Huy Động Sức Mạnh Tổng Hợp Của Cả Hệ Thống Chính Trị, Kết Hợp Mọi Nguồn Lực Và Mọi Ngành Kinh Tế Nhằm Phát Triển Nông Nghiệp Ứng Dụng Công


sản xuất trong nhà kính, nhà lưới do chi phí rẻ và đã đem lại hiệu quả sản xuất cao hơn nhiều so với những địa phương khác. Ngoài ra, Tỉnh còn đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm nhằm đảm bảo nguồn nước cho mùa khô.

Quá trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh Lâm Đồng có những bước đi vững chắc và cách làm đặc thù. Đó là quá trình mở rộng đối tượng có giá trị cao, lợi thế so sánh (rau, hoa, chè, cá nước lạnh) đến những cây trồng chủ đạo về xuất khẩu (cà phê) và đảm bảo an ninh lương thực (lúa); từ địa bàn có lợi thế về điều kiện sản xuất nông nghiệp và tiềm lực KT­XH mở rộng thêm nhiều địa bàn; từ các doanh nghiệp FDI lan rộng đến nhiều doanh nghiệp trong nước, HTX, trang trại, hộ nông dân. Đó là bước đi hợp lý đưa đến sự lan tỏa sâu rộng trong toàn hệ thống chính trị, đến mọi cộng đồng dân cư, kể cả đồng bào các dân tộc thiểu số. Cách làm của Lâm Đồng không rập khuôn theo mô hình cụ thể của Isreal, Trung Quốc, Nhật, Đài Loan hay Thái Lan mà có sự tích hợp nhiều mô hình theo điều kiện đặc thù riêng của Lâm Đồng; đồng thời không tập trung chủ yếu vào một loại cây trồng như tỉnh An Giang và tỉnh Thái Bình. Nhờ thế, so với nông sản các địa phương khác, nông sản Lâm Đồng luôn chiếm lợi thế

so sánh, không chỉ đặc thù.

về năng suất, chất lượng mà cả

chủng loại nông sản

Cùng với những bước đi vững chắc, Tỉnh đã chú trọng ứng dụng công

nghệ phù hợp với từng đối tượng cây trồng, vật nuôi và từng vùng sinh

thái. Để giữ vững diện tích trồng lúa và tăng diện tích trồng các loại cây

trồng có giá trị kinh tế cao, Lâm Đồng đã vận dụng sáng tạo bằng cách:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.

đẩy mạnh thâm canh, tăng hệ số sử dụng đất lúa thâm canh, đồng thời

chuyển một phần diện tích lúa một vụ sang trồng cỏ cao sản và các loại rau, hoa,...

Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ năm 2004 đến năm 2015 - 23


Từ bước đi và cách làm phù hợp, mang lại hiệu quả KT­XH cao ở

Lâm Đồng đặt ra yêu cầu đối với quá trình phát triển nông nghiệp ứng

dụng công nghệ

cao

ở Lâm Đồng và những địa phương khác cần phải

nghiên cứu những tiềm năng, lợi thế

của địa phương; xác định lộ

trình,

mức độ

đầu tư, đối tượng

ứng dụng và công nghệ ứng dụng phù hợp.

Tránh tình trạng chạy theo phong trào, áp dụng mô hình một cách rập khuôn hoặc đầu tư dàn trải, dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí.

4.2.3. Gắn phát triển nông nghiệp

ứng dụng công nghệ

cao với

phát triển kinh tế ­ xã hội, giải quyết các vấn đề chính trị, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái

Để đảm bảo phát triển bền vững, trong hoạch định chiến lược phát

triển KT­XH của đất nước hay mỗi ngành, vùng và địa phương, Đảng luôn chú trọng gắn kết phát triển kinh tế với quốc phòng ­ an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái.

Lâm Đồng nằm ở vị trí chiến lược, hết sức nhạy cảm về quốc phòng

­ an ninh, từ vấn đề dân tộc, tôn giáo và lịch sử để lại, cùng với sự chống phá quyết liệt của các thế lực phản động bằng âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ. Vì vậy, một sai lầm về kinh tế có thể trả giá đắt về chính trị ­ xã hội. Mặt khác, nằm ở thượng nguồn các con sông lớn chảy về Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ, vì thế nếu có sự tác động nhỏ về môi trường có thể gây nên hệ quả vô cùng lớn về đời sống kinh tế và sức khỏe của cộng động dân cư rộng lớn. Thực tiễn đó đặt ra cho Lâm

Đồng yêu cầu phát triển các ngành kinh tế phải đặc biệt quan tâm đến

chính trị ­ xã hội, quốc phòng ­ an ninh và môi trường sinh thái. Đại hội

Đảng bộ

tỉnh Lâm Đồng lần thứ

VIII khẳng định quan điểm “gắn phát

triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, an ninh trên địa bàn. Xây dựng khối đại đoàn


kết toàn dân tộc” [39, tr.148]. Mặt khác, từ ưu thế du lịch sinh thái, dựa vào lợi thế môi trường cảnh quan và khí hậu mát mẻ đặt ra cho tỉnh Lâm Đồng phát triển nông nghiệp xanh nhằm tăng thêm vẻ đẹp của “Thành phố ngàn hoa”, đồng thời giữ bầu khí quyển mát lành cho du khách đến tham quan thưởng ngoạn tại Đà Lạt ­ Lâm Đồng.

Trên cơ sở khẳng định tiềm năng nông nghiệp và du lịch, Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng đã lựa chọn đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hóa bằng cách ứng dụng tiến bộ KH­KT vào sản xuất; nâng cao thương hiệu và giá

trị sản phẩm nông nghiệp Lâm Đồng theo hướng sạch, an toàn và chất

lượng cao. Nhờ

đẩy mạnh

ứng dụng công nghệ

cao vào sản xuất, năng

suất, chất lượng và giá trị sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị diện tích ở Lâm Đồng cao hơn nhiều lần so với mức bình quân chung của cả nước; thu nhập của người nông dân dần được nâng lên nên họ gắn bó với nghề nông và làm giàu từ các loại cây trồng, vật nuôi trên đồng ruộng của chính họ. Vì thế, đồng bào dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng đã từ bỏ lối canh tác du canh du cư, phá rừng làm nương rẫy. Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp thực sự đã tạo ra sự đột phá trong phát triển nông nghiệp ở Lâm Đồng, là nhân tố cơ bản đưa Lâm Đồng từ một tỉnh nghèo, chậm phát triển trở thành tỉnh giàu mạnh ở khu vực Tây Nguyên; là điểm sáng về công tác xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới của cả nước.

Thành tựu trong lĩnh vực sản xuất và phát triển kinh tế nông nghiệp ở

Lâm Đồng gắn liền với chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước và

hệ thống chính trị

các cấp. Thành quả

từ cơ

chế

chính sách đó đã minh

chứng cho tính đúng đắn trong đường lối, chứng minh năng lực lãnh đạo của Đảng bộ, đồng thời góp phần nâng cao uy tín và khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng bộ. Củng cố thêm niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý của hệ thống chính quyền, không nghe và


làm theo những lời xúi dục của các thế lực phản động. Thực tế vào năm 2001, 2004, bạo loạn xảy ra trên địa bàn nhiều tỉnh ở Tây Nguyên nhưng tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng vẫn ổn định, không xảy ra bất kỳ một điểm nóng hay hành động bạo loạn.

Mặt khác, nhờ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp mà Lâm Đồng giữ được rừng, đặc biệt là rừng đặc dụng và rừng thông. Do vậy, giữ được khí hậu mát lạnh, trong lành cho Đà Lạt và hệ thống rừng đầu nguồn cho cả khu vực.

Trong điều kiện hiện nay, phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng đòi hỏi phải hướng đến phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái. Muốn vậy, phải tăng cường ứng dụng KH­CN hiện đại vào sản xuất, đồng thời phải đặt phát triển kinh tế nông nghiệp trong mối liên kết bền vững, đặt trong mối quan hệ tổng thể phát triển với các ngành và đặc biệt là liên kết vùng. Điều đó, đòi hỏi Đảng bộ các

tỉnh khu vực lân cận phải tăng cường đầu tư, hỗ

trợ

liên kết để

phát

triển nông nghiệp ở tỉnh Lâm Đồng nhằm cung cấp nguồn nông sản

sạch, an toàn,

ổn định cho khu vực; mặt khác bảo vệ

môi trường sinh

thái cho chính khu vực Đông Nam Bộ và duyên hải Nam Trung bộ.

4.2.4. Huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, kết hợp mọi nguồn lực và mọi ngành kinh tế nhằm phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Phát triển nông nghiệp

ứng dụng công nghệ

cao là một hướng đi

mới cho sản xuất nông nghiệp Việt Nam, là xu thế tất yếu đối với sản xuất nông nghiệp thế giới trong thời đại kinh tế tri thức. Khác với nông

nghiệp truyền thống, sản xuất chủ

yếu bằng thủ

công, dựa nhiều vào

kinh nghiệm và phụ thuộc vào điều tự nhiên; sản xuất nông nghiệp theo


hướng công nghệ cao đòi hỏi trước hết phải là nền nông nghiệp hàng

hóa, quá trình sản xuất được ứng dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại,

đòi hỏi quy mô sản xuất và nguồn lực đầu tư lớn, đem lại năng suất,

chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. Vì thế, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là tổng hòa của nhiều lĩnh vực: nông nghiệp, công nghệ, khoa

học, đầu tư, trình độ

quản lý, nguồn nhân lực, thị

trường tiêu thụ

sản

phẩm, hệ

thống hạ

tầng kinh tế; liên quan nhiều ban ngành, đoàn thể

trong quản lý, điều hành và tổ

chức thực hiện. Do vậy, để

phát triển

nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cần phải huy động sức mạnh tổng hợp các nguồn lực, cần phải có sự phối hợp có hiệu quả của các cấp, các

ngành và sự

tham gia có hiệu quả

của các chủ

thể

trong sản xuất nông

nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Với nền tảng hạ tầng KT­XH còn nghèo nàn của một tỉnh miền núi,

Lâm Đồng đã tiên phong phát triển nền nông nghiệp theo hướng công nghệ cao. Để chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt kết quả, tạo ra bước đột phá trong phát triển KT­XH của địa phương, Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng đã xác định: phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao không phải là trách nhiệm riêng của ngành nông nghiệp mà là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và nhân dân. Vì thế, trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Đảng bộ đã huy động được sự tham gia phối hợp của các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp.

Trên cơ sở chủ trương của Tỉnh ủy, các cấp ủy Đảng đều quán triệt sâu rộng và ban hành chương trình, kế hoạch thực hiện; UBND tỉnh đã ban

hành chương trình hành động, triển khai thực hiện Nghị quyết, ban hành

các quyết định nhằm chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao. Các tổ chức đảng,


đoàn thể và Mặt trận Tổ quốc đã quán triệt chủ trương của Đảng bộ, lồng ghép vào các chương trình, các cuộc vận động nhằm tuyên truyền, vận

động nhân dân thực hiện

ứng dụng công nghệ

cao vào sản xuất nông

nghiệp. Đặc biệt, tỉnh Lâm Đồng đã đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư,

ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào

sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao. Cùng với đó, Tỉnh đã

khuyến khích các tổ hợp tác, HTX và hộ nông dân học tập kinh nghiệm,

đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Thực hiện

nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp, HTX và nông dân liên kết sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi giá trị.

Cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, Tỉnh đã đẩy mạnh

các chính sách, giải pháp nhằm huy động và phát huy nguồn lực tổng hợp của địa phương kết hợp với các nguồn lực trong và ngoài nước. Đối với nguồn vốn đầu tư, Tỉnh đã dành một phần khá lớn ngân sách đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp (gần 20%), sáng tạo trong sử dụng các nguồn ngân sách của địa phương thông qua các chương trình lồng ghép; đồng thời thực hiện nhiều nỗ lực trong đẩy mạnh thu hút đầu tư trong và ngoài nước; đẩy mạnh hợp tác đầu tư với các địa phương thuộc các vùng kinh tế trọng điểm trong nước. Gắn với chính sách thu hút đầu tư, Tỉnh đã có nhiều chính sách ưu đãi, đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện tốt công tác tuyên truyền

và đối thoại với doanh nghiệp, hộ nông dân nên địa phương đã thu hút

được nhiều doanh nghiệp đầu tư, khơi dậy được tiềm năng và nguồn lực tài chính trong nhân dân nhằm đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp theo

hướng công nghệ

cao. Ngoài nguồn lực đầu tư

vào sản xuất kinh doanh,

Đảng bộ và chính quyền tỉnh Lâm Đồng đã phối hợp có hiệu quả với các tổ chức quốc tế, nhờ thế địa phương đã huy động được nguồn lực khá lớn


từ các dự án ODA, tổ chức JICA đầu tư vào các dự án, chương trình phát triển nông nghiệp của địa phương.

Trên cơ sở phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Đảng bộ

tỉnh Lâm Đồng chủ

trương gắn phát triển nông nghiệp

ứng dụng công

nghệ cao với công nghiệp chế biến và du lịch nông nghiệp. Vì thế, dựa trên nguồn nguyên liệu từ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Tỉnh chỉ đạo đồng thời đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông sản nhằm tăng giá trị và hiệu quả kinh tế. Cùng với phát triển công nghiệp chế biến, Tỉnh đã đẩy mạnh phát triển ngành du lịch, phát triển các loại hình du lịch nông nghiệp và bán hàng lưu niệm là các nông sản nhằm tăng cường công tác quảng bá nông sản an toàn, chất lượng cao của Đà Lạt ­ Lâm Đồng, đồng thời đó cũng là con đường xuất khẩu nông sản tại chỗ hiệu quả nhất.

Thực tiễn sản xuất nông nghiệp

ứng dụng công nghệ

cao

ở Lâm

Đồng đã góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến phát triển, đồng

thời cung cấp nguồn xuất khẩu chủ yếu của địa phương; đóng góp rất

quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm và mở rộng loại hình dịch vụ cho ngành du lịch phát triển. Tuy vậy, sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch và ngành dịch vụ, nghiên cứu, phát triển thị

trường ở địa phương chưa phát triển tương xứng với yêu cầu phát triển

của sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Để đẩy nhanh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hướng đến phát triển một nền nông nghiệp toàn diện, hiện đại và bền vững đòi

hỏi Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng thực hiện các giải pháp phù hợp nhằm huy

động được sức mạnh tổng hợp của địa phương, các nguồn lực trong nước với tư duy phát triển bền vững theo hướng liên kết vùng, tranh thủ được các nguồn lực về công nghệ, thị trường và vốn đầu tư từ các doanh nghiệp, các tổ chức ở ngoài nước. Đối với hệ thống chính trị, cần thành lập ban chỉ


đạo chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với sự tham gia điều hành của những cán bộ giữ cương vị lãnh đạo, quản lý cao nhất của Tỉnh; thực hiện cơ chế chính sách phối hợp có hiệu qủa của các

cấp, ban ngành, đoàn thể ở

địa phương nhằm tạo sự

đồng bộ

trong lãnh

đạo, chỉ đạo thực hiện chương trình. Mặt khác, Tỉnh cần phối hợp với các địa phương và Trung ương nhằm kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, điểm nghẽn trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.


Kết luận chương 4

Dựa vào tiềm năng và lợi thế so sánh của địa phương, Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng đã vận dụng sáng tạo chủ trương của Đảng, tiên phong đề ra

chủ

trương phát triển nền nông nghiệp theo hướng công nghệ

cao. Chủ

trương của Đảng bộ về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã khẳng định vị trị, vai trò trọng tâm, khâu cốt yếu để tạo nên bước đột phá

trong phát triển nông nghiệp, đồng thời đề

ra lộ

trình, xác định đối tượng,

phương thức phù hợp với điều kiện của địa phương. Gắn liền với quá trình hoạch định chủ trương, Đảng bộ huy động được sự phối hợp tham gia của cả hệ thống chính trị, đề ra được các nội dung, giải pháp chỉ đạo kịp thời, phù

hợp. Nhờ

đó, phát triển nông nghiệp

ứng dụng công nghệ

cao ở

tỉnh Lâm

Đồng đã thu được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả

các mặt từ

năng

suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế, nâng cao trình độ KH­CN, thực hiện chuỗi liên kết đến huy động nguồn lực đầu tư, phát triển thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ. Thành tựu từ phát triển nông nghiệp ứng dụng

Xem tất cả 223 trang.

Ngày đăng: 14/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí