CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHUỖI CUNG ỨNG
1.1. Cơ sở khoa học về chuỗi cung ứng
1.1.1. Định nghĩa về chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng là một khái niệm được sử dụng từ rất lâu trong mọi lĩnh vực từ kinh tế đến các hoạt động khác trong đời sống. Và ngày nay, trong điều kiện toàn cầu hóa và nền kinh tế số, chuỗi cung ứng càng ngày càng đóng một vai trò ngày càng quan trọng. Chuỗi cung ứng là công cụ quan trọng giúp nền kinh tế phát triển bền vững và hiệu quả. Với nền kinh tế thế giới nói chung là vậy, nhưng đối với doanh nghiệp, chuỗi cung ứng cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng là một trong những vũ khí sắc bén giúp hoàn thiện hoạt động và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc gia và kinh tế thế giới.
Chuỗi cung ứng có rất nhiều định nghĩa khác nhau theo quan điểm của từng người và từng ngành hoạt động khác nhau. Theo Thomas Fredman, trong “Thế giới phẳng: Tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ 21”, “chuỗi cung ứng là một yếu tố chủ yếu làm phẳng thế giới. Chuỗi cung ứng chính là nghệ thuật và khoa học của sự cộng tác để tạo ra giá trị”.
Bên cạnh đó, theo Thomas Friedman, là người tiêu dùng thì “chúng ta sẽ rất thích các chuỗi cung ứng bởi chúng đem lại cho ta đầy đủ loại hàng hóa từ giày chơi quần vợt đến máy tính xách tay với giá ngày càng hạ và được sản xuất ngày càng phù hợp với yêu cầu của ta”. Cũng theo ông, nếu là người sản xuất và bán lẻ thì chuỗi cung ứng là sân chơi mới thách thức trí tưởng tượng và tinh thần sáng tạo.
Có thể bạn quan tâm!
- Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty TNHH MTV Trần Hân - 1
- Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty TNHH MTV Trần Hân - 2
- Thực Trạng Chuỗi Cung Ứng Cá Tra Xuất Khẩu Của Công Ty Tnhh Mtv Trần Hân
- Vai Trò Của Quản Lý Chuỗi Cung Ứng Đối Với Nền Kinh Tế
- Tổng Quan Ngành Cá Tra Xuất Khẩu Tại Việt Nam Và Thực Trạng Chuỗi Cung Ứng Cá Tra Tại Việt Nam
- Tình Hình Ngành Cá Tra Việt Nam Theo Thị Trường Giai Đoạn 2014-2018
Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.
Với bản chất là nghệ thuật và khoa học của sự hợp tác giữa các nhà cung cấp, nhà sản xuất, người phân phối và giữa các bộ phận trong từng doanh nghiệp, nhằm làm ra sản phẩm phục vụ người tiêu dùng, chuỗi cung ứng đã sinh ra và tồn tại, phát triển trong các doanh nghiệp từ rất lâu, nhưng thuật ngữ “chuỗi cung ứng” (supply chain) mới chỉ xuất hiện và được sử dụng rộng rãi trong vài thập niên trở lại đây. Khái niệm “chuỗi
cung ứng” xuất hiện vào cuối thập niên 80 của thế kỉ 20 và ngày càng được phổ biến rộng rãi.
Theo Ganeshan và Harrison (1995), “chuỗi cung ứng là mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện chức năng thu mua nguyên vật liệu, chuyển những nguyên vật liệu này thành bán thành phẩm và thành phẩm, rồi phân phối chúng đến khách hàng”. Theo Lambert, Stock và Elleam (1998), chuỗi cung ứng lại được hiểu là “sự kết hợp giữa các doanh nghiệp nhằm đưa sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường”.
Bước sang thế kỉ 21, chuỗi cung ứng được định nghĩa một cách rõ ràng hơn, cụ thể hóa trong từng hoạt động. Theo Chopra Sunil và Peter Meindl (2001), “chuỗi ung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan, trực tiếp hoặc gián tiếp, đến việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và người cung cấp, mà còn có cả các nhà vận chuyển, kho bãi, người bán lẻ và bản thân khách hàng….”.
Theo Chou và Keng-Li (2001), “chuỗi cung ứng là mạng lưới toàn cầu nhằm phân phối sản phẩm và dịch vụ từ nguyên liệu ban đầu đến người tiêu dùng cuối cùng thông qua dòng chảy thông tin, phân phối và mua sắm đã được thiết lập”.
Ngày nay, chuỗi cung ứng là một khái niệm được sử dụng ngày càng phổ biến hơn và đã được đưa vào như một khái niệm trong từ điển Supply chain & Logistics. Tại đây, chuỗi cung ứng được hiểu là “chuỗi liên kết các công đoạn từ khâu cung cấp các nguyên vật liệu thô chưa qua xử lý đến khâu sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng, chuỗi cung ứng cũng kết nối nhiều công ty lại với nhau (nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ, khách hàng).”.
Christopher (2005) lại cho rằng “chuỗi cung ứng là mạng lưới của những tổ chức liên quan đến những mối liên kết theo dòng chảy ngược và xuôi của những quá trình và những hoạt động khác nhau nhằm tạo ra giá trị trong từng sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng”.
Theo GS Souviron (2007), “chuỗi cung ứng là một mạng lưới gồm các tổ chức có liên quan, thông qua các mối liên kết phía trên và phía dưới, trong các quá trình và hoạt động khác nhau, sản sinh ra giá trị dưới hình thức sản phẩm, dịch vụ trong tay người tiêu dùng cuối cùng. Việc sắp xếp năng lực của các thành viên trong chuỗi cung ứng ở phía trên hay phía dưới nhằm mục đích tạo ra giá trị lớn hơn cho người sử dụng, với chi phí thấp hơn cho toàn bộ chuỗi cung ứng.”.
Theo Hội đồng Tổ chức chuỗi cung ứng (2010), chuỗi cung ứng bao gồm mọi nỗ lực liên quan đến việc sản xuất, phân phối một sản phẩm hoặc dịch vụ hoàn chỉnh, bắt đầu từ nhà cung cấp đầu tiên đến khách hàng cuối cùng. Cùng chung quan điểm này, David Blanchard cũng xem “chuỗi cung ứng là chuỗi tất cả các hoạt động liên quan đến vòng đời một sản phẩm từ lúc ra đời đến khi kết thúc”.
Nói tóm lại, chuỗi cung ứng là nghệ thuật và khoa học của sự hợp tác nhằm đem lại những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho người tiêu dùng. Nói một cách cụ thể hơn, chuỗi cung ứng là mạng lưới các tổ chức tham gia vào dòng vận động của các yếu tố đầu vào và thông tin từ nhà cung cấp đầu tiên đến người tiêu dùng cuối cùng và các hoạt động của những tổ chức đó.
Trong chuỗi cung ứng, hoạt động logistics của mỗi mắc xích (mỗi đơn vị) là quá trình hoạch định, triển khai và kiểm tra, kiểm soát một cách có hiệu lực và hiệu quả dòng hàng hóa, dịch vụ và thông tin liên quan từ điểm đầu vào của mắc xích này đến đầu vào của mắc xích kế tiếp, nhằm mục đích đáp ứng các chuẩn mực, yêu cầu của mắc xích kế tiếp và của toàn chuỗi. Do vậy, chuỗi cung ứng là chuỗi của các hoạt động logistics - hoạt động tối ưu hóa nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của chuỗi và các doanh nghiệp trong chuỗi. Chuỗi cung ứng toàn cầu là những chuỗi trải rộng trên thế giới, không phân biệt quốc gia, châu lục.
Ngày nay, cuộc cạnh tranh về kinh tế của các quốc gia dần được thay thế bằng cuộc cạnh tranh của các chuỗi cung ứng. Chính vì điều này, quốc gia, doanh nghiệp cần phải
thay đổi tư duy từ tự sản xuất thành một sản phẩm hoàn chỉnh cuối cùng sang tham gia sâu và rộng hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, bố trí các mắc xích, công đoạn một cách hợp lý nhất để tối ưu hóa hoạt động sản xuất, kinh doanh.
1.1.2. Các thành phần cơ bản trong chuỗi cung ứng
Với hình thức đơn giản nhất, một chuỗi cung ứng bao gồm công ty, các nhà cung cấp và khách hàng của công ty đó. Đây là tập hợp những đối tượng tham gia cơ bản để tạo ra một chuỗi cung ứng cơ bản. Những chuỗi cung ứng mở rộng có ba loại đối tượng tham gia truyền thống:
• Loại thứ nhất là nhà cung cấp của các nhà cung cấp hay nhà cung cấp cuối cùng ở vị trí bắt đầu của chuỗi cung ứng mở rộng.
• Loại thứ hai là khách hàng của các khách hàng hay khách hàng cuối cùng ở vị trí kết thúc của chuỗi cung ứng.
• Loại thứ ba là tổng thể các công ty cung cấp dịch vụ cho những công ty khác trong chuỗi cung ứng. Đây là các công ty cung cấp dịch vụ về hậu cần, tài chính, tiếp thị và công nghệ thông tin.
Trong chuỗi cung ứng cũng có sự kết hợp của một số công ty thực hiện những chức năng khác nhau. Những công ty đó là nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ và khách hàng cá nhân hay khách hàng là tổ chức. Những công ty thứ cấp này sẽ có nhiều công ty khác nhau cung cấp hàng loạt những dịch vụ cần thiết.
1.1.2.1. Nhà cung cấp
Nhà cung cấp như một thành viên bên ngoài, có năng lực sản xuất không giới hạn. Nhà cung cấp có thể tham gia hoặc không tham gia vào chuỗi cung ứng chung của doanh nghiệp, nhóm sản phẩm hay chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhà cung cấp đóng vai trò là người cung cấp các nguyên liệu đầu vào cho nhà sản xuất, hoạt động này sẽ diễn ra đúng thời điểm để đảm bảo cho hoạt động của các mắc xích phía sau.
1.1.2.2. Nhà sản xuất
Nhà sản xuất là các tổ chức sản xuất ra sản phẩm. Nhà sản xuất bao gồm những công ty sản xuất nguyên vật liệu và công ty sản xuất thành phẩm. Các nhà sản xuất có thể sản xuất từ nguyên vật liệu như khai thác khoáng sản, khai thác dầu khí, gỗ. . . và cũng bao gồm những tổ chức trồng trọt, chăn nuôi hay đánh bắt thuỷ hải sản hoặc là những người khai thác các nguyên vật liệu cung cấp cho các mắc xích phía sau của chuỗi cung ứng. Các nhà sản xuất thành phẩm sử dụng nguyên vật liệu và các bộ phận lắp ráp được sản xuất ra từ các công ty khác.
1.1.2.3. Nhà phân phối
Nhà phân phối là những công ty tồn trữ hàng với số lượng lớn từ nhà sản xuất và phân phối sản phẩm đến khách hàng. Nhà phân phối cũng được xem là nhà bán sỉ. Nhà phân phối bán sản phẩm cho những nhà kinh doanh khác với số lượng lớn hơn so với khách hàng mua lẻ. Do sự biến động nhu cầu về sản phẩm, nhà phân phối tồn trữ hàng hóa, thực hiện bán hàng và phục vụ khách hàng.
Một nhà phân phối điển hình là một tổ chức sở hữu nhiều sản phẩm tồn kho mua từ nhà sản xuất và bán lại cho người tiêu dùng. Ngoài khuyến mãi sản phẩm và bán hàng, có những chức năng khác mà nhà phân phối phải thực hiện là quản lý tồn kho, vận hành cửa hàng, vận chuyển sản phẩm cũng như chăm sóc khách hàng. Nhà phân phối cũng là một tổ chức chỉ đại diện bán hàng giữa nhà sản xuất và khách hàng, không bao giờ sở hữu sản phẩm đó. Loại nhà phân phối này thực hiện chức năng chính yếu là khuyến mãi và bán sản phẩm. Với cả hai trường hợp này, nhà phân phối là đại lý nắm bắt liên tục nhu cầu của khách hàng, làm cho khách hàng mua sản phẩm từ các công ty sản xuất.
1.1.2.4. Nhà bán lẻ
Nhà bán lẻ tồn trữ sản phẩm và bán cho khách hàng với số lượng nhỏ hơn. Nhà bán lẻ trong khi bán hàng cũng nắm bắt ý kiến và nhu cầu của khách hàng rất chi tiết. Do nỗ lực chính là thu hút khách hàng đối với những sản phẩm mình bán, nhà bán lẻ thường quảng cáo và sử dụng một số kỹ thuật kết hợp về giá cả, sự lựa chọn và sự tiện dụng của sản phẩm.
1.1.2.5. Khách hàng
Khách hàng hay người tiêu dùng là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào mua và sử dụng sản phẩm. Khách hàng là tổ chức có thể mua một sản phẩm để kết hợp với sản phẩm khác rồi bán chúng cho khách hàng khác là người sử dụng sản phẩm sau/ mua sản phẩm về tiêu dùng.
1.1.2.6. Nhà cung cấp dịch vụ
Đó là những tổ chức cung cấp dịch vụ cho nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng. Nhà cung cấp dịch vụ có những chuyên môn và kỹ năng đặc biệt ở một hoạt động riêng biệt trong chuỗi cung ứng. Chính vì thế, họ có thể thực hiện những dịch vụ này hiệu quả hơn và với mức giá tốt hơn so với chính các nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ hay người tiêu dùng làm điều này.
Thứ nhất có thể kể tới là hoạt động vận tải. Đây là mắc xích cung cấp các dịch vụ vận chuyển nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, …. trong nội bộ các mắc xích trong chuỗi cung ứng. Hoạt động vận tải là mắc xích giúp chuỗi cung ứng có thể tối ưu hóa được hoạt động thông qua cung cấp nguyên liệu, bán thành phẩm hay thành phẩm đúng lúc. Vận chuyển đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường biển hay đường hàng không là các phương thức được áp dụng tùy thuộc vào đặc tính của từng chuỗi cung ứng sản phẩm và từng thời điểm sao cho tối ưu nhất.
Thứ hai là dịch vụ trong hoạt động tồn kho. Tồn kho là một yếu tố không thể thiếu trong chuỗi cung ứng. Trong từng mắc xích, việc bố trí tồn kho tại từng địa điểm, thời điểm với khối lượng, số lượng phù hợp giúp tối ưu hóa hoạt động của chuỗi.
Thứ tư có thể kể đến là các nhà cung cấp dịch vụ tài chính cung cấp các dịch vụ như cho vay, phân tích tính dụng và thu các khoản nợ đáo hạn. Đó chính là ngân hàng, công ty định giá tín dụng và công ty thu nợ. Bên cạnh đó, một số nhà cung cấp thực hiện nghiên cứu thị trường, quảng cáo, thiết kế sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ pháp lý và tư vấn quản lý…cũng có những đóng góp không nhỏ trong chuỗi cung ứng hoàn chỉnh hơn.
Chuỗi cung ứng bao gồm nhiều đối tượng tham gia và những đối tượng này được chia ra thành một hay nhiều loại. Điều cần thiết của chuỗi cung ứng là duy trì tính ổn định theo thời gian. Những gì thay đổi chính là sự tác động và vai trò của các đối tượng tham gia trong chuỗi cung ứng nắm giữ.
1.1.3. Mô hình chuỗi cung ứng
1.1.3.1. Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản
Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản nhất bao gồm 4 mắc xích cơ bản có mối quan hệ mật thiết, bổ trợ qua lại cho nhau trong chuỗi cung ứng, đó là nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối và người tiêu dùng. Trong mô hình chuỗi cung ứng đơn giản, một hoặc nhiều nhà cung cấp sẽ cung cấp nguyên vật liệu cho nhà sản xuất, các bộ phận trong nhà sản xuất thông qua các công đoạn sản xuất riêng, chế biến thành bán thành phẩm, thành phẩm và chuyển đến cho mắc xích tiếp theo, nhà phân phối. Nhà phân phối sẽ tận dụng các kênh phân phối phù hợp với tính chất và nhóm khách hàng mục tiêu của sản phẩm phân phối đến người tiêu dùng và đến với người tiêu dùng cuối cùng. Một số doanh nghiệp có khả năng đủ mạnh sẽ xây dựng và phát triển ở hai hay nhiều mắc xích hoặc toàn bộ chuỗi cung ứng, từ khâu nguyên liệu đầu vào đến khâu phân phối đến người tiêu dùng.
1.1.3.2. Mô hình chuỗi cung ứng phức tạp
Ở mô hình chuỗi cung ứng phức tạp, đứng trên góc độ nhà sản xuất là trung tâm của các mắc xích trong chuỗi thì có thể có nhiều nhà cung cấp như nhà cung cấp 1 cung cấp nguyên liệu A, nhà cung cấp 2 cung cấp nguyên liệu B, nhà cung cấp 3 cung cấp nguyên liệu C,... Trong đó, các nhà cung cấp sẽ cung cấp nguyên vật liệu tự nhiên/nhân tạo, nguyên liệu đã qua chế biến, bao bì thành phẩm từ chuỗi cung ứng phía trước,... Sau khi các nguyên vật liệu được nhận từ các nhà cung cấp, nhà sản xuất tiến hành sản xuất thành bán thành phẩm và thành phẩm, sau đó chuyển đến cho nhà cung cấp 1, nhà cung cấp 2, nhà cung cấp 3,...đến các nhà bán sỉ và các trung tâm phân phối. Sau đó, sản phẩm sẽ đến với người bán lẻ và cuối cùng là đến người tiêu dùng cuối cùng.
1.1.3.3. Mô hình chuỗi cung ứng linh hoạt
Chuỗi cung ứng linh hoạt có thể nắm bắt và đáp ứng kịp thời những thay đổi trong nhu cầu của người tiêu dùng một cách nhanh chóng, dễ dàng, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
Đây là mô hình chuỗi cung ứng đáp ứng nhanh chóng với nhu cầu không để dự báo chính xác, để giảm tình trạng thiếu hàng, áp lực giảm giá và tồn kho hàng lỗi thời.
Tiêu chuẩn để lựa chọn người tham gia chuỗi cung ứng linh hoạt, đáp ứng nhanh là chọn nhà phân phối tin cậy, có quan hệ chiến lược đồng thời có tính linh hoạt cao nhất. Bên cạnh đó, mô hình này cũng phải chọn nhà cung cấp có tốc độ giao hàng nhanh nhất, linh hoạt nhất và chất lượng cao đồng thời đáng tin cậy. Nhà cung cấp dịch vụ logistics phải có tốc độ cung cấp dịch vụ nhanh nhất với chất lượng tốt và tin cậy cao nhất.
1.1.3.4. Mô hình chuỗi cung ứng tinh gọn
Cách thức quản trị vận hành và chuỗi cung ứng có ý nghĩa nhất từ khi khái niệm này được áp dụng rộng rãi đến nay là sản xuất tinh gọn. Trong bối cảnh chuỗi cung ứng,