Kinh Nghiệm Về Hoạch Định Và Tổ Chức Thực Hiện Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp Hàng Hóa Ở Một Số Địa Phương Trong Nước Và Bài Học Cho


quá mức nhu cầu của thị trường. Chính sách của Nhà nước không chỉ giúp các trang trại mở rộng thị trường tiêu thụ mà còn hỗ trợ trang trại sản xuất kinh doanh có hiệu quả trên cơ sở xác định quy mô sản xuất phù hợp với thị trường, yêu cầu của thị trường về số lượng, chất lượng và chủng loại hàng hóa.

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương. Phát trển KTNNHH phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên như khí hậu, đất đai, rừng, biển… Chính sách phát triển KTNNHH trên địa bàn tỉnh cần tạo điều kiện khai thác hiệu quả nhất điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của từng vùng, từng địa phương.

- Sự phát triển của khoa học công nghệ: đối với kinh tế nông nghiệp, hiện tại sự phát triển của khoa học công nghệ đã thúc đẩy việc sử dụng sản phẩm mới như cây trồng, con vật nuôi, bảo quản nông sản, chế biến và vận chuyển nông sản. Do vậy, nếu các địa phương tận dụng được sự phát triển của khoa học công nghệ thì sẽ có nền tảng phát triển tốt.

- Sự ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0: hiện tại, dưới ứng dụng của công nghệ số nên việc đặt hàng nông sản hàng hóa có thể qua mạng. Do vậy, nếu tiến hành cung cấp sản phẩm dựa trên công nghệ số thì sẽ tạo điều kiện cho kinh tế nông nghiệp của tỉnh phát triển bền vững.

- Toàn cầu hóa và việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu: hiện tại, Việt Nam đã và đang hội nhập sâu vào quá trình toàn cầu hóa. Việc này giúp cho nền kinh tế nông nghiệp được bổ sung thêm nguồn lực cũng như đầu ra. Tuy vậy, nó cũng tạo ra sức cạnh tranh lớn cho các tỉnh trong phát triển kinh tế hàng hóa.

1.4. Kinh nghiệm về hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa ở một số địa phương trong nước và bài học cho tỉnh Sơn La

1.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phương

1.4.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Bình

Từ năm 2010 đến nay, nhiều nông dân tại Quảng Bình đã nhanh chóng chuyển đổi sang phương thức sản xuất kinh doanh theo mô hình KTNNHH. Nhờ đó kinh tế của khu vực nông thôn đã có bước phát triển khá mạnh mẽ, thực sự tạo ra một bước

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.


đột phá trong việc tổ chức lại sản xuất, tạo ra những nhân tố mới trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá. KTNNHH đã khai thác có hiệu quả tiềm năng và các nguồn lực nông nghiệp như: đất đai của các vùng đồi gò, vùng cát ven biển, huy động tập trung nguồn vốn của dân cư, mở ra triển vọng hình thành các khu kinh tế mới gắn với mô hình kinh tế ở vùng phía Tây Quảng Bình, góp phần vào sự phát triển nhanh chóng kinh tế - xã hội ở những vùng còn nhiều khó khăn.

Chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa của tỉnh Sơn La - 7

Thứ nhất, chủ trương chính sách của tỉnh Quảng Bình là yếu tố quyết định sự phát triển của KTNNHH.

Trên cơ sở đường lối đổi mới, các chính sách phát triển KTNNHH của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Bình có ý nghĩa quyết định giải phóng các lực lượng sản xuất, huy động các nguồn lực vào phát triển KTNNHH trên địa bàn. Trong quá trình đó, tỉnh Quảng Bình đã có những chính sách và cơ chế hỗ trợ cụ thể cho sự phát triển KTNNHH như:

- Tiến hành điều tra rà soát, phân loại để khuyến khích mô hình kinh tế vườn, kinh tế đồi gò của các hộ gia đình phát triển mô hình KTNNHH.

- Hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng, kết hợp lồng ghép các chương trình dự án giao thông nông thôn, điện, thủy lợi, cung cấp điện, giúp cho nhiều trang trại có đường giao thông thuận lợi cho việc đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa, có điện thắp sáng.

- Hỗ trợ tạo nguồn vốn vay cho các Chủ nông hộ thông qua các dự án xoá đói giảm nghèo, quỹ hộ trợ phát triển, các dự án phát triển vật nuôi cây trồng. Tuy tỷ lệ và mức vay từ các dự án này còn thấp, nhưng nhờ đó đã giải quyết được một phần vốn cho nhiều cơ sở.

- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giúp cho nhiều cơ sở xây dựng được phương án sản xuất khả thi, có điều kiện vay vốn ngân hàng và các quỹ tín dụng khác để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trang trại, đầu tư giống cây, con cho sản xuất kinh doanh.


- Hỗ trợ kỹ thuật, một số yếu tố đầu vào thông qua các dự án hỗ trợ chuyển giao công nghệ và giống cây, con chẳng hạn như huyện Lệ Thủy, giá bán một gốc tiêu là 2.000đ/gốc, huyện hỗ trợ 1.000đ/gốc; hướng dẫn kỹ thuật và hỗ trợ phòng trừ dịch bệnh cho các cơ sở sản xuất nuôi trồng theo hướng kinh tế hàng hóa.

- Chính quyền địa phương các cấp đã thực hiện một số chính sách cụ thể hỗ trợ phát triển KTNNHH như cấp đất, cho thuê đất, mặt nước có thời hạn lâu dài; đối với những vùng đất khai hoang phục hoá, miễn tiền thuê đất lâu dài, tạo cơ sở pháp lý để các Chủ nông hộ yên tâm đầu tư sản xuất, kinh doanh.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức các lớp bồi dưỡng về quản lý, về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho các Chủ nông hộ.

Thứ hai, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, lai tạo các giống vật nuôi, cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đại, thổ nhưỡng cho năng suất cao. Nhiều trang trại đã áp dụng các công nghệ mới, học tập các mô hình làm giàu ở những vùng và địa phương khác trong cả nước.

Công nghệ sinh học, lai, chọn, tạo giống cây con đã được tỉnh Quảng Bình chú trọng trong các khâu của quá trình sản xuất như ươm trồng, nhân giống, chăm sóc và sau thu hoạch. Nhiều đề tài nghiên cứu ứng dụng đã được Sở KH&CN Quảng Bình triển khai có hiệu quả ở các trang trại trồng cây trên vùng cát huyện Quảng Ninh; trang trại ươm tạo giống cây, con ở huyện Bố Trạch (nghiên cứu sản xuất giống ốc hương, giống cua biển); ứng dụng công nghệ sinh học ở nhiều trạm trại thí nghiệm, vườn ươm giống; kỹ thuật nuôi trồng theo quy mô công nghiệp được áp dụng ở một số trang trại (chăn nuôi lợn, nuôi ba ba, ếch, nuôi cá nước ngọt, nuôi tôm). Nhiều công nghệ mới đã được áp dụng thành công ở các trang trại chăn nuôi có quy mô lớn và chuyên môn hóa.

Một số Chủ nông hộ và người lao động đã từng bước nhận thức và làm chủ được kỹ thuật nuôi trồng thông qua các lớp bồi dưỡng, các lớp kỹ thụât nuôi trồng do sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Hội nông dân tổ chức. Ví dụ, một số giống cây ăn quả thích hợp đã đã được trồng thành công như giống bưởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh); một số giống nhãn, cam, dứa, xoài… phù hợp với vùng đất đồi gò; vùng


cát ven biển trồng thành công cây thanh long, xoài, dưa leo và cho hiệu quả kinh tế cao. Đối với cây công nghiệp dài ngày, đã tiến hành lai tạo, hình thành các giống cây thích nghi với điều kiện vùng gò đồi tỉnh Quảng Bình, như giống cao su Đồng Nai, giống hồ tiêu, cà phê, trầm hương.

Thứ ba, phát triển KTNNHH gắn với hình thành một số vùng sản xuất chuyên môn hóa tập trung. Các vùng trồng cây ngắn ngày tập trung ở huyện Bố Trạch, chăn nuôi tập trung ở Quảng Trạch và Đồng Hới, cung cấp thực phẩm cho đô thị và thị trường bên ngoài. Hình thành chăn nuôi bò lai theo định hướng quy hoạch vùng chăn nuôi đại gia súc của tỉnh. Điều này cho thấy, có thể học được ở Quảng Bình tính chất chuyên môn hóa trong sản xuất.

Thứ tư, phát triển KTNNHH gắn với quy hoạch đồng bộ, từng bước khắc phục tính tự phát. Mặc dù tỉnh có chủ trương và đã thực hiện một số biện pháp để khuyến khích và tạo điều kiện cho trang trại phát triển, nhưng các cơ sở kinh doanh của KTNNHH phát triển chủ yếu còn mang tính tự phát theo nhu cầu chuyển đổi từ mô hình kinh tế hộ, kinh tế vườn đồi và chuyển hướng sản xuất kinh doanh của người nông dân. Việc hình thành và phát triển còn theo hướng di dân là chủ yếu, chưa lồng ghép tốt các chương trình, dự án cho phát triển hạ tầng, khai hoang phục hóa với phát triển KTNNHH.

Thứ năm, để phát triển bền vững KTNNHH, phải đồng thời với phát triển công nghiệp chế biến nông sản, phục vụ cho yêu cầu sản xuất hàng hoá quy mô lớn. Hầu hết các sản phẩm từ trồng trọt và chăn nuôi ở tỉnh Quảng Bình chưa được chế biến, chủ yếu là sản phẩm thô. Số cơ sở chế biến hỗ trợ cho sản phẩm trang trại không nhiều, trình độ công nghệ lạc hậu. Vì vậy, các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi của tỉnh Quảng Bình nói chung, các trang trại nói riêng khó có khả năng cạnh tranh với thị trường trong nước và xuất khẩu. Đây là một hạn chế lớn của hầu hết các tỉnh, và Sơn La nên đẩy mạnh hoạt động thương mại hóa tập trung cho các sản phẩm nông nghiệp.

Thứ sáu, đẩy mạnh phát triển hệ thống thương mại, dịch vụ. Trên địa bàn tỉnh có khoảng trên dưới 110 chợ lớn nhỏ, việc buôn bán sản phẩm tươi sống, trồng


trọt và chăn nuôi mới chủ yếu tập trung ở khu vực thành phố Đồng Hới và một số thị trấn, còn lại các chợ ở các vùng nông thôn thường nhỏ lẻ và chủ yếu phục vụ cho nhu cầu lương thực, thực phẩm của dân cư địa phương. Như vậy, có thể thấy rằng tỉnh Sơn La có thể rút kinh nghiệm từ Quảng Bình bằng cách xây dựng các đầu mối thu mua nông sản để tránh phân tán, sau đó tiến hành xuất khẩu.

Hệ thống các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu dịch vụ đầu vào như cung cấp giống cây, giống, con, thức ăn gia súc, thuốc thú y, chưa chủ động làm dịch vụ đầu ra tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, chưa mở rộng được các hoạt động dịch vụ đáp ứng cho sự phát triển của KTNNHH. Nguyên nhân chính của tình trạng này là chưa có tính liên kết bền vững, chia sẻ quyền lợi giữa các HTX và các trang trại trên địa bàn.

Thứ bảy, tăng cường sự gắn kết và liên kết trong hoạt động của các Chủ nông hộ như liên kết vùng sản xuất, loại hình sản xuất, kinh nghiệm trong phát triển quy mô trang trại, kinh nghiệm về quản lý và áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, về nguồn vốn và tiêu thụ sản phẩm…

1.4.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Giang

Bắc Giang một trong những tỉnh có KTNNHH phát triển khá nhanh, nhất là vùng cây ăn quả. Toàn tỉnh có trên 20 nghìn mô hình kinh tế vườn đồi có diện tích từ 0,5 ha trở lên, khoảng 55.000 ha đất có giá trị thu hoạch trên 50 triệu/ha/năm, trên 28 ngàn hộ đạt tiêu chí thu nhập từ 50 đến 100 triệu đồng/năm. Ở các huyện, thành phố đã xuất hiện các mô hình thu lãi hàng trăm triệu đồng/năm.

Chính quyền tỉnh Bắc Giang đã thực hiện một số chính sách khuyến khích phát triển KTNNHH vùng cây ăn quả theo hướng bền vững về mặt kinh tế, xã hội và môi trường: ví dụ như thực hiện chính sách an toàn trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo tiêu chuẩn VietGAP, thực hiện chính sách ưu đãi cho các nông hộ tham gia chương trình xuất khẩu quả vải (cho vay tối đa 120 triệu đồng không cần tài sản đảm bảo…)

Chính quyền các cấp ở Bắc Giang đã triển khai xây dựng quy hoạch các vùng KTNNHH chuyên trồng cây ăn quả ở huyện Lục Ngạn, các trang trại kết hợp


giữa trồng cây ăn quả với các cây trồng và vật nuôi khác ở hai huyện Yên Thế và Lục Nam. Trên cơ sở đó, Tỉnh đã hỗ trợ hình thành các trang trại chuyển đổi về phương hướng kinh doanh và ứng dụng công nghệ phù hợp với từng loại hình trang trại.

Thực hiện các chương trình chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, nhất là các chương trình triển khai sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGap nhằm nâng cao độ an toàn trong sản xuất, đặc biệt tạo sự an toàn của sản phẩm. Nhờ đó, các vùng chuyên canh cây ăn quả đã hình thành và phát triển bền vững trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Ở Lục Ngạn, năm 2015 đã triển khai thí điểm trên diện tích 5 ha sản xuất vải theo tiêu chuẩn VietGap, năm 2017 mở rộng đến 150 ha và năm 2018 đã mở rộng đến 4.000 ha. Nhờ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap nên chất lượng quả vải nâng lên, và vì vậy giá bán cao hơn tiêu thụ mạnh hơn. Năm 2018, vải ở Lục Ngạn theo tiêu chuẩn VietGap năng suất giảm 10-12% (do điều chỉnh lượng quả), nhưng xuất bán cho Trung Quốc với giá rất cao từ

15.000 đồng - 18.000 đ/kg, trong khi đó vải thường chỉ bán được với giá từ 6.000 đồng - 8.000 đồng/kg ở cùng thời điểm. Vì vậy, hiệu quả của kinh doanh theo mô hình này tăng cao. Như vậy, có thể thấy rằng đây là bài học về chất lượng cho tỉnh Sơn La khi đạt được các yêu cầu về tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế.

Chính quyền khuyến khích xây dựng các mô hình kết hợp giữa trồng cây ăn quả, chủ yếu là cây vải được trồng trước đây với chăn nuôi gia cầm, chủ yếu là gà. Mô hình này được triển khai ở 2 huyện Lục Nam và Yên Thế, trong đó mô hình kết hợp trồng cây ăn quả với chăn nuôi gà thả vườn, đồi của huyện Yên Thế đã tạo dựng thương hiệu “Gà đồi Yên Thế” có hiệu quả và tính bền vững cao. Đây là bài học về xen canh, tăng vụ.

Tính bền vững của mô hình này đang được Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND huyện Yên Thế tổng kết và xây dựng thành quy trình sản xuất gà an toàn, bền vững.

1.4.1.3. Kinh nghiệm của tỉnh Lâm Đồng

Sự phát triển nhanh và có hiệu quả của KTNNHH đã góp phần quan trọng vào


sự phát triển tương đối nhanh và bền vững của nền kinh tế Lâm Đồng, đặc biệt là trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Năm 2005, tuy chỉ chiếm 3,06% số hộ làm nông nghiệp với diện tích chỉ bằng 7,84% diện tích nông nghiệp toàn tỉnh nhưng giá trị thu nhập ở tỉnh Lâm Đồng đã chiếm tới 13,8% giá trị GDP của toàn ngành nông nghiệp với 99% sản phẩm dành cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Nói chung, hiệu quả sản xuất kinh doanh trên 1 ha đất canh tác cao gấp 1,76 lần so với kinh tế hộ và các hình thức tổ chức sản xuất khác trong nông nghiệp, góp phần khai thác có hiệu quả nhiều vùng đất trống, đồi núi trọc, vùng sâu, vùng xa, góp phần hình thành nhanh và vững chắc các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây đặc sản tập trung, tạo điều kiện thuận lợi cho công nghiệp chế biến phát triển.

KTNNHH phát triển cũng tạo điều kiện huy động nguồn lực sẵn có trong dân, trước hết là vốn đầu tư cho phát triển sản xuất. Đến năm 2015, đã có gần 700 tỷ đồng đầu tư cho khu vực này, trong đó gần 93% là nguồn vốn trong dân, chỉ có 7,4% nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. Các vùng phát triển KTNNHH cũng đã tạo thêm nhiều việc làm, góp phần giải quyết lao động thiếu việc làm ở cả thành thị và nông thôn, từng bước nâng cao dân trí và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhiều cộng đồng dân cư, nhất là vùng đồng bào đân tộc, vùng kinh tế mới. Hàng năm, các cơ sở sản xuất kinh doanh theo mô hình nông nghiệp hàng hóa ở tỉnh Lâm Đồng đã giải quyết được việc làm cho hàng chục nghìn lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao trình độ văn hóa và tay nghề cho bà con nông dân, từng bước rút ngắn khoảng cách về thu nhập và trình độ nhận thức giữa nông thôn và thành phố. KTNNHH đã tự khẳng định là hình thức tổ chức sản xuất và quản lý sản xuất tiên tiến trong nông nghiệp, là bước đột phá để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Lâm Đồng.

Lâm Đồng đã tập trung củng cố và phát triển nông nghiệp mạnh hơn theo hướng:

- Khuyến khích các hộ gia đình đã có đủ quy mô về mặt diện tích canh tác nhưng chưa đạt tiêu chuẩn về thu nhập, tăng cường đầu tư vốn, ứng dụng tiến bộ kỹ


thuật, nâng cao trình độ quản lý để thực sự trở thành trang trại có giá trị và tỷ suất hàng hóa cao, cơ cấu cây, con hợp lý. Cụ thể, cứ mỗi hộ có 3ha trở lên trồng các sản phẩm nông nghiệp sẽ được hỗ trợ về giống cây trồng nằm trong chính sách của tỉnh (cây hoa, cây ăn quả hoặc cây nông nghiệp). Nguồn này sẽ được thống kê theo địa phương cấp xã, và gửi lên huyện để tổng hợp rồi sẽ gửi giống vào mùa sau.

- Khuyến khích các tổ chức và cá nhân nhận giao hoặc thuê các diện tích đất trống, đồi núi trọc để lập trang trại, ưu tiên cho các cơ sở trồng và kinh doanh rừng nguyên liệu, kết hợp kinh doanh rừng với kinh doanh du lịch.

- Tổ chức sắp xếp lại vùng nguyên liệu cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và rau, hoa theo hướng lấy trang trại gia đình làm đơn vị sản xuất kinh doanh tự chủ, đồng thời phát triển kinh tế hợp tác làm dịch vụ nông nghiệp, công nghiệp chế biến và hoạt động thương mại để hỗ trợ các gia đình, hộ nông trường viên, hộ xã viên hợp tác xã phát triển hiệu quả và bền vững.

1.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Sơn La

Một là, để KTNNHH được hình thành và phát triển, trở thành một lực lượng chủ lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hóa, Nhà nước và chính quyền địa phương có vai trò đặc biệt quan trọng.

Trước hết là vấn đề nhận thức về vai trò của KTNNHH. Về mặt kinh tế, nông nghiệp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hóa cao, khắc phục tình trạng sản xuất phân tán, manh mún, tạo nên những vùng chuyên môn hóa, tập trung hóa và thâm canh cao. Thông qua đó, góp phần thúc đẩy nhanh công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn. Về mặt xã hội, kinh tế nông nghiệp góp phần làm tăng số hộ giàu trong nông thôn, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Về mặt môi trường, do sản xuất kinh doanh tự chủ và vì lợi ích thiết thực, lâu dài, hầu hết các Chủ nông hộ có ý thức khai thác hợp lý và quan tâm bảo vệ môi trường, trước hết là trong phạm vi không gian trang trại và lan tỏa ra toàn vùng. Kinh nghiệm ở một số địa phương cho thấy, ở đâu nhận thức đúng vai trò, vị trí của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/10/2022