Chính Sách Quy Hoạch Và Xúc Tiến Đầu Tư


và môi trường đầu tư cũng cho thấy sự hiệu quả rõ rệt, có thể thấy rõ qua việc tăng điểm của 4 chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, chi phí thời gian, chi phí không chính thức và tính năng động trong bộ chỉ số PCI.

2.2.3. Chính sách quy hoạch và xúc tiến đầu tư

a. Chính sách quy hoạch

Sau 13 năm triển khai, công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch được rà soát, điều chỉnh, tổ chức không gian phát triển hợp lý, khả thi, đáp ứng yêu cầu thu hút đầu tư theo giai đoạn.

Tỉnh Nghệ An đã thực hiện chính sách quy hoạch đáp ứng khâu xây dựng theo các mũi trọng điểm trong phát triển: Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ mới, gắn với công nghiệp chế biến có nhiều chuyển biến tích cực. Những nhân sự tham gia các đề án xây dựng được hưởng nhiều chính sách, cụ thể như sau:

- Được hưởng các khoản chi trả trực tiếp như: Tiền lương bổ sung, các khoản phụ cấp, các khoản trích nộp; Chi hỗ trợ, trợ cấp cho theo quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; tiền tàu xe đi và về thăm gia đình khi nghỉ hàng năm…

- Được ưu tiên xem xét, quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo, quản lý ở cơ sở để chuẩn bị nguồn nhân sự cho cấp ủy nhiệm kỳ mới; được xem xét, nâng ngạch công chức theo quy hoạch của cấp có thẩm quyền nếu đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định và nhu cầu sử dụng của địa phương.

Bên cạnh đó, tại tỉnh Nghệ An, các tổ chức, cá nhân thuộc đơn vị xây dựng đề án phát triển khu công nghiệp, sau khi đề án được chính thức Chính Phủ phê duyệt sẽ hỗ trợ với mức như sau:

- Mức thưởng 30-50 triệu đồng cho đơn vị sở ban ngành tham gia thực hiện xây dựng quy hoạch tùy thuộc mức độ đóng góp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

- Mức thưởng 10-15 triệu đồng cho cá nhân cán bộ tham gia xây dựng quy hoạch tùy thuộc mức độ đóng góp.

Việc xây dựng quy hoạch phải tuân thủ đánh giá tổng quan các đặc điểm môi trường tự nhiên về địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy hải văn, thủy lợi, địa chất công trình, địa chấn, thiên tai, cảnh quan sinh thái, rừng phòng hộ ven biển; đánh giá ảnh hưởng của điều kiện

Chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An - 10


tự nhiên tới khu vực xây dựng và phát triển; xác định các khu vực thuận lợi, ít thuận lợi, không thuận lợi cho phát triển; xác định các vùng cấm, hạn chế phát triển trong khu chức năng đặc thù. Cùng với việc đánh giá tình hình thu hút vốn đầu tư, các chỉ số phát triển KKT; mức độ phát triển của các ngành kinh tế chủ lực của KKT; phân tích mô hình, không gian hoạt động và nhu cầu không gian để phát triển cho các ngành kinh tế, các lĩnh vực sản xuất, cùng các không gian liên quan; đánh giá dân số, lao động, văn hóa, thống kê dân số, lao động, cơ cấu nghề nghiệp, tỷ lệ dân số, lao động; phân bố dân cư, thu nhập, các hiện tượng dịch cư, các vấn đề do đô thị hóa; tình trạng tăng giảm lực lượng sản xuất về chất và lượng, khả năng thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; phân tích các yếu tố và đặc điểm nổi bật của văn hóa bản địa, di tích văn hóa lịch sử có giá trị, chỉ ra khả năng bảo tồn các giá trị đặc hữu.

b. Các chương trình xúc tiến đầu tư

Các cơ quan xúc tiến đầu tư của tỉnh Nghệ An đã thực hiện một số kỹ thuật xúc tiến đầu tư như: Tham gia các cuộc triển lãm, hội thảo đầu tư; Quảng cáo trên các phương tiện truyển thông riêng của ngành và của khu vực. Ban quản lý khu kinh tế Đông Nam Nghệ An đã xây dựng trang thông tin điện tử song ngữ Việt – Anh giới thiệu về các KCN ở tỉnh Nghệ An cũng như các thông tin cập nhập về chủ trương chính sách của tỉnh về đầu tư và quàng cáo miễn phí cho hoạt dộng của các doanh nghiệp trong địa bàn các KCN; Hội thảo thông tin chung về cơ hội đầu tư; Xây dựng được danh mục các dự án gọi vốn đầu tư cho từng giai đoạn, cho các năm; Xuất bản các ấn phẩm thông tin tuyên truyền về môi trường đầu tư trong nước và nước ngoài, giới thiệu chung hình ảnh về tỉnh Nghệ An làm cơ sở cho việc vận động đầu tư.

Xây dựng tài liệu, cơ sở dữ liệu và phát hành các các ấn phẩm phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư như: Danh mục dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư đến năm 2020; Bộ tài liệu xúc tiến đầu tư, các dự án tóm tắt, phim quảng bá bằng các ngôn ngữ Tiếng Việt, Tiếng Anh, Tiếng Đức, Tiếng Nhật.

Để phục vụ các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng, cơ hội và xúc tiến đầu tư, Nghệ An cho nâng cấp Cổng thông tin điện tử của Tỉnh và của các Sở, ban ngành; Phối hợp với Báo đầu tư, Báo Diễn đàn doanh nghiệp, Tạp chí Đầu tư nước ngoài và các cổng thông tin điện tử của các cơ quan thông tấn báo chí để tổ chức đăng tải môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh của tỉnh.


Tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác kế hoạch của các sở, ban, ngành, địa phương về Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu; Phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức các lớp tập huấn về pháp luật lao động, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp 2014, Các hiệp định thương mại tự do và Quản trị bán hàng cho trên 500 lượt doanh nghiệp của tỉnh.

Hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong việc tìm hiểu về pháp luật, chính sách, thủ tục đầu tư; tiềm năng, thị trường, đối tác và cơ hội đầu tư; triển khai dự án sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Tuy nhiên các hoạt động xúc tiến đầu tư mới chỉ dừng lại ở các kỹ thuật xây dựng hình ảnh còn các kỹ thuật tạo nguồn hầu như không được quan tâm. Hơn nữa các kỹ thuật này được sử dụng độc lập mà chưa có sự kết hợp hài hòa như một tổng thể các giải pháp. Trang web hoạt động chưa đạt yêu cầu, các trang thông tin điện tử bị đánh giá là có nội dung chưa phong phú, khá nghèo nàn về nội dung và chưa thực sự thỏa mãn nhu cầu thông tin của các nhà đầu tư. Nội dung quảng bá về các KCN mới chỉ dừng lại ở các thông tin như danh mục các dự án đang hoạt động, danh mục các dự án bị rút giấy phép… các thông tin này không có nhiều giá trị đối với các nhà đầu tư. Các thông tin như giá cả các dịch vụ của KCN, các thủ tục đăng kí, số điện thoại liên lạc và tư vấn, các nhà đầu tư nào được ưu tiên, các chính sách hỗ trợ cho nhà đầu tư nhanh chóng tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì không tìm thấy, có thông tin được đăng lên nhưng sắp xếp chưa thật sự hợp lý, khó tìm kiếm. Trang web chính thức của UBND tỉnh Nghệ An thì chỉ dừng lại giới thiệu chung về điều kiện kinh tế, xã hội, tự nhiên của tỉnh Nghệ An nhưng thông tin ít cập nhật hoặc cập nhật chậm.

Có thể thấy, các thông tin mà tỉnh Nghệ An đưa ra được đánh giá ở mức độ trung bình, trong đó việc cung cấp thông tin về các dự án kêu gọi đầu tư, môi trường và chính sách đầu tư được đánh giá khá tốt. Tuy nhiên, thông tin về điều kiện kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn còn chưa thực sự đầy đủ.

Hiện tại, công tác kiểm tra và đánh giá hoạt động xúc tiến đầu tư ở tỉnh Nghệ An mới chỉ dừng lại ở khâu đánh giá kết quả theo từng giai đoạn. Tuy nhiên, sự đánh giá này không được thực hiện một cách khách quan, chủ yếu do những người thực hiện báo cáo kết quả lên cấp có thẩm quyền. Những kết quả báo cáo đó mặc nhiên được coi giá những đánh giá của các chương trình marketing địa phương đã được thực hiện.


Thêm vào đó, các kết quả đánh giá này cũng chưa phản ánh toàn diện để có giá trị cho việc điều chỉnh các kế hoạch marketing địa phương nếu cần thiết. Việc đòi hỏi ghi chép theo kiểu nhật ký công việc là rất cần thiết trong quá trình triển khai hoạt động marketing địa phương đối với địa phương nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng.

Bên cạnh đó, tại tỉnh Nghệ An, các tổ chức, cá nhân (không thuộc biên chế Ban quản lý khu kinh tế Đông Nam Nghệ An) có công vận động, kêu gọi được các dự án nước ngoài đầu tư vào Khu kinh tế Đông Nam, sau khi dự án đi vào đầu tư xây dựng sẽ được tỉnh hỗ trợ xúc tiến đầu tư với các mức như sau:

- Mức thưởng 30 triệu đồng cho các dự án có vốn đầu tư từ 300 đến 500 tỷ đồng.

- Mức thưởng 50 triệu đồng cho các dự án có vốn đầu tư trên 500 tỷ đồng.

Đối với các dự án sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại, mức thưởng được tính tăng thêm 10 triệu đồng so với mức tối đa theo quy định trên đối với từng loại dự án.

2.2.4. Chính sách về đất đai

Tỉnh Nghệ An đã ban hành một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An, trong đó: (i) Các nhà đầu tư trong và ngoài nước có dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Nghệ An được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Đầu tư; (ii) Các Nhà đầu tư khi thực hiện các dự án đầu tư vào Nghệ An ngoài các ưu đãi được hưởng theo quy định hiện hành của Nhà nước, còn được hưởng thêm các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư của tỉnh theo quy định tại Quyết định này; (iii) Các dự án đầu tư vào khu kinh tế, khu công nghiệp của tỉnh được hưởng các chính sách ưu đãi theo Quy định tại Quyết định số 16/2007/QĐ-UBND ngày 24/4/2007 của UBND tỉnh và Quyết định số 26/2008/QĐ- UBND ngày 22/8/2008; (iv) Trường hợp dự án được hưởng các chính sách ưu đãi khác nhau tại các chính sách ưu đãi của tỉnh thì Nhà đầu tư được lựa chọn hình thức ưu đãi cao nhất theo quy định của UBND tỉnh; (v) Khi có nhu cầu sử dụng đất vào mục đích đầu tư thì nhà đầu tư được Nhà nước tổ chức thu hồi và giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch.

Quyết định số 53/2012/QĐ-UBND ngày 18/9/2012 của UBND tỉnh quy định một số chính sách khai thác, sử dụng quỹ đất thuộc Đề án phát triển quỹ đất để tạo vốn xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012 – 2020, quy định: (i) Dự án thuộc Khu kinh tế, Khu công nghiệp: Khuyến khích nhà đầu tư tự bỏ vốn


thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng. Kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng sẽ được khấu trừ vào tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất theo quy định của pháp luật; (ii) Dự án do Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh và Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh làm chủ đầu tư: UBND tỉnh xem xét cho ứng trước nguồn tiền sử dụng đất ngân sách tỉnh được hưởng từ tiền bán đấu giá quyền sử dụng đất thuộc dự án, ứng vốn từ Quỹ Phát triển đất của tỉnh và huy động các nguồn hợp pháp khác để chủ động bồi thường, giải phóng mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng nhằm tạo quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất.

Cụ thể các dự án ĐTNN vào KCN trên địa bàn tỉnh Nghệ An được hưởng các ưu đãi như sau:

Nhà đầu tư được quyền lựa chọn địa điểm, diện tích đất phù hợp với quy mô dự án và quy hoạch được duyệt; được quyền lựa chọn hình thức xin giao đất có thu tiền sử dụng hoặc thuê đất theo quy định hiện hành.

Được miễn toàn bộ tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản theo dự án được phê duyệt (tối đa không quá 3 năm).

Được miễn tiền thuê đất (sau thời gian xây dựng cơ bản và đi vào hoạt động sản xuất) từ 3 đến 15 năm (tùy theo loại dự án và địa bàn đầu tư).

Được giảm tiền thuê sử dụng đất từ 20% đến 50% tùy theo loại dự án và địa bàn đầu

tư.

Ngày 27/08/2009 UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 2478/2009/QĐ-

UBND điều chrinh và bổ sung cơ chế hỗ trợ đầu tư đối với các dự án đầu tư vào tỉnh Nghệ An. Theo quyết định này, các dự án đầu tư được hỗ trợ:

Khoản 3, Điều 2 quy định: Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài nộp tiền thuê đất một hoặc hai lần trở lên được tỉnh hỗ trợ như sau:

+ 10% mức tiền thuê đất nếu nộp tiền thuê đất một lần trong năm đầu cho cả thời gian thuê đất;

+ 0,5% mức tiền thuê đất nếu nộp tiền thuê đất hai lần trở lên trong 05 năm đầu cho cả thời gian thuê đất và được hỗ trợ vào lần nộp cuối cùng;

Điều 3 quy định về “Hỗ trợ trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng và phí hạ tầng”. Theo đó:

Tỉnh Nghệ An thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với tất cả các dự án khuyến khích, thu hút đầu tư sản xuất kinh doanh vào địa bàn tỉnh. Chủ dự án ứng trước tiền để bồi thường, giải phóng mặt bằng và được khấu trừ vào tiền thuế phải nộp.


Nhà đầu tư tự san lấp mặt bằng được tỉnh xem xét hỗ trợ chi phí san lấp mặt bằng theo thiết kế, dự toán được duyệt ngày 12/1/2012, UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 04/2012/QĐ- UBND về việc hỗ trợ đầu tư đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Theo điều 3 của Quyết định này quy định:

UBND tỉnh bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với các dự án tỉnh khuyến khích thu hút vốn đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Chủ dự án ứng trước tiền để bồi thường, giải phóng mặt bằng và được khấu trừ vào tiền thuê đất hoặc tiền sử đất phải nộp.

Song song với việc quy hoạch mở rộng các KCN thì việc đền bù và hỗ trợ tái định đi cho người dân, người lao động cũng hết sức quan trọng. Tỉnh Nghệ An có những biện pháp sau:

Mức bồi thường hỗ trợ ngày càng cao tạo điều kiện cho người dân bị thu hồi đất có thể khôi phục lại tài sản bị mất. Người bị thu hồi đất được thanh toán baloại tiền: tiền bồi thường đất đai, tiền trợ cấp về tái định cư, tiền trợ cấp bồi thường hoa màu trên đất bị thu hồi. Cách tính tiền bồi thường đất đai và tiền trợ cấp tái định cư căn cứ theo tổng giá trị tổng sản lượng của đất đai rồi nhân với hệ số. Tiền bồi thường cho hoa màu, cho các loại tài sản trên đất được tính theo giá cả hiện tại.

Ưu tiên tái định cư tại chỗ cho người bị thu hồi đất tại nơi có dự án tái định cư, ưu tiên vị trí thuận lợi cho các hộ có vị trí thuận lợi tại nơi ở cũ, các hộ sớm thực hiện giải phóng mặt bằng. Giá đất ở, giá nhà ở tại khu tái định cư do UBND tỉnh quyết định theo quy định hiện hành.

2.2.5. Chính sách về phát triển nguồn nhân lực

UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 2938/QĐ-UBND ngày 8 tháng 10 năm 2010 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ công nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020, quy định: Đổi mới chương trình giảng dạy, đào tạo nhân lực ở các cơ sở đào tạo đại học, dạy nghề, tăng cường khả năng nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ mới gắn chương trình đào tạo với nhu cầu thực tiễn; Ưu đãi và có chế độ khuyến khích cho các doanh nghiệp và người lao động trong các công đoạn sản xuất; Thành lập Trung tâm tư vấn dịch vụ cung ứng nhân lực hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp có thu, với chức năng là nơi tiếp cận giữa nhu cầu sử dụng lao động và nguồn lao động.

Quyết định số 2451/QĐ-UBND ngày 17 tháng 9 năm 2007 Về việc phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006-2015,


tầm nhìn đến năm 2020, tỉnh Nghệ An tập trung liên kết với các cơ sở đào tạo trong nước (nhất là Hà Nội và TP HCM) đào tạo cán bộ chuyên môn theo chuyên ngành công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài. Củng cố và đầu tư phát triển các Trường dạy nghề trong tỉnh. Xã hội hóa công tác đào tạo nghề, đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề, các loại hình trường lớp, tìm kiếm việc làm, đào tạo chất lượng cao cho cán bộ quản lý và công nhân lành nghề.

Quyết định số 30/2007/QĐ-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2007 quy định một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Nghệ An đã có các chính sách về đào tạo nguồn nhân lực. Hàng năm, ngoài nguồn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương; UBND tỉnh bố trí ngân sách để hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp, cụ thể:

- Đối với các khóa đào tạo để nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý doanh nghiệp như: quản trị doanh nghiệp; lập chiến lược kinh doanh; quản lý kỹ thuật; quản lý nguồn nhân lực; tài chính kế toán; kỹ năng đàm phán, kí hợp đồng; kỹ năng lãnh đạo thuyết trình; quản lý chất lượng sản phẩm; ứng dụng công nghệ thông tin; phát triển sản phẩm mới; phát triển thị trường mới, thì mức hỗ trợ tối đa không quá 01 triệu đồng/người/khoá đào tạo.

- Đối với các khoá đào tạo nâng cao tay nghề cho cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp. UBND tỉnh khuyến khích các nhà đầu tư tiếp nhận lao động địa phương đã được qua đào tạo tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh. Trường hợp lao động địa phương đã được tiếp nhận nhưng chưa được qua đào tạo hoặc chuyên ngành đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, cần đào tạo và đào tạo lại tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh thì được hỗ trợ kinh phí như sau:

+ Doanh nghiệp thường xuyên sử dụng từ 100 lao động trở lên (có hợp đồng lao động và bảo hiểm xã hội) được hỗ trợ 50% chi phí nhưng tối đa không quá 01 triệu đồng/người/khóa (riêng các Khu Kinh tế Đông Nam chỉ yêu cầu từ 50 lao động trở lên).

+ Doanh nghiệp sử dụng thường xuyên từ 50 đến 100 lao động (có hợp đồng lao động và bảo hiểm xã hội), doanh nghiệp du nhập nghề mới của các làng nghề được hỗ trợ 50% kinh phí nhưng tối đa không quá 0,5 triệu đồng/người/khóa (riêng các Khu Kinh tế Đông Nam chỉ yêu cầu từ 20-49 lao động).

Tỉnh Nghệ An có dân số gần 2.9 triệu người, lao động trong độ tuổi chiếm trên 86,56%, số lao động tăng hàng năm bình quân từ 30-35 nghìn người. Tỉnh Nghệ An quy hoạch và tổ chức lại mạng lưới cơ sở GDNN theo Nghị quyết số 36/NQ-HĐND của


HĐND tỉnh thông qua Quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Tỉnh Nghệ An đã sáp nhập toàn bộ các trung tâm cấp huyện thành một trung tâm dạy nghề duy nhất và gắn hoạt động các trung tâm cấp huyện với các trường cao đẳng, trung cấp trên địa bàn; đẩy mạnh tự chủ cho các trường gắn với phát triển các trường tư thục để tạo ra thị trường cạnh tranh. Thực hiện sáp nhập Trung tâm GDNN Hồng Lĩnh vào trường Trung cấp Kỹ nghệ; sáp nhập Trung tâm GDNN – Giáo dục thường xuyên thành phố Nghệ An vào Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm tỉnh.

Đến nay, toàn tỉnh có 24 cơ sở GDNN, gồm 02 trường đại Hhọc, 04 trường cao đẳng, 05 trường trung cấp, 04 trung tâm GDNN, 8 trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện và 01 cơ sở GDNN khác. Triển khai thực hiện Đề án sáp nhập các trường cao đẳng, trung cấp theo Chương trình hành động số 1011-CTr/TU của Tỉnh ủy, Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập”.

Bên cạnh đó, tỉnh Nghệ An còn tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 56/2017/NQ-HĐND ngày 15/7/2017 của HĐND tỉnh về đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh. Đây là một trong những chính sách đột phá của tỉnh, trên cơ sở thể chế hóa các quy dịnh của Trung ương và tình hình thực tiễn của địa phương, lồng ghép nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, chương trình việc làm dạy nghề... Qua đó, đảm bảo thực hiện chính sách đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng, thực hiện chính sách vay vốn, tạo việc làm, chuyển đổi nghề cho người dân bị thu hồi đất, người nghèo, lao động là người khuyết tật, chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng, bộ đội, công an xuất ngũ, người dân bị ảnh hưởng sự cố môi trường biển. Trong năm, toàn tỉnh đã mở được 146 lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho hơn 4.000 lao động bị ảnh hưởng sự cố môi trường biển. Thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo theo Nghị quyết số 56 của HĐND tỉnh cho 7.812 người với tổng kinh phí 26,18 tỷ đồng (đào tạo nghề nông nghiệp 3.254 người, phi nông nghiệp 4.558 người).

Đến nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn tỉnh đạt 60,7% (cả nước 58,6%), trong đó số có văn bằng, chứng chỉ đạt 37,5% (cả nước 23,5%).

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 14/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí