So sánh pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam và một số nước trên thế giới bài học kinh nghiệm và hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


VŨ THỊ KIỀU ANH


SO SÁNH PHÁP LUẬT VỀ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM VÀ

MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI - BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Hà Nội – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


VŨ THỊ KIỀU ANH


SO SÁNH PHÁP LUẬT VỀ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM VÀ

MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI - BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM


Chuyên ngành: Luật quốc tế Mã số : 60 38 01 08


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Đức Long


Hà Nội – 2014



[

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN


Học viên Vũ Thị Kiều Anh

MỤC LỤC


Lời nói đầu


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

4

1.1

Khái niệm nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài………………………

4

1.2

Lịch sử hình thành và phát triển các chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam…………………………...………………

6

1.2.1

Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1959……………………………..….

6

1.2.2

Giai đoạn từ năm 1959 đến năm 1986…………………………………

6

1.2.3

Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2000………………………….………

7

1.2.4

Giai đoạn từ năm 2000 đến nay………………………………….……..

10

1.3

Luật Nuôi con nuôi năm 2010………………………………………...

14

1.3.1

Tầm quan trọng và bối cảnh ra đời………………………………...……

14

1.3.2

Nội dung Luật Nuôi con nuôi 2010……………………………..………

15

1.3.3

Các văn bản hướng dẫn, thi hành Luật Nuôi con nuôi 2010……………

16

1.3.4

Các qui định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài……………...……

17

1.3.5

Tình hình thực hiện việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt

Nam

22

1.4

Tình hình ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế về nuôi con nuôi

của Việt Nam

26

1.4.1

Các Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý………………………

26

1.4.2

Các Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Việt Nam và các nước

30

1.4.3

Tình hình ký kết và thực hiện Công ước Lahay 1993………………

35

CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI, SO SÁNH VỚI PHÁP LUẬT VIỆT NAM

43

2.1

Pháp luật của một số nước về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài…

43

2.1.1

Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Trung Quốc……..…

44

2.1.2

Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Ấn Độ………..……

49

2.1.3

Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Guatemala…………

55

2.1.4

Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Nêpan………...……

60

2.2

So sánh pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài với các nước trên………………………………………………………

63

CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

79

3.1

Bài học kinh nghiệm thực tiễn cho Việt Nam ……………………

79

3.2

Các cơ chế hoàn thiện pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.

82

Kết luận……………………………………………………………………………

86

Tài liệu tham khảo

Phụ lục


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

So sánh pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam và một số nước trên thế giới bài học kinh nghiệm và hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam - 1


CHỮ VIẾT TẮT


CP Chính phủ

HĐBT Hội đồng Bộ trưởng

HĐTP Hội đồng Thẩm phán

HNGĐ Hôn nhân gia đình

TAND Toà án nhân dân

HĐTTTP Hiệp định tương trợ tư pháp

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


Số hiệu

Tên biểu đồ

Trang

Biểu đồ 1.1

Số liệu trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận nuôi từ năm 1990 đến năm 2000


10

Biểu đồ 1.2

Số liệu trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận nuôi từ năm 2001 đến năm 2011


14

Biểu đồ 2.1

Số liệu trẻ em Việt Nam phân bổ theo quốc gia nhận nuôi từ năm 1998 đến 2003


34

Biểu đồ 2.2

Số liệu trẻ em Việt Nam được công dân Hoa Kỳ nhận nuôi từ năm 1999 đến năm 2010


46

Biểu đồ 3.1

Số liệu trẻ em Trung Quốc phân bổ theo quốc gia nhận nuôi từ năm 2005 đến năm 2009


50

Biểu đồ 3.2

Số liệu trẻ em Trung Quốc được công dân Hoa Kỳ nhận nuôi từ năm 1991 đến năm 2011


51

Biểu đồ 3.3

Số liệu trẻ em Trung Quốc được người nước ngoài nhận nuôi từ năm 2005 đến năm 2009


53

Biểu đồ 3.4

Số liệu trẻ em Ấn Độ phân bổ theo quốc gia nhận nuôi từ năm 2001 đến năm 2003


55

Biểu đồ 3.5

Số liệu trẻ em Ấn Độ được công dân Hoa Kỳ nhận nuôi từ năm 1999 đến năm 2011


56

Biểu đồ 3.6

Số liệu trẻ em Ấn Độ được người nước ngoài nhận nuôi từ năm 2001 đến năm 2011


59

Biểu đồ 3.7

Số liệu trẻ em Guatemala được người nước ngoài nhận nuôi từ năm 1997 đến 7/2005


62

Biểu đồ 3.8

Số liệu trẻ em Guatemala phân bổ theo quốc gia nhận nuôi từ năm 1997 đến năm 2005


63

Biểu đồ 3.9

Số liệu trẻ em Guatemala được công dân Hoa Kỳ nhận nuôi từ năm 1999 đến năm 2011


64

Biểu đồ 3.10

Số liệu trẻ em Nepal được công dân Hoa Kỳ nhận nuôi từ năm 1999 đến năm 2011


66

Phần các phụ lục tham khảo


Phụ lục 1.1: Số lượng văn phòng con nuôi nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam cập nhật ngày 14/9/2012

Phụ lục 2.1: Các Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa Việt Nam và các nước đến năm 2012

Phụ lục 2.2: Các Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Việt Nam và các nước

Phụ lục 2.3: Danh sách các nước tham gia công ước Lahay 1993

Phụ lục 2.4: Bộ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam Hà Hùng Cường gặp gỡ và giao lưu với các gia đình Ailen nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi ngày 22/9/2012

Phụ lục 2.5: Một số điển hình trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi

LỜI NÓI ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài


Việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, trong đó nổi lên mối quan hệ chính, chủ yếu là trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi đang trở thành mối quan tâm của các cấp, các ngành có liên quan.

Nuôi con nuôi mang tính nhân đạo sâu sắc trong mối quan hệ giữa con người với con người. Đây chính là giải pháp “nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình” (Điều 2, Luật Nuôi con nuôi 2010 của Việt Nam) đã nêu rõ mục đích của nuôi con nuôi.

Trong sự phát triển chung của thế giới, việc Việt Nam đã hoàn thiện được Luật nuôi con nuôi năm 2010 là một cố gắng hết sức to lớn nhằm tạo ra khung pháp lý hoàn chỉnh về việc nuôi con nuôi trong mối quan hệ tương quan với các nước trong khu vực và trên thế giới. Hơn nữa ngày 18/7/2011 Việt Nam đã phê chuẩn Công ước Lahay 1993 về bảo vệ trẻ em và con nuôi quốc tế, Công ước này có hiệu lực từ ngày 01/02/2012. Một lần nữa thể hiện quyết tâm to lớn của Việt Nam trong việc quốc tế hóa quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

Việc nghiên cứu và so sánh pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam với pháp luật của một số nước trên thế giới trong bối cảnh hiện nay giúp chúng ta có cái nhìn khách quan, tổng thể và toàn diện hơn về pháp luật của Việt Nam. Với tình hình thực tế Luật Nuôi con nuôi mới có hiệu lực hơn hai năm và việc thi hành còn gặp nhiều khó khăn do tư tưởng cũ muốn quay lại qui trình cũ đã gây nhiều áp lực cho các cơ quan giải quyết việc nuôi con nuôi. Chính vì thế việc so sánh này có ý nghĩa nhất định để hoàn thiện hơn cơ chế nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam trong quá trình thực hiện Luật Nuôi con nuôi 2010 trong những năm tới cũng như việc tuân thủ Công ước Lahay 1993.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài


Pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam đã được nhiều nhà khoa học pháp lý nghiên cứu và bình luận. Thông qua các nghiên cứu này các nhà khoa học pháp lý đã phân tích và làm rõ các chế định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trên nhiều khía cạnh như dưới góc độ hôn nhân gia đình, dưới góc độ bảo vệ quyền trẻ em và trước yêu cầu hội nhập quốc tế

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ
Ngày đăng: 10/10/2024