Giải pháp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

—o0o—

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI

Giáo viên hướng dẫn : Th.s Lê Thị Hà Thu

Sinh viên thực hiện : Trần Thị Tuyết Nhung

Mã sinh viên : A17568

Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

HÀ NỘI – 2013

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn là Thạc sĩ Lê Thị Hà Thu, cô đã luôn giúp đỡ, trau dồi thêm kiến thức, chỉ ra những thiếu sót và giúp em có những định hướng tốt hơn trong suốt thời gian em thực hiện làm khóa luận. Em cũng xin đặc biệt cảm ơn chị Hoàng Thanh Thủy – Chuyên viên phòng Quản trị rủi ro tín dụng – Khối Quản trị rủi ro Hội sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội đã giúp đỡ, cung cấp thông tin, tài liệu hữu ích tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa luận này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Ngày 30 tháng 10 năm 2013

Sinh viên

Trần Thị Tuyết Nhung

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ………………………………………………………………………………………………………………………..1

1.1. Khái niệm về hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại……………………….1

1.1.1. Khái niệm về hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại ………………………1

1.1.2. Vai trò hoạt động cho vay đối với Ngân hàng thương mại …………………………..1

1.2. Hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân …………………………………………..3

1.2.1. Khái niệm hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân ………………………….3

1.2.2. Đặc điểm hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân……………………………4

1.2.3. Vai trò của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân ……………………………………4

1.2.4. Các hình thức cho vay đối với khách hàng cá nhân ……………………………………5

1.2.5. Quy trình hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân …………………………..7

1.3.1. Sự cần thiết của việc đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân ………………………………………………………………………………………………….11

1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân ………………………………………………………………………………………………………………………12

1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân ………………………………………………………………………………………………….16

TỔNG KẾT CHƯƠNG 1………………………………………………………………………………..18

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI 19

2.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội …………………………..19

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ………………………………………………………….19

2.1.2. Cơ cấu tổ chức ……………………………………………………………………………………….20

2.1.3. Các sản phẩm dịch vụ …………………………………………………………………………….24

2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội ………………………………………………………………………………………………………………………26

2.2.1. Hoạt động huy động vốn …………………………………………………………………………26

2.2.2. Hoạt động sử dụng vốn (chủ yếu là hoạt động cho vay) …………………………….30

2.2.3. Hoạt động kinh doanh khác…………………………………………………………………….36

2.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh…………………………………………………………………37

2.3. Quy định chung về hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội………………………………………………………………..38

2.3.1. Nguyên tắc cho vay…………………………………………………………………………………39

2.3.2. Đối tượng cho vay…………………………………………………………………………………..39

2.3.3. Tài sản đảm bảo……………………………………………………………………………………..39

2.3.4. Quy trình cho vay …………………………………………………………………………………..40

2.3.5. Các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân……………………………………………..42

2.4. Thực trạng về hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội ………………………………………………………………………..44

2.4.1. Tình hình doanh số cho vay đối với khách hàng cá nhân ………………………….44

2.4.2. Tình hình dư nợ cho vay khách hàng cá nhân………………………………………….45

2.4.3. Tình hình thu nợ cho vay khách hàng cá nhân…………………………………………48

2.5. Đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội…………………………………………………………………………50

2.5.1. Chỉ tiêu định tính……………………………………………………………………………………50

2.5.2. Chỉ tiêu định lượng ………………………………………………………………………………..51

2.5.3. Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội ………………………………………………………………………….56

TỔNG KẾT CHƯƠNG 2………………………………………………………………………………..61

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI…………………………………………………………………………………………………….62

3.1. Định hướng hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội……….62

3.1.1. Nâng cao năng lực tài chính, hoàn thiện về công nghệ và quản trị điều hành ………………………………………………………………………………………………………………………62

3.1.2. Phát triển mạng lưới hoạt động……………………………………………………………….62

3.1.3. Duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp ……………………………………………………………….63

3.1.4. Tiếp tục duy trì và phát triển các hoạt động kinh doanh…………………………….63

3.2. Giải pháp đẩy mạnh hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội ………………………………………………………………………..63

3.2.1. Nâng cao chất lượng thu thập thông tin …………………………………………………..63

3.2.2. Hoàn thiện quy trình tín dụng cho vay khách hàng cá nhân ……………………..63

3.2.3. Giám sát món vay chặt chẽ………………………………………………………………………64

3.2.4. Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng …………………………………………………………..65

3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong ngân hàng ……………..65

3.2.6. Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing ………………………………………………….66

3.2.7. Phát triển dịch vụ tư vấn…………………………………………………………………………67

3.3. Một số kiến nghị……………………………………………………………………………………….67

3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ……………………………..67

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội……………………..68

TỔNG KẾT CHƯƠNG 3………………………………………………………………………………..70

KẾT LUẬN

DANH MỤC VIẾT TẮT

Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ

CBTD Cán bộ tín dụng

CIB Khối doanh nghiệp lớn và định chế tài chính

DPRR Dự phòng rủi ro

KHCN Khách hàng cá nhân

KHDN Khách hàng doanh nghiệp

HĐQT Hội đồng quản trị

NHTM Ngân hàng thương mại

NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần

MBBank Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

RRTD Rủi ro tín dụng

SME Doanh nghiệp nhỏ và vừa

TCKT Tổ chức kinh tế

TCTD Tổ chức tín dụng

TSĐB Tài sản đảm bảo

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Bảng 2.1. Danh sách công ty con của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội ……..24

Bảng 2.2. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội giai

đoạn 2010 – 2012 ……………………………………………………………………………………………..27

Bảng 2.3. Tình hình dư nợ cho vay của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội giai đoạn 2010 – 2012 ……………………………………………………………………………………………..31

Bảng 2.4. Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội giai đoạn 2010 – 2012 ………………………………………………………………………………..35

Bảng 2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 – 2012 …………………………….37

Bảng 2.6. Doanh số cho vay đối với khách hàng cá nhân giai đoạn 2010 – 2012……..44

Bảng 2.7. Dư nợ cho vay đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội giai đoạn 2010 – 2012…………………………………………………………………46

Bảng 2.8. Tình hình thu nợ đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội giai đoạn 2010 -2012 ………………………………………………………………….49

Bảng 2.9. Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay đối với khách hàng cá nhân giai đoạn 2010 – 2012 …………………………………………………………………………..51

Bảng 2.10. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro cho vay khách hàng cá nhân………………….53

Bảng 2.11. Hệ số khả năng bù đắp rủi ro cho vay khách hàng cá nhân……………………54

Bảng 2.12. Vòng quay vốn cho vay đối với khách hàng cá nhân ……………………………55

Bảng 2.13. Hiệu quả sử dụng vốn đối với khách hàng cá nhân ………………………………56

Sơ đồ 1.1. Quy trình chung của hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân ………..7

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội giai đoạn 2010 – 2015 ……………………………………………………………………………………………………………….21

LỜI MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong những năm qua hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ cả về qui mô và chất lượng hoạt động, góp phần rất lớn vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cùng với sự bùng nổ của khoa học công nghệ, sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế thì nhu cầu nâng cao cơ sở hạ tầng tạo tiền đề để nâng cao mức sống của người dân ngày càng trở nên cấp thiết. Để tạo điều kiện để họ tiếp cận được với nguồn vốn để sản xuất kinh doanh, đầu tư nhà ở, phương tiện đi lại cải thiện cuộc sống thì vai trò của các sản phẩm cho vay của ngân hàng là vô cùng quan trọng. Ngân hàng chính là cầu nối giúp các cá nhân, hộ gia đình nâng cao chất lượng cuộc sống bằng các dịch vụ của mình.

Trong thực tế hoạt động của các ngân hàng thương mại nhóm khách hàng cá 1

Trong thực tế hoạt động của các ngân hàng thương mại, nhóm khách hàng cá nhân thường chiếm một tỷ trọng nhỏ hơn so với đối tượng khách hàng doanh nghiệp, việc phân tích, thẩm định đối với đối tượng khách hàng cá nhân cũng khá đơn giản, vì vậy các ngân hàng thương mại thường có xu hướng không chú trọng tới đối tượng khách hàng này. Tuy nhiên trong xu hướng kinh doanh bán lẻ của các ngân hàng thương mại hiện nay, thị phần khách hàng cá nhân sẽ ngày càng phát triển và có vai trò không kém phần quan trọng so với khách hàng doanh nghiệp.

Trong suốt 18 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội đã và đang khẳng định được niềm tin đối với khách hàng trong việc cung cấp các dịch vụ, sản phẩm ngân hàng, đặc biệt là các sản phẩm cho vay. Đối tượng khách hàng doanh nghiệp luôn là đối tượng khách hàng chính của ngân hàng. Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội trong những năm qua đã bắt đầu chú trọng tới hoạt động cho vay khách hàng cá nhân và đang từng bước hoàn thiện công tác cho vay đối với đối tượng này. Song ngân hàng không tránh khỏi được những thiếu sót còn tồn tại trong hoạt động cho vay này.

Là sinh viên chuyên ngành tài chính ngân hàng, bằng những vốn kiến thức đã được tiếp thu ở trường cộng với sự hiểu biết từ thực tế trong quá trình thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội, em đã chọn đề tài: “Giải pháp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp bậc đại học của mình.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Phân tích cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại.

Xem xétt, đánh giá một cách tổng quát, có hệ thống hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội.

Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả hoạt động cho vay.

Phạm vi nghiên cứu: Hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội trong giai đoạn năm 2010 – 2012.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong quá trình nghiên cứu, khóa luận đã kết hợp sử dụng các phương pháp thu thập thông tin, thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp nhằm giải quyết mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn về hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại.

5. KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN

Ngoài mở đầu, lời kết, mục lục, danh mục bảng biểu, sơ đồ, tài liệu tham khảo, kết cấu khóa luận có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận chung về hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội.

Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội.

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Khái niệm về hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại

1.1.1. Khái niệm về hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại

Hoạt động cho vay ra đời đã tồn tại qua nhiều hình thái kinh tế – xã hội. Quan hệ cho vay được phát sinh ngay từ thời kỳ chế độ công xã nguyên thủy bắt đầu tan rã. Khi chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất xuất hiện, đồng thời xuất hiện các quan hệ trao đổi hàng hóa. Thời kỳ này, hoạt động cho vay được thực hiện dưới hình thức vay mượn bằng hiện vật – hàng hóa. Về sau, hoạt động này đã chuyển sang hình thức vay mượn bằng tiền tệ.

Cho vay là chức năng kinh tế hàng đầu của ngân hàng để tài trợ cho chi tiêu của các doanh nghiệp, cá nhân và các cơ quan chính phủ. Hoạt động cho vay của ngân hàng có mối quan hệ mật thiết với tình hình phát triển kinh tế tại khu vực ngân hàng phục vụ, bởi vì cho vay thúc đẩy sự tăng trưởng của các doanh nghiệp và cá nhân, tạo ra sức sống cho nền kinh tế.

Khái niệm về cho vay được định nghĩa khác nhau tại một số văn bản pháp luật như sau:

Theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 31/12/2001 về quy chế cho vay của tổ chức tín dụng (TCTD) đối với khách hàng đã đưa ra khái niệm về cho vay như sau: “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”.

Tại khoản 16, Điều 4, luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 của Quốc hội như sau: “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đ ch xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”.

1.1.2. Vai trò hoạt động cho vay đối với Ngân hàng thương mại

Hoạt động cho vay ra đời từ buổi đầu của ngân hàng và đã trở thành một trong hai nhiệm vụ cơ bản của ngân hàng. Đây cũng là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng bởi vì chỉ có lãi cho vay mới bù đắp lại các chi phí phát sinh của ngân hàng như chi phí trung gian, chi phí quản lý, chi phí dự trữ…

Hoạt động cho vay đáp ứng nhu cầu về vốn, điều hòa quan hệ cung cầu cho nền kinh tế

Ngân hàng ra đời gắn liền với sự vận động trong quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá. Nền sản xuất hàng hoá phát triển nhanh chóng đã thúc đẩy mối quan hệ hàng hoá – tiền tệ ngày càng sâu sắc, phức tạp và bao trùm lên mọi sinh hoạt của nền kinh tế xã hội. Mặt khác, chính sản xuất và lưu thông hàng hoá ra đời và được mở rộng sẽ kéo theo sự vận động vốn và là nền tảng tạo nên những tổ chức kinh doanh tiền tệ đầu tiên mang những đặc trưng của một ngân hàng.

Khi muốn sản xuất kinh doanh, hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh mà thiếu vốn thì doanh nghiệp sẽ đến vay vốn của ngân hàng. Nhưng doanh nghiệp chỉ thu được lợi nhuận cũng như có khả năng trả nợ ngân hàng khi doanh nghiệp tiêu thụ được hết số sản phẩm hàng hoá đã sản xuất ra, hay phải có một bộ phận những người tiêu dùng mua và có khả năng mua sản phẩm đó. Về phía người tiêu dùng, với một mức thu nhập nhất định, họ không thể có đủ số tiền để mua hàng hoá mình muốn. Họ chỉ có đủ khả năng mua sau một thời gian dài tích luỹ. Đó là nguyên nhân dẫn đến chu kì tuần hoàn và luân chuyển vốn của doanh nghiệp bị ngưng trệ. Doanh nghiệp sẽ không thu hồi đủ tiền để thực hiện vòng quay sản xuất.

Xem tất cả 100 trang.

Ngày đăng: 01/11/2021
Trang chủ Tài liệu miễn phí