trại, trang trại chăn nuôi tập trung phải quan tâm tới các yếu tố kinh tế - xã hội
- môi trường với ý thức trách nhiệm cao.
4.1.2.3. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế
Đây là quan điểm chỉ đạo phương thức lựa chọn và thực thi các giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong thời gian tới ở huyện Thạch Thất. Trong điều kiện nền kinh tế đất nước đang phát triển theo hướng kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế ngày càng sâu sắc, thì việc sản xuất của người nông dân không thể chỉ dựa vào những gì mình có thể làm được, mà phải sản xuất theo nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế. Có thế, sản phẩm làm ra mới có tính cạnh tranh và có thể được tiêu thụ. Chính vì vậy, các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải hướng vào phát triển nền nông nghiệp chất lượng cao với những phương thức tổ chức sản xuất tiến bộ, đáp ứng yêu cầu về quy mô sản xuất mang tính hàng hóa, tập trung, chuyên canh cao; sản phẩm có chất lượng, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và thế giới. Quán triệt quan điểm này cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:
Một là, tiếp tục coi trọng việc đổi mới tư duy sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá cho mọi tầng lớp nhân dân.
Theo đó, trước khi tiến hành đầu tư sản xuất loại nông sản nào, người đầu tư vào đất nông nghiệp cần trả lời cho được câu hỏi “sản phẩm làm ra tiêu thụ ở đâu, thị trường chấp nhận số lượng bao nhiêu, đối thủ cạnh tranh của mình là ai, v.v.”. Các cơ quan chức năng của Huyện cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, định hướng cho bà con nông dân việc đầu tư sản xuất phải gắn với thị trường đầu ra, để quá trình thực hiện các biện pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi luôn bám sát các yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.
Hai là, các cơ quan chức năng của Huyện cần tiếp tục tổ chức khảo sát đánh giá tiềm năng, thế mạnh của địa phương; nhu cầu của thị trường trong nước, khu vực và thế giới đối với những sản phẩm mà Huyện có thể sản xuất; để trên cơ sở đó chỉ đạo xây dựng và mở rộng các vùng sản xuất chuyên canh cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, Huyện cần tập trung chỉ đạo xây dựng một số mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để rút kinh nghiệm, sau đó nhân rộng, nếu thành công.
4.1.2.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải gắn chặt với quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Trong Ngành Chăn Nuôi
- Đánh Giá Thực Trạng Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Nông Nghiệp Ở Huyện Thạch Thất, Thành Phố Hà Nội Giai Đoạn 2010 – 2015
- Một Số Quan Điểm Cơ Bản Về Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Nông Nghiệp Ở Huyện Thạch Thất, Thành Phố Hà Nội
- Xây Dựng Và Phát Triển Cơ Sở Vật Chất, Kỹ Thuật, Kết Cấu Hạ Tầng Phục Vụ Nông Nghiệp Theo Tiêu Chí Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Huyện Thạch Thất
- Khuyến Khích Các Thành Phần Kinh Tế, Các Chủ Thể Kinh Tế Tham Gia Vào Quá Trình Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Trong Nông Nghiệp Của Huyện Thạch Thất
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội - 15
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
Đây cũng là một quan điểm chỉ đạo phương thức vận dụng và thực thi các giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp với những biến đổi kinh tế - xã hội ở nông thôn huyện Thạch Thất trong thời gian tới.
Nông nghiệp và nông thôn là hai khái niệm khác nhau, nhưng giữa chúng lại có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau. Sản xuất nông nghiệp diễn ra trên địa bàn nông thôn, còn nông thôn là không gian, là môi trường mà người nông dân sống và sản xuất nông nghiệp. Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới với 19 tiêu chí đã được xác định chính là sự cụ thể hóa Nghị quyết của Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; với mục tiêu cơ bản là: phát triển nền nông nghiệp hiện đại, xây dựng nông thôn mới văn minh, đời sống vật chất tinh thần của cư dân nông thôn được cải thiện và nâng cao. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một nội dung quan trọng để thực hiện các mục tiêu xây dựng nông thôn mới; ngược lại, xây dựng nông thôn mới là tiền đề quan trọng để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Do đó, việc thực hiện các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất trong thời gian tới nhất thiết phải gắn chặt với quá trình xây dựng nông thôn mới. Quán triệt quan điểm này, cần chú ý các yêu cầu sau:
Một là, tiếp tục tuyên truyền, quán triệt để người nông dân hiểu đúng những yêu cầu của 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới; trong đó cần khẳng định rò việc chủ động chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp có quan hệ chặt chẽ với việc xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Công tác tuyên truyền của các cấp, các ngành trong Huyện phải giúp cho mọi người dân nắm được nội dung chính của Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Theo đó, xây dựng nông thôn mới là công việc thường xuyên của mỗi nhà, mỗi người, mỗi thôn xóm và từng địa phương, do người dân là chủ thể, Nhà nước chỉ hỗ trợ, nên không trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước. Xây dựng nông thôn mới là xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại ở nông thôn; xây dựng cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn sự phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa với đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ theo quy hoạch của Thành phố và của Huyện; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn khó khăn trong Huyện; nâng cao trình độ sản xuất, vai trò làm chủ của nông dân ở nông thôn; xã hội nông thôn dân chủ ổn định; môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh trật tự được giữ vững. Vì thế, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong thời gian tới ở Thạch Thất cũng là nhằm hoàn thành 19 chỉ tiêu của Chương trình xây dựng nông thôn mới; và chính việc triển khai thực hiện các mục tiêu của Chương trình xây dựng nông thôn mới lại tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn Huyện.
Hai là, việc triển khai thực hiện các đề án phát triển nông nghiệp đến năm 2020 và những năm tiếp theo của Huyện phải gắn với các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Theo đó, trong thời gian tới, Huyện cần tiếp tục chỉ đạo làm tốt công tác dồn điền đổi thửa, tạo điều kiện để tập trung ruộng đất (quyền sử dụng) vào
những người có khả năng, nhu cầu để hình thành những vùng sản xuấ nông nghiệp chuyên canh quy mô lớn. Nguyên tắc dồn điền đổi thửa là trên cơ sở Luật đất đai, các văn bản hướng dẫn, quy định do Nhà nước, chính quyền địa phương ban hành; đồng thời, việc dồn, đổi phải được tiến hành trên cơ sở tự nguyện, cùng có lợi của người dân. Khi bài toán về lợi ích được giải quyết thấu tình đạt lý thì những vướng mắc trong chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên những mảnh, thửa khác nhau sẽ được xoá bỏ. Chính việc tạo lập và giữ vững sự đồng thuận về các quan hệ ruộng đất là yếu tố cần thiết cho phát triển nông nghiệp bền vững và cho xây dựng nông thôn mới.
Ba là, cần kết hợp mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp và đời sống nông thôn.
Để phát triển nền nông nghiệp hàng hoá, Thạch Thất cần tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp . Nếu việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng được tính toán một cách khoa học, đáp ứng đồng thời cho cả mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, thì việc sử dụng đồng vốn đầu tư vào xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn sẽ có hiệu quả cao. Thực hiện yêu cầu này, cần phát triển đồng bộ hệ thống giao thông nông thôn (kể cả giao thông nội đồng) phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tạo nên sự kết nối các vùng sản xuất, đáp ứng nhu cầu giao thông thuận tiện giữa các địa phương, giảm chi phí vận chuyển hàng hóa. Phát triển hệ thống thủy lợi để không chỉ đảm bảo chủ động tưới, tiêu nước cho sản xuất nông nghiệp, mà còn có khả năng thoát nước cho các địa bàn dân cư sinh sống khi có lụt, bão. Bảo đảm hệ thống truyền tải điện cung cấp ổn định điện cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt ở nông thôn. Phát triển hệ thống thông tin, truyền thông đáp ứng nhu cầu khai thác và trao đổi thông tin phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống của nông dân.
Các quan điểm nói trên có vai trò, vị trí khác nhau, nhưng có quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau; trong đó, quan điểm thứ nhất giữ vị trí quan trọng hàng đầu, vì nó xác định mục tiêu xuyên suốt và cuối cùng của việc đề xuất và thực thi các giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất trong thời gian tới.
4.2. Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội thời gian tới
4.2.1. Đẩy mạnh việc thực hiện dồn điền, đổi thửa; xây dựng quy hoạch, bố trí lại các ngành sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Thạch Thất
Đây là giải pháp then chốt để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất; bởi việc dồn điền đổi thửa không những giúp nông dân giảm chi phí sản xuất mà còn là điều kiện cần để chuyển đổi cơ cấu cây trồng và tổ chức sản xuất hàng hóa. Gắn liền với kết quả dồn điền, đổi thửa, phải chủ động định hướng sự phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, hiệu quả, bền vững, trên cơ sở tận dụng và khai thác triệt để tiềm năng, lợi thế của Huyện. Điều đó đòi hỏi nhất thiết phải làm tốt công tác quy hoạch trên cơ sở phân tích khoa học điều kiện thực tiễn về đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng của từng vùng để bố trí cây trồng, vật nuôi một cách phù hợp. Thực hiện giải pháp này cần triển khai đồng bộ các biện pháp cụ thế sau:.
Một là, đẩy mạnh việc thực hiện dồn điền, đổi thửa.
Hiện nay, đất nông nghiệp ở huyện Thạch Thất còn khá manh mún, với trung bình từ 5 - 6 thửa/hộ. Để khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất, nhằm tạo ra các ô thửa có diện tích lớn, hình thành các vùng chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hoá, bền vững, đảm bảo theo quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, quy hoạch xây dựng nông thôn mới và đề án xây dựng nông thôn mới đã được phê duyệt; cấp ủy, chính quyền từ Huyện đến cơ sở
cần đẩy mạnh công tác dồn điền đổi thửa; phấn đấu sau dồn điền đổi thửa mỗi hộ chỉ còn từ 1 đến 2 thửa, để thuận lợi cho việc hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn.
Các biện pháp cụ thể:
Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, quán triệt Chỉ thị của Ban Thường vụ Thành uỷ, Kế hoạch của UBND Thành phố, Nghị quyết của Huyện uỷ, Kế hoạch của UBND huyện, Kế hoạch, Phương án dồn điền đổi thửa của UBND xã tới đội ngũ cán bộ, cấp uỷ, đảng viên trong toàn Đảng bộ; tới cán bộ các ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân để mọi người hiểu rò chủ trương, mục đích, yêu cầu, nguyên tắc, biện pháp thực hiện kế hoạch, phương án dồn điền đổi thửa.
Thứ hai, Ban chỉ đạo dồn điền đổi thửa các xã phải đặc biệt coi trọng công tác chuẩn bị, như: thu thập hồ sơ, tài liệu, lập sơ đồ đất nông nghiệp ngoài đồng theo từng thôn; có đủ các hồ sơ quy hoạch, nghiên cứu xây dựng phương án định hướng của xã chi tiết; tính toán điều chuyển đất đai giữa các thôn sao cho hợp lý nhất; cung cấp vật tư, hỗ trợ kinh phí kịp thời cho Ban dồn điền các thôn. Bên cạnh đó, phải hoàn thành việc đo đạc, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân sau dồn điền đổi thửa.
Thứ ba, có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ nhân dân trong việc chuyển đổi các mô hình sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa; đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Thứ tư, động viên, khen thưởng kịp thời những cá nhân, hộ gia đình tiêu biểu trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn.
Thứ năm, chú trọng công tác đào tạo, tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho nông dân; tổ chức cho nông dân đi thăm quan, học hỏi các mô hình chuyển đổi mang lại hiệu quả kinh tế cao tại các địa phương trong và ngoài Huyện. Xây dựng và hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh quy
mô lớn. Quy hoạch và xây dựng các vùng rau an toàn, rau cao cấp, vùng hoa, cây cảnh, vùng cây ăn quả... Phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, tạo khối lượng sản phẩm lớn, chất lượng cao. Nhanh chóng hình thành các khu chăn nuôi gắn với giết mổ, chế biến công nghiệp tập trung xa khu dân cư, có hệ thống xử lý chất thải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. Tăng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản, tận dụng toàn bộ các loại mặt nước, cải tạo một phần diện tích đất mặt nước chưa sử dụng, chuyển đổi một phần đất lúa vùng úng trũng năng suất thấp để nuôi trồng thủy sản.
Hai là, xây dựng quy hoạch, bố trí lại các ngành sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.
Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch Nông thôn mới, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất… của Huyện đã được phê duyệt, Huyện cần khẩn trương xây dựng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh để tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao như: lúa chất lượng cao, lúa đặc sản, rau sạch, rau an toàn, cây ăn quả, hoa, cây cảnh, các khu chăn nuôi tập trung, các vùng sản xuất thủy sản thâm canh. Bên cạnh đó, bố trí lại các ngành nông nghiệp ở huyện Thạch Thất theo hướng sản xuất hàng hóa, đúng như Đề án phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa hiệu quả, bền vững giai đoạn 2013 – 2015 và định hướng đến năm 2020 mà UBND Huyện đã đề ra, nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển mạnh sản xuất hàng hóa chất lượng cao kết hợp với xây dựng các mô hình nông nghiệp sinh thái.
Các biện pháp cụ thể là:
Thứ nhất, đối với ngành trồng trọt.
Quy hoạch và xây dựng các vùng chuyên canh lúa có năng suất, chất lượng cao; các vùng sản xuất rau an toàn, rau cao cấp; vùng hoa, cây cảnh; vùng cây ăn quả, v.v. Trong đó:
- Cây lương thực: giữ vững diện tích gieo trồng lúa khoảng 4.000 ha vào cuối năm 2015 và 3.700 ha vào năm 2020. Xây dựng vùng lúa chuyên canh chất lượng cao, cơ giới hóa đồng bộ quy mô tập trung tại các xã: Lại Thượng, Cẩm Yên, Đại Đồng, Phú Kim, Hương Ngải, Canh Nậu, Dị Nậu, Hạ Bằng, Thạch Xá, Chàng Sơn. Tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và đầu tư thâm canh để đạt năng suất 62 tạ/ha/vụ vào năm 2015 và 65 tạ/ha/vụ vào năm 2020.
- Cây thực phẩm: Đưa diện tích trồng rau lên 600 ha vào cuối năm 2015 và 700 – 800 ha vào năm 2020 tập trung tại các xã: Canh Nậu, Dị Nậu, Hương Ngải, Phú Kim, Đại Đồng, Cẩm Yên, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung. Năng suất phấn đấu đạt 230 – 240 tạ/ha/năm đến cuối năm 2015 và 260 – 280 tạ/ha/năm vào năm 2020.
- Hoa, cây cảnh: Phấn đấu đến cuối năm 2015 toàn Huyện có 50 ha hoa, cây cảnh; năm 2020 có 150 ha tại các xã ven quốc lộ, tỉnh lộ, ven đô thị như: Phùng Xá, Thạch Xá, Đại Đồng, Hương Ngải, Canh Nậu, Dị Nậu, Bình Phú, Hạ Bằng, Tân Xã, Đồng Trúc. Nhân rộng mô hình trồng hoa chất lượng cao tại các xã: Đại Đồng, Yên Bình, Tiến Xuân, Canh Nậu, Dị Nậu, Phú Kim, Hương Ngải.
- Cây ăn quả: Khuyến khích hình thành các vùng cây ăn quả tập trung tại các xã vùng gò đồi.
Thứ hai, đối với ngành chăn nuôi.
Phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, tạo khối lượng sản phẩm lớn, chất lượng cao. Nhanh chóng hình thành các khu chăn nuôi gắn với giết mổ, chế biến công nghiệp tập trung, xa các khu dân cư, có hệ thống xử lý chất thải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. Trong đó:
- Chăn nuôi trâu, bò: chủ yếu phát triển ở các vùng gò đồi và vùng núi. Đến cuối năm 2015 duy trì đàn trâu có 5.470 con trâu, sau đó giảm dần. Đàn bò năm 2015 là 8.180 con, đến năm 2020 tăng lên 9.500 con.