Phân Tích Và Đánh Giá Thực Trạng Thu Hút Vốn Đầu Tư Fdi Vào Các Khu Công Nghiệp Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội


Mạng lưới viễn thông: Hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Nếu chỉ là những điều kiện trên thị không đủ tạo ra sự khác biệt lớn đối với các khu công nghiệp khác trong cùng khu vực. Cái khác của Tân Tạo là có những sáng tạo và cố gắng mới. Đó là:

Trong khu công nghiệp có hệ thống công nghệ thông tin hiện đại phục vụ nhu cầu truyền thông đa dịch vụ từ truyền dữ liệu, internet, truyền hình cáp, video hội nghị, điện thoại và fax. Khu công nghiệp có kho ngoại quan lớn 64.000m2 chuyên phục vụ các doanh nghiệp trong khu công nghiệp cần xuất nhập khẩu hàng hoá cùng các thủ tục hải quan tại chỗ, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và tiễn bạc

Bãi thu mua vật liệu phế thải, phòng cháy chữa cháy, trạm y tế, trung tâm kho vận, trạm xử lý chất thải công nghiệp. Công ty Tân Tạo còn tư vấn miễn phí cho các doanh nghiệp tìm đến đầu tư trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và thuế.

Công ty Tân Tạo còn liên kết với các ngân hàng và các quỹ đầu tư trong xây dựng nhà xưởng theo yêu cầu của các nhà đầu tư để họ trả góp hay giúp chủ đầu tư vay vốn ngân hàng xây dựng nhà xưởng theo hình thức nhà đầu tư bỏ 30% vốn, Tân Tạo vay 70% phần còn lại từ ngân hàng cho nhà đầu tư xây dựng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư sẽ thể chấp nhà xưởng này và thanh toán lại cho Tân Tạo.

Vì môi trường đâu tư hấp dẫn như vậy, nhiều nhà đầu tư đã chọn Tân Tạo như một vùng đất thuận lợi để đầu tư và ổn định nên nhiều nhà đầu tư đã coi đây là một điểm đến đúng đắn và hiệu quả.

1.4.3. Bài học rút ra cho thành phố Hà Nội

Từ kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số tỉnh, thành phố trong nước căn cứ tính hình thực tiễn của địa phương, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với Thành phố Hà Nội như sau:

- Xác định mục tiêu thu hút FDI: Mục tiêu thu hút vốn nước ngoài cần được địa phương xác định cụ thể, hướng tới đối tượng nào, cần thu hút bao nhiêu, thời gian vào nhiêu, thu hút đầu tư trên lĩnh vực, sản phẩm nào cho phù hợp. Mục tiêu thu hút vốn đầu từ nước ngoài cho các KCN trên địa bàn Hà Nội phải phù hợp với tình hình kinh tế của địa phương và đồng thời mục tiêu ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn, phải xác định dựa trên đầy đủ tiêu chí và thế mạnh áp dụng trên từng KCN, từng định hướng đầu tư mà địa phương xác định quy hoạch để mang lại tối đa hiệu quả.

- Xây dựng và hoàn thiện môi trường đầu tư


+ Quy hoạch các khu công nghiệp cần phải lựa chọn vị trí đúng trong quy hoạch xây dựng KCN. Xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN thực chất là kinh doanh bất động sản, đất đai nên phải tuân thủ theo quy tắc chung đã được thực tế kiểm nghiệm, đó là chọn đúng địa điểm. Tất cả các KCN thành công đều nằm ở vị trí thuận lợi nhất về địa lý - kinh tế đảm bảo cho các KCN phát triển và không ảnh hưởng xấu đến hoạt động của các khu kinh tế lân cận.

+ Ban hành danh mục dự án kêu gọi đầu tư theo cơ chế một cửa đơn giản, với những hướng dẫn cụ thể tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư. Quy định rõ ràng cơ quan nào, ngành nào có nhiệm vụ gì trong việc xúc tiến đầu tư. Thực hiện phân cấp, phân quyền, nâng cao quyền hạn nhiều hơn cho các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố trong việc thu hút và phê chuẩn dự án đầu tư.

- Xác định nhà đầu tư mục tiêu cho các lĩnh vực, sản phẩm: cần xác định các nhà đầu tư, nguồn đầu tư trên từng lĩnh vực, sản phẩm và thế mạnh của địa phương, các mặt hàng sản xuất hiện có tại các khu công nghiệp và đầu ra cho các sản phẩm, lĩnh vực ấy liên kết chặt chẽ với nguồn lợi của nhà đầu tư mà địa phương hưởng đến, mời gọi.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư: cần nâng cao hơn nữa nhằm mang lại hiệu qua tạo nên môi trường đầu tư và môi trường kinh doanh hấp dẫn. Vai trò của các nhà đầu tư đã có dự án vào KCN, nhất là các nhà đầu tư lớn có uy tín là hết sức quan trọng. Việc chăm sóc tốt các nhà đầu tư chính là mở tài cơ hội để đòn nhận các nhà đầu tư tiềm năng mới.

Suy cho cùng thì nhân tố quyết định sự phát triển của các KCN có vai trò hết sức to lớn của Nhà nước. Vai trò của Nhà nước đặc biệt trong những chính sách, cơ chế phát triển KCN. Cơ chế Nhà nước còn hỗ trợ về kinh tế cho các KCN ở địa bản khó khăn nhằm thúc đẩy phát triển cá hệ thống KCN trong cả nước.


Chương 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ FDI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

GIAI ĐOẠN 2018 - 2021


2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, Kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội.

2.1.1. Khái quát về điệu kiện tự nhiên thành phố Hà Nội.

a. Vị trí địa lý

Thăng Long- Hà Nội nằm ở toạ độ: 210°05’ vĩ tuyến Bắc, 1050°87’ kinh tuyến Đông, trong vùng tam giác châu thổ sông Hồng, đất đai mầu mỡ, trù phú. được che chắn


ở phía Bắc - Đông Bắc bởi dải núi Tam Đảo và ở phía Tây - Tây Nam bởi dãy núi Ba Vì - Tản Viên, khoảng cách là 50km. Hà Nội là thủ đô của Việt Nam, là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa lớn nhất của cả nước

b. Khí hậu

Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. Thuộc vùng nhiệt đới, thành phố quanh năm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Và do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 114 ngày mưa một năm. Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 28,1 °C. Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau là khí hậu của mùa đông với nhiệt độ trung bình 18,6 °C. Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng 10, thành phố có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và đông.

c. Đặc điểm địa hình.

Nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km², nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn.

Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh như Ba Vì cao 1.281 m, Gia Dê 707 m, Chân Chim 462 m, Thanh Lanh 427 m, Thiên Trù 378m... Khu vực nội thành có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng.

2.1.2. Khái quát Kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội.

a. Dân số và diện tích

Theo kết quả tổng điều tra dân số ngày 01/4/2009, dân số Hà Nội là 6.448.837 người và rộng 3.324,92km2, gồm 10 quận, 1 thị xã và 18 huyện ngoại thành, đứng thứ hai về dân số và đứng đầu cả nước về diện tích, nằm trong 17 thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới.


Mật độ dân số Hà Nội hiện nay cũng như trước khi mở rộng địa giới hành chính, không đồng đều giữa các quận nội và ngoại thành. Trên toàn thành phố, mật độ dân cư trung bình 1.979 người/km2 nhưng tại quận Đống Đa (trước đây là quận Hoàn Kiếm), mật độ lên tới 35.341 người/km2. Trong khi đó, ở những huyện ngoại thành như Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, mật độ không tới 1.000 người/km2. Về cơ cấu dân số, theo số liệu năm 1999, cư dân Hà Nội và Hà Tây khi đó chủ yếu là người Kinh, chiếm tỷ lệ 99,1%. Các dân tộc khác như Dao, Mường, Tày chiếm 0,9%. Theo số liệu điều tra dân số ngày 01/4/2009, toàn thành phố Hà Nội có 2.632.087 cư dân thành thị chiếm 41,2% và 3.816.750 cư dân nông thôn chiếm 58,1%.

b. Kinh tế tăng trưởng cao

Giai đoạn 2015-2020; tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của thành phố ước tăng 7,39%, đạt mục tiêu đề ra (từ 7,3% đến 7,8%), cao hơn giai đoạn 2010-2015 (6,93%). Năm 2020, quy mô GRDP của Hà Nội ước đạt 1,06 triệu tỷ đồng, tương đương 45 tỷ USD; GRDP bình quân đầu người ước đạt 5.420 USD/người/năm, tăng 1,5 lần so với năm 2015, gấp 1,8 lần bình quân cả nước.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, theo hướng hiện đại, tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng mạnh; khu vực nông nghiệp giảm còn 2,09%. Tăng trưởng khu vực dịch vụ bình quân đạt 7,12%/năm. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2020 ước đạt 48,47 tỷ USD, tăng 1,34 lần so với năm 2015. Hoạt động của các tổ chức tín dụng đạt kết quả tích cực, vốn huy động liên tục tăng, bảo đảm đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất, kinh doanh. Năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế Thủ đô được cải thiện rõ rệt. Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2019 của thành phố tăng 15 bậc, lên vị trí thứ 9 cả nước.

Bằng những giải pháp quyết liệt, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn giai đoạn 2016-2020 liên tục tăng và vượt dự toán, ước đạt gần 1.200.000 tỷ đồng, tăng 11,1%/ năm, gấp 1,64 lần giai đoạn 2011-2015. Đáng chú ý, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2016-2020 ước đạt 1,74 triệu tỷ đồng, gấp 1,65 lần giai đoạn trước, bằng 39,2% GRDP, đạt mục tiêu đề ra. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2019 đạt 8,67 tỷ USD, cao nhất sau hơn 30 năm mở cửa và hội nhập, là năm thứ hai liên tiếp Hà Nội dẫn đầu cả nước. Mặc dù chỉ chiếm 1% về diện tích, 8,5% về dân số nhưng Hà Nội đóng góp trên 16% tổng sản phẩm nội địa (GDP), 18,5% thu ngân sách, 20% thu nội địa và 8,6% tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của cả nước. Hà Nội cũng có hợp tác giao thương chặt chẽ với nhiều địa phương trong toàn quốc (đã ký kết thỏa thuận hợp tác phát


triển với trên 50 địa phương), nhất là Vùng Thủ đô và tam giác phát triển kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, ngày càng xứng đáng vai trò là trung tâm lớn về kinh tế và giao dịch quốc tế, một động lực phát triển của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước.

c. Xã hội ổn định và phát triển mọi mặt

Song song với phát triển kinh tế, 5 năm qua, công tác phát triển đô thị, nông thôn; phát triển văn hóa, thể thao, y tế, giáo dục, khoa học... của Thủ đô đều có bước chuyển biến ấn tượng góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng sáng, xanh, sạch đẹp, văn minh...

Thành phố tiếp tục quan tâm phát triển đồng bộ, hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, nhất là hệ thống đường vành đai, trục hướng tâm, cầu đường bộ, gắn với nâng cao năng lực vận tải hành khách công cộng và hạ tầng xã hội. Ước tính đến năm 2020, diện tích đất đô thị dành cho giao thông, tỷ lệ vận chuyển hành khách công cộng của thành phố đều tăng, ước đạt lần lượt là 10,05% và 20,05%. Bên cạnh đó, thành phố đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các khu đô thị mới, khu nhà ở theo hướng đồng bộ, văn minh, hiện đại, làm thay đổi diện mạo kiến trúc Thủ đô; từng bước phát triển vùng đô thị khu vực hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài. Đến nay, Hà Nội đã đạt diện tích nhà ở bình quân 27,25m2/người, vượt mục tiêu đề ra. Tỷ lệ đô thị hóa của thành phố đạt 49,2%. Hà Nội đã hoàn thành trồng mới 1 triệu cây xanh trước 2 năm và đang trồng thêm 600 nghìn cây xanh.

Cũng trong nhiệm kỳ 2015-2020, thành phố tích cực huy động mọi nguồn lực đầu tư cấp nước sạch cho người dân ven đô, nông thôn. Đến cuối năm 2019, 100% hộ dân ở đô thị và 75% hộ dân ở khu vực nông thôn đã được cung cấp nước sạch (năm 2015 đạt 37%), vượt chỉ tiêu đề ra.

Diện mạo nông thôn thay đổi rõ nét. Đến cuối năm 2020, toàn thành phố có 10 huyện và 371 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt tỷ lệ 96,1%, hoàn thành trước thời hạn 2 năm mục tiêu đề ra, là địa phương có số xã đạt chuẩn nông thôn mới cao nhất cả nước. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn ước đạt 55 triệu đồng, gấp 1,36 lần so với năm 2016.

Đối với lĩnh vực văn hóa - xã hội, giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học - công nghệ, Hà Nội tiếp tục quan tâm, chú trọng đầu tư và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Các giá trị văn hóa truyền thống nghìn năm văn hiến được gìn giữ và phát huy. Thủ đô tiếp tục dẫn đầu cả nước nhiều chỉ tiêu về văn hóa, giáo dục - đào tạo, thể dục, thể thao, nhất là thể thao thành tích cao.


2.2. Khát quát sự phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội

Tổng quan về hiện trạng phát triển khu công nghiệp thành phố Hà Nội.

Với vị trí địa lý kinh tế thuận lợi, là trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Hà Nội có tiềm năng để phát triển công nghiệp nói chung và KCN, CCN nổi tiếng. Nhận thức được vị trí địa lý hết sức thuận lợn của thành phố cũng như vai trò quan trọng của các KCN, CCN trong công cuộc CNH, HĐH, thành phố Hà Nội là một trong những địa phương đầu tiên phát triển KCN.

Tính đến nay diện tích đất các KCN, khu công nghệ cao của thành phố có quy hoạch, đã đi vào sử dụng ước tính khoảng 3.650 ha. Con số này không lớn so với tiềm năng nguồn đất của Hà Nội. Quỹ đất cho phát triển công nghiệp nói chung và KCN thành phố nói riêng khá thuận lợi, do quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp chủ yếu là đất chưa sử dụng, hoặc đang có giá trị canh tác thấp.

Bảng 2.1 Tình hình triển khai xây dựng các KCN ở thành phố Hà Nội.



Khu công nghiệp


Địa điểm


Chủ đầu tư


SQH (ha)


STH (ha)

Công Nghệ Cao

Sinh Học

Bắc Từ Liêm

Công ty Pacific Land ltd

200,6

200,6

Sài Đồng A

Long biên

Deawoo and Ha Noi

Electronics Joint Venture

420

420

Sài Đồng B

Long Biên

Công ty Điện tử Hà Nội

47,3

47,3

Nam Thăng Long

Đông Anh

Công ty CP PT Hạ tầng Hiệp

hội Công thương Hà Nội

260,87

260,87


Bắc Thường Tín


Thường Tín

Công ty TNHH Xây dựng và phát triển HSDC; Công ty

TNHH Đầu tư và Phát triển

DIA


430


430

Thăng Long

Đông Anh –

Công ty TNHH KCN Thăng

Long

247,3

247,3

Phú Nghĩa

Chương Mỹ

Công ty cổ phần tập đoàn

Phú Mỹ

170

170

Thạch Thất Quốc

Oai

Thạch Thất

Công ty cổ phần đầu tư phát

triển Hà Tây

155

155

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.

Thu hút FDI vào các khu công nghiệp của thành phố Hà Nội - 5



Hà Nội - Đài Tư


Long Biên

Công ty kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Hà Nội –

Đại Tư


40


40


Bắc Thăng Long


Đông Anh

Công ty Sumitomo Corporation (Nhật Bản) &

Công ty Cơ khí Đông Anh


295


295

Nội Bài

Sóc Sơn

Công ty TNHH phát triển

Nội Bài

114,1

114,1

Quang Minh

Mê Linh – Hà

Nội

Công ty CPĐT&PT Hạ tầng

Nam Đức

407

407

Khu Công Nghiệp hỗ trợ Nam Hà

Nội


Phú Xuyên

Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển N&G


640


640

Phụng Hiệp

Thường Tín

Công ty CP Simco Sông Đà

174,88

174,88

Khu Công Nghệ cao Hoà Lạc


Thạch Thất

Ban quản lý Khu Công nghệ cao Hoà Lạc, Bộ Kho học vè

Công nghệ


1.586


1.586

Sóc Sơn

Sóc Sơn

Công ty cổ phần Đầu tư Xây

dựng Hà Nội

55

55

Chú thích: SQH: Diện tích quy hoạch

STH: Diện tích thực hiện (Nguồn: Trung tâm cúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội)

Sau gần 28 năm triển khai thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có 16 KCN tập trung được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập và đã đi vào hoạt động với diện tích là 3.476 ha, đến nay cơ bản đã lắp đầy 100% tổng diện tích và trong năm 2021 Hà Nội dự kiến sẽ đón nhận nguồn cung gần 1.000 ha đất công nghiệp từ 5 dự án trong tương lai. Các dự án này bao gồm KCN Quang Minh II (Mê Linh, 266 ha); KCN Thanh Mỹ - Xuân Sơn (Sơn Tây, 108 ha); KCN Sóc Sơn (340 ha); KCN Sóc Sơn II (204 ha) và KCN Phúc Thọ (74 ha).

2.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên của địa phương, vùng lãnh thổ mà có thể tác động vào động cơ của nhà đầu tư nước ngoài trong thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước


ngoài. Ở những địa phương thu hút FDI nếu có sẵn các lợi thế về vị trí địa lý, đặc biệt là KCHT thuận tiện, có hệ thống vận tải, cảng biển… sẽ là những lợi thế so sánh ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

- Quy hoạch phát triển và cơ chế phát triển của các KCN..

Nếu quy hoạch và chính sách phát triển của các KCN của chính phủ cùng hướng với động cơ của các nhà đầu tư nước ngoài thì khả năng sẽ thu hút được nhiều nguồn vốn FDI hơn và ngược lại.

Công tác quản lý, hỗ trợ của chính quyền địa phương trong vùng kinh tế, và cơ chế hoạt động của các KCN. Hoạt động đầu tư nước ngoài vào các nước thu hút đầu tư có liên quan rất nhiều đến các tổ chức, các cá nhân của nước tiếp nhận đầu tư, trong một khoảng thời gian dài. Vì vậy, các nhà đầu tư nước ngoài rất cần có các cam kết về pháp lý của chính quyền địa phương và sự hỗ trợ của Ban quản lý các KCN để họ có thể yên tâm làm ăn lâu dài.

Trên địa bàn thành phố Hà Nội có KCN tiếp nhận đầu tư cần có một hệ thống quy định rõ ràng và minh bạch, tiếp cận với thông lệ quốc tế. Thành phố Hà Nội cần có những ưu đãi về chính sách tiền tệ, chính sách thương mại, chính sách đất đai, chính sách thuế phù hợp và tùy vào từng lĩnh vực, ngành nghề đầu tư mà có các ưu đãi đặc biệt về thuế. Đồng thời, xây dựng các quy định pháp luật nhằm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ sản xuất kinh doanh…

- Kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật, hạ tầng của KCN.

Kết cấu hạ tầng kỹ thuật của KCN tiếp nhận đầu tư là một trong những yếu tố cơ bản để thu hút nguồn vốn FDI và cũng là yếu tố thúc đẩy hoạt động FDI phát triển, các yếu tố này có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Khi tiến hành đầu tư vào các dự án, các nhà đầu tư nước ngoài tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh với kết cấu hạ tầng đầu tư tốt thời gian thực hiện các dự án sẽ được rút ngắn, bên cạnh đó sẽ làm giảm chi phí vận chuyển, chi phí thông tin liên lạc cho các khâu và sẽ làm tăng hiệu quả đầu tư. Một KCN có kết cấu hà tầng tốt, hệ thống đường sá, bến cảng, sân bay, thông tin liên lạc tốt sẽ giúp cho các doanh nghiệp đầu tư thuận tiện trong việc vận chuyển, xây dựng các hệ thống sản xuất hiện đại đáp ứng về yêu cầu kỹ thuật, tối ưu hóa chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, mang lại hiệu quả cao. Do đó, để thu hút các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, các KCN có mặt trên địa bàn thành phố Hà Nội phải đảm bảo cho hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài được thuận lợi

Xem tất cả 85 trang.

Ngày đăng: 22/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí