Hiệp Định Basel Ii Và Các Chỉ Dẫn Về Chuẩn Mực Quản Trị Rủi Ro Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Nhtm


(a) Xác định chính sách rủi ro của ngân hàng: mức độ rủi ro mong muốn, chính sách và chiến lược của ngân hàng về rủi ro.

(b) Xây dựng chính sách tín dụng: quy định về thủ tục phê duyệt khoản vay và thẩm quyền phê duyệt…

(c) Xây dựng chính sách định giá

(d) Đưa ra những quy định về cơ chế rà soát và báo cáo

(e) Các quy định về RAROC (Tỷ lệ sinh lời trên vốn đã điều chỉnh rủi ro)

(f) Chính sách kế toán

(g) Các quy định chung về rủi ro tác nghiệp.

Bước 2: Phân tích rủi ro và lượng hoá rủi ro

Tại bước này, NHTM phải có sẵn hệ thống các chỉ tiêu thống kê và công cụ phân tích thống kê bên cạnh các cơ chế, chính sách quản trị rủi ro bên trên. Muốn thực hiện được việc phân tích và lượng hoá, NHTM phải có sẵn cơ sở dữ liệu đầy đủ làm nguyên liệu cho quá trình chạy các mô hình tính toán các chỉ số đo lường rủi ro.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Bước 3: Chấp nhận rủi ro, quản lý và báo cáo

Bước 3 là bước NHTM căn cứ trên kết quả phân tích ở bước 2 và đối chiếu với các cơ chế, chính sách tại bước 1 quyết định sẽ tiến hành các loại giao dịch, hoạt động ngân hàng (ví dụ: cho vay, đầu tư, kinh doanh ngoại hối...). NHTM phải thực hiện các công việc sau (gọi là quy trình EMRC):

Chuẩn mực quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại theo hiệp định BASEL II và việc áp dụng tại Việt Nam - 3

Chấp nhận rủi ro (Empower): quyết định thực hiện giao dịch với các nội dung về trị giá, cơ cấu, các loại bảo đảm, mức giá (lãi suất)...

Theo dõi quản lý (Manage): liên tục phân tích các biến động liên quan đến rủi ro đã chấp nhận (thay đổi về lãi suất, cơ cấu, chuyển trạng thái...) Báo cáo (Report): hệ thống các loại báo cáo về Chỉ số hoạt động chủ yếu (KPI – Key Performance Indexes) như RORAC, VAR, rủi ro tập trung hoá (concentration risk – khi mức độ rủi ro chiếm phần lớn so với vốn tự có của NHTM)...

Kiểm soát (Control): kiểm soát việc tuân thủ và phù hợp với các quy chế, cơ chế, quy trình, pháp luật, quy định...


1.2 HIỆP ĐỊNH BASEL II VÀ CÁC CHỈ DẪN VỀ CHUẨN MỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM‌

1.2.1 Sự ra đời và quá trình phát triển của Hiệp định Basel II

1.2.1.1 Uỷ ban Basel (The Basel Committee)

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của tài chính quốc tế, tác động từ những vụ việc và sự sụp đổ của một hoặc một vài ngân hàng hoạt động quốc tế (international bank) mang tính lan truyền mạnh mẽ ảnh hưởng tới ngành tài chính ngân hàng của không chỉ nước của ngân hàng đó, mà thường có tác động lan truyền. Nhằm ngăn ngừa nguy cơ khủng hoảng tài chính ngân hàng toàn cầu, đặc biệt là sau sự sụp đổ của ngân hàng Bankhaus Herstatt của Tây Đức vào năm 1977, các cơ quan điều hành chính sách tiền tệ trung ương (ngân hàng trung ương hoặc một cơ quan có chức năng tương tự) của 10 nước có nền kinh tế phát triển đã thành lập ra Uỷ ban Basel (The Basel Committee on Banking Regulations and Supervisory Practices)

[30] để xây dựng những khuôn khổ chung kiểm soát các rủi ro và giám sát an toàn đối với những ngân hàng hoạt động quốc tế. Trụ sở của Uỷ ban Basel nằm tại thành phố Basel, Thuỵ Sỹ.

Đến nay, Uỷ ban Basel có 13 thành viên, gồm các nước: Bỉ, Canada, CH Pháp, CHLB Đức, Ý, Nhật Bản, Luxembourg, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, Thuỵ Sỹ, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. Uỷ ban nhóm họp 3 hoặc 4 lần trong năm. Hiện tại, Thống đốc NHTW Tây Ban Nha đang đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Uỷ ban.

Trên thực tế, Uỷ ban Basel là một diễn đàn để 10 nước phát triển thành viên trao đổi và hợp tác về các vấn đề liên quan đến giám sát hoạt động ngân hàng thương mại của từng nước. Ban đầu sau khi thành lập, Uỷ ban Basel chủ yếu bàn về các cơ chế hợp tác nhằm đi đến thống nhất một cơ chế chung về giám sát hoạt động ngân hàng trong nội bộ 13 quốc gia thành viên. Sau này, Uỷ ban đặt ra mục tiêu xây dựng một khuôn khổ giám sát an toàn cho hoạt động ngân hàng trên phạm vi toàn cầu. Cách thức thực hiện mà Uỷ ban này đưa ra bao gồm: (1) trao đổi thông tin về các cơ chế giám sát hoạt động ngân hàng của các quốc gia, (2) nâng cao tính hiệu quả của các kỹ thuật giám sát an toàn hoạt động ngân hàng quốc tế, và (3) đặt


ra những yêu cầu tối thiểu về cơ chế giám sát an toàn đối với những mặt hoạt động quan trọng nhất. [30]

Uỷ ban Basel không phải là một cơ quan giám sát an toàn hoạt động ngân hàng mang tính siêu quốc gia (supernational supervisory authority) về mặt luật pháp, và bản thân Uỷ ban cũng không có ý định như vậy. Thay vào đó, Uỷ ban hướng tới việc xây dựng những chỉ dẫn và chuẩn mực về công tác giám sát an toàn hoạt động NHTM một cách phổ quát và đưa ra những thông lệ tốt nhất nhằm khuyến khích ngân hàng trung ương hoặc cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng của từng nước áp dụng và cụ thể hoá thành chính sách điều hành của riêng mình phù hợp với các kỹ thuật giám sát an toàn hoạt động ngân hàng áp dụng tại mỗi nước thành viên. Một mục tiêu quan trọng mà Uỷ ban Basel đặt ra là thu hẹp khoảng cách trong công tác giám sát an toàn hoạt động ngân hàng trên phương diện quốc tế, với 2 nguyên tắc chủ yếu: (1) không để một ngân hàng nước ngoài nào không chịu sự giám sát, và (2) công tác giám sát phải đảm bảo đầy đủ.

1.2.1.2 Hiệp định vốn Basel I-1988

Uỷ ban Basel nhận thấy cần thiết phải có một thoả thuận (accord) đa quốc gia nhằm củng cố sự ổn định trong hoạt động ngân hàng quốc tế và loại bỏ sự bất bình đẳng trong cạnh tranh do các yêu cầu về vốn tối thiểu của các nước khác nhau đưa ra. Năm 1987, Uỷ ban xây dựng một bản dự thảo các quy định chung về yêu cầu vốn tối thiểu đối với hoạt động ngân hàng của các ngân hàng hoạt động quốc tế lớn (large international bank) và gửi tới các nước thành viên để góp ý. Tháng 7/1988, Uỷ ban chính thức ban hành một hệ thống các quy định về yêu cầu vốn tối thiểu, còn gọi là Hiệp định vốn Basel (the Basel Capital Accord hay Hiệp định Basel I) và đã được NHTW 10 nước thành viên chấp nhận. Hiệp định này quy định tỷ lệ vốn tối thiểu đối với các NHTM phải đạt 8% vào cuối năm 1992. Đến tháng 9/1993, tất cả các NHTM trong nhóm G10 có hoạt động kinh doanh ngân hàng quốc tế lớn đều đạt được yêu cầu về tỷ lệ vốn tối thiểu như quy định trong Hiệp định Basel I.


Hiệp định Basel I cũng quy định cụ thể về vốn của một ngân hàng thương mại cũng như cách thức tính toán tỷ lệ vốn tối thiểu để đạt mức 8% trên tài sản có tính theo trọng số rủi ro (hay còn gọi là Tỷ số Cooke – Cooke Ratio).

Ngoài ra, việc phân loại tài sản có để gán trọng số rủi ro (risk weight) thành 4 nhóm cũng được quy định chi tiết theo bảng tổng kết tài sản (hay bảng cân đối kế toán) của NHTM.

1.2.1.3 Các sửa đổi Hiệp định Basel I

Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp tài chính toàn cầu cũng như sự xuất hiện của các nhân tố rủi ro mới trong hoạt động ngân hàng, ví dụ thị trường ngoại hối với các giao dịch qua đêm (overnight), hoán đổi (swap), kỳ hạn và quyền chọn (forward, option), thị trường chứng khoán phát triển cho phép ngân hàng lựa chọn đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu và các loại giấy tờ có giá bên ngoài các danh mục đầu tư tín dụng…NHTM đối mặt với một loạt các rủi ro khác không thua kém quan trọng so với rủi ro tín dụng. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các nhà quản trị ngân hàng cũng như cơ quan giám sát an toàn hoạt động NHTM khi tỷ trọng thu nhập từ phí của NHTM ngày càng tăng trong cơ cấu thu nhập.

Hiệp định Basel I có một số hạn chế chủ yếu sau được chỉ ra trong quá trình thực tiễn áp dụng tại nhóm G10 cũng như tham khảo ý kiến của NHTW các nước ngoài G10:

- Trọng số rủi ro chỉ phân biệt nhóm tài sản có theo đối tượng cho vay mà không phân biệt đến chất lượng hoạt động thực tế của đối tượng đó. Cụ thể, theo Basel I thì một khoản vay cho đối tượng công ty được xếp hạng tín dụng loại A (theo các công ty xếp hạng tín dụng quốc tế như Standard & Poors, Moody’s hay Fitch ICBA) cũng được gán trọng số rủi ro là 100% như đối với khoản vay cho công ty có xếp hạng tín dụng thấp hơn, ví dụ BB, B hay B- vì cùng là cho vay khu vực tư nhân. Điều này không phản ánh hết ý nghĩa của công tác quản trị rủi ro.

- Việc quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% mới chỉ giúp đảm bảo an toàn cho rủi ro tín dụng, trong khi đó bỏ qua các loại rủi ro khác đang ngày trở lên quan trọng đối với NHTM như: rủi ro thị trường (market risk), rủi ro lãi suất (interest rate risk), rủi ro tác nghiệp (operational risk).


- Chưa bắt kịp với sự phát triển của các công cụ tài chính mới như chứng khoán hoá các khoản nợ và các công cụ phái sinh.

Tháng 11/1991, Hiệp định Basel I được sửa đổi để đưa ra định nghĩa chính xác hơn về dự phòng chung (general provisions) hay còn gọi là dự phòng tổn thất tín dụng chung (general loan-loss reserves) trong công thức xác định tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn của NHTM. Các loại rủi ro khác ngoài rủi ro tín dụng cũng được xem xét và đưa vào thành một nội dung trong công tác giám sát an toàn. Tháng 1/1996, sau khi tiến hành 2 đợt lấy ý kiến rộng rãi từ NHTW cũng như NHTM ở hầu khắp các khu vực trên thế giới, Uỷ ban Basel ban hành Bản sửa đổi Hiệp định vốn Basel I và có hiệu lực muộn nhất vào cuối năm 1997 đối với các nước thành viên. Một trong những sửa đổi quan trọng là việc đưa vào giám sát các rủi ro thị trường đối với hoạt động của NHTM phát sinh từ trạng thái ngoại hối, việc mua bán các chứng khoán nợ (debt securities), cổ phiếu, hàng hoá và quyền chọn. Về mặt phương pháp, Bản sửa đổi cho phép các NHTM có thể thay vì sử dụng phương pháp tính toán tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu chuẩn hoá được phép sử dụng các mô hình giá trị rủi ro (VAR) nội bộ để tự tính toán yêu cầu vốn tối thiểu cho rủi ro thị trường .

1.2.2 Nội dung của Hiệp định Basel II với ý nghĩa là chuẩn mực quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM

Tháng 6/2004, Uỷ ban Basel chính thức ban hành một khuôn khổ mới thay thế cho Hiệp định vốn Basel I sau 6 năm phát triển và tổng hợp ý kiến đóng góp từ các nước trên khắp thế giới. Khuôn khổ này gồm có 3 cột trụ: (1) yêu cầu vốn tối thiểu, là sự mở rộng của các quy tắc chuẩn hoá đặt ra trong Hiệp định 1988, (2) quy trình rà soát giám sát tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn và quá trình đánh giá nội bộ, và (3) áp dụng các nguyên tắc thị trường nhằm khuyến khích việc công khai thông tin cũng như thực hiện các thông lệ kinh doanh ngân hàng an toàn. Tên đầy đủ của Hiệp định Basel II là Thoả thuận quốc tế Đo lường vốn và các Chuẩn mực về vốn

– Bản sửa (International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards, A Revised Framework).


HIỆP ĐỊNH BASEL II

Tính toán yêu cầu vốn tối thiểu

Rủi ro tín dụng – Phương pháp chuẩn hoá

Rủi ro tác nghiệp

Những rủi ro hoạt động kinh doanh mua bán (gồm cả rủi ro thị trường)

Rủi ro tín dụng – Phương pháp đánh giá nội bộ

Rủi ro tín dụng – Khuôn khổ về chứng khoán hoá

Cột trụ thứ nhất -

Yêu cầu vốn tối thiểu

Cột trụ thứ hai – Quy trình Rà soát giám sát

Cột trụ thứ ba – Nguyên tắc thị trường


Hình 1.2: Các cấu phần của Hiệp định Basel II. ” Nguồn: [22]”

1.2.2.1 Cột trụ thứ nhất – Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

Cột trụ thứ nhất – Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của Hiệp định Basel II quy định 6 nội dung lớn trong giám sát an toàn hoạt động ngân hàng là (1) Tính toán yêu cầu vốn tối thiểu, (2) Rủi ro tín dụng – Phương pháp chuẩn hoá, (3) Rủi ro tín dụng

– Phương pháp đánh giá nội bộ, (4) Rủi ro tín dụng – Khuôn khổ về chứng khoán hoá, (5) Rủi ro tác nghiệp, (6) Rủi ro hoạt động kinh doanh mua bán – trading book (các loại chứng khoán và giấy tờ có giá) hay rủi ro thị trường.

a) Tính toán yêu cầu vốn tối thiểu (Calculation of minimum capitalrequirements)


So với Basel I, các quy định về tính toán tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trong Basel II đã được mở rộng ra các yêu cầu vốn đối với rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp ngoài rủi ro tín dụng như trong Hiệp định 1988.

TRC = CRC + MRC + ORC

Trong đó: - TRC (Total Risk Capital): Tổng vốn tối thiểu theo rủi ro

- CRC (Credit Risk Capital): Vốn tối thiểu theo rủi ro tín dụng

- MRC (Market Risk Capital): Vốn tối thiểu theo rủi ro thị trường

- ORC (Operational Risk Capital): Vốn tối thiểu theo rủi ro tác nghiệp

Vẫn giữ nguyên nội dung của Hiệp định Basel I, Basel II quy định: tỷ lệ tổng vốn tối thiểu theo rủi ro trên tài sản có tính theo rủi ro trong một NHTM không được nhỏ hơn 8%; và vốn loại 2 (Tier 2) lớn nhất cũng chỉ được bằng vốn loại 1 (Tier 1).

Vốn trong NHTM

Hiệp định Basel II quy định những khoản sau được coi là vốn của một NHTM:

+ Vốn loại 1 (Tier 1): gồm vốn cổ đông đã góp (equity capital), dự trữ công khai (chủ yếu nguồn từ lợi nhuận sau thuế giữ lại, kể cả cổ tức không chia cho cổ phiếu ưu đãi trên nguyên tắc không tích luỹ (nghĩa là: phần cổ tức dành cho cổ phiếu ưu đãi mà năm tài chính trước đó, lợi nhuận của công ty không đủ để chia thì tại năm sau không tính tích luỹ vào cổ tức được chia cho cổ phiếu ưu đãi). Đây được là vốn cơ sở của một ngân hàng, là sức mạnh thực sự của ngân hàng trong chống đỡ những rủi ro tài chính có thể xảy ra. Trong tổng số 8% vốn an toàn tối thiểu, vốn này phải chiếm ít nhất 50%, hay bằng 4% tổng tài sản có rủi ro.

+ Vốn loại 2 (Tier 2): là vốn bổ sung cho vốn loại 1, bao gồm: (1) dự trữ khác (ngoài dự trữ công khai), (2) dự phòng đánh giá lại tài sản, (3) Dự phòng chung/dự trữ phòng ngừa tổn thất tín dụng chung; (4) các công cụ vốn lưỡng tính (hybrid capital instruments); và (5) nợ thứ cấp (subordinated debts).


Như vậy, so với Hiệp định Basel I, quy định về vốn của NHTM trong Basel II có bổ sung Dự phòng chung vào Vốn loại 2. Tuy nhiên Hiệp định này cũng quy định chỉ coi Dự phòng chung là vốn loại 2 khi nó không gắn với bất kỳ tài sản có nào, cũng như không để dự phòng cho bất kỳ khoản giảm giá trị của một tài sản có cụ thể nào. Ngoài ra, phần dự phòng chung này cũng chỉ được bằng tối đa 1,25% tổng trị giá tài sản có rủi ro.

Những khoản sau không được tính vào vốn của NHTM

- Giá trị thương hiệu (goodwill) – trừ vào vốn loại 1.

- Các khoản đầu tư vào những đơn vị trực thuộc, phụ thuộc không được tổng hợp vào hoạt động chung của toàn bộ ngân hàng.

Trọng số rủi ro tín dụng (credit risk weight) của tài sản Có

Mỗi mục trong danh mục tài sản có của NHTM được gán một trọng số rủi ro tín dụng nhất định để tính tài sản có theo rủi ro tín dụng (risk-weighted asset). Trọng số rủi ro được sử dụng để đo lường mức độ rủi ro tương ứng của tài sản có. Việc áp dụng trọng số rủi ro trong tính toán tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu có những lợi thế sau:

(i) công bằng hơn trong so sánh tỷ lệ an toàn tối thiểu của các hệ thống NHTM tại các nước khác nhau;

(ii) dễ dàng đưa mức độ rủi ro ngoại bảng vào trong việc tính toán tổng mức độ thiệt hại có thể xảy ra trong trường hợp rủi ro;

(iii) giúp NHTM không ngại giữ tiền mặt hoặc các loại tài sản có có tính thanh khoản cao.

Hiệp định Basel II quy định một cách tương đối trọng số rủi ro đối với các loại tài s

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 08/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí