Chuẩn bị nuôi trùn Nghề Nuôi trùn quế từ phân gia súc, gia cầm và chất thải nông nghiệp - 2


CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT


Kitin: là lớp vỏ bên ngoài, có nhiều canxi và sắc tố

Enzyme: là men, là chất xúc tác sinh học có thành phần cơ bản là protein.

%: Nồng độ phần trăm Ca: Canxi

O2 : Oxy

CO2: Carbonic

0C: độ C Cl2: khí clo

NH3: Khí ammoniac

H2S: Khí hydro sulfua SO2, SO3: Khí lưu huỳnh CH4: Khí metan

P2O5 : Lân

K2O : Kali CaO : vôi sống

MgO: magnesium oxide Mo: molybdenum

Cu: đồng Mn: mangan Zn: Kẽm

Mưa TN: Mưa tây nam Gió ĐB: Gió đông bắc

Cm: centimet, đơn vị đo độ dàim: mét, đơn vị đo chiều dài m2: mét vuông, đơn vị chỉ diện tích

m3: mét khối, đơn vị chỉ thể tích VK: vi khuẩn

MPN/g: tế bào trên gram g/l: gram/lít

mg/l: milligram/lít KL: khối lượng

E.M: chế phẩm các vi sinh vật hiệu lực


Bài 1: Đặc điểm sinh học của trùn Mã bài: MĐ01-01

Giới thiệu bài

Để nuôi trùn quế đạt hiệu quả thì người nuôi cần nắm được các đặc tính sinh lý học của trùn như: nhiệt độ, ẩm độ, độ pH, ánh sáng, không khí… và các đặc điểm sinh sản, cũng như tập tính ăn của trùn quế. Trên cơ sở đó, người nuôi sẽ tạo điều kiện thích hợp cho trùn để trùn có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất.


Mục tiêu

- Trình bày được đặc điểm hình thái, đặc tính sinh lý và sinh sản của trùn quế.


A. Nội dung

1. Lợi ích của việc nuôi trùn

Trùn quế là một trong những giống trùn đã được thuần hóa và đưa vào nuôi phổ biến ở nhiều nước trên thế giới với qui mô vừa và nhỏ. Đây là loài trùn được nuôi nhiều nhất vì chúng có nhiều ưu điểm như: sinh sản tốt, dễ nuôi, thức ăn đa dạng dễ tìm, năng suất cao, giá trị dinh dưỡng cao và rất dễ thích nghi với điều kiện ngoại cảnh. Sở dĩ, việc nuôi trùn quế phát triển mạnh mẽ là do những lợi ích mà nó mang lại cho con người.

1 1 Làm thức ăn cho con người và vật nuôi Trùn quế nhất là trùn tươi là loại 1

1.1. Làm thức ăn cho con người và vật nuôi


Trùn quế, nhất là trùn tươi là loại thức ăn lý tưởng để nuôi thủy sản, các loại cá, tôm, ếch, ba ba, cua,

... đều rất thích ăn trùn quế, đặc biệt đối với ấu trùng, con giống tôm cá, nòng nọc của ếch (Hình 1.1.1).


Hình 1.1.1. Cho cá ăn trùn quế


Trùn tươi còn là thức ăn bổ dưỡng đối với các loại gia súc, gia cầm như hình 1.1.2 và hình 1.1.3, chỉ cần cung cấp một lượng nhỏ và cho ăn 2 lần trong một tuần sẽ làm cho vật nuôi lớn nhanh. Nuôi trùn quế không phải dùng bất kỳ loại hóa chất hoặc chất kháng sinh, chất tăng trọng nào. Vì thế, việc sử dụng trùn quế thường xuyên làm thức ăn trong chăn nuôi sẽ tạo ra sản phẩm an toàn.


Hình 1 1 2 Băm trùn cho gà ăn Hình 1 1 3 Nấu trùn cho lợn ăn Ngoài ra trùn quế còn 2Hình 1 1 2 Băm trùn cho gà ăn Hình 1 1 3 Nấu trùn cho lợn ăn Ngoài ra trùn quế còn 3


Hình 1.1.2. Băm trùn cho gà ăn Hình 1.1.3. Nấu trùn cho lợn ăn


Ngoài ra, trùn quế còn được sử dụng làm thực phẩm cho con người (hình

1.1.4 và 1.1.5) do trong cơ thể trùn quế có rất nhiều dưỡng chất quan trọng, tốt cho sức khỏe của con người.

Giá trị dinh dưỡng của trùn được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1.1.1. Thành phần dinh dưỡng của bột trùn so với một số thức ăn bổ sung thông thường


Nguyên liệu

Protein/KL khô (%)

Chất béo (%)

Xơ (%)

Ca (%)

P (%)

Bột trùn

62,0 – 71,5

2,8

3,3

0,88

0,54

Bột cá

40 – 60

12

0,5

8,0

5,0

Bột đậu nành

35 – 40

17

7,5

1,0

0,2

Bột thịt sữa

48

10

2,0

2,8

2,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Nguồn: Số liệu phân tích tại Trung tâm Phân tích Thí nghiệm của Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh.


Bên cạnh đó, trong cơ thể trùn còn chứa: enzym, axit amin, vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe dinh dưỡng của con người. Vì vậy nhiều nước đã sử dụng trùn để chế biến thành thực phẩm cho con người. (Nguồn: Trường Đại Học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh).


Hình 1 1 4 Ruốc trùn quế Hình 1 1 5 Chả trùn quế 1 2 Làm phân bón cho cây trồng 4Hình 1 1 4 Ruốc trùn quế Hình 1 1 5 Chả trùn quế 1 2 Làm phân bón cho cây trồng 5


Hình 1.1.4. Ruốc trùn quế Hình 1.1.5. Chả trùn quế

1.2. Làm phân bón cho cây trồng

Bên cạnh những lợi ích từ trùn tươi thì phân trùn (hình 1.1.6) là một loại phân hữu cơ giàu chất dinh dưỡng nhất. Phân trùn thích hợp với nhiều loại cây trồng, chúng chứa các khoáng chất mà cây trồng có khả năng hấp thụ trực tiếp không cần quá trình phân hủy trong đất như những loại phân hữu cơ khác. Phân trùn thích hợp bón cho các loại hoa kiểng, làm giá thể vườn ươm và là nguồn phân thích hợp cho việc sản xuất rau sạch.


Hình 1 1 6 Sản phẩm phân trùn quế trên thị trường 1 3 Làm dược liệu mỹ 6Hình 1 1 6 Sản phẩm phân trùn quế trên thị trường 1 3 Làm dược liệu mỹ 7


Hình 1.1.6. Sản phẩm phân trùn quế trên thị trường


1.3. Làm dược liệu, mỹ phẩm

Một số enzym và hoạt chất được chiết xuất từ trùn để làm thuốc, mỹ phẩm như: men Selenium (Se) dưới dạng Protein ở trong trùn, có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa tế bào, bảo vệ tế bào trước các độc tố nguy hại, giúp cân bằng các kích tố nội tiết liên quan tới quá trình sinh sản và bài tiết tế bào, sản xuất ra chất Protaglandin – Có tác dụng dưỡng da, dưỡng tóc, làm trẻ hóa cơ thể. Vì vậy trùn hiện đang được quan tâm nghiên cứu sử dụng trong sản xuất mỹ phẩm.


1.4. Góp phần bảo vệ môi trường sinh thái

Trùn có tác dụng cao trong quá trình phân giải hữu cơ: một tấn trùn có thể tiêu hủy được 30-40 tấn rác hữu cơ, hoặc 30 tấn phân gia súc trong một tháng. Các nước trên thế giới đã tận dụng cơ năng đặc thù này của trùn để xử lý chất thải sinh hoạt hoặc rác thải hữu cơ làm sạch môi trường.

Trùn làm tăng độ phì nhiêu của đất.

Phân trùn góp phần làm giảm mức sử dụng phân hóa học, giúp cây trồng phát triển tốt, tăng khả năng chống sâu bệnh, giảm bớt việc sử dụng thuốc trừ sâu, nhờ đó bảo vệ được môi trường.

Với những khu vực ô nhiễm, nếu nuôi trùn cũng làm sạch được môi trường nước. Hơn nữa, trùn có thể xử lý chất thải hữu cơ, phân gà, phân lợn, phân bò và chuyển hóa phân bón hữu cơ có chất lượng cao, từ đó cải thiện được môi trường sinh thái các vùng nông thôn. Thậm chí, phân của trùn cũng có thể xử lý được nước thải.

2. Đặc điểm hình thái, cấu tạo của trùn quế

Hiện nay, trên thế giới tồn tại hàng ngàn giống trùn khác nhau, chúng được phân thành 3 nhóm chính epeigeic (Eisenia foetida, Eudrilus eugenie (nigerian), Perionyx excavatus etc.), endogeic (Pentoscolex sps., Eutopeius sps., Drawida sps etc.) và aneceic (Polypheretima elongata, Lampito maruti etc.). Việc phân chia này chủ yếu dựa trên 2 yếu tố chính: tập tính ăn và tạo chất thải.

Trùn quế có tên khoa học là Perionyx excavatus, chi Pheretima, họ Megascocidae (họ cự dẫn), lớp Olygochaeta, phân ngành Clitellata, ngành Annelides.

Trùn quế, một số tài liệu nước ngoài gọi là Indian Blue, Malaysian blue, là động vật không xương sống, cơ thể phân đốt, phần đầu thoái hóa, có mang đai sinh dục (clitellum), các hệ cơ quan bên trong cơ thể như hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết… cũng sắp xếp theo đốt. Mỗi đốt mang một đôi hạch thần kinh giúp cho trùn ghi nhận cảm giác và phản ứng đáp trả của cơ thể đối với môi trường bên ngoài. Ở Việt Nam, trùn quế còn được gọi là trùn đỏ hay trùn ăn phân, tập tính ăn của chúng là ăn trên bề mặt với tất cả các loại chất hữu cơ, xác và chất thải động vật.

2.1. Hình dạng bên ngoài

Cơ thể trùn có hình trụ dài hơi dẹp, phần đầu và đuôi hơi nhọn, cơ thể thon dài phân thành nhiều đốt, trên mỗi đốt có một vành tơ. Khi di chuyển, các đốt co duỗi kết hợp các lông tơ phía bên dưới các đốt bám vào cơ chất (đất) đẩy cơ thể di chuyển một cách dễ dàng.

Trên cơ thể trùn đã trưởng thành về sinh dục thường thấy 1 cái vòng có hình dạng giống như chiếc nhẫn, đây chính là đai sinh dục (hình 1.1.7). Đai


sinh dục này thể hiện rõ nhất ở giai đoạn sinh sản, thường là khoảng ngày tuổi thứ 30 của trùn. Những con trùn trên 90 ngày tuổi (trùn già) đai sinh dục bắt đầu thoái hóa.


Đai sinh dục


Hình 1.1.7. Trùn quê trưởng thành có đai sinh dục


Màu sắc: tùy theo tuổi, trùn mới nở có màu màu trắng, trùn con có màu hồng nhạt (hình 1.1.8), trùn trưởng thành và già (hình 1.1.9) có màu đỏ đến màu mận chín ở mặt lưng màu nhạt dần về phía bụng, bên ngoài cơ thể có một lớp kitin chứa sắc tố. Do đó khi ra ánh sáng cơ thể chúng thường phát dạ quang màu xanh tím, có đường kẻ dưới bụng màu nhạt hoặc sáng ở gần vành miệng.



Hình 1 1 8 Trùn con có màu trắng hơi hồng Kích thước trùn nhỏ dài khoảng 3 cm 8Hình 1 1 8 Trùn con có màu trắng hơi hồng Kích thước trùn nhỏ dài khoảng 3 cm 9


Hình 1.1.8. Trùn con có màu trắng hơi hồng


Kích thước: trùn nhỏ dài khoảng 3 cm, tiết diện thân khoảng 0,2 cm (hình 1.1.10). Trùn trung bình dài khoảng 3-10 cm, tiết diện thân 0,2-0,5 cm (hình 1.1.11). Trùn lớn dài trên 10-15 cm, tiết diện thân khoảng 0,5 cm (hình 1.1.12).

Hình 1.1.9. Trùn trưởng thành có màu mận chín


Hình 1 1 10 Kích thước trùn nhỏ Hình 1 1 11 Kích thước trùn trung bình Hình 1 1 12 10

Hình 1.1.10. Kích thước trùn nhỏ


Hình 1 1 11 Kích thước trùn trung bình Hình 1 1 12 Kích thước trùn lớn 2 2 Cấu 11Hình 1 1 11 Kích thước trùn trung bình Hình 1 1 12 Kích thước trùn lớn 2 2 Cấu 12


Hình 1.1.11. Kích thước trùn trung bình Hình 1.1.12. Kích thước trùn lớn


2.2. Cấu tạo bên trong

2.2.1. Hệ tiêu hóa

Hệ tiêu hóa của trùn gồm: lỗ miệng – xoang miệng – hầu – thực quản – mề - dạ dày – ruột – manh tràng – trực tràng và hậu môn (hình 1.1.13).


Não bộ

Hệ tuần hoàn

Hệ bài tiết

Ruột


Thực quản

Mề

Dạ dày

Hầu

Hệ bài tiết

Miệng


Hậu môn


Hình 1.1.13. Cấu tạo bên trong của trùn


Bảng 1.1.2. Tóm tắt cấu tạo và chức năng của hệ tiêu hóa


Cơ quan

Vị trí

Hình dạng

Chức năng

Lỗ miệng

Ngay đỉnh đầu

Lỗ tròn nhỏ

Lấy thức ăn



Cơ quan

Vị trí

Hình dạng

Chức năng

Miệng

Đốt thứ 1 và 2

Xoang mỏng

Tiếp nhận và giữ thức ăn

Hầu

Đốt thứ 3 và 5

Hình túi có tầng cơ dày

Chứa thức ăn

Thực quản

Đốt thứ 6 và 7

Hình ống dài, 2 bên nhô ra 1 hoặc nhiều đôi có dạng hình túi

Điều tiết độ pH, tiết enzym tiêu hóa

Mề

Đốt thứ 8, 9 và

10

Hình túi tròn, to

Chứa thức ăn, làm ướt, làm mềm thức ăn, tiêu hóa 1 phần protein của thức ăn

Dạ dày

Đốt thứ 11 đến 14

Hình túi

Tiết ra enzyme tiêu hóa như enzyme protease, amylase, lipase. cellulase….

Ruột non

Từ đốt 15 trở đi

Hình ống dài

Tiêu hóa thức ăn

Trực tràng (ruột già)

Đoạn cuối nối liền hậu môn

Hình ống ngắn

Chứa chất thải

Hậu môn

Đốt cuối cùng

Lỗ tròn

Đưa chất thải ra ngoài


Lượng thức ăn mỗi ngày được nhiều nhà khoa học ghi nhận là tương đương với trọng lượng cơ thể của nó. Sau khi qua hệ thống tiêu hóa với nhiều vi sinh vật cộng sinh, chúng thải ra phân ra ngoài rất giàu dinh dưỡng (hệ số chuyển hóa của trùn quế là khoảng 0,7), những vi sinh vật cộng sinh có ích trong hệ thống tiêu hóa này theo phân ra khỏi cơ thể nhưng vẫn còn hoạt động ở “màng dinh dưỡng” một thời gian dài. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho phân trùn có hàm lượng dinh dưỡng cao và có hiệu quả cải tạo đất tốt hơn dạng phân hữu cơ phân hủy bình thường trong tự nhiên.

2.2.2. Hệ tuần hoàn

Hệ tuần hoàn có dạng ống khép kín, gồm có: hệ mạch máu trung tâm, hệ mạch xung quanh ruột và vòng tuần hoàn ngoại biên. Máu của trùn quế là dịch thể màu hồng, không chứa các tế bào hồng cầu, nhưng trong huyết tương có hemoglobin nên máu có màu đỏ. Hệ tuần hoàn kết hợp với hệ hô hấp thông qua mạng lưới mao mạch dưới da tạo điều kiện trao đổi khí qua da.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/02/2024