Các Nghiên Cứu Về Huy Động Vốn Đầu Tư Cho Các Khu, Cụm Công Nghiệp


thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài. Do đó nghiên cứu tập trung vào phân tích vai trò của cơ sở hạ tầng trong việc xác định mức độ hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài vào Ấn Độ.

1.2.2. Các nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về huy động vốn đầu tư cho phát triển nói chung. Đó có thể là những nghiên cứu về các công cụ hay các kênh huy động vốn mà Nhà nước hay các chính quyền địa phương, các doanh nghiệp có thể sử dụng để huy động vốn cho nền kinh tế, cho hoạt động kinh doanh của mình. Phần lớn các nghiên cứu này đề cập đến các kênh và phương thức huy động vốn khác nhau như: huy động qua ngân sách nhà nước, huy động vốn ODA, phát hành trái phiếu, vốn tín dụng,…Một số nghiên cứu điển hình như:

Đặng Thị Hà (2013) nghiên cứu về việc huy động vốn ngoài ngân sách cho việc xây dựng và phát triển đường cao tốc ở Việt Nam trong đó tập trung vào hình thức huy động vốn qua hợp tác giữa Nhà nước và khu vực tư nhân. Tác giả cũng chỉ ra rằng Nhà nước cần tạo môi trường vĩ mô thuận lợi cho việc huy động vốn ngoài ngân sách, hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân cùng tham gia hợp tác với Nhà nước. Để thực hiện được điều này thì Nhà nước cần (i) hoàn thiện khung pháp l và xây dựng luật riêng cho hình thức PPP trong đó phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ và lợi ích của các bên tham gia; (ii) thành lập cơ quan đầu mối về PPP; (iii) nâng cao nhận thức đúng đắn về hình thức PPP và có sự thống nhất về các hình thức hợp tác giữa nhà nước và tư nhân.

Bên cạnh các nghiên cứu về huy động vốn qua hình thức hợp tác công tư, một số nghiên cứu khác lại tập trung khai thác riêng từng hình thức là huy động từ khu vực công và huy động từ khu vực tư nhân. Mặc dù cùng mục tiêu là huy động vốn đầu tư nhưng các nghiên cứu này lại hướng tới các mục đích sử dụng vốn khác nhau. Có thể chia thành hai nhóm:

(i) Các nghiên cứu liên quan đến huy động vốn đầu tư cho từng lĩnh vực

Trần Thế Lữ (2018) đã nghiên cứu về huy động nguồn lực tài chính cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập ở Việt Nam. Nghiên cứu chỉ ra rằng nguồn tài


chính tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được hình thành chủ yếu từ hai nguồn là ngân sách nhà nước và nguồn tài chính ngoài ngân sách. Tuy nhiên tác giả cho rằng với chính sách chia sẻ chi phí trong giáo dục đại học thì cần huy động sự đóng góp từ người học cũng như các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Các nguồn tài chính này có thể kể đến như: nguồn thu từ giá dịch vụ của người học, thu từ hoạt động dịch vụ đào tạo, nguồn đóng góp hỗ trợ của các tổ chức, doanh nghiệp, huy động từ các tổ chức tài chính trung gian, huy động vốn nước ngoài. Như vậy có thể thấy dù cho mục đích khác nhau nhưng việc đa dạng phương thức huy động vốn là điều rất cần thiết, đặc biệt cần phải tăng cường nguồn vốn tài chính ngoài ngân sách để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước và địa phương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Ở một hướng tiếp cận khác Trịnh Thanh Thủy (2016) lại nghiên cứu về huy động nguồn lực tài chính cho ứng dụng công nghệ cao. Nghiên cứu chỉ ra rằng ở Việt Nam khá đa dạng. Phương thức của huy động nguồn lực tài chính cho ứng dụng công nghệ dụng công nghệ ở Việt Nam bao gồm: (i) Tín dụng (các khoản vay vốn từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng, quỹ hỗ trợ khoa học công nghệ, thông qua các hợp đồng tài chính thuê mua, trả chậm), (ii) Tăng vốn cấp từ ngân sách nhà nước, (iii) Tăng vốn tự có từ dịch vụ, (iv) Liên doanh, liên kết với doanh nghiệp cá nhân. Bên cạnh đó tác giả cho rằng Việt Nam nên khuyến khích mô hình hợp tác công - tư thông qua tài trợ, tài trợ một phần hoặc các bên cùng tham gia vào triển khai ứng dụng công nghệ theo tỷ lệ nhất định. Về hình thức, mô hình này cũng là liên doanh, liên kết nhưng việc tài trợ có thể là các công cụ, máy móc, cơ sở hạ tầng hoặc đào tạo nhân lực cho bên ứng dụng mà không nhất thiết tài trợ bằng tiền. Ưu điểm của mô hình này là tạo ra sự phối hợp đồng đều giữa các bên tham gia. Như vậy có thể thấy dù ở lĩnh vực nào và huy động để sử dụng cho các mục đích khác nhau thì hình thức hợp tác công tư vẫn được đánh giá rất cao.

(ii) Các nghiên cứu liên quan đến huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế.

Huy động vốn đầu tư cho khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ - 4

Trần Thị Tố Linh (2013) đã tập trung nghiên cứu về huy động nguồn lực tài chính tư nhân cho phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam. Nghiên cứu chỉ rõ vai trò


của kinh tế tư nhân và nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân đối với phát triển kinh tế xã hội đồng thời làm rõ các nội dung huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân bao gồm: (i) huy động thông qua đầu tư sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân và các hộ kinh doanh cá thể, (ii) huy động thông qua hệ thống ngân sách nhà nước, (iii) huy động thông qua hệ thống tài chính trung gian, (iv) huy động thông qua thị trường chứng khoán; (v) huy động thông qua xã hội hóa các dịch vụ công và xã hội hóa các chương trình từ thiện, nhân đạo, an sinh xã hội.

Một nghiên cứu khác của Nguyễn Việt Dũng (2016) cũng hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, tuy nhiên tác giả chỉ tập trung vào huy động vốn cho đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội tại địa phương, cụ thể là ở thành phố cửa khẩu Móng Cái. Nghiên cứu được xem xét từ vai trò của chính quyền địa phương trực thuộc tỉnh để đầu tư các công trình hạ tầng kinh tế xã hội gắn liền với đặc thù riêng của thành phố biên giới, cửa khẩu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, việc huy động vốn cho đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế xã hội ở địa phương nói chung và ở Móng Cái nói riêng vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào nguồn ngân sách, trong khi đó nguồn lực tài chính từ đất thì chưa được sử dụng hiệu quả cho đầu tư hạ tầng, việc khai thác nguồn vốn tư nhân cũng còn rất hạn chế, các công cụ để huy động vốn cũng chưa đa dạng và chưa được sử dụng phát huy hiệu quả. Tác giả cũng đề xuất việc đặt huy động vốn từ khu vực tư nhân trở thành ưu tiên cao nhất so với huy động từ các nguồn khác nhằm làm giảm gánh nặng đầu tư cho ngân sách đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, tránh lãng phí, thất thoát.

Bên cạnh nguồn vốn huy động từ nhà nước, từ khu vực tư nhân hay hình thức hợp tác công tư, thì một nguồn vốn khác cũng rất quan trọng trong cơ cấu nguồn vốn cho phát triển kinh tế xã hội địa phương đó chính là nguồn lực tài nguyên đất đai. Một nghiên cứu của Nguyễn Tân Thịnh (2019) tiếp cận nguồn vốn đầu tư từ một khía cạnh khá mới mẻ đó là từ các tài sản công, trong đó bao gồm có cả đất đai. Việc khai thác nguồn vốn đầu tư từ tài sản công được áp dụng đối với các tài sản công khu vực hành chính sự nghiệp, tài sản kết cấu hạ tầng, tài sản được xác lập quyền sở hữu thuộc về nhà nước, đất đai và mô hình quản lý tài sản công để


tổ chức khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công. Trong đó việc khai thác nguồn vốn từ tài sản kết cấu hạ tầng cần: (i) có các cơ chế phù hợp, mang tính ổn định để huy động nguồn lực của tư nhân cùng nhà nước đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo và khai thác tài sản, (ii) Ngoài các hình thức khai thác nguồn lực phổ biến như: thu phí, lệ phí, tiền dịch vụ, một hình thức quan trọng để nhà đầu tư có thể hoàn vốn là khai thác quỹ đất ven các công trình kết cấu hạ tầng.

1.3. Các nghiên cứu về huy động vốn đầu tư cho các khu, cụm công nghiệp

1.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài

Các KCCN đã có lịch sử hình thành và phát triển khá lâu đời nên đã có nhiều công trình nghiên cứu về các KCCN và huy động vốn đầu tư cho các KCCN trên thế giới.

UNIDO (1997) đã khẳng định KCN là một công cụ quan trọng để kích thích tăng trưởng công nghiệp, mang lại hiệu quả về chi phí cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội. Thông qua các KCCN, các công ty được hưởng lợi từ kinh tế quy mô, cơ sở hạ tầng, được hỗ trợ bởi các dịch vụ tiện ích, đường xá, viễn thông. Bên cạnh đó UNIDO cũng chỉ ra một trong những yếu tố quyết định sự thành công của các KCCN đó chính là chính sách ưu đãi đầu tư. Để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các KCCN thì các quốc gia, các địa phương cần thiết lập các chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích hay thu hút các doanh nghiệp. Ưu đãi ở đây bao gồm: miễn, giảm thuế và các nghĩa vụ về thuế, giá điện nước, tiền thuê đất, thủ tục hành chính, nhà ở cho công nhân, chi phí về các dịch vụ chung và cơ sở sản xuất,…UNIDO cũng cho rằng mặc dù vai trò của khu vực tư nhân đối với việc phát triển các KCCN ngày càng tăng nhưng việc xây dựng và phát triển các KCCN vẫn không thể chỉ được thực hiện bởi khu vực tư nhân. Điều này có nghĩa là vai trò của nguồn vốn huy động từ nhà nước vẫn là rất cần thiết.

Cũng đề cao vai trò của nguồn vốn huy động từ nhà nước, nhưng Christian

H.M. Ketels & Olga Memedovic (2008) lại đề xuất huy động vốn cho đầu tư KCCN qua hình thức đối tác công tư (PPP) nhằm đầu tư cho các dịch vụ bên trong KCCN, ngoài ra trong nghiên cứu của mình, tác giả cũng bàn luận về mức độ tham gia của


chính phủ và khu vực tư nhân vào các KCCN là bao lâu và tham gia vào thời điểm nào nhằm đạt hiệu quả cao.

Cùng quan điểm này, trong UNIDO (2012) - Fabrizio Condorelli - Cố vấn Công nghiệp cao cấp của UNIDO cho rằng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hiện nay, các đô thị, khu vực và quốc gia cạnh tranh nhau để thu hút đầu tư nước ngoài, thu hút công nghệ mới và để tích hợp vào mạng lưới sản xuất toàn cầu. Do đó, chính phủ, chính quyền địa phương, các tổ chức công nghệ và cộng đồng các doanh nghiệp cần phải làm việc cùng nhau để tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi. Một môi trường được hỗ trợ bởi vật chất và cơ sở hạ tầng, khả năng hậu cần, kỹ năng lao động địa phương và các truyền thống cụ thể để thu hút các công ty nước ngoài đến một địa điểm nhất định. Ngoài ra, các KCCN thành công nên cung cấp một cơ sở đào tạo hiệu quả, và các hoạt động chuỗi cung ứng có liên quan. Ông cũng cho rằng về nguồn vốn đầu tư, khu vực công nói chung nên là nguồn cung ứng chính trong thời gian đầu của giai đoạn phát triển. Nếu chính quyền không tài trợ trực tiếp cho các KCCN, họ có thể cung cấp ưu đãi khác, chẳng hạn như đất giá rẻ. Các nguồn vốn khác có thể huy động từ các nhà phát triển tư nhân có kinh nghiệm quản l bất động sản hoặc tài sản, cũng như các công ty với mạng lưới các nhà thầu lớn, ví dụ các công ty về kinh doanh hạ tầng. Ngoài ra, các ngân hàng cũng có thể đầu tư vào các KCCN dựa trên các khoản thu nhập dự kiến trên giá đất và bất động sản, và lợi nhuận từ cho thuê.

Trung Quốc là một trong những quốc gia rất thành công trong việc phát triển các KCN, KKT. Vì vậy, cũng có nhiều nghiên cứu về chủ đề này. Yue-man Y et al (2009) đã tìm hiểu cơ sở lý luận chung, bối cảnh lịch sử ra đời, phát triển của các KCN, KKT. Các con đường phát triển khác nhau của các KCN, KKT trong 30 năm kể từ năm 1980 và kết quả thu được. Một nghiên cứu khác của Douglas Zhihua Zeng (2012) cũng chỉ ra một số bài học kinh nghiệm cụ thể của Trung Quốc trong việc phát triển các KCCN như: chính sách ưu đãi và thể chế địa phương, sự hỗ trợ mạnh mẽ và tham gia tích cực của chính phủ và chính quyền địa phương trong việc quy hoạch và hỗ trợ phát triển, mở rộng mối quan hệ hợp tác công tư, đẩy mạnh thu


hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ cộng đồng người Hoa trong nước,…

Các nghiên cứu của Furman và cộng sự (2002) hay Michael E. Porter (1998, 2000) đã chỉ ra tầm quan trọng của môi trường đầu tư đối với việc thu hút đầu tư vào các KCCN, trong đó, 3 nhân tố có ảnh hưởng chính là cơ sở hạ tầng, thể chế, chính sách và quy mô của ngành công nghiệp. Michael E. Porter (1998) cho rằng để thu hút đầu tư vào phát triển các KCCN thì cần phải quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, trong đó việc đầu tư cơ sở hạ tầng chung nên xem xét đến cơ sở hạ tầng vật chất, cơ sở hạ tầng hành chính, hạ tầng thông tin và hạ tầng công nghệ.

Xem xét từ một góc độ khác, nghiên cứu của Jeffrey L. Furman et al. (2002) và Michael E. Porter (2000) đã coi luật pháp và chính sách địa phương là nhân tố quan trọng nhằm khuyến khích đầu tư trong đổi mới và thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển. Lin và cộng sự (2006) thì cho rằng môi trường đầu tư ngoài chịu ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác như: hệ thống cung ứng vật tư, chi phí đầu tư, các chính sách ưu đãi đầu tư, năng suất địa phương, nguồn lực địa phương, cơ hội kiếm lợi nhuận, cho vay có sẵn từ các tổ chức tài chính, khả năng gây quỹ, tỷ lệ nợ, khả năng tái đầu tư và khả năng đổi mới sẽ ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các KCCN.

Chia-Li Lin & Gwo- Hshiung Tzeng (2009) đã nghiên cứu về quyết định bỏ vốn đầu tư vào các KCN. Nghiên cứu chỉ ra 4 yếu tố quyết định bỏ vốn của nhà đầu tư vào các KCN đó là: năng lực công nghệ, nguồn nhân lực, môi trường đầu tư trong đó có kết cấu hạ tầng KCN và mức độ phát triển của thị trường ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn bỏ vốn vào KCN của nhà đầu tư. Ông đã tiến hành đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này và kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng các KCN có kết cấu hạ tầng đồng bộ, thuận lợi sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư hơn, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư vào các KCCN.

Tetsushi Sonobe & Keijiro Otsuka (2011) lại tập trung nghiên cứu về sự phát triển của ngành công nghiệp dựa vào các CCN hay KCN chính là động lực để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp. Các KCCN được hình thành và thu hút được nhiều vốn đầu tư nếu có đủ các yếu tố: thị trường lao động dồi dào, nguồn lao


động có chất lượng; chi phí vận tải được cắt giảm và thông tin được chia sẻ.

Izumi & Kenichi Ohno (2015) đã đề cập đến các yếu tố dẫn đến sự thành công của một KCCN bao gồm: (i) sở hữu và quản l , (ii) cơ sở hạ tầng và dịch vụ,

(iii) hỗ trợ doanh nghiệp, (iv) quảng bá và xúc tiến đầu tư, (v) chi phí và thời hạn thuê đất. Bên cạnh đó tác giả cũng chỉ ra sự khác biệt giữa thành công khi đầu tư phát triển các KCCN ở Thái Lan và Việt Nam. Ở Việt Nam, việc thu hút vốn FDI được phân cấp về cấp chính quyền Tỉnh và thành phố chịu trách nhiệm và quản l , còn cơ quan Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) thì chịu trách nhiệm chung về việc hoạch định chính sách, quản l đất đai trong các KCCN. Số lượng các KCCN được thành lập và quy hoạch xây dựng ở Việt Nam không ngừng tăng lên qua mỗi năm, tuy nhiên chất lượng dịch vụ ở các KCCN còn thấp, quy hoạch và cơ sở hạ tầng ban đầu cũng chưa đồng bộ. Chính Phủ Việt Nam cũng đã từng rất nỗ lực trong việc hạn chế sự phát triển quá ồ ạt của các KCCN, tuy nhiên chính sách này cũng chưa thực sự thu được hiệu quả. Tác giả cũng chỉ ra rằng mặc dù số lượng các KCCN ở Thái Lan chỉ bằng ¼ số lượng các KCCN ở Việt Nam, tuy nhiên lại có sự chênh lệch về chất lượng và thu hút vốn đầu tư rất rõ rệt giữa hai quốc gia. Điều này cũng xuất phát từ chính sách và mô hình quản l KCCN còn chưa hiệu quả. Các KCCN ở Thái Lan phần lớn là được xây dựng và phát triển bởi tư nhân và doanh nghiệp, hoặc hoàn toàn do tư nhân, chỉ một phần là được vận hành bởi cục KCCN Thái Lan.

Xiaobo Zhang (2016) đã chỉ ra sự khác biệt giữa xây dựng các KCN và CCN là mức độ can thiệp của chính phủ ở giai đoạn đầu. Trong khi các CCN thường hình thành hữu cơ mà không có sự can thiệp của chính phủ thì các KCN lại được Chính phủ khởi xướng thành lập để phát triển và tăng trưởng kinh tế địa phương và khu vực. Chính phủ các nước đang phát triển thích xây dựng các KCN ở quy mô nhỏ hơn với mục tiêu thu hút đầu tư bằng cách cung cấp cho các nhà đầu tư tiềm năng với nhiều lợi ích giới hạn về mặt địa lý. Ngoài những chính sách thu hút đầu tư đã được biết đến, chính phủ có một số chiến lược mà họ có thể làm nhằm tăng cơ hội thành công như: nhắm mục tiêu vào các công ty quốc tế, nhóm các doanh nghiệp lớn, tạo động


lực bằng các chính sách ưu đãi và tiếp cận thử nghiệm. Trung Quốc đã áp dụng thử nghiệm phân cấp tài chính và đánh giá hiệu suất ở cấp chính quyền địa phương, nghĩa là gắn ưu đãi của các cán bộ địa phương với phát triển kinh tế địa phương.

1.3.2. Các nghiên cứu trong nước

Bên cạnh các nghiên cứu nước ngoài, cho đến nay cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trong nước nghiên cứu về sự hình thành và phát triển KCCN, huy động vốn đầu tư cho các KCCN. Điển hình có thể kể đến như:

Trong quan điểm về vốn đầu tư cho phát triển các KKT cửa khẩu biên giới của Nguyễn Hữu Dũng (2011) tác giả coi vốn đầu tư là toàn bộ các giá trị bằng tiền được sử dụng cho sản xuất kinh doanh, làm dịch vụ, đầu tư phát triển hay các mục đích đầu tư khác. Vốn tiền tệ đầu tư cho phát triển các KKT cửa khẩu có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau như: Vốn tự có hay vốn chủ sở hữu, vốn vay hay tài trợ từ các Ngân hàng, vốn ngân sách, vốn thu hút từ nước ngoài, vốn thu hút của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh trong nước, vốn phát hành các công cụ huy động trực tiếp trên thị trường như trái phiếu, cổ phiếu,… và nguồn vốn khác. Bên cạnh đó tác giả cũng chỉ ra các biện pháp tạo vốn cho đầu tư phát triển các khu kinh tế cửa khẩu bao gồm: (i) tạo vốn từ các doanh nghiệp, (ii) tạo vốn từ các ngân hàng, (iii) tạo vốn qua huy động dưới hình thức phát hành công cụ nợ trên thị trường tài chính,

(iv) tạo vốn qua ngân sách nhà nước và (v) tạo vốn qua thu hút đầu tư nước ngoài.

Từ một góc độ khác, nghiên cứu của Nguyễn Trung Kiên (2016) đã đi vào tìm hiểu các giải pháp tài chính cho phát triển bền vững các KCN tỉnh Bắc Giang. Nghiên cứu chỉ ra rằng các giải pháp tài chính phát triển bền vững các KCN có thể chia thành hai nhóm gắn với hai chủ thể khác nhau đó là Nhà nước và các doanh nghiệp. (i) Đối với nhóm giải pháp tài chính của Nhà nước bao gồm: giải pháp về thuế, giải pháp về phí,giải pháp về chi ngân sách Nhà nước, giải pháp tín dụng đối với KCN và giải pháp tài chính hỗ trợ nông dân nhường đất cho KCN.(ii) Đối với nhóm giải pháp của doanh nghiệp thì có thể chia ra thành các doanh nghiệp các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng các KCN và các doanh nghiệp hoạt động trong KCN.

- Đối với các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng các KCN thì cần phải: Huy động

Xem tất cả 191 trang.

Ngày đăng: 22/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí