Nguyên Nhân Của Những Hạn Chế Trong Chính Sách Thuế Nhà Ở, Đất Ở


trình đô thị hoá nên đã quá lạc hậu. Nhiều vùng nông thôn đã trở thành thị trấn nhưng tiêu chuẩn điều chỉnh không được hướng dẫn rõ ràng, gây nhiều lúng túng trong tổ chức thực hiện của địa phương.

- Hạn chế về tên gọi và nội dung của chính sách thuế nhà ở, đất ở: việc thu lệ phí trước bạ thời gian qua đối với nhà ở, đất ở không thuần túy là lệ phí hành chính mà mang tính chất của một sắc thuế có tác dụng điều tiết đối với một số loại tài sản, nên tên gọi lệ phí trước bạ là chưa hợp lý. Mức động viên từ lệ phí trước bạ khá cao, nhưng với danh nghĩa là một khoản lệ phí thì căn cứ pháp lý để thực hiện lại chưa cao, chưa phù hợp với tính chất của khoản thu này. Nhiều trường hợp mua bán, cho tặng, thừa kế nhà ở, đất ở chỉ làm giấy viết tay, không chịu làm thủ tục đăng ký trước bạ, nhưng việc xử lý sai phạm có nhiều khó khăn vì biện pháp chế tài chưa đủ hiệu lực cần thiết.

Hiện nay, Nhà nước chưa có quy định rõ ràng, cụ thể về những tài sản thuộc diện quản lý của Nhà nước phải làm đầy đủ thủ tục đăng ký trước bạ để việc thực hiện chế độ thu lệ phí trước bạ thuận lợi. Ví dụ, đối với nhà chỉ mới phải đăng ký trước bạ đối với nhà chuyển dịch, trên thực tế đã có không ít trường hợp mua nhà cấp 4 trên đất với giá không đáng bao nhiêu, nhưng sau khi mua xong chủ nhà đã phá toàn bộ nhà cũ, xây dựng lại nhà cao tầng, nhà biệt thự với giá trị mới gấp chục lần, thậm chí gấp hàng trăm lần giá cũ thì trong trường hợp này còn nhiều bất cập khi làm thủ tục trước bạ. Nếu không có quy định rõ ràng nguyên tắc phải đăng ký trước bạ đối với nhà xây dựng mới hoặc nhà sửa chữa lớn mà giá trị tăng lên thì sẽ gây thất thu nhiều về tiềm năng lệ phí trước bạ, đặc biệt ở các đô thị lớn.

Mặc dù Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp mới có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012, nhưng theo nhiều chuyên gia đánh giá cũng đã bộc lộ những bất cập trong các quy định về giá tính thuế (cách xác định giá tính thuế, thời gian áp dụng giá tính thuế), về thuế suất (nhất là thuế suất đối với đất ở sử dụng sai mục đích, hay bỏ hoang; vì với mức thuế suất như hiện nay không thể chống đầu cơ và định hướng sử dụng đất ở hiệu quả, tiết kiệm).


- Không bao quát hết các khả năng đánh thuế: cả trong Pháp lệnh thuế nhà, đất và từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 là Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đều đề xuất không thu thuế sử dụng nhà, việc này một mặt gây thất thu cho NSNN, một mặt không bảo đảm tính công bằng trong chính sách thuế, đặc biệt là giữa thành thị và nông thôn.

- Trốn thuế do kê khai sai giá tính thuế vẫn diễn ra phổ biến: về nguyên tắc giá tính thuế trong các chính sách thuế là giá thị trường, tuy nhiên trong rất nhiều trường hợp giá tính thuế lại không phản ánh giá trị thị trường (thường thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường). Theo thống kê của các phòng công chứng, hầu hết các hợp đồng công chứng chuyển nhượng BĐS đều khai giá bán ở mức thấp hơn nhiều so với giá thực bán trên thị trường. Với những hợp đồng chuyển nhượng mà tài sản là nhà, đất có giá trị lớn hơn thì số tiền Nhà nước thất thu cũng nhiều hơn. Mặc dù cơ quan chức năng nhận biết rõ nhiều hợp đồng chuyển nhượng nhà ở, đất ở, người bán và mua cố tình trốn thuế nhưng hiện nay chưa có biện pháp hữu hiệu để kiểm soát và xử lý có hiệu quả hành vi này. Bởi, theo quy định hiện hành, cơ quan thuế chỉ căn cứ vào hồ sơ, giấy tờ do hai bên chuyển nhượng nhà ở, đất ở nộp lên đã có công chứng và làm thủ tục tính thuế. Nội dung việc mua, bán nhà, đất thuộc về hợp đồng dân sự, mà bản chất của hợp đồng dân sự lại mang tính thỏa thuận, tự nguyện; mặt khác, phần lớn các hợp đồng mua bán được thực hiện bằng tiền mặt trao tay, nên việc xác định giá mua bán thực tế là không đơn giản. Luật Quản lý thuế cũng có quy định, trong trường hợp phát hiện giá chuyển nhượng bất hợp lý thì cơ quan thuế có thể áp dụng khung giá đất do UBND thành phố, nơi có nhà ở, đất ở được chuyển nhượng quy định. Nhưng khung giá đất này cũng thấp hơn nhiều so với giá thực tế của thị trường, nên cho dù có bị ấn định thuế theo quy định này, thì người nộp thuế nhà, đất vẫn có lợi khi khai báo giá mua bán nhà ở, đất ở sai với thực tế.

Chính sách thuế chưa thực sự sâu sát với thực tiễn cuộc sống nên việc phát sinh kẽ hở tiêu cực và hậu quả là có sự bất công bằng giữa những người nộp thuế và thất thu NSNN là điều không thể tránh khỏi. Những kẽ hở trong luật đã tạo điều kiện cho đối tượng nộp thuế có thể trốn thuế và lách thuế. Vì vậy, một trong những


mục tiêu của sắc thuế là nhằm hạn chế bớt việc đầu cơ nhà, đất đẩy giá bán tăng cao vẫn chưa đạt được.

- Phối hợp giữa các bộ phận liên quan còn hạn chế: quy định về tổ chức thực hiện không rõ ràng về cơ chế, trách nhiệm trong phối hợp giữa cơ quan thuế với các cơ quan chức năng, với chính quyền cơ sở trong việc xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà ở, đất ở và nội dung, giá trị đăng ký trước bạ, xử lý vi phạm, do đó, việc phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong tổ chức thu lệ phí trước bạ ở nhiều địa phương còn bị hạn chế, dẫn đến tình trạng thất thu đang xảy ra phổ biến ở hầu hết các địa phương, cả thành thị lẫn nông thôn. Hay ở nhiều địa phương, việc thu lệ phí trước bạ tập trung ở các thị xã, không tổ chức thu lệ phí trước bạ ở các huyện gây không ít phiền hà cho người có nhà ở, đất ở chuyển nhượng ở các vùng nông thôn xa thị xã, một trong những nguyên nhân quan trọng gây thất thu về lệ phí trước bạ.

- Hạn chế trong xét miễn, giảm thuế: việc xét miễn, giảm thuế nhà ở, đất ở không rõ ràng, còn chống chéo, các quy định nhiều khi quá phức tạp; như việc xét miễn, giảm do thiên tai, địch hoạ phải tính theo tỷ lệ về tài sản bị thiệt hại so với toàn bộ tài sản (tài sản cố định, tài sản lưu động) có trên lô đất chịu thuế thường khó xác định đúng đắn nên hầu như không có trường hợp nào được xem xét miễn giảm theo đúng Luật.

2.2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong chính sách thuế nhà ở, đất ở

- Một là sự bất cập và không đầy đủ trong những quy định pháp lý của chính sách thuế nhà ở, đất ở: các chính sách bộ phận của chính sách thuế nhà ở, đất ở như: chính sách thuế đăng ký nhà ở, đất ở; chính sách thuế sử dụng đất ở còn nhiều nội dung quy định không hợp lý, mục tiêu xác định không rõ, không bám sát tình hình thực tiễn sử dụng nhà ở, đất ở của người dân; cũng như tình hình kinh tế- xã hội của đất nước. Nhiều nội dung quy định còn lạc hậu, không thống nhất với các hệ thống văn bản pháp lý khác, hoặc có quy định nhưng lại không rõ ràng, dẫn đến có nhiều cách hiểu và vận hành khác nhau, gây khó khăn cho cả người nộp thuế lẫn cơ quan thuế, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả và hiệu lực của chính sách.


- Hai là sự yếu kém trong một số khâu của quy trình chính sách thuế thuế nhà ở, đất ở: như phần trên đã trình bày, ưu điểm của Việt Nam là trong quá trình làm chính sách đã có một quy trình cụ thể, tuy nhiên, nếu xem xét kỹ thì bản thân quy trình đó cho tới thời điểm hiện nay không còn phù hợp nữa, ngay trong mỗi nội dung của quy trình cũng còn nhiều vướng mắc: có nội dung không rõ ràng, cũng có nội dung không cần thiết, trùng lặp, hoặc “dòng thông tin” lưu chuyển qua các bộ phận chính sách cũng không hợp lý.

+ Không tiến hành phân tích chính sách trước, cho nên có những văn bản thật sự cần thiết phải ban hành thì chưa được dự kiến hoặc chưa được ban hành, trong khi đó có những văn bản chưa hoặc không thực sự cần thiết lại được đưa vào chương trình, phải thông qua những đạo luật có thể mang ý nghĩa tuyên ngôn mà ít ý nghĩa điều chỉnh các vấn đề kinh tế- xã hội. Hoặc vì không hình thành các giải pháp chính sách trước, nên khi đưa ra lấy ý kiến thường có nhiều thay đổi, bổ sung. Đây là nguyên nhân khiến cho các dự thảo nhiều khi phải soạn đi soạn lại hàng chục lần, vừa tốn công sức, thời gian, tiền bạc. Hay nhiều chính sách đứng trước tình trạng “đẽo cày giữa đường”, không thể hoàn thành việc soạn thảo được và cuối cùng chỉ chấp nhận nghiên cứu để sửa đổi bổ sung. Điều này cũng lý giải tại sao nhiều khi các chính sách của nước ta vừa ban hành đã phải sửa đi sửa lại.

Bảng 2.14: Ý kiến đánh giá các khâu của quy trình chính sách thuế nhà ở, đất ở


Nội dung điều tra

Số phiếu

Nhỏ nhất

Lớn nhất

Trung bình

Độ lệch chuẩn

1.3.1. Việc xác định và lựa chọn vấn đề chính sách trong giai đoạn hoạch định chính sách thuế nhà ở, đất ở trong thời gian qua đã được thực hiện tốt


150


1


5


2.49


1.219

1.3.2. Trong việc hoạch định chính sách thuế nhà ở, đất ở đã thu hút được trí tuệ của đông

đảo các nhà khoa học, nhà quản lý và nhân dân


150


1


5


2.41


1.183

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 231 trang tài liệu này.

Chính sách thuế nhà ở, đất ở tại Việt Nam - 16



1.3.3. Trong việc hoạch định chính sách thuế nhà ở, đất ở đã đưa ra được các phương án chính sách khác nhau để so sánh, đánh giá và lựa chọn


150


1


5


2.36


1.101

1.3.4. Trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách đã tổ chức tốt công tác phổ biến tuyên truyền chính sách


150


1


5


2.31


1.042

1.3.5. Trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách đã có sự phân công, phân cấp, cũng như các quy định về phối hợp rõ ràng


150


1


5


2.76


1.127

1.3.6. Trong quá trình thực hiện chính sách đã thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách


150


1


5


3.26


1.013

1.3.7. Trong quá trình vận hành chính sách đã thường xuyên tổ chức đánh giá, tổng kết và rút kinh nghiệm để có những điều chỉnh kịp thời


150


1


5


3.21


.971

Nguồn:Số liệu điều tra, Tác giả (2011)

+ Nhiều quy định trong chính sách thuế nhà ở, đất ở của Việt Nam trong suốt quá trình soạn thảo chính sách mới thiên hướng ở những phân tích, đánh giá trong “nội bộ” những người được giao soạn thảo chính sách, không tận dụng được ý kiến của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu đầu ngành. Kết quả điều tra được nêu ở Bảng 2.14 cũng đã thể hiện phần nào đánh giá này: khi được hỏi “trong việc hoạch định chính sách thuế nhà ở, đất ở đã thu hút được trí tuệ của đông đảo các nhà khoa học, nhà quản lý và nhân dân” thì tần suất không đồng ý với ý kiến nêu trên chiếm đại đa số (với giá trị trung bình chỉ là 2,41). Điều này cũng lý giải tại sao nhiều chính sách của chúng ta có “tuổi thọ” không dài.

+ Nhiều đơn vị tham gia phân tích chính sách thuế nhà ở, đất ở, mà mỗi đơn vị lại đứng trên một góc nhìn khác nhau đối với chính sách, vì vậy, dẫn đến có quá nhiều các tiêu chí để đánh giá chính sách, không biết căn cứ vào đâu để thẩm định và quyết định chính sách thuế nhà ở, đất ở. Vì không phải giải trình về chính sách, các hoạt động phân tích chính sách chỉ được tiến hành một cách hình thức, chiếu lệ, cho nên có thể xuất hiện những cái “khe” giúp cho việc “cài cắm” quyền lợi nếu muốn của các chủ thể tham gia soạn thảo chính sách. Theo kết quả điều tra ở Bảng


2.14 thì phần lớn những người được hỏi về việc xác định vấn đề chính sách và tìm kiếm các phương án chính sách thuế nhà ở, đất ở hiện nay thì đều đánh giá là kém và không chuyên nghiệp. Việc lấy ý kiến của những đối tượng chịu tác động của chính sách thuế nhà ở, đất ở cũng chưa được đảm bảo tính khoa học, mang tính hời hợt, “lấy cho có”, công tác điều tra thực tế trước khi xây dựng chính sách cũng không khả quan hơn, chính vì vậy không dự báo được các kết quả, cũng như các tình huống có thể xảy ra khi đưa chính sách vào thực hiện, có khi một số nội dung của chính sách bị phản đối.

+ Trong việc tổ chức thực hiện chính sách thuế nhà ở, đất ở: việc phân định quyền hạn và trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong việc thực thi chính sách không rõ ràng, nên đến khi đưa chính sách vào cuộc sống gặp nhiều khó khăn trong việc phân công, phối hợp thực hiện chính sách, gây ra sự chồng chéo, mâu thuận về quyền hạn và trách nhiệm của các bên, làm cho việc thực hiện gặp nhiều khó khăn.

+ Một khâu không thể thiểu để đảm bảo hiệu lực quản lý là công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chính sách thuế nhà ở, đất ở. Các đơn vị phụ trách triển khai chính sách trong kế hoạch của mình đều có đề cập đến công tác này, nhưng thực tế thực hiện nhìn chung còn kém. Nhiều quy định của chính sách thuế nhà ở, đất ở khi triển khai xuống các cấp không thực hiện được, hoặc có thực hiện nhưng gặp nhiều khó khăn, hoặc thực hiện không đúng chủ trương của chính sách, tuy nhiên đơn vị phụ trách chính sách nhiều khi không nắm được, dẫn đến nhiều sai phạm trong thực hiện chính sách, khi phát hiện ra đã quá muộn, việc khắc phục hậu quả rất khó khăn và tốn kém.

- Ba là những yếu kém trong công tác quản lý thuế nhà ở, đất ở. Mặc dù đã có Luật quản lý thuế, tuy nhiên các quy định trong Luật nhiều khi không rõ ràng, hơn nữa việc triển khai thực hiện còn nhiều bất cập, cụ thể:

+ Việc phân công, phân cấp không rõ ràng, có sự chồng lấn về quyền hạn và trách nhiệm. Tuy hiện nay đã có những quy định về phân công, phân cấp của cơ quan quản lý thuế và các tổ chức có liên quan ở địa phương, tuy nhiên lại chưa có những quy định cụ thể về trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý thuế các cấp, cũng


như giữa cơ quan quản lý thuế với chính quyền địa phương các cấp, điều này thường sẽ gây phát sinh việc song trùng lãnh đạo trong quản lý thuế ở địa phương.

+ Việc ứng dụng khoa học- công nghệ hiện đại trong Ngành thuế đã được thực hiện và mang lại những kết quả bước đầu, tuy nhiên, hệ thống này vẫn được đánh giá là chưa đáp ứng được yêu cầu mà chính sách thuế nhà ở, đất ở đề ra. Điều này được thể hiện rõ nét qua hệ thống thông tin trong nội bộ Ngành thuế, cũng như thông tin kết nối với bên ngoài chưa thông suốt, hệ thống xử lý thông tin chủ yếu theo mô hình xử lý phân tán, nên việc khai thác thông tin khá phức tạp, chưa thuận tiện cho việc liên kết giữa các chức năng quản lý thuế; hệ thống hiện tại gây khó khăn cho việc triển khai đồng nhất một hệ thống kết nối thông tin cho toàn ngành; các ứng dụng hiện tại thường mới chỉ đáp ứng cho các nghiệp vụ quản lý riêng biệt, chưa có khả năng xử lý tập trung số lượng lớn và hỗ trợ tự động quy trình nghiệp vụ quản lý thuế từ quản lý hồ sơ, đăng ký thuế, kê khai, tính thuế đến các nghiệp vụ xử lý chứng từ, kế toán thu nộp thuế và đôn đốc tuân thủ, thu nợ...

+ Công tác truyền thông cho chính sách thuế nhà ở, đất ở: truyền thông trong giai đoạn soạn thảo chính sách, và nhất là truyền thông trong giai đoạn đưa chính sách vào tổ chức thực hiện còn nhiều yếu kém và bất cập, điều này cũng được thể hiện rõ qua kết quả điều tra ở Bảng 2.14 ở trên, với nhận định “Trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách đã tổ chức tốt công tác phổ biến tuyên truyền chính sách” thì giá trị trung bình thu được là 2,31- lệch trái, thể hiện sự không đồng ý với nhận định đưa ra. Nhiều chính sách đã có hiệu lựa thi hành, nhưng nhiều đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của chính sách đó lại không nắm rõ, nhiều khi không biết.

+ Chất lượng nhân lực Ngành thuế thời gian qua đã có những cải thiện đáng kể, tuy nhiên, nhìn chung đội ngũ nhân lực trong Ngành thuế quá đông, lại chưa được sắp xếp hiệu quả, trình độ chuyên môn không cao, nhất là những hiểu biết trong việc ứng dụng công nghệ vào công việc và yếu về ngoại ngữ, nên chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập quốc tế sâu và rộng như hiện nay.

- Bốn là nguồn kinh phí cho việc vận hành chính sách thuế nhà ở, đất ở còn eo hẹp. Chính nguồn kinh phí còn hạn chế đã ảnh hưởng lớn đến tất cả các khâu của


quy trình chính sách thuế nhà ở, đất ở, như: do không có kinh phí nên việc nghiên cứu, điều tra, lấy ý kiến, cũng như đánh giá các tác động của chính sách thuế nhà ở, đất ở ít khi được làm đầy đủ và bài bản; việc đầu tư cho trụ sở làm việc, hạ tầng kỹ thuật của Ngành thuế cũng vì thế mà còn nhiều hạn chế; lương của đội ngũ cán bộ thuế mặc dù đã được cải thiện, tuy nhiên, nếu so sánh với các đơn vị bên ngoài, nhất là khối doanh nghiệp thì vẫn quá thấp, không đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của mỗi người, đặc biệt là tại những thành phố lớn…

- Năm là sự tác động tiêu cực từ môi trường vĩ mô. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến chính sách phải kể đến, đó là: yếu tố kinh tế, yếu tố chính trị, yếu tố văn hóa- xã hội, yếu tố khoa học, công nghệ. Những tác động tiêu cực của môi trường vĩ mô đến chính sách thuế nhà ở, đất ở trong những năm vừa qua tại Việt Nam cụ thể là: (1). Điều kiện kinh tế của đất nước còn khó khăn, mức thu nhập bình quân thấp nên ảnh hướng đáng kể đến khả năng nộp thuế nhà ở, đất ở; (2). Quan điểm về đánh thuế chưa được đổi mới, nên thường “ngại” khi tạo sự thay đổi lớn về chính sách thuế nhà ở, đất ở; hay áp dụng thêm chính sách thuế mới, như thuế nhà; (3). Sự thiếu đồng bộ và đầy đủ của hệ thống luật pháp về thuế nhà ở, đất ở nói riêng, hệ thống pháp luật về đất đai, nhà ở nói chung cũng ảnh hưởng tiêu cực đến việc vận hành chính sách thuế nhà ở, đất ở; (4). Sự chuyên quyền, nạn tham nhũng cũng là vấn đề nóng bỏng ảnh hưởng xấu đến chính sách thuế nhà ở, đất ở; (5). Đại bộ phận người dân vẫn chưa có “văn hóa nộp thuế”, vẫn chưa coi nộp thuế là quyền lợi của mình; hơn nữa cũng chưa có ý thức trong việc phê phán, lên án các hành vi trốn thuế, lách thuế nhà ở, đất ở; (6). Việt Nam là một nước đang phát triển, là một nước đi sau về nhiều mặt, nhất là về khoa học- công nghệ, nên sự chậm trễ này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong chính sách thuế nhà ở, đất ở …

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương này Tác giả đã đi vào khái quát về thực trạng nhà ở, đất ở tại Việt Nam hiện nay, qua đây khẳng định nhà ở, đất ở là nhu cầu thiết yếu, tối quan trong đối với mỗi người dân và thấy rằng quỹ nhà đất của Việt Nam là có hạn,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/09/2022