Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Đoàn Lê - 5

mặc cảm về hình hài thân phận khiến lão rơi vào bi kịch. Điều đáng quý ở lão Guột cũng như nhiều nhân vật khác của Đoàn Lê là: dù rơi vào bi kịch họ vẫn không hề buông xuôi, phá phách, tha hóa trái lại phẩm chất nhân cách họ vẫn thật cao thượng xứng đáng là Con Người.

Cũng một loại bi kịch về sự thiếu hụt hình hài, cô Huệ trong Dấu hỏi gửi thượng đế rơi vào bi kịch tình yêu đơn phương. Cô có hẳn hai mươi ba người tình tưởng tượng để đêm đêm vẫn đi về nâng niu, ve vuốt tâm sự cùng cô. Dù là những cuộc tình tưởng tượng nhưng nó vẫn có đủ sắc thái cung bậc của những tình yêu lãng mạn. Cô Huệ không có may mắn được thượng đế ban phát cho một hình hài, nhan sắc hoàn thiện như những cô gái khác, cô vừa nhỏ lại gù. Những mặc cảm về hình hài khiến cô luôn sống trong âm thầm lặng lẽ: cố không làm phiền đến ai và cũng không để ai nhìn ngó đến mình, một lối sống rất giản dị, khiêm tốn. Đó là cái vỏ bọc bề ngoài để ẩn dấu con người thực bên trong. Thực tế cô là một cô gái có tâm hồn phong phú, có khát vọng tình yêu mãnh liệt, trong sáng, lành mạnh và vô cùng cao thượng. Cô thường gửi tình yêu ấy qua những trang nhật ký và những giấc mơ đêm đêm vẫn ru vỗ tâm hồn, xoa dịu những khát khao yêu đương cháy bỏng nơi sâu thẳm lòng cô. Bằng chứng của những cuộc tình ấy là những cánh hồng khô nơi những trang nhật ký có những nét chữ rất ngay ngắn và rất đẹp gửi gắm giấc mộng tình yêu của cô với một người đàn ông nào đó. Những người đàn ông lướt qua cuộc đời cô Huệ đều là những người đàn ông lý tưởng, tài hoa: một đạo diễn điện ảnh hết sức phong nhã, một nhà thơ, một họa sỹ độc thân, một ông trung tướng về hưu, một diễn viên điện ảnh…Dẫu chưa một lần được nghe lời thổ lộ tiếng nói thổn thức từ một trái tim yêu nhưng cô Huệ vẫn tưởng tượng đầy đủ những cung bậc sắc độ của một tình yêu mãnh liệt: có hy vọng phập phồng, có hờn ghen giận dỗi, có đau đớn tủi hổ…Đó là mối tình tưởng tượng của cô với một diễn viên điện ảnh đóng vai Chí Phèo trong phim Làng vũ đại ngày ấy khi anh dừng ở hàng cô mua mấy tấm phong bì. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ khiến lòng cô thổn thức, trái tim cô run rẩy loạn nhịp. Cô muốn kéo dài mãi cái giây phút được sát gần bên anh, được cảm nhận hơi ấm từ thân thể cường tráng của anh lan thấm sang cô. Khi anh đi rồi, “cái giọng trầm êm với tiếng cười nhẹ nhàng cứ khiến lòng em đau thắt”. Và đêm đó cũng như nhiều đêm khác cô mơ thấy anh trong những giấc mơ thật nồng cháy, ngọt ngào: “Những người tình đã đến thủ thỉ bên gối nàng cả ngàn

những lời âu yếm, không ai gian dối, không ai thô lận vô tình, mọi người đều tìm cách chiều lòng nàng, nhận sự dâng hiến từ nàng như nhận một ân phước. Đêm đêm những vòng tay êm ái nâng niu đưa nàng vào giấc ngủ êm đềm…” Rồi một hôm nào đấy, cô Huệ vô tình bắt gặp một người tình trong mơ của mình sánh bước với một cô gái xinh đẹp khác, trái tim cô đau thắt, ánh mắt nhìn ngây dại tuyệt vọng, chưa bao giờ cô thấy mình bị tổn thương đến thế. Cô Huệ vĩnh biệt mối tình đó trong đớn đau tuyệt vọng.

Bi kịch tình yêu của cô Huệ là bi kịch của một tâm hồn luôn khao khát yêu đương mà không được thỏa. Đó là chuỗi những khao khát dày vò cô đến khổ sở, đau đớn. Dĩ nhiên không thể thỏa mãn trong cuộc đời thực, cô tìm cách giải tỏa trong những giấc mơ. Nhưng giấc mơ vẫn mãi chỉ là giấc mơ, cô Huệ không sao thoát khỏi những khao khát yêu đương cháy bỏng đang ngày đêm dày vò cô. Dù đã tự huyễn hoặc mình bằng những cuộc tình tưởng tượng để xoa dịu sự khô cháy của những năm tháng tuổi xuân cô độc, nhưng thiên chức người phụ nữ với khát khao làm vợ, làm mẹ vẫn canh cánh trong lòng cô. Trong một đêm mưa gió bão bùng, không thể cầm lòng, cô đã bước qua ranh giới của những phép tắc, luật lệ và cả sự mặc cảm của thân phận để chủ động đến với người đàn ông cũng có cảnh ngộ như mình mong có một đứa con để ôm ấp, bế bồng, xóa đi khoảng trống vô tận trong lòng. Nhưng thật là bi thảm, người đàn ông ấy đã bị những năm tháng quân ngũ cướp đi cái đáng quý nhất của đời người đàn ông, ông ta đã chẳng thể cho cô Huệ một mụn con. Rút cục cô Huệ vẫn phải sống trong bi kịch cô đơn đến hết cuộc đời. Nhìn từ mọi góc độ, khát vọng của cô Huệ là rất chính đáng, rất nhân bản của người phụ nữ từ xưa đến nay. Chỉ tiếc nó không thể trở thành sự thực trong hoàn cảnh của cô nên mới thành bi kịch.

Quả thực những trang viết của Đoàn Lê về bi kịch cuộc đời cô Huệ là những trang viết cảm động nhất. Nó được tạo nên từ sự rung động sâu sắc của một tâm hồn phụ nữ giầu yêu thương với nỗi cô đơn, khao khát của người đồng giới. Cũng vì cảm thông, yêu mến, trân trọng nên Đoàn Lê mới phát hiện ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn phong phú ẩn sâu bên trong vẻ bề ngoài đầy thiếu hụt của người phụ nữ kia. Đó là một trái tim chỉ biết yêu thương không đòi hỏi, không thù hận: “hồn nhiên khao khát được dâng hiến, bao dung, hỷ xả đến mức thánh thiện”. Nó không bao giờ bị mặc cảm dung tục làm vấy bẩn. Đó chính là ước ao

vươn tới một tình yêu cao đẹp đạt đến mức thánh thiện của nhà văn và của con người ở mọi thời đại.

Là người phụ nữ đã trải qua nhiều thăng trầm, nhiều nỗi chuân chuyên trong cuộc sống, Đoàn Lê rất nâng niu những giá trị đích thực của tình yêu. Bà luôn trân trọng những khoảnh khắc yêu chân thành và cũng đau đớn, xót xa cho những mối tình đẹp bị chia lìa tan vỡ. Qua những bi kịch tình yêu tan vỡ ấy, nhà văn như muốn gửi đến mọi người nhất là thế hệ trẻ- những người đã yêu, đang yêu và sẽ yêu bức thông điệp: hãy mạnh dạn đón nhận tình yêu khi nó đến, hãy sống hết mình vì tình yêu, hãy bao dung độ lượng, đừng vì chút tự ái cá nhân mà vuột mất tình yêu để suốt đời phải sống trong sự hối tiếc.

Tình yêu luôn là khát khao tuyệt đích: khát khao được khám phá, chiếm lĩnh tâm hồn người mình yêu, cả khao khát được che chở bảo vệ cho người mình yêu. Tình yêu cũng luôn đòi hỏi sự tuyệt đối, duy nhất, trọn vẹn, nó không chấp nhận sự chia sẻ cho dẫu ở hình thức nào. Nếu phá vỡ nguyên tắc đó, tình yêu sẽ rơi vào bi kịch của sự đổ vỡ chia ly. Tình yêu của một anh cán bộ khoa học và một cô diễn viên nhà hát ở “Na ơi” là một tình yêu như thế. Họ đã yêu nhau bằng tất cả sự rung động bỏng cháy của một tình yêu đầu đời khờ dại và sự bồng bột nhiều tự ái của tuổi trẻ. Bất chấp giông bão từ phía hai gia đình, anh vẫn nói: “Cho dù tôi phải lên giàn thiêu, tôi vẫn không thôi yêu em, Na ơi”. Tưởng rằng tình yêu mãnh liệt ấy sẽ giúp họ vượt qua mọi sóng gió để cập bến bờ hạnh phúc. Nhưng thật bất ngờ, chỉ vì một phút tự ái, họ đã vĩnh viễn mất nhau. Anh không chấp nhận được việc người yêu của mình có tì vết, cho dẫu đó là “tai nạn nghề nghiệp” ngoài ý muốn. Trong một phút giây không thể kiềm chế được mình, anh đã buông lời trách cứ phũ phàng khiến cô bị tổn thương ghê gớm. Thế là không một lời xin lỗi, giải thích, họ đã mãi mãi xa nhau để lại một nỗi đau, một khoảng trống, một nỗi khắc khoải day dứt ân hận không gì khỏa lấp nổi.

Sau hai mươi năm, họ tình cờ gặp nhau khi cả hai đã có tổ ấm đủ đầy, chỉ có điều cuộc sống riêng của cả hai người đều không được hạnh phúc lắm. Chị có một con gái và gia đình bao phen đứng trước sóng gió của sự tan vỡ. Anh có hai con trai và một bà vợ đau yếu, ghen tuông. Cuộc gặp gỡ ấy khiến những xúc cảm dồn nén trong hai mươi năm cùng lúc xối xả tràn về, họ cùng hối tiếc đã để mất nhau. Khi muốn khỏa lấp những trống trải của hai mươi năm thì một trong hai người đã không còn trên cõi đời này nữa, để lại nỗi đau và sự luyến tiếc đến

ngẩn ngơ cho người còn sống… Bi kịch của họ là bi kịch của một tình yêu tan vỡ, chia lìa do sự tự trọng quá cao, do đặt cái tôi lên trên mọi thứ. Dĩ nhiên tự trọng là phẩm chất đáng quý của con người, song trong tình yêu, nhất là khi đã yêu hết mình thì vẫn cần sự bao dung, độ lượng để dung nạp cả những khuyết điểm của người kia. Có như thế tình yêu mới không rơi vào bi kịch và những người yêu nhau mới không phải hối tiếc, không bị những day dứt dày vò đến hết cuộc đời. Bao dung độ lượng, hết lòng vì người mình yêu phải chăng là những thông điệp tình yêu mà Đoàn Lê muốn gửi gắm qua mỗi trang viết của mình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Trong tình yêu, bên cạnh phẩm chất bao dung độ lượng vẫn rất cần một sự mạnh bạo, dứt khoát, quyết đoán giành lấy tình yêu để suốt đời khỏi phải hối tiếc vì sự rụt dè không quyết đoán mà để mất nhau. Đó là bi kịch của “tôi” và “nàng” ở “Đêm ngâu vào”. Anh đã yêu nàng bằng tất cả sự đam mê, tôn thờ, ngưỡng mộ. Nàng đáp lại tình yêu ấy bằng sự rụt rè, kín đáo. Cũng vì sự thiếu quyết đoán của anh mà anh đã vĩnh viễn mất nàng. Dù trong thâm tâm cả ngàn lời anh đã nói: “Anh sinh ra là để cho em. Ngược lại, em sinh ra là để cho anh, Nếu không có em anh không thể sống được”. Vậy mà đến giây phút quyết định anh lại không chứng minh được tình yêu mãnh liệt của mình. Chỉ trong một giây phút do dự anh đã vuột mất nàng để suốt đời không hết ân hận, suốt đời chết chìm trong sự hối tiếc. Lẽ ra trong giây phút quan trọng ấy, anh phải có hành động quyết định, anh phải mạnh bạo hơn, quyết đoán hơn thì suốt đời đã chẳng phải khổ sở đến thế... Giờ đây sau gần hai mươi năm đã trôi qua, những giây phút gặp nàng vẫn khiến lòng anh thổn thức, bồi hồi. Anh yêu những đứa con của nàng bằng tất cả tình yêu với mẹ của chúng để tìm thấy ở chúng sức mạnh huyền diệu của nàng. Sau khi đã vĩnh viễn mất nàng, anh vẫn thầm cám ơn số phận đã xếp đặt cho anh được sống trong căn nhà của mẹ nàng. Ở đó anh được lặng lẽ hít thở những gì là nàng: đôi guốc cũ nàng bỏ lại một lần về thăm nhà, vỉ thuốc nàng dùng dở, cái quạt giấy có chữ nàng ghi, chiếc khăn tay phơi trên dây… Cả đời anh đã sống trong những ký ức về nàng, trong mỗi bức tranh anh vẽ đều có hình bóng của nàng: nàng là chiếc cốc thủy tinh đầy nước trong suốt, là cái cây non cô đơn trên con đường mòn hun hút, là một vệt nắng hoe giữa vườn cây… Và lúc này đây khi căn bệnh ung thư quái ác đang dần cướp nàng khỏi cõi đời này, anh thấy mình như đang chết dần chết mòn. Anh biết cái chết của nàng cũng là cái chết của anh. Anh lặng lẽ phác họa nàng những ngày cuối

33

Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Đoàn Lê - 5

trong nỗi đau thầm lặng… Vậy đấy chỉ vì một giây phút lưỡng lự thiếu quyết đoán mà cả anh và nàng đã phải sống trong nỗi hối tiếc dày vò đến hết cuộc đời. Bi kịch của đời họ là bi kịch của một tình yêu lỡ dở nên suốt đời khắc khoải không nguôi.

Những bi kịch tình yêu trong sáng tác của Đoàn Lê thật phong phú: không chỉ có sự khắc khoải của tình yêu đơn phương, sự hối tiếc vì để lỡ một tình yêu đẹp mà còn có cả sự day dứt ám ảnh bởi định mệnh mà không dám đón nhận tình yêu…Đó là cảnh ngộ của đôi trẻ ở “Oan hồn ngõ đá dốc”. Có lẽ trên đời này khó mà tìm được tình yêu nào tha thiết sâu nặng như tình yêu của Tú và Thơ. Tình yêu của họ được xây đắp trên cơ sở một ký ức tuổi thơ đầy ăm ắp những kỷ niệm. Cả hai đứa đều là trẻ mồ côi: tú mồ côi mẹ ở với cha, còn Thơ mồ côi mẹ, bố đi lấy vợ lẽ, Thơ ở với bà ngoại. Thủa nhỏ hai đứa quấn quýt nhau như chị em ruột (vì Thơ hơn Tú một tuổi). Rồi hai đứa cùng lớn lên bên nhau, tình cảm của chúng ngày càng thân thiết. Khi Tú thành một chàng trai lừng lững, Tú đã âm thầm yêu Thơ bằng tất cả sự mãnh liệt của một chàng trai vùng biển. Nhưng thật là bi kịch, ngay cả khi Tú đã chấp nhận tất cả, yêu Thơ bằng một tình yêu chân thành, bao dung độ lượng thì Thơ lại không dám chấp nhận tình yêu ấy. Thực tế Thơ rất yêu Tú, rất cảm động trước tình cảm mà Tú đã dành cho cô, nhưng cô luôn bị ám ảnh bởi định mệnh cuộc đời mẹ cô. Mẹ cô cũng một thời vì hơn tuổi bố mà bị ông bỏ rơi sau khi sinh cô. Và giờ đây nỗi đau khổ của mẹ đã thành nỗi ám ảnh án ngữ tình yêu của cô. Hơn nữa giờ cô lại trót dở dang, cô không muốn làm liên lụy đến người mình yêu nên quyết chống chọi một mình. Cô chỉ mong Tú có một hạnh phúc trọn vẹn, xứng đáng. Nhưng thật là chớ trêu, oan nghiệt, hình ảnh cô đã ngự trị cả tâm hồn và trái tim Tú, anh không thể nghĩ đến ai ngoài cô. Sau lần sảy thai “thập tử nhất sinh”, Thơ đã thấu hiểu được tấm lòng của Tú. Cả hai đều nhận ra rằng họ sẽ không thể sống được nếu thiếu nhau. Tú quyết không để Thơ và mình sống riêng rẽ nữa. Tú định sau chuyến ra biển lần này sẽ cưới Thơ. Nhưng giống như một định mệnh oan nghiệt, có ai ngờ chuyến ra biển ấy Tú mãi mãi không trở về nữa. Nghe tin dữ, Thơ lại đột quỵ lần thứ hai. Lần này nỗi đau quá lớn đã giết chết toàn bộ phần tâm hồn, ý thức của cô. Cô trở thành một người đàn bà ngẩn ngơ, ngây dại với dáng hình gầy gò, thất thểu, suốt ngày tha thẩn ngoài bãi đá, âm thầm lặng lẽ ngóng ra biển như chờ đợi ai…Chính định mệnh cuộc đời, những bóng ma của

quá khứ, những ám ảnh của số phận đã giết chết hai con người. Tình yêu của họ giống như một cuộc rượt đuổi, gần đấy mà như xa vời: yêu mà không dám đón nhận, khi quyết định đón nhận, gắn bó thì người yêu lại không còn, để laị nỗi đau đớn đến ngây dại cho người còn sống. Bi kịch tình yêu của họ chính là hồi chuông cảnh tỉnh với những ai còn do dự trước hạnh phúc.

Trong chuỗi những bi kịch tình yêu trong sáng tác của Đoàn Lê còn có loại bi kịch dành cho tình yêu sét đánh do sự sắp đặt của định mệnh. Đó là tình yêu cuồng si đến mê dại của một nhà văn với một nữ họa sỹ ở “Đường trăng”. Họ đã tình cờ gặp nhau trong một Hội nghị Văn hóa và như một sự sắp đặt của định mệnh, của số phận, cả hai đều có nốt ruồi giống như đặt khuôn trên mu bàn tay phải. Sau sự ngẫu nhiên tình cờ ấy, họ bị hút vào nhau như hai cực của một nam châm. Rồi bất chấp hoàn cảnh, anh đã lặn lội cả ngàn cây số đi tìm cô trong những ngày tháng sáu trời nắng đổ lửa. Và chỉ đủ thời gian trao cô nụ hôn cháy bỏng, anh phải vội vã theo đoàn trở về. Thời gian xa cách với người đang yêu thật khủng khiếp, sau bao ngày mong nhớ, họ đã có ba ngày dành trọn vẹn cho nhau. Ba ngày nhưng họ đã yêu bằng tình yêu, nỗi nhớ thương của cả một đời. Ba ngày ấy thời gian được tình bằng giây, bằng khắc. Vì thế ngay cả khi kề sát bên nhau, tận hưởng hạnh phúc ngọt ngào, họ vẫn không bớt đi được nỗi khao khát, mong nhớ cháy bỏng của những ngày tháng xa cách Thậm chí nỗi khao khát nhớ thương như đầy thêm, chứa chất, không hề vơi đi sau những khoảnh khắc chung sống. Sau khoảng thời gian chờ đợi đến cháy lòng, tình yêu của họ được tính bằng đơn vị bỏng cháy của con tim. Nó mãnh liệt, đắm say nhưng cũng hối hả, vội vã, họ đã sống cho nhau đến tận cùng để mãi mãi xa nhau. Hoàn cảnh chớ trêu đã không cho phép họ kéo dài mối tình ấy, anh đã có gia đình, có con trai. Vì thế, sau ba ngày sống trọn vẹn cho nhau, tận hưởng hạnh phúc của một đời người, cô đã quyết định chấm dứt mối tình vô vọng ấy, cho dẫu sẽ đau khổ đến tận cùng.

Nhìn chung những tác phẩm viết về tình yêu trong sáng tác của Đoàn Lê đều có sắc thái bi kịch. Nạn nhân của những tấn bi kịch này hầu hết là phụ nữ, họ thường bị tổn thương nhiều hơn, và trái tim cũng da diết, khắc khoải hơn. Trong mỗi nhân vật nữ, dường như đều có dáng dấp tình yêu của chính tác giả. Vì thế, nỗi đau tinh thần của họ thường chân thực gợi sự đồng cảm cho lòng người. Dẫu biết yêu là sẽ thương nhớ, khổ đau nhưng họ vẫn nguyện được sống

và chết cho tình yêu của mình. Và tình yêu nhiều khi là cứu cánh, là động lực thúc đẩy họ, nâng đỡ tâm hồn họ trong cuộc sống. Qua những câu chuyện tình ấy nhà văn như muốn gửi gắm những thông điệp tình yêu: hãy cứ chân thành mạnh dạn thổ lộ lời yêu, và hãy chân thành rất mực với lòng mình. Tình yêu không dành riêng cho một người nào, đối tượng nào mà dành cho tất cả mọi người. Bạn hãy thử tưởng tượng xem cuộc sống của mọi người trên trái đất này sẽ buồn tẻ biết bao nếu thiếu đi tình yêu. Bởi vậy cho dẫu là tình yêu đơn phương, tình yêu sét đánh hay tình yêu tan vỡ chia lìa thì những nhân vật của Đoàn Lê vẫn khao khát được yêu và cả đời sống với tình yêu ấy. Điều đó làm nên nét phong cách đặc biệt của Đoàn Lê góp phần làm phong phú một chủ đề quan trọng của văn học đương đại.

Trong truyện ngắn Đoàn Lê, bên cạnh bi kịch tình yêu Đoàn Lê còn đề cập đến một loại bi kịch nữa khá phổ biến trong các gia đình Việt Nam hiện đại đó là bi kịch hôn nhân gia đình.

3.1.2.3 Bi kịch hôn nhân gia đình.

Xã hội càng hiện đại đời sống vật chất càng đủ đầy, thừa thãi, người ta càng chú ý nhiều hơn đến cái tôi cá nhân, nhất là những nhu cầu giao lưu trao đổi tâm tình. Điều đó khiến không gian gia đình trở nên quá tù túng chật chội, không đủ để thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của mỗi thành viên. Vì thế họ thường tìm đến một không gian khác rộng dãi thoáng đãng hơn, ấy là không gian xã hội với những cuộc du hý, dã ngoại. Được giao lưu, mở rộng tâm hồn, mở rộng tầm hiểu biết là mong muốn của tất cả mọi người, nhưng quá phóng túng, mải mê theo đuổi những đam mê dục vọng ích kỷ của bản thân mà lãng quên trách nhiệm với gia đình thì thật đáng sợ. Tổ ấm gia đình vốn là cái nôi bảo tồn gìn giữ tất cả những giá trị tốt đẹp của truyền thống văn hiến một dân tộc. Bởi thế đã là một gia đình được pháp luật thừa nhận thì các thành viên trong gia đình đều phải nỗ lực bảo vệ và gìn giữ nó. Không nên đặt lợi ích cá nhân mình lên quá cao mà bất chấp tất cả. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng cao kéo theo ngày càng nhiều những mâu thuẫn bất đồng trong gia đình. Sau một thời gian chung sống một trong hai người bỗng nhận ra rất nhiều khuyết điểm ở nửa kia của mình- điều mà trước đây khi yêu, họ không hề nhìn thấy. Lại thêm trong quá trình giao tiếp ngoài gia đình, họ lại phát hiện rất nhiều điểm tốt, điểm đáng yêu của người khác-người giúp khỏa lấp những

trống trải tâm hồn họ- điều mà họ không thể tìm thấy ở người bạn đời của mình. Đó chính là nguyên nhân gây nên sự đổ vỡ của những cuộc hôn nhân. Ngoài ra mâu thuẫn giữa lối sống của các thế hệ sống chung khác nhau về quan điểm cũng là một bi kịch. Vấn đề này được các nhà văn thời kỳ đổi mới nhìn nhận như một vấn đề bức xúc của xã hội. Họ đã dùng tác phẩm của mình như một cách để chia sẻ với xã hội những vấn đề đó. Vì thế vấn đề gia đình hiện đại trở thành một đề tài lớn trong văn học thời kỳ đổi mới.

Là một người phụ nữ đã từng trải qua rất nhiều giông bão trong cuộc sống gia đình, Đoàn Lê thấu hiểu hơn ai hết những bi kịch gia đình hiện đại. Kết thúc của những bi kịch gia đình, người luôn nhận lấy những đau khổ thiệt thòi chính là người phụ nữ. Họ thường không có cách gì gượng dậy được sau sự mất mát quá lớn ấy. Bởi với người phụ nữ ngay cả trong xã hội hiện đại thì gia đình là tất cả. Họ đã dành trọn niềm tin, sự tận tụy cho gia đình, gia đình là điểm tựa nâng đỡ cuộc đời họ. Bởi vậy với họ mất gia đình là mất tất cả. Đó là bi kịch cuộc đời nhân vật “Hồn ma thiếu nữ” ở “Trái táo nham nhở”. “Hồn ma thiếu nữ” là nhân vật duy nhất trong cuộc đời diễn viên mà chị thủ vai năm 17 tuổi, rồi chuyển sang làm người nhắc vở cho đoàn. Cũng dạo đó chị đã quen và yêu anh – diễn viên nam số một của đoàn - người tiếng tăm nổi như cồn. Vì thế chị chỉ vụng trộm yêu anh bằng tất cả sự tôn thờ. Với chị anh quá cao vời kiểu như một thần tượng nên chị chỉ dám nhìn lén và âm thầm tương tư anh. Nhưng khi anh đứng sát màn nhung, chị không thể ngăn được mình khẽ áp nhẹ cánh tay vào thân thể anh, chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ biến chị thành miếng bọt biển thấm đầm hơi thở, tiếng nói của con người mà chị khao khát. Chị cứ lẳng lặng yêu anh như thế và không bao giờ dám mơ tưởng một ngày nào đó anh sẽ thuộc về chị. Thế mà một điều tưởng không thể xảy ra ấy lại diễn ra. Sau khi cưới nhau, cả anh và chị đều rời bỏ sân khấu: chị chọn một công việc thích hợp với mình, anh chuyển sang nghề sáng tác kịch. Họ đã sống chung được hai mươi năm, suốt hai mươi năm ấy, chị đã yêu anh bằng tất cả sự tận tụy, trung thành mà không một lời kêu ca oán thán. Chị quan tâm chăm sóc anh bằng tất cả tình yêu với thần tượng, nhưng lại luôn có cảm giác chưa lúc nào vươn tới anh, nắm giữ được anh. Với chị, anh cao vời quá nên chị luôn sống trong sự phấp phỏng lo sợ, luôn thiếu tự tin vào bản thân mình và luôn nhạy cảm với bất kỳ điều gì liên quan đến hạnh phúc. Chị luôn kiềm chế mình, chiều chuộng anh hết mức, đông viên anh đi thực tế mỗi

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 30/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí