Khái Niệm “Chính Sách Bảo Tồn Và Phát Triển Văn Hóa Các Dân Tộc Thiểu Số”


Ông F.Mayor, Cựu Tổng giám đốc UNESCO đã định nghĩa: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống giá trị, các truyền thống và các thị hiếu - những yếu tố xác định các đặc tính riêng của mỗi dân tộc”[32]. Định nghĩa này nhấn mạnh vào hoạt động sáng tạo của các cộng đồng người gắn liền với tiến trình phát triển có tính lịch sử của mỗi cộng đồng tạo nên những giá trị vừa có tính nhân văn phổ quát, vừa có tính đặc thù - bản sắc riêng mỗi cộng đồng dân tộc (nhấn mạnh việc giữ gìn tính đa dạng của văn hóa); đồng thời khuyến cáo nguy cơ tổn thương của các nền văn hóa trong làn sóng toàn cầu hóa, vì hệ lụy của cách thức phát triển kinh tế không tôn trọng yếu tố văn hóa. Ngày 3/11/2002, Đại hội đồng UNESCO đã ra tuyên bố toàn cầu về Đa dạng văn hoá: "Văn hoá nên được xem là một tập hợp các điểm nổi bật về mặt tinh thần và vật chất, tri thức và tình cảm của một xã hội hay một nhóm xã hội, và ngoài văn chương và nghệ thuật thì văn hoá còn bao gồm lối sống, cách thức cùng chung sống, thế hệ các giá trị, truyền thống và tín ngưỡng". Theo giới nghiên cứu văn hoá, nhận định này là phù hợp với quan điểm cách tiếp cận của Hồ Chí Minh vào năm 1943 về phạm vi rộng lớn của văn hoá.

Như vậy, văn hóa tác động vào các cấp độ, các quá trình, đó là: cải tạo vật chất; cải tạo cơ cấu xã hội; và cải tạo tâm lý con người, tâm lý xã hội.

Từ cơ sở nêu trên, có thể hiểu: Văn hóa là sản phẩm của xã hội loài người được tạo ra trong quá trình lao động sản xuất, là tổng thể hệ thống những chuẩn mực, giá trị cùng với ý thức và khả năng sáng tạo mang ý nghĩa lịch sử - xã hội của cộng đồng người nhất định để thỏa mãn nhu cầu cuộc sống nhằm thích ứng sự tồn tại và phát triển.

Trong văn hóa gồm có văn hóa vật chất (văn hóa vật thể) và văn hóa tinh thần (văn hóa phi vật thể).

12


Với văn hóa vật chất, đó là các sản phẩm vật chất do con người tạo ra, là dạng thức văn hóa vật thể hữu hình nhằm phục vụ nhu cầu vật chất của con người. Chẳng hạn như: công cụ lao động, sản xuất; kiến trúc nhà ở; trang phục; ẩm thực...

Với văn hóa tinh thần, đó là các sản phẩm tinh thần do con người tạo ra, là dạng thức văn hóa phi vật thể nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần của con người. Chẳng hạn như: ngôn ngữ; kho tang tri thức dân gian; phong tục tập quán; lối tư duy, suy nghĩ, hành vi ứng xử; tôn giáo; lễ hội; văn chương, hội họa, âm nhạc, vũ điệu…

Đối với thuật ngữ dân tộc thường được hiểu theo hai nghĩa:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Ở nghĩa rộng, dân tộc (nation) là hình thái phát triển cao nhất của tộc người, xuất hiện trong xã hội TBCN và XHCN. Dân tộc đặc trưng bởi tính cộng đồng chặt chẽ và bền vững về kinh tế, ngôn ngữ, lãnh thổ, các đặc điểm về văn hóa và ý thức tự giác tộc người.

Ở nghĩa hẹp, dân tộc (ethnie) được hiểu là dùng để chỉ những tộc người, là hình thái đặc thù của một tập đoàn người, xuất hiện trong quá trình phát triển của tự nhiên và xã hội, được phân biệt bởi 3 đặc trưng cơ bản là ngôn ngữ, văn hoá và ý thức tự giác về cộng đồng, mang tính bền vững qua hàng nghìn năm lịch sử. Chẳng hạn là các tộc người: Kinh, Tày, Thái, Nùng,... với tư cách là những cộng đồng dân tộc anh em tự nguyện gắn kết nhau lại thành cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất trong sự nghiệp dựng nước và cứu nước. Với nghiên cứu của đề tài luận văn tiếp cận dân tộc chủ yếu ở nghĩa hẹp.

Thực hiện chính sách bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam - 3

Dân tộc thiểu số là khái niệm dùng để chỉ những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (theo Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc).

13


Từ một số ý nghĩa trên: Văn hóa dân tộc được hiểu là hệ thống hữu cơ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, được tích luỹ trong hoạt động thực tiễn lịch sử của cộng đồng dân tộc nhất định, nó mang ý nghĩa lịch sử - xã hội và thể hiện bản sắc của cộng đồng dân tộc đó để thỏa mãn nhu cầu cuộc sống nhằm thích ứng sự tồn tại và phát triển.

Trong văn hóa dân tộc cũng gồm có văn hóa vật chất (văn hóa vật thể) và văn hóa tinh thần (văn hóa phi vật thể) của cộng đồng dân tộc. Song về bản sắc của nó, văn hóa dân tộc chẳng những là sự thể hiện ở tinh thần, bản lĩnh, cốt cách và linh hồn của một dân tộc, mà nó còn thể hiện ở đặc trưng riêng có của một dân tộc này là dấu hiệu để phân biệt so với một dân tộc khác. Hay nói cách khác, mỗi dân tộc đều có đường nét bản sắc văn hóa độc đáo, tạo nên cách thức để hiện thực hóa thế giới quan và nhân sinh quan của cộng đồng dân tộc trong thực tiễn đời sống xã hội. nét bản sắc văn hóa dân tộc được thể hiện qua các đặc trưng về lối sống, tư duy, lý tưởng thẩm mỹ…

Như vậy, có thể xem văn hóa dân tộc là tổng thể các tính cách, các phẩm chất đặc trưng thuộc sức mạnh tiềm tàng và sự sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử, mà qua đó giúp cho cộng đồng dân tộc đó tồn tại, duy trì và phát triển. Với ý nghĩa đó, văn hóa dân tộc là yếu tố mang đậm sức mạnh tinh thần dân tộc, là chỗ dựa giúp cho cộng đồng dân tộc đó vượt qua những khó khăn và hiểm nguy, những thử thách và trở ngại trong tiến trình lịch sử xã hội vì dân tộc hòa bình và phát triển.

Đối với nước ta, hiện nay có 54 thành phần dân tộc (54 tộc người). Trong đó, 87% là dân tộc Kinh (chiếm đa số); và 13% thuộc về 53 dân tộc còn lại được gọi là các dân tộc thiểu số.

Tuy quy mô dân số của 53 dân tộc thiểu số ở nước ta có số lượng không lớn, song cùng với quá trình lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển đã kiểm định: mỗi một tộc người đều có phong văn hóa truyền thống với bảng

14


giá trị cốt lõi mang tính bản sắc được hình thành ổn định, bền vững theo chiều dài lịch sử gắn với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể về lịch sử tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội của riêng mình. Với nền tảng đó mà tạo nên diện mạo văn hóa các dân tộc, trong đó có văn hóa các dân tộc thiểu số.

Ở nước ta với một nền văn hóa thống nhất mà đa dạng, thì văn hóa các dân tộc thiểu số: vừa có các đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt Nam tiêu biểu, với “tinh thần cần cù, lao động sáng tạo, có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tính cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng - nước, có tinh thần đoàn kết, có lòng nhân ái bao dung, trọng nghĩa tình đạo lý, tế nhị trong ứng xử, giản dị trong lối sống…”; vừa có các đặc trưng mang sắc thái văn hóa riêng, độc đáo do đặc thù về điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử của mỗi dân tộc thiểu số. Chính quá trình lịch sử hình thành, phát triển trên các mặt đời sống của từng tộc người là cơ sở khẳng định sự tồn tại và xác định vị trí của thành phần dân tộc đó trong một lãnh thổ quốc gia. Văn hóa các dân tộc thiểu số đã tạo nên diện mạo đặc trưng tính đa dạng văn hóa vùng miền, thể hiện sự đa dạng phong phú nền văn hóa của quốc gia.

Như vậy, có thể hiểu: Văn hóa các dân tộc thiểu số là hệ thống hữu cơ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, được tích luỹ trong hoạt động thực tiễn lịch sử nhất định của cộng đồng các dân tộc thiểu số (các tộc người), nó mang ý nghĩa lịch sử - xã hội và thể hiện bản sắc riêng có của các dân tộc thiểu số để thỏa mãn nhu cầu cuộc sống nhằm thích ứng sự tồn tại và phát triển, góp phần làm phong phú và đa dạng nền văn hóa của cả cộng đồng dân tộc quốc gia.

Khái quát lại, vấn đề cơ bản là văn hóa chỉ có thể tồn tại, duy trì và phát triển khi và chỉ khi chứa đựng và thể hiện rõ bản sắc dân tộc vốn đã được sáng tạo và tích lũy trong lịch sử dân tộc. Mỗi thành phần dân tộc (tộc người) trong quá trình hình thành phương thức hoạt động sinh sống nhằm

15


ứng phó trước hoàn cảnh, nên vừa tiếp thu, tiếp biến các giá trị để nâng cao tinh thần tự chủ, tự lực tự cường… mà tạo nên các tố chất đặc trưng riêng có của từng thành phần dân tộc hay còn gọi là bản sắc văn hóa tộc người. Chính văn hóa các dân tộc thể hiện ở thế giới quan và nhân sinh quan, ở lối sống, tư duy, lý tưởng thẩm mỹ… Chúng được biểu hiện cụ thể bằng các giá trị văn hóa vật thể (đặc trưng công cụ lao động - sản xuất; truyền thống về kiến trúc nhà ở, trang phục, ẩm thực…) và các giá trị văn hóa phi vật thể (ngôn ngữ và tri thức bản địa, phong tục tập quán, nghệ thuật dân gian, lễ hội, tín ngưỡng, tôn giáo). Dưới sự tác động của sự biến đổi kinh tế - xã hội và môi trường tự nhiên, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể luôn được bồi đắp để thích ứng tồn tại và phát triển. Đó cũng chính là sự phản ánh về tính kế thừa tiếp nối của lịch sử dân tộc và cũng là sự biểu hiện một cách cụ thể về tính đa dạng, phong phú của văn hóa dân tộc trong thực tiễn đời sống hội đang diễn ra.

1.1.2. Khái niệm “Chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số”

Về khái niệm bảo tồn văn hóa: người ta thường gắn khái niệm này với các đối tượng cụ thể, đó là: bảo tồn văn hóa vật thể và bảo tồn văn hóa phi vật thể; bảo tồn di sản văn hóa; bảo tồn văn hóa truyền thống, bảo tồn văn hóa nông thôn… Theo quan niệm của các nhà bảo tồn, bảo tàng trong lĩnh vực di sản văn hóa, bảo tồn văn hóa là các nỗ lực để bảo vệ, gìn giữ sản phẩm văn hóa và không gian tồn tại của nó theo dạng thức vốn có. Nghĩa là, những sản phẩm của quá khứ nên được bảo vệ một cách nguyên vẹn như nó vốn có, cố gắng phục hồi nguyên gốc các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể cũng như cố gắng cách ly di sản khỏi môi trường xã hội đương đại. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là văn hóa, đặc biệt là văn hóa phi vật thể luôn gắn bó với đời sống con người, với môi trường xã hội trong sự vận động của nó. Do đó, quan

16


niệm này thiên về bảo tồn nguyên vẹn, dễ làm khô cứng các sản phẩm văn hóa.

Một cách tiếp cận khác về bảo tồn văn hóa theo quan niệm của các đại biểu Alfrey, Putnam, Ashworth và P.J. Larkham, xem di sản văn hóa như một ngành công nghiệp và cần quản lý di sản tương tự với cách thức quản lý của một ngành công nghiệp văn hóa với những logic quản lý đặc biệt, phù hợp với tính đặc thù của các di sản. Hoặc các nhà nghiên cứu Anh, Mỹ: Boniface, Fowler, Prentice…, quan tâm di sản văn hóa là để phát triển du lịch, để khẳng định tính đa dạng trong sáng tạo của con người... Về cơ bản, quan niệm theo trường phái này dựa trên cơ sở mỗi di sản cần phải được thực hiện nhiệm vụ lịch sử của mình ở một thời gian và không gian cụ thể. Khi di sản ấy tồn tại ở thời gian và không gian hiện tại, thì cần phát huy giá trị văn hóa - xã hội phù hợp với xã hội hiện nay và phải loại bỏ đi những gì không phù hợp với xã hội ấy. Tuy nhiên, với lập luận của quan niệm này dễ rơi vào khuynh hướng thả nổi. Vì nếu ta sử dụng hệ giá trị hôm nay làm thước đo cho sự thay đổi các sản phẩm văn hóa truyền thống thì sẽ đẩy nhanh quá trình làm biến dạng các tiêu chí và chuẩn mực vốn đã được định hình từ lâu. Các sản phẩm văn hóa truyền thống tuy mang đậm nét đặc thù nhưng khi đặt trong hệ quy chiếu mới nếu không được điều chỉnh thì sẽ khó có cơ hội tồn tại lâu dài.

Với cả hai nhóm quan niệm nêu trên đều xuất phát từ cách hiểu máy móc, siêu hình, thiếu cái nhìn biện chứng về khái niệm bảo tồn văn hóa. Do vậy, cần có cách hiểu đầy đủ và đúng nghĩa: đặt hoạt động bảo tồn văn hóa là gìn giữ, lưu lại những giá trị văn hóa trong mối quan hệ với phát huy – phát triển, mà không trở thành lực cản đối với sự phát triển xã hội; thay vào đó là trong một chừng mực nhất định, bảo tồn là cơ sở cho sự phát triển văn hóa theo đúng hướng. Từ ý nghĩa này, có thể xem: Bảo tồn văn hóa là khái niệm dùng để chỉ những nỗ lực hoạt động của con người nhằm lưu giữ, kế thừa


những gì được xem là giá trị văn hóa truyền thống đã, đang và còn tiếp tục tạo nên năng lực nội sinh, là động lực cho sự phát triển văn hóa – xã hội hiện tại và tương lai của mỗi quốc gia, dân tộc.

Về khái niệm phát triển văn hóa: Trong nhận thức chung, phát triển là bao gồm sự giàu có về vật chất được đo bằng sự tăng trưởng GDP/người hay thu nhập thực, và nó cũng bao gồm sự biến đổi trong các chỉ số xã hội phản ánh chất lượng sống của con người, cũng như các chỉ số phản ánh chất lượng môi trường... Tuy nhiên, văn hóa lại là trung tâm của sự phát triển.

Nên thuật ngữ phát triển văn hóa cần được quan niệm dưới góc nhìn của sự phát triển bền vững. Phát triển văn hóa là cần đặt văn hóa trong trạng thái động, lấy đời sống văn hoá cùng với sự vận hành của giá trị văn hóa làm đối tượng, hướng đến mục tiêu cao nhất là phát triển con người. Vì thế, phát triển văn hóa cần được hiểu đó là những hoạt động nội tại giải quyết các cặp đối xứng: kế thừa và giao lưu, truyền thống và hiện đại, bảo tồn và phát huy, giữ gìn bản sắc và hội nhập quốc tế v.v… Nói cách khác, phát triển văn hóa theo hướng bền vững là sự phát triển cân đối giữa kế thừa và giao lưu, truyền thống và hiện đại, bảo tồn và phát huy, giữ gìn bản sắc và hội nhập quốc tế.

Quá trình phát triển văn hóa trong mối quan hệ với bảo tồn văn hóa thì cũng đồng nghĩa với quá trình kép hoạt động, bao gồm: vừa có mặt hoạt động kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống phù hợp với hiện thực khách quan; vừa có mặt hoạt động đào thải đối với yếu tố văn hóa lỗi thời, lạc hậu, không phù hợp với hiện thực khách quan nhằm đáp ứng yêu cầu của sự phát triển xã hội. Phát triển văn hóa là sự vận động tất yếu khách quan của lĩnh vực văn hóa, nó có khả năng làm biến đổi văn hóa truyền thống, chuyển hóa sang một hệ thống khác theo quy luật của tiếp xúc và tiếp biến văn hóa để thích ứng các điều kiện, môi trường lịch sử - xã hội nhất định nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội đương đại. Tuy nhiên, sẽ là cái giá rất đắt một khi quan niệm


sai lầm xem phát triển văn hóa là sự triệt tiêu bảo tồn văn hóa; và ngược lại.

Như vậy, trong mối quan hệ bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc, thì bảo tồn văn hóa dân tộc giữ vai trò của yếu tố ổn định, là cơ sở kế thừa các giá trị bản sắc để thúc đẩy phát triển văn hóa dân tộc bền vững; còn phát triển văn hóa dân tộc là ở trạng thái động, lấy đời sống văn hoá cùng với sự vận hành của giá trị văn hóa làm đối tượng, hướng đến mục tiêu cao nhất là phát triển con người.

Chính sách công: Ở góc nhìn khoa học chính trị, chính sách theo Michael G.Roskin[34], đó là sự tập hợp của nhiều biện pháp, công cụ mà một chủ thể quyền lực dùng để thực hiện nhằm định hướng xã hội theo mục tiêu chính trị của chủ thể quyền lực.

Còn theo cách tiếp cận khoa học chính sách, chính sách công theo Kraft và Furlong[2], đó là một quá trình mà chính quyền hành động hay không hành động nhằm đáp lại một vấn đề công cộng. Cũng ở góc nhìn này, chính sách công theo cách diễn đạt của Wiliam N. Dunn, đó là một tập hợp về sự lựa chọn liên quan với nhau (bao hàm cả các quyết định không hành động) do các cơ quan nhà nước hoặc giới chức nhà nước thông qua.

Chính sách với những tác động có tính hướng đích bằng chương trình hành động để đạt các mục tiêu đã xác định.

Như vậy, tiếp cận theo nghiên cứu của ngành chính sách công: chính sách được hiểu là một tập hợp các quyết định do nhà nước ban hành theo thẩm quyền cùng với việc lựa chọn các giải pháp, công cụ để giải quyết vấn đề thực tiễn xã hội theo mục tiêu xác định. Hay nói cách khác, chính sách công là chương trình hành động được nhà nước ban hành theo thẩm quyền để giải quyết vấn đề thực tiễn xã hội theo mục tiêu đã xác định.

Về chính sách văn hóa, năm 1967 tại Hội nghị bàn tròn các chuyên gia văn hóa tổ chức ở Monaco đã xác định: Chính sách văn hóa là một tổng thể

19

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 26/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí