Chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân - 2



DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ



Ký hiệu


Biểu đồ 1:

Nội dung


Tỷ lệ nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân

Trang


82

Biểu đồ 2:

Độ tuổi nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân

83

Biểu đồ 3:

Tỷ lệ nguồn nhân lực nữ là người dân tộc thiểu số trong lực lượng

84


CAND


Biểu đồ 4:

Cơ cấu nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân theo hệ lực lượng

85

Biểu đồ 5:

Cơ cấu nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân

86


theo cấp Công an



Biểu đồ 6:


Trình độ giáo dục, đào tạo của nguồn nhân lực nữ trong lực lượng


87


Công an nhân dân



Biểu đồ 7:


Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nguồn nhân lực nữ trong


88


lực lượng Công an nhân dân


Biểu đồ 8:

Cấp bậc hàm của nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an

89


nhân dân


Biểu đồ 9:

Tỷ lệ nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân giữ

101


chức vụ lãnh đạo, chỉ huy


Biểu đồ 10:

Nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân có trình

105


độ từ cao đẳng trở lên


Biểu đồ 11:

Kết quả khảo sát về những bất cập trong thực hiện chính sách

118


tuyển dụng, sử dụng nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an



nhân dân


Biểu đồ 12:

Kết quả khảo sát về những hạn chế trong thực hiện chính sách

122


đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an



nhân dân


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân - 2



MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Nguồn nhân lực có vai trò quan trọng, quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động, phát triển của các ngành, các lĩnh vực trong xã hội và sự phát triển của đất nước. Nhận thức vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển, kế thừa quan điểm chỉ đạo của Đảng qua các kỳ Đại hội, Văn kiện Đại hội lần thứ XIII xác định “Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” là một trong những đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ 2021 - 2026 [71], đây là vấn đề then chốt để đưa nước ta phát triển trong thời gian tới. Thể chế hóa đường lối của Đảng về phát triển nguồn nhân lực nữ, Nhà nước đã ban hành và thực thi nhiều chính sách phát triển nguồn nhân lực, trong đó có nguồn nhân lưc nữ. Hiện nay, phụ nữ Việt Nam chiếm 50,2% dân số cả nước, với khoảng 71,24% phụ nữ tham gia lực lượng lao động, trong đó nữ trí thức chiếm 42% tổng số trí thức của đất nước, giữ vị trí, vai trò quan trọng, có nhiều đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước [57]. Tuy nhiên, thực tế cho thấy đội ngũ nữ trí thức vẫn đối mặt với những rào cản, thách thức, bất bình đẳng cả trong tham gia và thụ hưởng những thành tựu phát triển của xã hội.

Công an nhân dân là lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng, Nhà nước, với bản chất Công an cách mạng, của dân, do dân, vì dân; làm nòng cốt, xung kích trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Để hoàn thành sứ mệnh của mình, lực lượng Công an nhân, trong đó có nguồn nhân lực nữ cần phải được xây dựng và phát triển là nguồn nhân lực chất lượng cao, có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực, tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự và đấu tranh phòng, chống tội phạm. Đây là một trong những nội dung then chốt trong công tác quản lý nguồn nhân lực Công an nhân dân và xây dựng lực lượng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.

Trong những năm qua, Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an đã lãnh đạo, hoạch định và thực thi nhiều chính sách phát triển nguồn nhân lực, trong đó có nguồn nhân lực nữ, từng bước tạo chuyển biến mạnh mẽ đối với sự



phát triển nguồn nhân lực nữ và đem lại kết quả tích cực trong công tác xây dựng lực lượng Công an nhân dân. Nguồn nhân lực Công an nhân dân ngày càng được tăng cường về số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý, hiệu quả sử dụng cao hơn; trong đó, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, kiến thức pháp luật, ngoại ngữ, tin học và năng lực tham mưu, chiến đấu, lãnh đạo, chỉ huy được nâng cao, cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự trong tình hình mới.

Tuy nhiên, trước yêu cầu sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, việc phát triển nguồn nhân lực nữ lực lượng Công an nhân dân còn những hạn chế nhất định: số lượng, cơ cấu, phân bố chưa hợp lý, chưa thật sát với đòi hỏi thực tiễn; trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ, chiến sỹ nữ chưa đáp ứng yêu cầu công tác; thiếu đội ngũ chuyên gia, lãnh đạo, chỉ huy là nữ có khả năng dự báo, xử lý tốt những vấn đề phức tạp về an ninh, trật tự; một bộ phận cán bộ, chiến sỹ nữ tuy được đào tạo cơ bản nhưng năng lực hạn chế, còn bị động, lúng túng khi tác nghiệp; lãnh đạo, chỉ huy là nữ xét trên bình diện tổng thể thì phát triển, nhưng phát triển chưa đồng đều và chưa thật vững chắc. Thực trạng này có nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân cơ bản là do chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân còn có hạn chế: công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực nữ chưa được thực hiện, thiếu khoa học, thiếu chiến lược và chưa gắn với tổng thể quy hoạch nguồn nhân lực Công an nhân dân; việc lồng ghép giới trong hoạch định và thực thi chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân ít được khảo sát, kiểm tra, đánh giá tác động; chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nữ chậm đổi mới, thiếu chiến lược, chưa thật gắn vị trí việc làm, thiếu nhạy cảm giới; chính sách sử dụng nguồn nhân lực nữ chưa thực sự hiệu quả, chưa hợp lý, thiếu khoa học, nhiều vị trí công tác bố trí chưa đúng với chuẩn trình độ, năng lực và chuyên môn được đào tạo; chính sách đánh giá nguồn nhân lực nữ chưa phản ánh đúng thực chất, còn bất cập, thiếu nhạy cảm giới; chính sách tiền lương, phụ cấp, phúc lợi còn cào bằng, chưa thực sự tạo động lực, khuyến khích cán bộ, chiến sỹ nữ tận tâm, tận lực với công việc [88]. Trong khi, nguồn nhân lực nữ trong lực lương Công an nhân dân làm việc trong lĩnh vực lao động rất đặc thù,



khó khăn, nguy hiểm, cường độ cao, đòi hỏi trí tuệ, sức lao động bỏ ra lớn. Mặt khác, nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân còn có đặc điểm riêng về giới, đó là thiên chức làm mẹ, chăm sóc gia đình. Vì vậy, họ sẽ gặp khó khăn hơn nam giới trong học tập và công tác, nhất là trong tiếp cận các nguồn lực, điều kiện, cơ hội để phát huy năng lực, khẳng định bản thân.

Như vậy, việc hoạch định, thực thi chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân vẫn còn là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, cần phải được nghiên cứu một cách hệ thống cả về lý luận và thực tiễn, nhằm xây dựng những chính sách phù hợp, hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao số lượng, chất lượng, phù hợp về cơ cấu, đảm bảo hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân, xây dựng lực lượng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự trong tình hình mới.

Xuất phát từ lý do trên, Nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài luận án: “Chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân” để nghiên cứu.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài luận án nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích nghiên cứu, luận án tập trung thực hiện 4 nhiệm vụ:

- Tổng quan tình hình nghiên cứu về chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân.

- Hệ thống hóa và bổ sung cơ sở lý luận về chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân.

- Phân tích, đánh giá thực trạng chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân.



- Đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là nội dung chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND, bao gồm 05 chính sách cơ bản: (1) Chính sách tuyển dụng, sử dụng nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân; (2) chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân;

(3) chính sách y tế, chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm xã hội đối với nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân; (4) chính sách tiền lượng, phụ cấp và phúc lợi đối với nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân; (5) chính sách thi đua, khen thưởng nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu nội dung chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân, đồng thời đề xuất những giải pháp cơ bản góp phần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân.

- Về không gian: Luận án nghiên cứu chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân ở Việt Nam.

- Về thời gian: Luận án nghiên cứu thực trạng chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân từ năm 2005 (năm đầu tiên Bộ Công an ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ phụ nữ Công an nhân dân) đến nay, đồng thời đề xuất giải pháp cho thời gian tới.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp luận

Đề tài luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về phép duy vật biện chứng và phép duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nguồn nhân lực nữ và chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ.



Trên cơ sở phương pháp luận của phép duy vật biện chứng và phép duy vật lịch sử, nghiên cứu sinh luận giải các chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân nói riêng theo tư duy logic biện chứng, mang tính khách quan trong mối liên hệ phổ biến, tránh sự phiến diện đối với vấn đề nghiên cứu. Luận án cũng nghiên cứu các chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân trong sự vận động của các yếu tố tác động, từ bối cảnh phát triển cụ thể trong nước và quốc tế.

Cách tiếp cận nghiên cứu dựa trên tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển, sử dụng đội ngũ cán bộ; đồng thời, dự trên quan điểm của Đảng, định hướng phát triển của Ngành về phát triển nguồn nhân lực nữ. Đó là các cơ sở phương pháp luận quan trọng để nghiên cứu sinh đề xuất các giải pháp tiếp tục hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân thời gian tới.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ đặt ra, đề tài đã sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp:

Luận án kế thừa kết quả nghiên cứu phù hợp với đề tài luận án thông qua việc tiến hành nghiên cứu các tài liệu về quản lý hành chính công, chính sách công, nguồn nhân lực, nguồn nhân lực nữ; công tác tổ chức, cán bộ, chế độ chính sách, công tác cán bộ nữ trong lực lượng Công an nhân dân.

- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh:

Thu thập và thống kê tài liệu, số liệu liên quan đến công tác tổ chức, cán bộ, chế độ, chính sách đối với nguồn nhân lực trong lực lượng công an nhân dân thời gian từ năm 2005 đến tháng 12/2021. Tiến hành so sánh, đối chiếu giữa nguồn nhân lực nam và nữ, giữa các hệ lực lượng, cấp công an, trong phạm vi nghiên cứu của luận án để đánh giá đúng thực trạng chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân và đề ra các giải pháp phù hợp cho thời gian tới.

- Phương pháp chuyên gia:



Tham khảo ý kiến các chuyên gia ngoài ngành về lĩnh vực quản lý hành chính công, chính sách công và giới; chuyên gia trong ngành như các tướng lĩnh, nhà khoa học, giảng viên về chuyên ngành liên quan; lãnh đạo và cán bộ làm công tác hoạch định, thực thi chính sách cán bộ, Ban Chấp hành Hội Phụ nữ các cấp, Ban Bình đẳng giới, gia đình và trẻ em Bộ Công an.

- Phương pháp điều tra xã hội học:

Để thu thập những thông tin và số liệu cần thiết về chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân, phục vụ cho việc thực hiện luận án tiến sỹ, nghiên cứu sinh đã tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi về các nội dung có liên quan đến chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân với 13 nhóm câu hỏi [Phụ lục 1].

Do điều kiện thực hiện khảo sát của nghiên cứu sinh có hạn, nên chưa thể khảo sát diện rộng mà chủ yếu khảo sát theo phương thức chọn mẫu mang tính đại diện cho các lực lượng và Công an địa phương đại diện các khu vực với số phiếu khảo sát khiêm tốn. Mặt khác, do những khó khăn của nghiên cứu sinh đã nêu, nên việc thực hiện khảo sát và thu thập phiếu chủ yếu nhờ sự giúp đỡ của các cấp Hội phụ nữ và Công an một số đơn vị, địa phương.

Để thực hiện, nghiên cứu sinh chọn 05 mẫu gửi lấy ý kiến khối cơ quan Bộ, số phiếu ở mỗi mẫu như sau: Lực lượng An ninh: 60 phiếu; Lực lượng Cảnh sát: 60 phiếu; Lực lượng tham mưu, tổng hợp: 60 phiếu; Lực lượng xây dựng lực lượng: 60 phiếu; Lực lượng hậu cần, kỹ thuật: 60 phiếu.

Khối Công an địa phương, nghiên cứu sinh chọn 13 tỉnh, thành phố đại diện cho khu vực đô thị lớn, đồng bằng, trung du, miền núi, biên giới; trong đó, mỗi Công an địa phương 20 phiếu, riêng Công an thành phố Hà Nội 40 phiếu, Công an tỉnh Nghệ An và Công an Thanh Hóa mỗi nơi 30 phiếu vì các đơn vị này có số lượng nguồn nhân lực nữ nhiều hơn các địa phương khác. Khi thực hiện khảo sát nghiên cứu sinh cũng đề nghị Công an các địa phương chia ra 05 lực lượng gồm: An ninh 20% số phiếu; Cảnh sát 20% số phiếu; Tham mưu, tổng hợp 20% số phiếu; Lực lượng xây dựng lực lượng 20% số phiếu; Hậu cần, kỹ thuật 20% số phiếu.



Tổng số phiếu khảo sát phát ra là 600 phiếu, thu về được 580 phiếu. Số phiếu thu về không hoàn toàn đúng như tỷ lệ dự kiến mà còn có sự chênh lệnh giữa các lực lượng, tuy nhiên sự chênh lệch này không đáng kể. Kết quả điều tra xã hội học được tập hợp và phân tích từ các phiếu khảo sát, thể hiện qua 09 bảng biểu [Phụ lục 2].

- Phương pháp xử lý số liệu:

Sau khi thu thập được phiếu điều tra xã hội học/phiếu khảo sát, nghiên cứu sinh đã sử dụng phần mềm SPSS và công cụ Google để xử lý các thông tin thu thập được; thiết lập các bảng và biểu đồ minh họa, sử dụng các kết quả này làm minh chứng cho nội dung luận án.

5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu

5.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Nguồn nhân lực nữ, chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ và chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân đã được nghiên cứu từ những khía cạnh, nội dung nào?

- Cần phải nghiên cứu, xây dựng cơ sở khoa học của chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân gồm những khía cạnh, nội dung là nào?

- Chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân đã được hoạch định, thực thi như thế nào? kết quả đạt được là gì? Còn hạn chế gì? nguyên nhân nào dẫn đến hạn chế?

- Để hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân Việt Nam, trong thời gian tới cần phải có giải pháp gì? khuyến nghị, đề xuất gì đối với Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an?

5.2. Giả thuyết nghiên cứu

Nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân Việt Nam là bộ phận cấu thành không thể thiếu trong tổng thể nguồn nhân lực của lực lượng Công an nhân dân và vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự. Tuy nhiên, số lượng, cơ cấu và chất lượng chưa thực sự đáp ứng yêu cầu công tác Công an trong tình hình mới; chưa thực sự phát huy tốt nhất vai trò trong công

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022