.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội - 15


*

* *

Tóm lại, những quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất nói trên là những vấn đề vừa mang tính cơ bản lâu dài, vừa có tính thời sự cấp thiết. Để sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn Huyện tiếp tục theo xu hướng tiến bộ, phải quán triệt đầy đủ các quan điểm, thực hiện đồng bộ các giải pháp đã nêu. Mỗi quan điểm, giải pháp có vị trí, vai trò và tầm quan trọng riêng, song giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau góp phần đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nhằm phát huy có hiệu quả thế mạnh, tiềm năng đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu và con người của huyện Thạch Thất.


KẾT LUẬN


1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một yêu cầu khách quan trong tiến trình đẩy mạnh CNH, HĐH ở thành phố Hà Nội nói chung, ở huyện Thạch Thất nói riêng. Đó là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là quá trình làm biến đổi cấu trúc ngành nông nghiệp và các mối quan hệ tỷ lệ bên trong ngành nông nghiệp theo những định hướng và mục tiêu nhất định, nhằm tạo ra một cơ cấu kinh tế ngày càng hoàn thiện và hợp lý hơn trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn lực..

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện phụ thuộc vào nhiều nhân tố: tự nhiên, kinh tế - xã hội và thị trường quốc tế; trong đó, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, phân công lao động xã hội và yêu cầu của thị trường là những nhân tố có vai trò quan trọng nhất. Nhận thức đúng đắn những nhân tố chi phối sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, sự tác động có tính định hướng thông qua quy hoạch, kế hoạch, chiến lược, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội… của cấp ủy, chính quyền địa phương sẽ có tác dụng đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo mục tiêu, định hướng xác định.

2. Trong giai đoạn 2010 - 2015, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất đã diễn ra theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi và thủy sản trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp; đáng kể nhất là sự chuyển dịch cơ cấu nội bộ từng ngành: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Điều đó đã góp phần nâng cao đời sống của nhân dân trong Huyện nói chung, của nông dân Thạch Thất nói riêng. Tuy nhiên, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành trong nông nghiệp của Huyện còn nhiều


tồn tại, hạn chế, mà nổi bật là sự chuyển dịch giữa các ngành trong nông nghiệp diễn ra chậm. Những hạn chế đó có nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng nguyên nhân chủ quan là chính.

3. Để tiếp tục thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, hiệu quả, cần quán triệt các quan điểm: chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải hướng vào mục tiêu tăng thu nhập và cải thiện đời sống nông dân; phải hướng tới phát triển một nền nông nghiệp bền vững; phải phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; phải gắn chặt với quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Đồng thời, phải thực hiện đồng bộ các giải pháp: Đẩy mạnh việc thực hiện dồn điền đổi thửa, quy hoạch, bố trí lại các ngành sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa; Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật và kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới; Đẩy mạnh công tác khuyến nông, đào tạo nghề, tích cực ứng dụng khoa học công nghệ, sử dụng rộng rãi giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; Tích cực huy động các thành phần kinh tế tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp; Đẩy mạnh tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa cho nông dân; Tăng cường liên kết 4 nhà (Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông) trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn. Các quan điểm, giải pháp nói trên vừa có ý nghĩa thực tiễn trước mắt, vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài; có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau, mà việc thực hiện đồng bộ chúng sẽ cho phép chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện có hiệu quả, nâng cao giá trị kinh tế, từng bước xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân; xây dựng huyện Thạch Thất trở thành huyện có nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững, hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, cùng cả nước thực hiện mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


* Danh mục tài liệu tiếng Việt:

1. Nguyễn Thị Song An, 1997. Tổng quan về quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Tạp chí phát triển kinh tế, số 5.

2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2009. Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2011 – 2020. Hà Nội, tháng 10 năm 2009.

3. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2001. Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn (2001 – 2010). Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

4. Quốc Bình, 2015. Xây dựng huyện Thạch Thất ngày càng giàu đẹp, văn minh góp phần để thủ đô phát triển nhanh, bền vững. Báo Hà Nội mới, số 16653, ngày 30 tháng 6, trang 1 – 2.

5. Quốc Bình, 2015. Phấn đấu huyện Thạch Thất là huyện phát triển tiêu biểu của thủ đô. Báo Hà Nội mới, số 16652, ngày 29 tháng 6, trang 2.

6. C. Mác, 1964. Góp phần phê phán kinh tế chính trị học. Hà Nội: Nhà xuất bản Sự Thật, trang: 7.

7. C. Mác, 1961. Tư bản QI, TII. Hà Nội: Nhà xuất bản Sự Thật, trang 47 - 65.

8. C. Mác, 1975. Tư bản QII, TII. Hà Nội: Nhà xuất bản Sự Thật, trang: 102.

9. C.Mác và Ph. Ăng ghen, 1993. Toàn tập, tập 3. Nhà xuất bản Tiến Bộ.

10. Nguyễn Sinh Cúc, 2004. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn sau 2 năm thực hiện Nghị quyết TW5. Con số và sự kiện, số 6.

11. Nguyễn Sinh Cúc và Lê Mạnh Hùng, 2008. Thực trạng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

12. Cục Thống kê TP Hà Nội, 2014. Niên giám thống kê thành phố Hà Nội 2013. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.


13. Phạm Ngọc Dũng, 2002. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở vùng lãnh thổ Sông Hồng – Thực trạng và giải pháp. Luận án Tiến sĩ. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

14. Đức Duy, 2015. Huyện Thạch Thất – Nhiều mô hình sản xuất hiệu quả cao. Báo Hà Nội mới, số 16649, ngày 26 tháng 6, trang 3.

15. Đảng bộ huyện Thạch Thất, 2015. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thạch Thất khóa XXII trình Đại hội lần thứ XXIII Đảng bộ huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội.

16. Đảng bộ huyện Thạch Thất, 2015. Văn kiện đại hội Đảng bộ huyện Thạch Thất khóa XXIII.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam, 1986, 1991, 1996, 2001, 2006, 2011. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X, XI. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

18. Nguyễn Điền, 1997. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn các nước châu Á và Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

19. Ngô Đình Giao, 1994. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

20. Ninh Văn Hiệp và Nguyễn Xuân Kiên, 2004. Hỏi đáp chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Hà Nội: Nhà xuất bản Thanh Niên.

21. Nguyễn Doãn Hoàn, 2015. Phấn đấu là Huyện phát triển tiêu biểu của Thủ đô. Báo Hà Nội mới, ngày 29/6, trang 2.

22. Đinh Phi Hổ, 2003. Kinh tế nông nghiệp - lý thuyết và thực tiễn. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

23. Mai Thế Hởn và Vũ Văn Phúc, 2004. Tìm hiểu môn học Kinh tế chính trị Mác – Lênin. Hà Nội: Nhà xuất bản Lý luận chính trị.

24. Vũ Ngọc Kỳ, 1996. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Yên Bái trong quá trình CNH, HĐH. Luận án Tiến sỹ kinh tế. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.


25. Đỗ Hoài Nam, 1996. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển ngành mũi nhọn ở Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

26. Nghị quyết Bộ Chính trị, 1998. Về một số vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

27. Chu Tiến Quang, 2005. Huy động và sử dụng các nguồn lực trong phát triển kinh tế nông thôn - thực trạng và giải pháp. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

28. Bùi Tất Thắng, 2006. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

29. Thủ tướng Chính phủ, 2008. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Hà Nội.

30. Nguyễn Văn Tiêm, 2002. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cần thực hiện ngay từ hộ gia đình nông dân. Tạp chí Nông thôn mới, số 2.

31. Phạm Nguyệt Thương, 2008. Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của tỉnh Nghệ An. Luận văn Thạc sỹ. Đại học Kinh tế và quản trị kinh doanh (Đại học Thái Nguyên).

32. Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Chính sách kinh tế xã hội. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.

33. Ủy Ban nhân dân huyện Thạch Thất, 2014. Báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu thực hiện năm 2015. Thạch Thất, ngày 05 tháng 12.

34. Ủy Ban nhân dân huyện Thạch Thất, 2014. Báo cáo sơ kết 4 năm thực hiện chương trình số 02 của Thành ủy Hà Nội về phát triển nông nghiệp- xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011- 2015.

35. Ủy Ban nhân dân huyện Thạch Thất, 2013. Đề án phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa hiệu quả, bền vững giai đoạn 2013 – 2015 và định hướng đến năm 2020. (Kèm theo Quyết định số 5664/QĐ-UBND ngày 30 tháng 9 năm 2013 của UBND huyện).

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí