Những Vấn Đề Đặt Ra Cho Đề Tài Luận Án Cần Tiếp Tục Nghiên Cứu



sau:


Các công trình nghiên cứu được tổng quan đã đề cập đến những nội dung


Một là, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến một số định nghĩa liên quan

đến NNL và phát triển NNL, NNLN và phát triển NNLN, chính sách phát triển NNLN.

Hai là, các công trình nghiên cứu đã khẳng định NNLN là một bộ phận quan trọng của NNL quốc gia. Phát triển NNLN được coi là động lực thúc đẩy tăng trưởng KT - XH và quyết định sự thành công của quá trình CNH, HĐH đất nước, góp phần rút ngắn khoảng cách tụt hậu, là điều kiện và tiền đề đảm bảo hội nhập kinh tế quốc tế thành công, góp phần quyết định sự phát triển nhanh và bền vững của quốc gia.

Ba là, các các trình nghiên cứu cũng đã chỉ ra những tiêu chí NNLN chất lượng cao là: (1) Về trí lực, là những người có học vấn trình độ cao đẳng, đại học trở lên; về năng lực sáng tạo, là lực lượng lao động có khả năng sáng tạo trong công việc; về thể lực, có tình trạng sức khỏe tốt, đủ điều kiện chăm sóc sức khỏe bản thân và NNL tương lai; về phẩm chất đạo đức, có nhân cách, thái độ và tác phong làm việc tốt, tự tin, dám nghĩ dám làm, có tính kỷ luật và trách nhiệm với công việc, sẵn sàng vượt qua khó khăn để khẳng định mình và phấn đấu vươn lên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Bốn là, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến nội dung một số chính sách cụ thể trong phát triển NNLN; đồng thời, phân tích thực trạng, yếu tố tác động đến thực trạng chính sách và đưa ra một số giải pháp thực hiện chính sách phát triển NNLN.

Năm là, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến một số nét đặc thù riêng của NNLN trong lực lượng CAND và một số nội dung chính sách cụ thể được thực hiện để phát triển NNLN trong lực lượng CAND.

Chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân - 5

Kết quả nghiên cứu tổng quan cho thấy, đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND ở cấp độ đào tạo tiến sỹ quản lý công. Mặt khác, một số thông tin về NNL, NNLN trong lực lượng CAND được Chính phủ quy định thuộc phạm vi bí mật Nhà nước nên hạn chế về phạm vi công bố và đối tượng tiếp cận. Đây là một trong những khó khăn,



trở ngại cho NCS trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu tổng quan, tiếp cận thông tin, số liệu để phân tích, đánh giá thực trạng NNLN và chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND.

Tuy nhiên, NCS cho rằng, kết quả nghiên cứu tổng quan từ các công trình nghiên cứu của các tổ chức và cá nhân có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Đây là nguồn tài liệu có giá trị để NCS có thể tham khảo và kế thừa một cách phù hợp trong xây dựng cơ sở lý luận và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn về chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND.

1.3.2. Những vấn đề đặt ra cho đề tài luận án cần tiếp tục nghiên cứu

Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu đã được tổng quan, NCS nhận thấy việc nghiên cứu một cách cụ thể, chuyên sâu về chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND dưới góc độ quản lý công là vấn đề còn để ngỏ và đặt ra nhiều thách thức cho các nhà nghiên cứu. Do vậy, luận án cần tiếp tục nghiên cứu những vấn đề cụ thể sau:

Một là, xây dựng cơ sở khoa học của chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND. Làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung và các yếu tố tác động đến chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND, nội dung các chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND gồm các chính sách phát triển về số lượng, cơ cấu và chất lượng, cụ thể là: Về số lượng, đảm bảo duy trì số lượng một cách hợp lý đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của lực lượng CAND; về cơ cấu, đảm bảo cơ cấu hợp lý và bình đẳng, phù hợp giữa nam và nữ ở các hệ lực lượng, cấp Công an từ khâu tuyển dụng và sử dụng NNLN; về chất lượng, đảm bảo phát triển thể lực, gia tăng chiều cao, cân nặng, sức khỏe, độ dẻo dai của cơ bắp, tinh thần và phát triển trí lực, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực trí tuệ, kỹ năng, kinh nghiệm, sức sáng tạo, cuối cùng là phát triển tâm lực về phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong nghề nghiệp, tính kỷ luật, chuyên cần, chịu khó, tự tin, tự tôn, nhân hậu, có lối sống lành mạnh, đảm bảo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ ANTT trong tình hình mới.



Hai là, phân tích thực trạng NNLN và đánh giá thực trạng chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND đã đạt được; những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế.

Ba là, đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND phù hợp với yêu cầu công tác bảo đảm ANTT và phương hướng phát triển NNLN trong lực lượng CAND thời gian tới.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Trên cơ sở tiếp cận một số tài liệu đã được công bố của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước, NCS đã tập trung tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến NNL, NNLN, phát triển NNLN và chính sách phát triển NNLN nói chung và chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND ở Việt nam nói riêng.

Kết quả nghiên cứu từ các tài liệu đã đề cập đến nội hàm một số thuật ngữ NNL, NNLN và chính sách phát triển NNLN như: khái niệm, vai trò và yếu tố ảnh hưởng đến NNL, NNLN của các quốc gia. Nội dung cụ thể của một số chính sách phát triển NNLN; thực trạng phát triển NNLN và chính sách phát triển NNLN. Mặc dù các nghiên cứu ít đề cập đến NNLN, chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND, nhưng kết quả nghiên cứu của các tổ chức và cá nhân đã cung cấp cở sở lý luận có giá trị và nhiều thông tin cần thiết giúp NCS có thể tham khảo, kế thừa khi thực hiện nghiên cứu đề tài luận án chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND Việt Nam.

Từ kết quả nghiên cứu tổng quan tại chương 1, tác giả luận án khẳng định đề tài “Chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân” do tác giả thực hiện là cần thiết và không trùng lặp. Trong quá trình tiến hành nghiên cứu đề tài, tác giả sẽ kế thừa kiến thức lý luận, kinh nghiệm thực tiễn từ những công trình đã công bố, để vận dụng và phát triển những nội dung cụ thể theo nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.

CHƯƠNG 2



CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NỮ TRONG LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN


2.1. Nguồn nhân lực nữ và phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân

2.1.1. Nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân

Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực được nhìn nhận, xem xét và nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, tùy theo mục đích nghiên cứu, cụ thể:

Dưới góc độ kinh tế - chính trị học, NNL là tổng hòa các yếu tố thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội của một quốc gia, ở đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo trong lịch sử của dân tộc được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần, phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước [54].

Trong lý thuyết về tăng trưởng kinh tế, NNL được nhìn nhận như một phương tiện chủ yếu, bảo đảm tốc độ tăng trưởng sản xuất và dịch vụ. Trong lý luận về vốn, NNL được đề cập đến như một loại vốn, một thành tố cơ bản, tất yếu của quá trình sản xuất và kinh doanh [50].

Liên hợp quốc cho rằng: NNL là tất cả những kiến thức, kỹ năng và năng lực của con người có quan hệ tới sự phát triển của đất nước [50]. Như vậy, NNL được xem xét như là một nguồn vốn trong mối quan hệ hữu cơ với các nguồn lực khác. Theo tác giả Phạm Minh Hạc, NNL được hiểu là số dân và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khoẻ và trí tuệ, năng lực và phẩm chất đạo đức của người lao động. Nó là tổng thể NNL hiện có thực tế và tiềm năng được chuẩn bị sẵn sàng để tham gia phát triển KT - XH của một quốc gia hay một

số địa phương nào đó [79].

Như vậy, có thể hiểu một cách khái quát, NNL chính là nguồn lực lao động của chủ thể là con người, nó cũng là yếu tố cấu thành LLSX, giữ vị trí cơ bản, hàng đầu, là động lực cho sự phát triển bền vững, bởi những khả năng thực tế và tiềm năng to lớn, vô tận của chính NNL. Vì vậy, NNL được thể hiện qua ba đặc điểm cấu thành, đó là:



- Số lượng NNL nhằm trả lời cho câu hỏi có bao nhiêu lao động trong hiện tại và cần bao nhiêu trong tương lai để đáp ứng các yêu cầu phát triển tổ chức, số lượng nhân lực được xác định dựa vào các yếu tố như nhu cầu thực tế công việc đòi hỏi, dự báo quy mô phát triển tổ chức.

- Cơ cấu NNL là yếu tố không thể thiếu khi xem xét, đánh giá NNL, thể hiện ở các phương diện khác nhau như cơ cấu theo độ tuổi, giới tính, trình độ đào tạo, phân bố theo vùng miền, nhóm ngành nghề.

- Chất lượng NNL là yếu tố tổng hợp của nhiều yếu tố bộ phận như trí tuệ, trình độ, sự hiểu biết, đạo đức, kỹ năng, sức khỏe, thẩm mỹ…của người lao động. Trong các yếu tố trên thì trí lực, thể lực và tâm lực là ba yếu tố quan trọng trong xem xét việc đánh giá chất lượng NNL.

NCS cho rằng nguồn nhân lực là tổng thể số lượng, cơ cấu và chất lượng con người, với tổng hòa các tiêu chí về trí lực, thể lực và những phẩm chất đạo đức, tinh thần tạo nên năng lực của họ, đã, đang và sẽ được huy động vào quá trình lao động sáng tạo vì sự phát triển của một tổ chức hoặc toàn xã hội.

Nguồn nhân lực nữ

Phụ nữ gồm những người về mặt sinh học thuộc giống cái. Con người phụ nữ và nam giới vừa là thực thể tự nhiên vừa là thực thể xã hội, nhưng khác biệt về mặt sinh học tự nhiên của cơ thể. Người ta thường dùng từ “nữ giới” để phân biệt với “nam giới”, là một trong hai giới tính truyền thống, cơ bản và đặc trưng của loài người. Những đặc điểm sinh học giới tính là bẩm sinh và không thể thay đổi, nó liên quan đến nhiều vấn đề xã hội khác.

Con người là nguồn lực có vai trò quyết định đối với sự phát triển KT - XH, trong đó, phụ nữ là bộ phận cơ bản cấu thành nguồn lực ấy. Với hơn một nửa dân số và chiếm phần đông trong lực lượng lao động thì NNLN luôn là nội dung lớn đối với chiến lược phát triển của các quốc gia.

Theo nghĩa hẹp, NNLN với tư cách là lực lượng lao động của xã hội, được hiểu là những người trong độ tuổi lao động và đang tham gia lao động. Ở Việt Nam, độ tuổi lao động của phụ nữ được quy định theo Bộ Luật Lao động năm 2019, tuổi lao động tối thiểu là từ đủ 15 tuổi; tuổi nghỉ hưu đối với người lao động trong điều kiện bình thường sẽ được điều chỉnh theo lộ trình, năm 2021 là 55 tuổi



cộng 4 tháng, sau đó mỗi năm tăng lên 04 tháng cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035 [102].

Theo nghĩa rộng, NNLN gồm tổng hợp các tiêu chí của bộ phận dân số là nữ giới đang có khả năng tham gia vào quá trình lao động xã hội và các thế hệ phụ nữ nối tiếp sẽ phục vụ xã hội. NNLN được hiểu không chỉ đơn thuần là lực lượng lao động nữ đang và sẽ có, mà còn bao gồm thể lực, trí lực, tâm lực của các cá nhân nữ trong một tổ chức, địa phương, quốc gia được sử dụng hoặc có khả năng sử dụng vào quá trình phát triển KT - XH [49].

Từ cách tiếp cận trên, trong phạm vi nghiên cứu của luận án, theo NCS: Nguồn nhân lực nữ là tổng thể số lượng, cơ cấu và chất lượng của lực lượng lao động nữ, với tổng hòa các tiêu chí về thể lực, trí lực và những phẩm chất đạo đức, tinh thần tạo nên năng lực của họ, đã, đang và sẽ được huy động vào quá trình lao động sáng tạo vì phát triển của một tổ chức hoặc toàn xã hội.

Nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân

Như đã trình bày ở phần tổng quan, cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào đưa ra khái niệm đầy đủ về NNL trong lực lượng CAND, hoặc nếu có chỉ là các khái niệm rất chung được nêu trong một số văn bản, báo cáo chuyên đề, tổng kết, chưa bao quát hết nội hàm của khái niệm NNL CAND, chẳng hạn:

- Luật CAND năm 2018 quy định những người hoạt động, phục vụ, làm việc trong CAND gồm: sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật; hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn và công nhân viên được tuyển chọn, tuyển dụng vào hoạt động, phục vụ, làm việc trong CAND, được Nhà nước phong hoặc không phong cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ [106]. Với sự xác định như vậy, NNL trong lực lượng CAND chỉ gồm 3 đối tượng: Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp trong CAND; hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn được tuyển từ số công dân trong độ tuổi đăng ký nghĩa vụ tham gia CAND, số lượng tuyển theo nhu cầu sử dụng hàng năm của Công an đơn vị, địa phương, thời hạn phục vụ là 2 năm; công nhân Công an được tuyển dụng vào làm việc trong



Công an nhân dân thuộc biên chế được Thủ tướng chính phủ duyệt hàng năm.

- Thông tư 65/2021/TT-BCA ngày 11/6/2021 của Bộ Công an quy định về quản lý biên chế của lực lượng CAND lại nêu: (1) Biên chế của lực lượng CAND là số lượng sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân Công an phục vụ theo chế độ tuyển dụng làm việc chính thức, thường xuyên tại các đơn vị trong CAND do cấp có thẩm quyền phê duyệt theo định kỳ. (2) Quân số của lực lượng CAND là số lượng sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp; công nhân Công an phục vụ theo chế độ tuyển dụng; hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ; người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động làm việc chính thức, thường xuyên tại các đơn vị CAND, được cấp có thẩm quyền phê duyệt [42].

- Theo Đề án Quy hoạch phát triển nhân lực cho ngành Công an giai đoạn 2011 - 2020: nhân lực ngành Công an là sức mạnh con người được huy động thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANQG và giữ gìn TTATXH [14]. Nhân lực ngành Công an gồm 6 đối tượng: sỹ quan, hạ sỹ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp; hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn; công nhân Công an phục vụ theo chế độ tuyển dụng; hợp đồng lao động hưởng lương từ ngân sách Công an đơn vị, địa phương; Công an viên ở các xã; học sinh, sinh viên các trường CAND (sau đây viết tắt là cán bộ, chiến sĩ).

Xuất phát từ khái niệm NNL nói chung, theo NCS, khi nói đến NNL cụ thể của một ngành, một lực lượng, không thể không nói đến số lượng, cơ cấu đặc thù và chất lượng của NNL ấy.

Do đó, theo NCS, NNLN trong lực lượng CAND là tổng thể số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ nữ với tổng hòa các tiêu chí về thể lực, trí lực và những phẩm chất đạo đức, tinh thần của người Công an cách mạng, đã, đang và sẽ huy động vào quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo về ANQG, bảo đảm TTATXH của đất nước. Như vậy, NNLN trong lực lượng CAND là tổng thể số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ nữ sĩ quan, hạ sĩ quan làm việc theo chế độ chuyên nghiệp; nữ hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn; nữ công nhân Công an phục vụ theo chế độ tuyển dụng; hợp đồng lao động nữ hưởng lương từ ngân



sách Công an đơn vị, địa phương; nữ Công an viên ở các xã; nữ học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường trong lực lượng CAND.

Nguồn nhân lực nữ trong lực lượng CAND có đặc điểm:

NNLN trong lực lượng CAND là một bộ phận cấu thành của NNL CAND. Ngoài có các đặc điểm chung của NNL CAND, NNLN trong lực lượng CAND còn mang đặc điểm riêng về giới.

Một là, NNLN trong lực lượng CAND mang bản chất cách mạng, bản chất giai cấp và chính trị sâu sắc. Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANQG, bảo đảm TTATXH, đấu tranh phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật; là lực lượng vũ trang chuyên chính bảo vệ Đảng, Nhà nước, bảo vệ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và giữ gìn cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân. Hoạt động của lực lượng CAND phải đảm bảo nguyên tắc đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an [106].

Hai là, NNLN trong lực lượng CAND đa dạng về ngành nghề, trình độ đào tạo và được tuyển dụng theo quy trình chặt chẽ. Công tác Công an liên quan đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, đối ngoại. Đối tượng đấu tranh của CAND đa dạng về hệ loại, lĩnh vực, tính chất, thủ đoạn, phương tiện hoạt động. Từ đó, đặt ra yêu cầu đối với NNLN là phải đa dạng về độ tuổi, thành phần dân tộc, ngành nghề, trình độ chuyên môn, thậm chí cả năng khiếu. Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị của lực lượng, NNLN trong lực lượng CAND dù là chuyên nghiệp, có thời hạn hay tuyển dụng đều phải trải qua quá trình tuyển lựa kỹ càng, chặt chẽ từ đầu sơ tuyển, tuyển sinh, tuyển chọn, tuyển dụng; qua thẩm tra xác minh các tiêu chuẩn chính trị, phẩm chất đạo đức, kiểm tra sức khỏe, trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật, năng khiếu ngành nghề Công an.

Ba là, NNLN trong lực lượng CAND được Nhà nước bảo đảm về biên chế và ưu tiên chế độ, chính sách. NNL cùng với nguồn lực vật chất và phi vật chất khác tạo thành nguồn lực để CAND thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANTT. Do đó,

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí