đến khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ ở Zanzibar, theo đó để tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho nông hộ, các tổ chức cần tăng cường cung cấp thông tin và nâng cao nhận thức của nông hộ về các chương trình tín dụng, đặc biệt với những người cư trú ở vùng sâu vùng xa [122]. Theo Nguyễn Trọng Hoài và cộng sự (2014) cho thấy vốn xã hội giúp thúc đẩy khả năng tiếp cận tín dụng của hộ [37]. Nghiên cứu của Ubon & Chukwuemeka (2014) tại Nigeria cho thấy vốn xã hội có ảnh hưởng đáng kể đến việc tiếp cận tín dụng chính thức của các doanh nghiệp, theo đó việc tham gia vào các hiệp hội, đoàn thể cũng làm tăng khả năng tiếp cận vốn TDNH và ngược lại [135].
- Năm. Hiểu biết về tài chính
Kiến thức về tài chính của người vay rất quan trọng bởi đó chính là tiềm năng về quản lý tài chính và khả năng sử dụng món vay sao cho có hiệu quả tốt mà trước hết đó là tăng khả năng tiếp cận được TDNH. Về vấn đề này, Lusardi và Mitchell (2006, 2007a, b), đề cập, theo Hội đồng Giáo dục Kinh tế Quốc gia (NCEE, 2005) và Hilgert và Hogarth (2002) thì các nghiên cứu hiện tại cho thấy sự thiếu hiểu biết về tài chính đang lan rộng và người ta thiếu kiến thức về các nguyên tắc kinh tế cơ bản nhất [113,116,117,118]. Lusardi và Mitchell (2006) nhận thấy rằng, sự thiếu hiểu biết về tài chính đang lan rộng và đặc biệt cấp tính giữa các nhóm dân số cụ thể, chẳng hạn như phụ nữ, người cao tuổi và những người có trình độ học vấn thấp [116]. Còn Agarwal, Driscoll, Gabaix và Laibson (2007) cho thấy thêm rằng những sai lầm về tài chính phổ biến ở người trẻ và người cao tuổi, những người có mức độ thấp nhất kiến thức tài chính và khả năng nhận thức [103].
- Sáu. Nhóm yếu tố nhân khẩu học
Trong đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng của khách hàng các TCTD thường xem xét yếu tố nhân khẩu học như tuổi tác, giới tính, quy mô gia đình, chu kỳ sống của gia đình, thu nhập, nghề nghiệp, học vấn, tôn giáo, chủng tộc và dân tộc... Theo đó số hộ khách hàng có đông người làm việc, hiểu biết thì khả năng tiếp cận tín dụng tăng lên và ngược lại thì khả năng tiếp cận tín dụng sẽ giảm. Về vấn đề này Mohamed (2003) cho rằng các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng bao
gồm tuổi, trình độ học vấn, giới tính, thu nhập và mức độ nhận thức về các nguồn tín dụng [122]. Còn Robert (2006) cho rằng, tài sản thế chấp được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng vay vốn, các yếu tố nhân khẩu học như giáo dục, địa vị của chủ hộ, diện tích đất canh tác, thu nhập hộ cũng đóng vai trò quan trọng đối với khả năng tiếp cận vốn của hộ nông nghiệp [127]. Mpuga (2008) khi nghiên cứu về những hạn chế trong tiếp cận tín dụng và nhu cầu tín dụng nông thôn ở Uganda đã chỉ ra rằng các đặc điểm của đối tượng vay vốn có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu tín dụng bao gồm tuổi tác, giới tính, trình độ giáo dục và tình trạng hôn nhân, trong đó những người trẻ tuổi, nam giới, những người đã kết hôn, các cá nhân có trình độ giáo dục cao sẽ có nhu cầu tín dụng cao hơn, và có khả năng tiếp cận tín dụng nông nghiệp cao hơn [123]. Nghiên cứu của Wangai và Omboi (2011) nhận thấy rằng trình độ học vấn có tác động ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng của người vay. Mức độ giáo dục đã tạo ra một lợi thế bổ sung cho những người có kiến thức kế toán tốt, kỹ năng quản lý tốt hơn và thông qua công nghệ khi vay tín dụng [125]. Shete và Garcia (2011) khi nghiên cứu về các yếu tố quyết định khả năng tham gia thị trường tín dụng nông nghiệp tại Finoteselam, Ethiopia đã chỉ ra rằng các yếu tố như quy mô đất đai lớn, nguồn lực lao động của hộ, số lượng người phụ thuộc, những hoạt động phi nông nghiệp, và việc phát sinh các chi phí không lường trước làm gia tăng khả năng tham gia vào thị trường tín dụng nông nghiệp [129].
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Điểm Kinh Tế Nông Nghiệp Và Những Tác Động Đến Tín Dụng Ngân Hàng
- Lý Luận Cơ Bản Về Tăng Cường Tín Dụng Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp
- Nhóm Các Chỉ Tiêu Phản Ánh Chất Lượng Tín Dụng
- Thực Trạng Kinh Tế - Xã Hội Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long – Những Tác Động Ảnh Hưởng Đến Tăng Cường Tín Dụng Ngân Hàng
- Thực Trạng Mức Độ Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Kinh Tế - Xã Hội Đến Tín Dụng Ngân Hàng Phát Triển Nông Nghiệp Vùng Kinh Tế Trọng Điểm
- Thống Kê Mô Tả Các Yếu Tố Thuộc Yếu Tố Hiểu Biết Về Tài Chính
Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.
- Bảy. Nhóm các yếu tố khác và điều kiện bên ngoài
Nhóm các yếu tố khác và bên ngoài như chính sách quản lý vĩ mô, vai trò chính phủ, hiệp hội đoàn thể, cạnh tranh và cung cầu tín dụng, khả năng thu nhập phi nông nghiệp… là những vấn đề ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận TDNH. Về vấn đề này Ammar Siamwalla và cộng sự (1990) cho rằng, vấn đề tiếp cận tín dụng cần có sự hỗ trợ của chính sách, khi nghiên cứu về hệ thống tín dụng nông thôn ở Thái Lan các tác giả đã chỉ ra rằng muốn tăng sự tiếp cận của các hộ nông dân với tín dụng thì phải có sự can thiệp của Chính phủ. Bởi có sự cạnh tranh tín dụng từ bên ngoài với lãi suất cho vay cao nhưng vẫn thu hút được nông dân. Thật ra đây không phải là do khan hiếm quỹ cho vay mà là do phương thức và cách tiếp cận các nguồn tín dụng chính thức có những khó khăn [104]. Trong khi đó Turvey, He và
Meagher (2011) nhấn mạnh đến các yếu tố "Điều kiện", các tác giả thảo luận về các tổ chức bảo lãnh độ tin cậy về tín dụng, thị trường phân phối tín dụng, bảo hiểm và các thị trường chưa hoàn chỉnh. Trong yếu tố "Năng lực", các tác giả thảo luận sự bất bình đẳng về thu nhập và những thách thức trong nền kinh tế theo quy mô. Trong yếu tố "Tài sản thế chấp", các tác giả đề cập đến việc thiếu tài sản thế chấp và những hạn chế đối với tăng trưởng kinh tế nông trại do sự tập trung hóa đất đai và tiềm năng cho vay nông nghiệp từ khả năng trao đổi và thế chấp quyền sử dụng đất [133]. Còn Duong và cộng sự (2002) trong nghiên cứu về tài chính nông thôn ở Việt Nam: Phân tích kinh tế vĩ mô các điều tra hộ gia đình, bằng các kết quả thực nghiệm đã chứng minh rằng khoảng cách từ nhà đến trung tâm có ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng [111 ]. Mwongera (2014) xác nhận rằng số lượng các tổ chức cho vay có tác động tích cực đến khả năng tiếp cận tài chính, vì càng nhiều tổ chức thì sẽ đáp ứng được càng nhiều các nhu cầu dịch vụ tài chính [124].
1.3. Hạn chế rủi ro đối với tăng cường tín dụng ngân hàng phát triển kinh tế nông nghiệp
1.3.1. Khái niệm rủi ro tín dụng ngân hàng
Rủi ro nhìn chung là chủ thể vay không trả được nợ vay và lãi suất vay cho người cho vay. Như vậy rủi ro tín dụng của NHTM là khi mà người vay không trả được nợ vay và lãi suất vay cho ngân hàng.
Theo Hennie van Greuning - Sonja Brajovic Bratanovic (1999) định nghĩa: “Rủi ro tín dụng được định nghĩa là nguy cơ mà người đi vay không thể chi trả tiền lãi, hoặc hoàn trả vốn gốc so với thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng. Đây là thuộc tính vốn có của hoạt động ngân hàng. Rủi ro tín dụng tức là việc chi trả bị trì hoãn, hoặc tồi tệ hơn là không chi trả được toàn bộ. Điều này gây ra sự cố đối với dòng chu chuyển tiền tệ, và gây ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của ngân hàng” [112].
Theo Thomas P.Fitch (2000): “Rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi người vay không thanh toán được nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ. Cùng với rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro
chủ yếu trong hoạt động cho vay của ngân hàng” [132]. Ở Việt Nam, tại Quyết định số 493/2005/QĐ–NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD nêu rõ: “Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của TCTD do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết” [59]. Từ đó có thể đưa ra khái niệm về rủi ro TDNH như sau: Rủi ro TDNH là rủi ro tổn thất một phần nguồn vốn ngân hàng cho vay do khách hàng vay không hoàn thành được nghĩa vụ trả nợ cả gốc và lãi của khoản cho vay đó theo đúng cam kết.
1.3.2. Nhận dạng những tiềm ẩn rủi ro trong tăng cường tín dụng ngân hàng phát triển kinh tế nông nghiệp
Tăng cường cho vay thì số lượng, giá trị vốn cho vay sẽ tăng lên vì vậy cần phải tăng cường hạn chế rủi ro nhằm vào nâng cao an toàn, hiệu quả vốn cho vay.
1.3.2.1. Những tiềm ẩn rủi ro từ phía ngân hàng
Rủi ro từ phía NHTM về cơ bản là rủi ro tác nghiệp, rủi ro đạo đức, rủi ro công cụ. Những bất cẩn trong tác nghiệp, sự cố tình bất tuân thủ quy định của cán bộ ngân hàng để trục lợi, công cụ phương tiện bị lỗi kỹ thuật mà không phát hiện kịp thời là những tiềm ẩn có thể dẫn đến rủi ro trong tăng cường cho vay. Bên cạnh đó còn do áp lực chỉ tiêu, do cạnh tranh giữa các ngân hàng cũng dẫn đến những vi phạm nguyên tắc, quy trình cho vay dẫn đến rủi ro.
1.3.2.2. Những tiềm ẩn rủi ro từ phía khách hàng
Phần lớn nhân lực trong KTNo sản xuất hàng hóa nhỏ, nhất là nông hộ hạn chế nhiều về năng lực, về trình độ tổ chức, quản lý sản xuất, kinh doanh nên sử dụng vốn vay thường thiếu hiệu quả bền vững, dễ rơi vào thua lỗ. Kỹ thuật, công nghệ thường lạc hậu đến rất lạc hậu nên chi phí cao, sản phẩm nông sản kém sức cạnh tranh trên thị trường. Sản xuất không gắn với thị trường nên thường rơi vào “bẫy giá” của thị trường. Không loại trừ trường hợp khách hàng cố tình sử dụng vốn sai mục đích, thậm chí thiếu thiện chí trả nợ, cố tình chiếm đoạt vốn vay ngân hàng.
1.3.2.3. Những tiềm ẩn rủi ro do những nguyên nhân khác
Rủi ro đến từ chính sách vĩ mô do có sự thay đổi đột ngột hoặc chậm thay đổi dẫn đến trì trệ, do sự mất ổn định của nền kinh tế, sự biến động về chính trị xã hội trong và ngoài nước, sự biến động về lãi suất, tỷ giá, lạm phát cao hoặc thiểu phát sâu, những rủi ro đến từ thiên tai, rủi ro do tính thời vụ, rủi ro thị trường… Bên cạnh đó các yếu tố như thu nhập và mức độ chi tiêu, thị hiếu tiêu dùng, chính sách giá cả, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách thuế, sự cạnh tranh của nông sản từ những nền kinh tế khác, trình độ công nghệ kỹ thuật,… cũng chứa đựng những tiềm ẩn rủi ro đối với tăng cường TDNH phát triển KTNo.
Tóm lại, những tiềm ẩn rủi ro trong quan hệ tín dụng cho dù vì lý do gì đi chăng nữa, người chịu rủi ro vẫn là ngân hàng. Xử lý rủi ro phải có thời gian, chí ít trong thời gian đó, số vốn ngân hàng dính vào rủi ro là không sinh lợi, trong khi ngân hàng vẫn phải trả lãi huy động vốn và những chi phí liên quan đến xử lý nợ. Do đó yêu cầu cao nhất trong tăng cường TDNH phát triển KTNo là phải tăng cường kiểm soát chặt chẽ rủi ro giữ an toàn vốn, sử dụng vốn hiệu quả.
1.4. Bài học kinh nghiệm tham khảo từ một số nước về việc tăng cường tín dụng ngân hàng phát triển kinh tế nông nghiệp
1.4.1. Bài học kinh nghiệm cụ thể từ một số quốc gia
1.4.1.1. Bài học kinh nghiệm từ Thái Lan
Thái Lan khá thành công trong lĩnh vực tín dụng nông nghiệp thông qua hoạt động có tính chuyên sâu do Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã Nông nghiệp Thái Lan (BAAC) thành lập năm 1966 đảm nhận. BAAC là ngân hàng thương mại Nhà nước chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Tài chính. BAAC là ngân hàng lớn nhất tại Thái Lan về mạng lưới chi nhánh và hệ thống khách hàng và là ngân hàng chủ lực trên thị trường nông nghiệp nông thôn. BAAC với tổng nguồn lực tài chính trên 99,4 tỷ USD, tổng cho vay là 83,7 tỉ USD. BAAC cho nông dân vay vốn đầu tư công nghệ kỹ thuật mới và tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản tương đối ổn định. Bài học kinh nghiệm thu được từ tăng cường tín dụng cho nông nghiệp của BAAC:
Một là, Chính phủ Thái Lan chọn BAAC là ngân hàng chủ lực tài trợ vốn cho nông nghiệp nông thôn;
Hai là, Chính phủ thông qua các chính sách, các quy định, huy động tất cả các TCTD, nhất là các NHTM cùng tham gia tài trợ cho nông nghiệp nông thôn theo định mức, nếu không cho vay hết định mức phải gửi phần còn lại vào BAAC. Chính phủ quy định những ưu đãi cụ thể như lãi suất, tạo khả năng tiếp cận vốn cho tổ chức và cá nhân nhất là nhóm hộ và hộ tiếp cận vốn ngân hàng; thời hạn cho vay đến năm năm;
Ba là, Ngân hàng Trung ương bảo lãnh cho BAAC vay vốn nước ngoài, không phải ký qũy bắt buộc;
Bốn là, chặt chẽ, nghiêm minh trong cấp tín dụng và xử lý trả nợ vay;
Năm là, người vay vốn được tiếp sức đầu tư và dựa vào kỹ thuật mới để sản xuất có hiệu quả qua đó sử dụng tốt vốn vay.
Những vấn đề liên quan đến hoạt động của BAAC mang lại những kết quả khả quan trong tăng cường tín dụng cho nông nghiệp nông thôn của BAAC là: BAAC là ngân hàng Nhà nước, nguồn vốn hoạt động được trợ cấp từ Ngân hàng Trung ương bằng hình thức cho vay không lãi, thực tế lãi suất 1% - 3%/năm do ngân sách trả. Các NHTM khác có định mức cho vay nông nghiệp, nếu không cho vay hết chỉ tiêu bắt buộc phải gửi số còn lại vào Ngân hàng BAAC. Ngân hàng Trung ương bảo lãnh cho Ngân hàng BAAC vay vốn nước ngoài, được miễn ký quỹ bắt buộc. Chú trọng đối tượng cho vay là hộ nông dân cá thể và các hiệp hội nông dân, thời hạn cho vay một năm và từ một đến năm năm. Cho vay bằng tiền mặt hoặc hiện vật (con giống, cây trồng, máy móc, phân bón, …). Lãi suất cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo, vay từ 6.000 Bath trở xuống không cần TSĐB. Người vay được hướng dẫn kỹ thuật và nỗ lực sử dụng vốn vay hiệu quả. Để đảm bảo hoàn trả vốn, người nông dân được tổ chức thành nhóm cam kết cùng chịu trách nhiệm về các khoản tiền vay ngân hàng, khoản tiền vay được phát làm hai lần, lần đầu phải có sự bảo lãnh của cả nhóm. Nếu không trả được nợ do nguyên nhân khách quan thì Ngân hàng BAAC dùng biện pháp gia hạn nợ; yêu cầu nhóm trả thay nếu do nguyên nhân
chủ quan; nếu do thiên tai, dịch bệnh thì Ngân hàng BAAC sẽ đề nghị Nhà nước có chính sách xử lý thỏa đáng. Nếu trong nhóm có một hay hai thành viên không trả được nợ không phải do nguyên nhân khách quan thì ngân hàng huỷ bỏ hợp đồng cả nhóm và khởi tố người thiếu nợ.
1.4.1.2. Bài học kinh nghiệm từ Malaysia
Malaysia cũng đi lên từ nông nghiệp. Để tăng cường phát triển nông nghiệp, Malaysia tập trung giao cho Ngân hàng Nông nghiệp Malaysia, là NHTM của Nhà nước Malaysia, vốn của ngân hàng này do Nhà nước cấp và huy động từ công chúng, từ các tổ chức KTXH và nhận các khoản cho vay ưu đãi do chính phủ ký hiệp định với nước ngoài.
Chính phủ Malaysia buộc các NHTM dành 20,5% số dư huy động tiết kiệm gửi vào Ngân hàng nông nghiệp Malaysia để đảm bảo nguồn vốn tương đối ổn định để cho vay phát triển nông nghiệp kể cả cho vay đầu tư công nghệ, thiết bị mới. Ngân hàng nông nghiệp Malaysia cho vay thông qua các hợp tác xã tín dụng, các tổ hợp tác, các doanh nghiệp nông nghiệp do đó tiết giảm chi phí hơn so với cho vay lẻ đến các hộ sản xuất qua đó góp phần tích cực đối với phát triển nông nghiệp. Lãi suất đối với các khoản vay này được ưu đãi và thường thấp hơn các khoản vay khác khoảng 2%/năm.
Những vấn đề liên quan mang lại kết quả khả quan trong hoạt động tăng cường TDNH phát triển nông nghiệp của Ngân hàng Nông nghiệp Malaysia là: Tập trung các nguồn vốn cho nông nghiệp vào Ngân hàng nông nghiệp Malaysia là ngân hàng của Nhà nước chuyên cho vay trong nông nghiệp; nguồn cung vốn cho nông nghiệp dồi dào vì ngoài việc Ngân hàng nông nghiệp Malaysia tự huy động vốn, phần còn lại nhờ vào vốn từ Chính phủ vay ưu đãi từ nước ngoài, từ việc buộc các NHTM dành 20,5% số dư huy động tiết kiệm gửi vào Ngân hàng nông nghiệp Malaysia; tổ chức cho vay nông nghiệp rộng khắp thông qua Hợp tác xã tín dụng, doanh nghiệp nông nghiệp qua đó tiết giảm chi phí so với cho vay nhỏ lẻ đến hộ sản xuất; cho vay nông nghiệp có ưu đãi lãi suất.
1.4.1.3. Bài học kinh nghiệm từ Indonesia
Indonesia cũng là một đất nước đi lên chủ yếu từ nền nông nghiệp. Bài học kinh nghiệm tăng cường TDNH từ Indonesia cũng có những nét tương đồng như Malaysia, đó là thành lập và vận hành có tính chất chuyên sâu cho phát triển nông nghiệp bởi Ngân hàng Nhân dân Indonesia, ngân hàng của Nhà nước. Cụ thể:
- Chọn Ngân hàng Nhân dân Indonesia (BRI) là NHTM thuộc sở hữu Nhà nước, có mạng lưới rộng lớn ở nông thôn làm chủ lực cho vay nông nghiệp, chuyên cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho nông nghiệp nông thôn.
- Số lượng sản phẩm tín dụng đơn giản nhưng luôn được chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, nội dung ghi chép hồ sơ đơn giản, dễ hiểu tạo điều kiện để khách hàng nông dân tự tin tiếp cận trực tiếp giao dịch với BRI, làm cho người vay luôn thấy trách nhiệm, nghĩa vụ trả nợ món vay này đúng thời hạn cam kết.
- Áp dụng lồng ghép trong các sản phẩm tín dụng, đưa ra thực hiện “hệ thống khuyến khích hoàn trả nhanh chóng” nhằm khuyến khích khách hàng tích cực trả nợ vay đúng hạn. Theo đó quy định lãi vay hàng tháng trong đó có cả lãi phạt, khi khách hàng trả nợ đúng hạn sẽ được ngân hàng hoàn trả khoản lãi phạt, tạo động lực cho khách hàng phấn đấu trả nợ vay đúng thời hạn.
- Khách hàng vay vốn phải chứng minh được mình đã có ba năm hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và tất cả các khoản vay phải có tài sản thế chấp.
- Cán bộ tín dụng trực tiếp đến thẩm định thực tế dự án, mục đích trước trong và sau khi cho vay đối với đối với những khách hàng vay vốn lần đầu theo một quy trình chặt chẽ và được kiểm soát nghiêm ngặt.
1.4.2. Bài học kinh nghiệm tham khảo cho tăng cường tín dụng ngân hàng phát triển kinh tế nông nghiệp Việt Nam và vùng kinh tế trọng điểm
Từ những bài học kinh nghiệm của một số quốc gia nêu trên có thể chọn lọc để rút ra những bài học kinh nghiệm có tính chất tham khảo sau đây:
Một là. Hầu hết các nước trong khu vực đều có ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước chuyên đảm nhiệm phục vụ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn, tạo