Thực Trạng Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp Hàng Hóa Của Tỉnh Sơn La


KTNNHH và có biện pháp cụ thể khuyến khích phát triển thì ở đó, cơ sở sản xuất nông nghiệp mới thực sự phát triển bền vững, khắc phục được các yếu tố tự phát.

Hai là, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nông hộ không hoàn toàn phụ thuộc vào quy mô đất đai mà phụ thuộc nhiều vào chất lượng sản phẩm và trình độ công nghệ. Quá trình phát triển KTNNHH ở nhiều địa phương cho thấy hiệu quả và tính bền vững của KTNNHH không hoàn toàn phụ thuộc vào quy mô của cơ sở sản xuất. Các cơ sở sản xuất quy mô lớn có thể phát huy tính ưu việt của quy mô, nhưng các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ lại phát huy ưu việt ở tính hỗ trợ trong quá trình thực hiện chuyên môn hóa kết hợp với phát triển tổng hợp. Có thể nói rằng, tùy thuộc vào điều kiện của từng vùng, cần phải lựa chọn mô hình phát huy được tính hiệu quả, tính bền vững trong điều kiện khách quan của nó.

Ba là, cần chú ý phát triển KTNNHH đồng thời trên cả ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Phát triển và nâng cao hiệu quả KTNNHH, đồng thời bảo đảm sự bền vững về mặt xã hội và môi trường là yêu cầu đặt ra ngay trong từng bước phát triển nông nghiệp. Do vậy, phải có chính sách quản lý thích hợp với từng loại mô hình.

Bốn là, phát triển bền vững KTNNHH cần dựa trên trên định hướng và quy hoạch đồng bộ. Sự thiếu định hướng cụ thể và quy hoạch dẫn tới tình trạng không xác định được rõ các đối tượng sản xuất, loại hình, quy mô, vùng chuyên môn hoá tập trung. Điều đó gây khó khăn trong việc tạo điều kiện cần thiết cho hình thành và phát triển các cơ sở sản xuất nông nghiệp, dẫn tới tình trạng thiếu hướng đầu tư tập trung và thiếu tính chuyên môn hoá trong sản xuất kinh doanh. Các cơ sở sản xuất nông nghiệp được hình thành từ nhu cầu tự phát của các hộ nông dân trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường. Những hộ nông dân có khả năng và mong muốn làm giàu đã trở thành những Chủ nông hộ, chủ cơ sở sản xuất mà không có sự hướng dẫn hay giúp đỡ của các cơ quan quản lý Nhà nước. Việc nuôi trồng con gì hay loại cây nào hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm và kiến thức của bản thân các Chủ nông hộ.


Năm là, bài học về sự kết hợp giữa các mô hình KTNNHH (DN, Trang trại, HTX, Hộ nông dân…). Kinh nghiệm của các tỉnh cho thấy, với địa bàn tương tự như Sơn La thì việc các mô hình được kết hợp với nhau sẽ tạo ra một chuỗi liên kết phù hợp, từ đó có thể bán được sản phẩm tốt hơn.

Sáu là, bài học về các loại hình canh tác trong KTNNHH: Chuyên canh (kiểu một xã hay một nông hộ chỉ sản suất một loại nông sản - mô hình OCOP), hay xen canh (vừa trồng trọt vừa chăn nuôi: kiểu mô hình tôm lúa, vải gà..)

Bảy là, bài học về sự phối hợp các chương trình phát triển nông thôn như phát triển KTNNHH, chương trình xây dựng NTM…

Chương 1 của luận văn tác giả đã làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về nông nghiệp như khái niệm, đặc điểm, vai trò của nông nghiệp nói chung và của Việt Nam nói riêng; nhân dạng về KTNNHH và xây dựng KTNNHH; chính sách và nội dung chính sách phát triển KTNNHH của địa phương cấp tỉnh. Trong chương 1, luận văn cũng đề cập về các nhân tố ảnh hưởng đến việc hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách phát triển KTNNHH của tỉnh theo các nhóm nguyên nhân chủ quan và khách quan. Đồng thời chương 1 của luận văn cũng dành phần phù hợp nghiên cứu kinh nghiệm về chính sách phát triển KTNNHH của một số địa phương trong nước (Quảng Bình, Lâm Đồng, Bắc Giang) có đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội khá tương đồng với Sơn La qua đó rút ra những bài học kinh nghiệp bổ ích cho tỉnh. Những nội dung này sẽ là tiền đề lý luận và thực tế quan trọng làm cơ sở để nghiên cứu thực trạng chính sách phát triển KTNNHH của tỉnh Sơn La tại chương 2 và cũng là căn cứ để định hướng đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển KTNNHH cho tỉnh thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA CỦA TỈNH SƠN LA

Chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa của tỉnh Sơn La - 8

2.1. Sơ lược tình hình tự nhiên, kinh tế xã hội và kinh tế nông nghiệp hàng hóa của tỉnh Sơn La

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Sơn La là tỉnh biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc, nằm ở tọa độ địa lý từ 20°39’ đến 20°02’ vĩ độ Bắc và từ 103°11’ đến 105°02’ kinh độ Đông. Về phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái; phía Tây Bắc giáp tỉnh Điện Biên, Lai Châu; phía Nam giáp nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào; phía Đông Nam giáp tỉnh Thanh Hóa; phía Đông giáp các tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình. Chiều dài tiếp giáp với các tỉnh khác là 628 km. Sơn La có vị trí quan trọng trong việc phát triển KT - XH và bảo vệ an ninh - quốc phòng vùng biên giới Tây Bắc của Tổ quốc. Đường biên giới với nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào dài 247 km, có 2 cửa khẩu quốc gia (cửa khẩu Chiềng Khương, Sông Mã và Lóng Sập, Mộc Châu) vừa có ý nghĩa về kinh tế, vừa có ý nghĩa chính trị.

Sơn La cách thủ đô Hà Nội 320 km. Tỉnh có 4 đường quốc lộ (quốc lộ 6; 37; 43; 279) đi qua, trong đó đặc biệt quan trọng là quốc lộ 6 chạy dọc từ Hà Nội - Hoà Bình - Sơn La - Điện Biên, đoạn qua Sơn La dài 160 km/478 km; đây là tuyến đường giao thông huyết mạch nối vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và tiểu vùng Tây Bắc (Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu); quốc lộ đã được làm mới và nâng cấp nên giao thông khá thuận lợi. Sơn La còn có đường thủy sông Đà về Hòa Bình, có cảng Tà Hộc. Song quy mô giao thông đường thủy còn nhỏ, chủ yếu để vận chuyển hành khách, hàng hoá dọc hồ thuỷ điện Hoà Bình đến hồ thuỷ điện Sơn La.

Đặc điểm vị trí như trên nên Sơn La có những lợi thế nhất định để phát huy nguồn lực, tiềm năng trong giao lưu, phát triển KT - XH, tạo tiền đề để nâng cao đời sống cho người dân. Đặc biệt, thủy điện Sơn La đã đi vào hoạt động, Tỉnh trở thành hạt nhân tạo đà cho sự phát triển của tiểu vùng Tây Bắc. Song, do Tỉnh nằm sâu


trong nội địa và liền kề các tỉnh có xuất phát điểm thấp nên gặp rất nhiều khó khăn trong giao lưu và phát triển KT - XH, vì vậy cũng gây khó khăn cho việc nâng cao đời sống của người dân.

a. Địa hình, đất đai: nhìn chung, địa hình của tỉnh mang tính chất đồi núi thấp, độ cao TB 600 - 700 m so với mặt biển, địa hình chia cắt sâu và mạnh, 97% diện tích tự nhiên thuộc lưu vực sông Đà, sông Mã. Trải theo chiều dài của Tỉnh là hai cao nguyên Mộc Châu và Sơn La. Đặc điểm nổi bật của địa hình Sơn La là độ dốc lớn và độ chia cắt sâu mạnh, trên 87% diện tích đất tự nhiên có độ dốc trên 25°. Điều đó làm cho đại bộ phận ruộng đất của tỉnh đều rất nhỏ hẹp, manh mún.

Diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh có 1.412.349 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 72,4%, đất phi nông nghiệp chiếm 4,6%, đất chưa sử dụng chiếm 23%. Huyện Sông Mã có diện tích tự nhiên (163.992,3 ha) lớn nhất, huyện Thuận Châu có diện tích tự nhiên lớn thứ hai (153.336 ha) và thành phố Sơn La có diện tích tự nhiên nhỏ nhất. Đất trên địa bàn tỉnh Sơn La có độ dầy tầng đất từ trung bình đến khá, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, tỷ lệ mùn và chất dinh dưỡng khá, độ chua không cao lắm, nghèo bazơ trao đổi và các chất dễ tiêu. Cụ thể như sau:

Nhóm đất đỏ vàng chiếm 66,9% diện tích tự nhiên, phân bố ở hầu khắp các huyện trong tỉnh. Thành phần cơ giới từ nặng đến trung bình, tầng đất dày từ 50 đến 100 cm, đất chặt nên hạn chế xói mòn, rửa trôi và giữ được độ ẩm.

Đất mùn vàng đỏ trên núi chiếm 28,9% diện tích tự nhiên, thành phần cơ giới trung bình đến nặng, mùn trên trung bình, tầng đất dày từ 50 đến 80 cm. Loại đất này tốt, phân bố chủ yếu ở Thuận Châu, Phù Yên và cao nguyên Mộc Châu.

Nhóm đất mùn trên núi cao chiếm 2,3% diện tích tự nhiên, phân bố trên núi cao, đất tốt.

Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ chiếm 0,8% diện tích tự nhiên, đất khá tốt.

Nhóm đất đen chiếm 0,5% diện tích tự nhiên, phân bố rải rác trên thung


lũng.

Nhóm đất phù sa chiếm 0,6% diện tích tự nhiên, phân bố trên vùng bằng ven


sông, suối.

Nhóm đất lầy và than bùn chiếm 0,02% diện tích tự nhiên, phân bố ở một số thung lũng;

Nhóm đất cacbonnat chiếm 0,01% diện tích tự nhiên, đất giàu nguyên tố Canxi, Magiê và phân bố ở chân núi đá vôi.

b. Khí hậu: Do ảnh hưởng của vị trí địa lý và độ cao địa hình nên Sơn La thuộc miền khí hậu phía Bắc - khí hậu nhiệt đới gió mùa chí tuyến vùng núi, mùa đông lạnh khô, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 21°C. Sơn La là tỉnh tương đối ít mưa so với các nơi khác, lượng mưa chỉ từ 1.200 - 1.600 mm, một năm có 123 ngày mưa. Nhờ tác dụng chắn gió mùa đông bắc của dãy Hoàng Liên Sơn nên đặc điểm quan trọng nhất của khí hậu Sơn La là có một mùa đông tương đối ấm và suốt mùa đông duy trì tình trạng khô hanh điển hình của khí hậu gió mùa. Nửa cuối mùa đông là thời kì có độ ẩm thấp, khô hanh, khác hẳn với các vùng phía đông Hoàng Liên Sơn đang trong mùa mưa phùn, ẩm ướt nhất trong năm.

Địa hình bị chia cắt sâu và mạnh hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu cho phép phát triển một nền sản xuất nông - lâm nghiệp phong phú. Đặc biệt, phát triển du lịch nghỉ dưỡng tại các địa phương có địa hình cao, góp phần cải thiện thu nhập. Song, do tình hình khô hạn kéo dài vào mùa đông nên khó tăng vụ trên diện tích canh tác, cùng với gió Tây khô nóng vào những tháng cuối mùa khô đầu mùa mưa (tháng 2 - 4) đã gây không ít khó khăn cho sản xuất và đời sống của một số vùng trong Tỉnh. Sương muối, mưa đá, lũ quét cũng là những nhân tố gây bất lợi cho sản xuất, đời sống. Hiện nay, khi thuỷ điện Sơn La đã hoạt động, hệ thống hồ dọc Sông Đà được hình thành tình hình khí hậu khô nóng vào mùa khô đã được cải thiện theo hướng có lợi cho sản xuất và đời sống.


c. Thủy văn: Sơn La nằm trong lưu vực chính của hệ thống sông Đà (chiều dài khoảng 230 km) và Sông Mã (chiều dài khoảng 70 km). Ngoài ra, Tỉnh còn có rất nhiều các con suối lớn nhỏ khác nhau đã tạo ra cho Sơn La có mạng lưới sông suối dày đặc (1,2 - 1,8 km/km2), song phân bố không đều giữa các vùng. Lưu lượng nước, tốc độ dòng chảy các sông suối phụ thuộc theo mùa. Mùa mưa, lưu lượng tập trung kết hợp với độ dốc cao dễ xảy ra lũ dồn, lũ quét. Mùa khô ít mưa, lưu lượng nước nhỏ, dòng chảy yếu, nhiều suối bị cạn kiệt nên ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân. Sông suối ở Sơn La có độ dốc lớn, trắc diện hẹp nên tiềm năng phát triển thủy điện khá lớn. Nhiều công trình thủy điện đã và đang được xây dựng, góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội Sơn La. Tuy nhiên, phần lớn mặt nước sông suối lại thấp hơn diện tích đất canh tác và các khu dân cư nên hạn chế tới khả năng khai thác để phục vụ sản xuất và sinh hoạt, khiến không ít địa bàn tuy có điều kiện đất đai song lại thiếu nước nên chưa phát triển được sản xuất dẫn tới đời sống nhân dân vẫn còn rất thấp.

d. Sinh vật: Sơn La là một tỉnh miền núi có khả năng phát triển lâm nghiệp rất lớn, đất đai phù hợp với nhiều loại cây trồng nông nghiệp, có điều kiện xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và tạo ra các vùng rừng sản xuất tập trung có giá trị kinh tế cao. Năm 2016, tổng diện tích rừng toàn Tỉnh là 601,1 nghìn ha, trong đó có 573,6 nghìn ha là rừng tự nhiên (chiếm 95,4% tổng diện tích rừng). Song độ che phủ rừng của Sơn La chỉ đứng thứ 11/14 trong vùng, đạt 42,3%. So với yêu cầu thì độ che phủ rừng còn thấp do Sơn La có địa hình cao và dốc, lượng mưa tập trung theo mùa. Cùng với tỉnh Lai Châu, Sơn La là khu vực phòng hộ đầu nguồn của hai công trình lớn là thủy điện Hòa Bình, thủy điện Sơn La và cả khu vực Bắc Bộ. Trong tổng số đất lâm nghiệp có rừng, chiếm tỉ lệ cao nhất là rừng phòng hộ 63,5%, sau đó là rừng sản xuất 28,9%, còn lại 7,6% là rừng đặc dụng.

Cùng với điều kiện khí hậu, địa hình và nguồn nước mà nhiều nơi trong tỉnh như Bắc Yên, Mộc Châu,… đã tiến hành nuôi các loại cá của miền ôn đới, đem lại


giá trị kinh tế cao. Nhiều trang trại phát triển theo mô hình VAC, VACR đã góp phần cải thiện đáng kể mức sống dân cư. Đặc biệt, thời gian gần đây, với các chính sách giao đất, giao rừng; phủ xanh đất trống, đồi núi trọc mà diện tích rừng Sơn La không ngừng tăng lên. Mỗi năm tỉnh trồng mới được trên 3.000 ha rừng. Việc làm này không chỉ có giá trị quan trọng với môi sinh mà còn có ý nghĩa rất lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, góp phần nâng cao mức sống dân cư.

Như thế, có thể thấy rằng Tỉnh có điều kiện tự nhiên với nhiều tiềm năng, lợi thế về đất đai, khí hậu, tài nguyên; Hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư xây dựng đã tạo ra những tiền đề và thuận lợi quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển nông nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, do biến đổi khí hậu nên thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp khó lường như: Bão, lốc, mưa đá, rét đậm rét hại, băng, tuyết… gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội

GRDP trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2019 đạt 29.979,0 tỷ đồng (giá thực tế), bằng 0,7% cả nước, đứng thứ 47/63 tỉnh TP và đứng thứ 5/14 tỉnh vùng tây bắc, song Sơn La vẫn là tỉnh có quy mô GRDP nhỏ. Quy mô GRDP Sơn La không ngừng tăng lên. Trong giai đoạn 2015 - 2019 GRDP của Tỉnh tăng gấp 2,3 lần.

Cơ cấu ngành hợp lý là tiền đề phát triển kinh tế của một địa phương. Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế tỉnh Sơn La đã có bước chuyển dịch tích cực, phù hợp với đường lối CNH, HĐH đất nước, song xu hướng này chưa ổn định. Ngành nông - lâm - thủy sản giảm dần đều, sau 6 năm tỷ trọng giảm 7,5%; ngành công nghiệp - xây dựng cả giai đoạn cũng giảm 9,7%; riêng ngành dịch vụ cả giai đoạn tăng 10,5%.

a. Dân số, dân tộc, lao động

- Dân số:

Năm 2019 tổng dân số toàn tỉnh là 1.208.200 người; mật độ dân số 86


người/km2. Trong đó:

+ Phân theo giới tính: Nam có 607.200 người, bằng 50,3% tổng dân số; Nữ có 601.000 người, bằng 49,7% tổng dân số.

+ Phân theo thành thị, nông thôn: Dân số thành thị: 164.600 người, bằng 13,6% tổng dân số; Dân số nông thôn: 1.043.600 người, bằng 86,4% tổng dân số.

- Dân tộc: Trên địa bàn tỉnh có 12 dân tộc sinh sống.

- Lao động:

Tổng số lao động trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2019 là 750.790 người chiếm 62,1% dân số toàn tỉnh. Lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản. Đã hình thành người lao động là công nhân làm việc trong các cơ sở sản xuất công nghiệp. Trình độ lao động có tay nghề chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số lao động. Trong đó: Lao động nông nghiệp: 648.661 người; Lao động công nghiệp và các lĩnh vực khác: 102.129 người.

b. Tình hình sản xuất

- Nông nghiệp:

+ Sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản phát triển khá; ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất; hình thành một số vùng chuyên canh, một số mô hình sản xuất hiệu quả cao.

+ Năm 2019 cơ cấu kinh tế ngành nông lâm nghiệp và thủy sản so với tổng sản phẩm trên địa bàn toàn tỉnh theo giá hiện hành chiếm 30,34%.

+ Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản năm 2016 theo giá hiện hành là 16.022,12 tỷ đồng; giá trị sản phẩm thu được trên 01 ha đất trồng trọt đạt 25,73 triệu đồng và 96,32 triệu đồng trên 01 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản; cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch mạnh theo hướng phát huy lợi thế so sánh, gắn với thị trường, nhất là các thị trường cao cấp, nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế; một số sản phẩm đã có thương hiệu trên thị trường trong nước và nước ngoài.

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 11/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí