Chuẩn Bị Dụng Cụ: Thực Hiện Tương Tự Như Ủ Nóng


- Cân phân bò, rơm rạ (Hình 1.3.21).


Hình 1 3 21 Cân phân bò Băm rơm ra nhỏ khoảng 5 10 cm Nếu phụ phẩm nông nghiệp 1

Hình 1.3.21. Cân phân bò


Băm rơm ra nhỏ khoảng 5-10 cm. Nếu phụ phẩm nông nghiệp đã mục thì không cần băm mà trực tiếp đưa vào đống ủ (Hình 1.3.22).


Hình 1 3 22 Băm rơm Sau khi chuẩn bị nguyên liệu xong chia nguyên liệu ra thành 4 5 2

Hình 1.3.22. Băm rơm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.


Sau khi chuẩn bị nguyên liệu xong, chia nguyên liệu ra thành 4-5 phần để đảm bảo nguyên liệu đều khi ủ.

3.1.4. Tiến hành ủ


Bước 1 Rải một lớp phân bò dày 10 15 cm ra nền ủ Hình 1 3 23 Hình 1 3 23 Rải 3

- Bước 1. Rải một lớp phân bò dày 10-15 cm ra nền ủ (Hình 1.3.23).


Hình 1.3.23. Rải phân ra nền ủ


- Bước 2. Rải lên một lớp rơm rạ dày khoảng 10 cm (Hình 1.3.24).


- Bước 3. Rắc vôi bột (Hình 1.3.25).


- Bước 4. Tưới nước vào đống ủ nhằm mục đích làm cho nguyên liệu mềm ra và tạo ẩm độ thích hợp cho đống ủ (60-70%). Nước tưới là nước đã pha thêm chế phẩm sinh học (Hình 1.3.26).


Hình 1 3 24 Rải rơm rạ Hình 1 3 25 Rắc vôi Hình 1 3 26 Tưới nước Lưu ý Nếu 4

Hình 1.3.24. Rải rơm rạ



Hình 1 3 25 Rắc vôi Hình 1 3 26 Tưới nước Lưu ý Nếu nguyên liệu ủ khô nhiều 5

Hình 1.3.25. Rắc vôi


Hình 1 3 26 Tưới nước Lưu ý Nếu nguyên liệu ủ khô nhiều thì sau mỗi lớp ủ 6

Hình 1.3.26. Tưới nước


Lưu ý: Nếu nguyên liệu ủ khô nhiều thì sau mỗi lớp ủ cần tưới thêm nước, lượng nước tưới vào mỗi lớp khoảng 4-5 lít (tổng lượng nước tưới cho toàn bộ đống ủ khoảng 20-25 lít). Nếu nguyên liệu ướt thì chỉ cần tưới một lượng nước khoảng 10 lít sau khi đống ủ đã đạt độ cao cần thiết.


- Bước 5. Tiếp tục rải lần lượt phân, chất độn, vôi bột và tưới nước theo thứ tự trên cho đến khi hết nguyên liệu hoặc đống ủ đạt độ cao khoảng 1,5-2,0 m (Hình 1.3.27).


Hình 1 3 27 Rải lớp phân tiếp theo Lưu ý Phân và chất độn được xếp thành 7

Hình 1.3.27. Rải lớp phân tiếp theo


* Lưu ý: Phân và chất độn được xếp thành từng lớp nhưng không được nén lại. Khi đánh đống xong phải đảm bảo tỉ lệ phân/chất độn là: 7 phần phân với 3 phần chất độn đã được chặt ngắn.

- Bước 6. Đậy đống ủ (Hình 1.3.28) và chèn kín xung quanh để bảo đảm nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (Hình 1.3.29).



Hình 1 3 28 Đậy đóng ủ Hình 1 3 29 Chèn kín xung quanh Lưu ý nhiệt độ thích 8Hình 1 3 28 Đậy đóng ủ Hình 1 3 29 Chèn kín xung quanh Lưu ý nhiệt độ thích 9


Hình 1.3.28. Đậy đóng ủ Hình 1.3.29. Chèn kín xung quanh


Lưu ý: nhiệt độ thích hợp trong đóng ủ là khoảng 50-60 0C, ẩm độ khoảng 60-70%. Do đó, nếu vào mùa đông cần được che đậy kỹ để nhiệt độ trong đống ủ được duy trì.

- Bước 7. Kiểm tra đống ủ

Sau 4-6 ngày ủ, nhiệt độ trong đống ủ có thể lên đến khoảng 600C. Các loài vi sinh vật phân giải chất hữu cơ phát triển nhanh và mạnh. Các loài vi sinh vật hiếu khí chiếm ưu thế. Do tập đoàn vi sinh vật hoạt động mạnh cho nên nhiệt độ trong đống ủ tăng nhanh và đạt mức cao. Vì vậy, cứ khoảng 7-10 ngày tiến hành kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm đống ủ.

* Cách kiểm tra nhiệt độ đống ủ:

Sử dụng nhiệt kế:


Dùng nhiệt kế thủy ngân, có khoảng chia độ từ 0oC đến 100oC (Hình 1.3.30)


Hình 1 3 30 Nhiệt kế Trước khi đo vẩy nhiệt kế vẩy mạnh nhiều lần cho cột 10


Hình 1.3.30. Nhiệt kế


Trước khi đo vẩy nhiệt kế vẩy mạnh nhiều lần cho cột thủy ngân xuống ở mức thấp nhất và tiến hành đo nhiệt độ đống ủ.

+ Xác định vị trí đo nhiệt độ: là khoảng giữa của đống ủ và đo ở 5 vị trí: ở 4 góc và trung điểm giữa hai đường chéo.

+ Đo nhiệt độ đống ủ: cắm đầu nhiệt kế vào đống ủ, để yên 5-10 phút

+ Đọc kết quả: vẫn để nhiệt kế trong đống ủ và đọc kết quả

Nhiệt độ đống ủ là trị số trên vạch chia tại đầu mút của cột màu đỏ 11

Nhiệt độ đống ủ là trị số trên vạch chia tại đầu mút của cột màu đỏ hoặc xám bạc của nhiệt kế. Đọc kết quả trung bình của 5 vị trí đo.


Phương pháp cảm quan:

Dùng gậy tre vót nhọn (Hình 1.3.31)


Hình 1 3 31 Gậy tre Cầm gậy tre chọc vào giữa đống phân ủ để yên khoảng 10 12

Hình 1.3.31. Gậy tre


+ Cầm gậy tre chọc vào giữa đống phân ủ, để yên khoảng 10 phút (Hình 1.3.32).


Hình 1.3.32. Đưa gậy tre vào đống ủ


+ Sau đó lấy ra và nắm gậy tre trong lòng bàn tay thấy nóng là được (Hình 1.3.33).


Hình 1 3 33 Kiểm tra độ nóng của gậy tre Cách kiểm tra độ ẩm đống ủ Dùng 13

Hình 1.3.33. Kiểm tra độ nóng của gậy tre


* Cách kiểm tra độ ẩm đống ủ:

Dùng tay nắm phần phân ủ và bóp chặt thấy nước rịn qua kẽ tay là đạt ẩm khoảng 50-60% (Hình 1.3.34), nếu nước chảy ra là quá ẩm, xòe tay ra thấy vỡ là quá khô.


Ngoài ra, ẩm độ trong đống ủ có thể được xác định bằng máy đo ẩm độ (Hình 1.3.35).


Hình 1 3 34 Kiểm tra độ ẩm sinh khối Hình 1 3 35 Đo độ ẩm bằng máy Bước 8 14

Hình 1.3.34. Kiểm tra độ ẩm sinh khối


Hình 1 3 35 Đo độ ẩm bằng máy Bước 8 Đảo đống ủ và bảo quản Sau khoảng 15

Hình 1.3.35. Đo độ ẩm bằng máy


- Bước 8. Đảo đống ủ và bảo quản

Sau khoảng 15 ngày ủ nên đảo đống phân ủ một lần và tưới thêm nước để thúc đẩy vi sinh vật phát triển làm cho đống ủ mau hoai mục. Đối với các loại nguyên liệu khó phân hủy như thân cây ngô, rơm rạ cứ sau 20 ngày đảo 1 lần.


Cách đảo đóng ủ là dùng cây hoặc dùng xẻng đảo từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong cho đều và tấp thành đống ủ tiếp (Hình 1.3.36 và 1.3.37).


Hình 1 3 36 Đảo đóng ủ Hình 1 3 37 Đậy đóng ủ Việc ủ xem như hoàn thành khi 16Hình 1 3 36 Đảo đóng ủ Hình 1 3 37 Đậy đóng ủ Việc ủ xem như hoàn thành khi 17


Hình 1.3.36. Đảo đóng ủ Hình 1.3.37. Đậy đóng ủ


Việc ủ xem như hoàn thành khi phân trong đóng ủ có màu nâu và không còn mùi hôi của phân, phân tơi xốp, thọc tay vào đống ủ thấy ấm vừa tay là nguyên liệu đã hoai mục (chín hoặc ngấu), hoàn toàn có thể đem sử dụng làm chất nền nuôi trùn.

Phương pháp ủ nóng có tác dụng tốt trong việc tiêu diệt các hạt cỏ dại 18

Phương pháp ủ nóng có tác dụng tốt trong việc tiêu diệt các hạt cỏ dại, loại trừ các mầm mống sâu bệnh. Thời gian ủ tương đối ngắn. Chỉ 30-40 ngày là ủ xong, phân ủ có thể đem sử dụng. Tuy vậy, phương pháp này có nhược điểm là để mất nhiều đạm. Vì vậy để bổ sung thêm đạm thì trong quá trình ủ, chúng ta có thể rải thêm 1-2% supe lân (1-2 kg phân lân cho 100 kg nguyên liệu) ở bước 4 (Hình 1.3.38).


Hình 1.3.38. Phân supe lân


Lưu ý: thời gian ủ có thể kéo dài khoảng 60-70 ngày nếu vào mùa đông. Thời gian ủ phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ môi trường bên ngoài. Do đó, cần kiểm tra đống ủ trước khi sử dụng để đảm bảo rằng đống ủ đã hoai mục hoàn toàn.

3.2. Ủ nguội

3.2.1. Chọn nơi ủ: Thực hiện tương tự như ủ nóng

3.2.2. Chuẩn bị dụng cụ: Thực hiện tương tự như ủ nóng


3 2 3 Chuẩn bị nguyên liệu 70 kg phân bò 30 kg rơm rạ 2 kg phân lân Ngoài ra khi ủ 19

3.2.3. Chuẩn bị nguyên liệu: 70 kg phân bò, 30 kg rơm rạ, 2 kg phân lân.


Ngoài ra, khi ủ nguội cần sử dụng bùn để nén chặt đống ủ (Hình 1.3.39).


Hình 1.3.39. Bùn dùng để nén đống ủ


Nguyên liệu sau khi chuẩn bị, chia ra thành 4-5 phần để đảm bảo nguyên liệu đều khi ủ.

3.2.4. Tiến hành ủ

- Bước 1. Rải một lớp phân dày 10-15 cm;

- Bước 2. Rải lên một lớp chất độn dày 10 cm;

Bước 3 Rắc 2 phân lân tỉ lệ phân lân được tính trên khối lượng phân cộng 20

- Bước 3. Rắc 2% phân lân (tỉ lệ phân lân được tính trên khối lượng phân cộng với phụ phẩm nông nghiệp). Nếu chia 100 kg nguyên liệu ra làm 5 phần thì rắc khoảng 400 gram phân lân.


- Bước 4. Lấy đất bùn phơi khô đập nhỏ phủ lên dày khoảng 1cm và nén chặt (Hình 1.3.40).


Hình 1.3.40. Phủ bùn


- Bước 5. Tiếp tục rải phân, chất độn, phân lân và bùn theo thứ tự trên cho đến khi đống ủ cao khoảng 1,0-1,2 mét.

- Bước 6. Tưới nước cho ẩm. Lượng nước tưới cũng tùy thuộc vào độ khô hay ướt của nguyên liệu.

62


- Bước 7. Trát bùn phủ bên ngoài đống ủ

Lưu ý: Phân và chất độn được xếp thành từng lớp và được nén chặt lại.

Do bị nén chặt cho nên bên trong đống phân thiếu oxy, môi trường trở nên yếm khí, khí cacbonic trong đống ủ tăng. Vi sinh vật hoạt động chậm, bởi vậy nhiệt độ trong đống ủ không tăng cao mà chỉ ở mức 30-350C. Đạm trong đống phân chủ yếu ở dạng amon cacbonat, là dạng khó phân hủy thành amoniac, nên lượng đạm bị mất giảm đi nhiều.

Phương pháp này, thời gian ủ phân phải kéo dài 5-6 tháng phân ủ mới dùng được. Nhưng phân có chất lượng tốt hơn ủ nóng do ít mất chất đạm.

3.3. Ủ hỗn hợp

3.3.1. Chọn nơi ủ: Thực hiện tương tự như ủ nóng

3.3.2. Chuẩn bị dụng cụ: Thực hiện tương tự như ủ nóng

3.3.3. Chuẩn bị nguyên liệu: 70 kg phân bò, 30 kg rơm rạ, bùn. Nguyên liệu sau khi chuẩn bị, chia ra thành 4-5 phần.

3.3.4. Tiến hành ủ

- Bước 1. Rải một lớp phân dày 10-15 cm;

- Bước 2. Rải lên một lớp chất độn dày 10 cm;

- Bước 3. Rải phân và chất độn theo thứ tự trên cho đến khi đống ủ cao 0,5 m;

- Bước 4. Tưới nước

- Bước 5. Phủ lên đống ủ một lớp che mưa nắng bằng vật liệu sẵn có như tấm bạt, bao nilon ... và phải giữ kín xung quanh để bảo đảm nhiệt độ và độ ẩm thích hợp;

Lưu ý: Phân và chất độn được xếp thành từng lớp nhưng không được nén lại. Để như vậy cho vi sinh vật hoạt động mạnh trong 5-6 ngày. Khi nhiệt độ đạt 50-600C tiến hành nén chặt để chuyển đống ủ sang trạng thái yếm khí.

- Bước 6. Sau 5-6 ngày, dỡ tấm phủ ra, tiến hành nén chặt bằng đất bùn phơi khô đập nhỏ để đống ủ chuyển từ trạng thái ủ nóng sang ủ nguội;

- Bước 7. Thực hiện lại các bước 1, 2, 3, 4 và 5;

- Bước 8. thực hiện lại bước 6, cứ như vậy đến khi đống ủ đạt độ cao cần thiết thì trát bùn xung quanh.

Quá trình chuyển hóa trong đống ủ diễn ra như sau: ủ nóng cho phân bắt đầu ngấu, sau đó chuyển sang ủ nguội bằng cách nén chặt lớp phân để giữ cho đạm không bị mất.

Ủ theo cách này có thể rút ngắn được thời gian so với cách ủ nguội, nhưng dài hơn cách ủ nóng.

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 27/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí