Thực Trạng Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp Hàng Hóa Của Tỉnh Sơn La Giai Đoạn 2015 - 2019


Đối với các hộ kinh doanh nông nghiệp, thu nhập bình quân tháng có xu hướng tăng lên trong các năm, đạt đỉnh điểm vào năm 2018 với xấp xỉ 15 triệu đồng/hộ/tháng nhưng lại giảm vào năm 2019 do những diễn biến của dịch bệnh. Nhìn chung, kinh tế nông nghiệp đã góp phần giải quyết được vấn đề thu nhập và việc làm cho người nông dân.

2.2. Thực trạng chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa của tỉnh Sơn La giai đoạn 2015 - 2019

2.2.1. Cơ sở pháp lý xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa của tỉnh Sơn La

Từ sau năm 2010, nhiều chính sách mới về phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH đã được ban hành, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển KTNNHH như: Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn ban hành ngày 10/2/2014; Nghị định 65/2017/NĐ-CP chính sách đặc thù về giống, vốn và công nghệ trong phát triển nuôi trồng, khai thác dược liệu ban hành ngày 05/07/2017; Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn ban hành ngày 17/04/2018; Bộ NN & PTNT đã ban hành Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 28/05/2011 quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận KTNNHH; Nghị định số 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn ngày 19/12/2013.

Căn cứ vào đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La cũng đưa ra các văn bản để phát triển KTNNHH như: Chỉ thị của Ban thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh vận động nông dân “dồn điền, đổi thửa” và khuyến khích tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất quy mô lớn trong nông nghiệp năm 2019. Đề án phát triển KTNNHH tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 - 2015; Phê duyệt Quy hoạch phát triển cây chè công nghiệp tỉnh Sơn La đến năm 2015, có tính đến năm 2020; Phê duyệt Quy hoạch phát triển rừng nguyên liệu tỉnh Sơn La giai đoạn 2014 - 2015; Quy hoạch tổng thể phát triển


kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La đến năm 2020; phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Sơn La đến năm 2020; phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Sơn La đến năm 2015, có tính đến năm 2020; Phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Sơn La đến năm 2025; Phê duyệt Quy hoạch chế biên nông lâm sản chủ yếu tỉnh Sơn La đến năm 2020, có tính đến năm 2030; Phê duyệt Quy hoạch phát triển đàn trâu bò tỉnh Sơn La đến năm 2020, có tính đến năm 2030; Phê duyệt Quy hoạch phát triển đàn lợn trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020, có tính đến năm 2030; Phê duyệt Quy hoạch phát triển vùng mía nguyên liệu tỉnh Sơn La đến năm 2020, có tính đến năm 2030; ban hành Quy định mộ số chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2015 - 2018 trên địa bàn tỉnh Sơn La; Phê duyệt Quy hoạch phát triển cơ khí hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp tỉnh Sơn La giai đoạn 2018 - 2020; Phê duyệt Quy hoạch phát triển sản xuất rau an toàn tỉnh Sơn La đến năm 2020, có tính đến năm 2030; Quyết định ban hành Quy định một số chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn và thủy sản trên địa bàn tỉnh Sơn La; Báo cáo điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La đến năm 2020; Phê duyệt Quy hoạch sản xuất rau ăn củ quả công nghệ cao tỉnh Sơn La đến năm 2020; Phê duyệt Quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất chè tại Sơn La; Phê duyệt Quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất lạc tại Sơn La.

Đó là những nội dung quan trọng thể hiện tính định hướng xây dựng chính sách đồng thời là cơ sở phát lý cho việc hoạch định chính sách phát triển KTNNHH của địa phương.

2.2.2. Thực trạng chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2016-2019

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Sự phát triển KTNNHH của Sơn La gắn liền với quá trình phát triển KTNNHH của cả nước. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, từ


Chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa của tỉnh Sơn La - 10

những năm 1980, tỉnh Sơn La đã thực hiện các chính sách đổi mới trong nông nghiệp nói chúng và chính sách cụ thể có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến phát triển KTNNHH nói riêng. Sau đây là thực trạng một số chính sách cụ thể về phát triển KTNNHH trên địa bàn tỉnh Sơn La.

2.2.2.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển Kinh tế nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh

Sơn La là một trong những tỉnh sớm hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và các quy hoạch chuyên ngành. Năm 2010, Sơn La đã hoàn thành Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La đến năm 2020 (đã được điều chỉnh, bổ sung năm 2015).

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể, nhiều quy hoạch ngành và vùng lãnh thổ đã được xây dựng. Năm 2015, UBND tỉnh Sơn La đã phê duyệt các quy hoạch vùng, quy hoạch phát triển các loại cây, con và các đề án trong các hoạt động nông, lâm, thủy sản. Nhìn chung, các quy hoạch này ở một mức độ nhất định, có liên quan đến phát triển KTNNHH như: quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Các quy hoạch, kế hoạch trên đã tạo cơ sở pháp lý và điều kiện quan trọng để đưa Sơn La từng bước thoát khỏi nền nông nghiệp tư cấp, tự túc, manh mún muốn sang phát triển nền nông nghiệp hàng hóa. Theo yêu cầu và nội dung của các quy hoạch nêu trên, KTNNHH sẽ có điều kiện hình thành và phát triển, trở thành một trong những loại hình kinh tế chủ yếu trong quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn.

Một trong những nội dung quan trọng trong quá trình triển khai thực hiện chính sách phát triển KTNNHH là năm 2007, UBND tỉnh Sơn La đã phê duyệt kế hoạch phát triển KTNNHH tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 - 2015. Đây là lần đầu tiên từ sau đổi mới, tỉnh Sơn La đã có một đề án khá cụ thể về phát triển KTNNHH trên địa bàn toàn tỉnh. Các nội dung cụ thể như sau:

a. Cơ cấu kinh tế ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản

- Mục tiêu theo Quyết định số 3338/QĐ-UBND ngày 10/12/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh: Đến năm 2020 chiếm 21,5% tổng sản phẩm trên địa bàn.


- Năm 2019: Ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 30,34% tổng sản phẩm trên địa bàn.

b. Trồng trọt

Phát triển sản xuất lương thực theo quan điểm đảm bảo an ninh lương thực và sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, sử dụng giống mới có năng suất, chất lượng cao, giảm diện tích lúa nương trên đất dốc. Đẩy mạnh phát triển các cây công nghiệp theo hướng mở rộng quy mô diện tích hợp lý ở những vùng có điều kiện, tập trung cho đầu tư thâm canh tăng năng suất, phát triển các vùng nguyên liệu có giá trị kinh tế cao, gắn với công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Chú trọng cải tạo vườn tạp, nâng cao năng suất, chất lượng vườn quả bằng việc đưa vào trồng một số giống cây ăn mới như nhãn chín muộn, bơ…. Cụ thể như sau:

- Cây lúa

+ Diện tích lúa tập trung ở các huyện: Sông Mã, Thuận Châu, Mai Sơn, Phù Yên, Mường La, Sốp Cộp, Quỳnh Nhai, Bắc Yên....

+ Lúa mùa ruộng

Năm 2018 diện tích: 18.440 ha, bằng 112,9% so với mục tiêu đến năm 2018 tại Quyết định số 3338/QĐ-UBND; Sản lượng: 84.720 tấn, bằng 108,1% so với mục tiêu đến năm 2018 tại Quyết định số 3338/QĐ-UBND.

Năm 2019 diện tích: 18.820 ha, bằng 111,7% so với mục tiêu đến năm 2020 tại Quyết định số 3338/QĐ-UBND; Sản lượng: 87.180 tấn, bằng 94,1% so với mục tiêu đến năm 2020 tại Quyết định số 3338/QĐ-UBND.

+ Lúa đông xuân

Năm 2010 diện tích: 9.490 ha, bằng 109,3% so với mục tiêu đến năm 2010 tại Quyết định số 3338/QĐ-UBND; Sản lượng: 54.830 tấn, bằng 110,8% so với mục tiêu đến năm 2010 tại Quyết định số 3338/QĐ-UBND.

Năm 2018 diện tích: 11.590 ha, bằng 103,8% so với mục tiêu đến năm 2018 tại Quyết định số 3338/QĐ-UBND; Sản lượng: 64.160 tấn, bằng 95,7% so với mục tiêu đến năm 2018 tại Quyết định số 3338/QĐ-UBND.

Năm 2019 diện tích: 11.820 ha, bằng 100,9% so với mục tiêu đến năm 2020


tại Quyết định số 3338/QĐ-UBND; Sản lượng: 68.380 tấn, bằng 89,8% so với mục tiêu đến năm 2020 tại Quyết định số 3338/QĐ-UBND.

+ Nguyên nhân

Những năm qua một số huyện như Mường La, Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Phù Yên phải chuyển một số diện tích đất lúa 2 vụ chuyển sang làm lòng hồ thuỷ điện Sơn La, thủy điện Nậm Chiến, hồ suối Chiếu, thủy điện Nậm Giôn….

Công trình thủy điện Sơn La đi vào hoạt động, nhiều vùng bị ngập là điều kiện thuận lợi cho phát triển cây lúa. Ngoài ra, nhờ ưu tiên chương trình cứng hóa các công trình kênh dẫn nước tưới, hệ thống hồ, đập, được đầu tư đã tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân khai hoang, tăng diện tích gieo trồng, thâm canh, tăng vụ, nâng cao năng suất và sản lượng các loại cây trồng, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Mặt dù chịu ảnh hưởng của thời tiết làm giảm năng suất lúa, tuy nhiên do sử dụng nhiều giống lúa lai vào trong sản xuất dẫn đến sản lượng thóc tăng qua các năm.

Diện tích lúa nương còn lớn chủ yếu là do tập quán sản xuất dẫn đến một số hộ dân ở các xã vùng cao chưa chuyển đổi sang cây trồng khác phù hợp với điều kiện tự nhiên, mang lại hiệu quả cao và đúng theo quy hoạch.

- Cây ngô

+ Diện tích ngô tập trung tại các huyện: Mộc Châu, Sông Mã, Mai Sơn, Phù Yên, Yên Châu, Mường La, Bắc Yên, Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Thành phố....

+ Năm 2010 diện tích: 170.200 ha, bằng 152,4% so với mục tiêu đến năm 2010 tại Quyết định số 3338/QĐ-UBND; Sản lượng: 538.450 tấn, bằng 120,5% so với mục tiêu đến năm 2010 tại Quyết định số 3338/QĐ-UBND.

+ Năm 2018 diện tích: 159.910 ha, bằng 221,9% so với mục tiêu đến năm 2018 tại Quyết định số 3338/QĐ-UBND; Sản lượng: 592.920 tấn, bằng 195,9% so với mục tiêu đến năm 2018 tại Quyết định số 3338/QĐ-UBND.

+ Năm 2019 diện tích: 152.440 ha, bằng 265,1% so với mục tiêu đến năm 2020 tại Quyết định số 3338/QĐ-UBND; Sản lượng: 598.640 tấn, bằng 231,4% so với mục tiêu đến năm 2020 tại Quyết định số 3338/QĐ-UBND.


+ Nguyên nhân

Mặc dù diện tích ngô trên địa bàn tỉnh giảm qua các năm, tuy nhiên do việc sử dụng các giống ngô lai, giống ngô biến đổi gen cho năng suất cao. Dẫn đến sản lượng ngô vẫn tăng qua các năm.

Trong giai đoạn 2015 - 2019 giá ngô tương đối cao, chưa tìm được các cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao như cây ngô dẫn đến diện tích ngô không giảm được như quy hoạch đề ra.

c. Chăn nuôi

Phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, đa dạng về chủng loại, hình thức chăn nuôi, tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật vào khâu lai tạo giống, chăm sóc và phòng ngừa bệnh cho gia súc gia cầm. Các hình thức chăn nuôi tập trung công nghiệp, bán công nghiệp, sản xuất hàng hoá đang từng bước được hình thành, thay thế phương thức chăn nuôi nhỏ, lẻ kém hiệu quả tại các địa phương. Kết quả đạt được cụ thể như sau:

- Đàn bò

+ Đàn bò tập trung tại các huyện: Sông Mã, Thuận Châu, Vân Hồ, Mai Sơn, Bắc Yên, Quỳnh Nhai, Phù Yên, Yên Châu, Mộc Châu.

+ Năm 2015 đàn bò: 185.150 con, bằng 103,7% so với mục tiêu đến năm 2015 tại Quyết định số 3338/QĐ-UBND. Trong đó, đàn bò sữa: 6.945 con, bằng 154,3% so với mục tiêu đến năm 2015 tại Quyết định số 3338/QĐ-UBND; Đàn bò thịt: 178.205 con, bằng 102,4% so với mục tiêu đến năm 2015 tại Quyết định số 3338/QĐ-UBND.

+ Năm 2018 đàn bò: 235.040 con, bằng 110% so với mục tiêu đến năm 2018 tại Quyết định số 3338/QĐ-UBND. Trong đó, đàn bò sữa: 17.683 con, bằng 252,6% so với mục tiêu đến năm 2018 tại Quyết định số 3338/QĐ-UBND; Đàn bò thịt:

217.357 con, bằng 105,2% so với mục tiêu đến năm 2018 tại Quyết định số 3338/QĐ-UBND.

+ Năm 2019 đàn bò: 265.560 con, bằng 107,5% so với mục tiêu đến năm 2020 tại Quyết định số 3338/QĐ-UBND. Trong đó, đàn bò sữa: 20.124 con, bằng


20,1% so với mục tiêu đến năm 2020 tại Quyết định số 3338/QĐ-UBND; Đàn bò thịt: 245.436 con, bằng 103,6% so với mục tiêu đến năm 2020 tại Quyết định số 3338/QĐ-UBND.

- Đàn trâu

+ Đàn trâu tập trung tại các huyện: Sông Mã, Phù Yên, Mộc Châu, Yên Châu, Quỳnh Nhai, Mai Sơn, Thuận Châu, Vân Hồ, Sốp Cộp.

+ Năm 2015 đàn trâu: 150.100 con, bằng 96,2% so với mục tiêu đến năm 2015 tại Quyết định số 3338/QĐ-UBND.

+ Năm 2018 đàn trâu: 150.750 con, bằng 80,7% so với mục tiêu đến năm 2018 tại Quyết định số 3338/QĐ-UBND.

+ Năm 2019 đàn trâu: 145.620 con, bằng 68% so với mục tiêu đến năm 2020 tại Quyết định số 3338/QĐ-UBND.

- Đàn gia cầm

+ Đàn gia cầm tập trung tại các huyện: Mai Sơn, Sông Mã, Thuận Châu, Mộc Châu, Phù Yên và thành phố Sơn La.

+ Năm 2015 gia cầm: 4,9 triệu con, bằng 108,9% so với mục tiêu đến năm 2015 tại Quyết định số 3338/QĐ-UBND.

+ Năm 2018 đàn gia cầm: 5,7 triệu con, bằng 114% so với mục tiêu đến năm 2018 tại Quyết định số 3338/QĐ-UBND.

+ Năm 2019 đàn gia cầm: 5,9 triệu con, bằng 105,4 % so với mục tiêu đến năm 2020 tại Quyết định số 3338/QĐ-UBND.

- Nguyên nhân

+ Tỉnh Sơn La có điều kiện tự nhiên thuận lợi phát triển đàn gia súc, gia cầm quy mô lớn về số lượng, đa dạng về chủng loại theo vùng sinh thái đạt hiệu quả kinh tế cao.

+ Các chương trình, dự án khuyến nông chăn nuôi, thú y đạt kết quả tốt, đã góp phần đáp ứng nhu cầu cung cấp con giống tốt, đảm bảo an toàn dịch bệnh được người nông dân đồng tỉnh ủng hộ.

+ Đội ngũ cán bộ kỹ thuật ngày càng được nâng cao tay nghề góp phần nâng


cao hiệu quả sản xuất và phòng chống dịch bệnh kịp thời.

+ Tỉnh đã ban hành cơ chế, chính sách tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực phát triển nông nghiệp hàng hoá, phát triển cây con chủ lực và khuyến khích ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ trong thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi.

+ Phát triển chăn nuôi đã tạo công ăn việc làm tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân. Tận dụng khai thác thác điều kiện đất đai, phát huy tiềm năng vốn của nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào chăn nuôi.

+ Các mô hình trang trại quy mô tập trung, theo hình thức công nghiệp, bán công nghiệp đang từng bước phát triển và có hiệu quả.

+ Tình hình thời tiết, khí hậu các năm gần đây có nhiều diễn biến phức tạp rét đậm, rét hại kéo dài, tập quán chăn nuôi thả rông không có chuồng trại đã làm chết nhiều gia súc, gia cầm, gây thiệt hại lớn đến ngành chăn nuôi của tỉnh Sơn La.

+ Một số hộ chăn nuôi còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa tự giác đầu tư thâm canh chăn nuôi, mặt khác đại bộ phận kinh tế của các hộ chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn, vì vậy hiệu quả đầu tư phát triển chăn nuôi còn thấp.

2.2.2.2. Chính sách đất đai, đầu tư, tín dụng cho phát triển Kinh tế nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh

* Chính sách đất đai cho phát triển Kinh tế nông nghiệp hàng hóa

Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng, có tính quyết định đến việc hình thành và phát triển KTNNHH, nhất là khi KTNNHH đang ở giai đoạn đầu phát triển chủ yếu dựa theo chiều rộng. Vì vậy, để hình thành và phát triển bền vững KTNNHH, cần khắc phục tình trạng manh mún về ruộng đất và tạo điều kiện cho nông dân được thực hiện các quyền về ruộng đất theo luật định.

Năm 2012, Ban Thường vụ tỉnh ủy Sơn La đã ban hành Chỉ thị về “dồn điền đổi thửa”, khuyến khích nông dân tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất quy mô lớn trong nông nghiệp, phấn đấu mỗi hộ được nhận đất liền vùng, liền thửa, với số lượng 1 - 3 thửa ruộng/hộ. Đến năm 2013 các chính sách chuyển đổi ruộng đất và

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 11/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí