Khái Niệm, Đặc Trưng Của Kinh Tế Nông Nghiệp Hàng Hóa


nhưng chưa ai tìm cho nông dân Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Thuận loại sản phẩm nào thay thế cho Dưa hấu và Thanh long.

- Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao: Môi sinh của các đối tượng lao động trong sản xuất nông nghiệp là các yếu tố tự nhiên như thời tiết, khí hậu, nguồn nước, thức ăn và dinh dưỡng… Những yếu tố này thường biến đổi theo quy luật tự nhiên, khách quan và mang tính chu kỳ (mùa, thời vụ). Ngày nay, với tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp (chẳng hạn tạo ra những những loại giống mới ngắn ngày, có sức thích nghi và chịu đựng cao với các hiện tượng cực đoan như hạn hán, mưa bão, ngập mặn, chua phèn, dịch bệnh…) với những cải tiến kỹ thuật canh tác, chăm sóc vật nuôi cây trồng (điều chỉnh thời vụ, chủ động tưới tiêu…), chuyển đổi cơ cấu sản xuất… nên con người đã chủ động hơn trong việc xác lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ nông sản phẩm. Tuy vậy, tự nhiên vẫn là tự nhiên, con người khó có thể thay đổi được nên sản xuất nông nghiệp cơ bản vẫn mang tính thời vụ cao.

- Sản xuất nông nghiệp mang tính khu vực bởi nó được tiến hành trên nhiều vùng rộng lớn, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên của mỗi vùng có các điều kiện khác biệt (miền núi, trung du, đồng bằng, ven biển). Trên mặt đất hay trong vũ trụ luôn có sự khác biệt giữa các vùng, miền. Sự khác biệt đó trước hết gắn với đất đai (tư liệu sản xuất chủ yếu) như đặc điểm thổ nhưỡng (các loại đất), địa hình (độ dốc). Mỗi loại đất khác nhau, độ cao, bằng phẳng hay có độ dốc khác nhau (miền núi, trung du, đồng bằng) tương ứng là môi sinh của các loại sinh vật (cụ thể là vật nuôi, cây trồng) khác nhau. Các vùng thời tiết, khí hậu khác nhau (nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa, ôn đới…) cũng thích nghi cho mỗi loại vật nuôi, cây trồng khác nhau. Hay nguồn nước nhưng nước mặn hay ngọt, lạnh hay ấm cũng là môi trường sống tự nhiên của những loài động, thực vật khác nhau. Tất cả tạo nên tính đa dạng, đặc thù của từng khu vực trong sản xuất nông nghiệp.

1.1.1.3. Vai trò của nông nghiệp

Thứ nhất, nông nghiệp là lĩnh vực sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng của cả xã hội. Nông nghiệp chiếm đại đa số nguồn tài nguyên,


đất đai, khoáng sản, động thực vật, rừng, biển nên sự phát triển bền vững nông nghiệp có ảnh hưởng to lớn đến việc bảo vệ môi trường sinh thái, việc khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên khu vực nông thôn đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và bền vững của đất nước. Vai trò của phát triển nông thôn còn thể hiện trong việc gìn giữ và tô điểm cho môi trường sinh thái của con người, tạo sự gắn bó hài hòa giữa con người với thiên nhiên và hình thành những nơi nghỉ ngơi trong lành, giải trí phong phú, vùng du lịch sinh thái đa dạng và thanh bình, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho con người.

Thứ hai, nông nghiệp, nông thôn cung cấp nguồn nguyên liệu lớn cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến, thông qua công nghiệp chế biến giá trị hàng hóa nông sản tăng lên nhiều lần, nâng cao khả năng cạnh tranh nông sản, hàng hóa, mở rộng thị trường… Bên cạnh đó nông nghiệp cũng là cơ sở để phát triển công nghiệp và các ngành kinh tế quốc dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Nông nghiệp không phát triển thì công nghiệp không phát triển được”. Năm 1962, Người đã viết: “Công nghiệp và nông nghiệp là hai chân của nền kinh tế. Nông nghiệp phải phát triển mạnh để cung cấp lương thực cho nhân dân; cung cấp nguyên liệu cho nhà máy; cung cấp nông sản cho xuất khẩu”.

Thứ ba, khu vực nông nghiệp nông thôn còn là nguồn cung cấp vốn lớn, lực lượng lao động cho CNH-HĐH. Bởi vì, đây là khu vực lớn nhất xét cả về lao động và sản phẩm quốc dân, nguồn vốn ở nông thôn có nhiều cách như: tiết kiệm của người nông dân, thuế nông nghiệp, ngoại tệ do xuất khẩu hàng hóa, nông sản…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Thứ tư, nông thôn là thị trường lớn để tiêu thụ sản phẩm của công nghiệp, nhất là các sản phẩm công nghiệp tiêu dùng, phát triển mạnh mẽ nông thôn nhất là việc xây dựng NTM, nâng cao thu nhập của người nông dân, tăng sức mua từ khu vực nông thôn sẽ làm cầu sản phẩm công nghiệp tăng, thúc đẩy công nghiệp phát triển. Một phần rất lớn tư liệu sản xuất của nông nghiệp cũng lấy từ sản xuất công nghiệp như các loại máy móc, công cụ lao động trong nông nghiệp (máy cày, máy cấy, máy bơm nước, máy gặt đập, máy sấy hay chế biến nông phẩm…), phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn cho gia súc, gia cầm và hải thủy sản…Chính vì vậy, nông


Chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa của tỉnh Sơn La - 4

nghiệp và cùng với đó là nông thôn là thị trường tiêu thụ rộng lớn cho công nghiệp cũng cùng tác động, thúc đẩy các ngành kinh tế khác như giao thông vận tải, thương mại.

Thứ năm, nông nghiệp là ngành thu hút nhiều lao động, nhất là các nước vốn là nước nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển như Việt Nam hiện nay. Sau nhiều đổi mới, phát triển hiện nay lao động trong nông nghiệp của Việt Nam còn chiếm khoảng 50% lực lượng lao động cả nước. Cùng với việc giải quyết việc làm nông nghiệp cũng tạo thu nhập cho người lao động và gia đình họ. Đây là vấn đề quan trọng không chỉ bảo đảm ổn định đời sống vật chất cho nông dân mà còn góp phần quan trọng vào việc ổn định tật tự, an toàn, an ninh xã hội ở nông thôn. Ngoài những lao động trực tiếp sản xuất nông nghiệp, ngành nông nghiệp còn thu hút một lượng lớn lao động phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như công nghiệp chế biến, dịch vụ nông nghiệp.

1.1.2. Khái niệm, đặc trưng của kinh tế nông nghiệp hàng hóa

1.1.2.1. Khái niệm kinh tế nông nghiệp hàng hóa

Lịch sử phát triển nông nghiệp thế giới và nước ta đã cho thấy có nhiều hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp khác nhau. Tuy nhiên, hình thức sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô tương đối lớn và gắn với sản xuất nông nghiệp hàng hóa chỉ thực sự bắt đầu cùng với sự xuất hiện của nền sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa.

KTNNHH là một loại hình kinh tế, để phân biệt với loại hình kinh tế khác như kinh tế hộ, kinh tế tập thể. Nguyễn Đình Hương (2015) trong Đề tài cấp Nhà nước “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam” cho rằng: “KTNNHH là tổng thể các yếu tố vật chất của sản xuất và các quan hệ kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình tồn tại và hoạt động của người nông dân”. Với tư cách là một loại hình kinh tế, KTNNHH bao gồm tổng thể các yếu tố vật chất với các hoạt động kinh tế - xã hội và các hoạt động này có quan hệ, tác động tới môi trường tự nhiên. Do vậy, KTNNHH gồm có ba mặt cơ bản là kinh tế, xã hội và môi trường.


- Về mặt kinh tế, KTNNHH là loại hình tổ chức sản xuất trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp, là tổng thể các yếu tố vật chất của sản xuất, các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tồn tại và hoạt động của trang trại. Các yếu tố vật chất của sản xuất, trước hết là ruộng đất, tiền vốn và các tư liệu sản xuất khác được tập trung ở quy mô nhất định nhằm mục tiêu sản xuất hàng hóa. Trong loại hình KTNNHH, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập; từng trang trại có toàn quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ việc quyết định phương hướng sản xuất kinh doanh, kỹ thuật sản xuất, tổ chức sản xuất đến tiếp cận thị trường, tiêu thụ sản phẩm.

- Về mặt xã hội, KTNNHH là loại hình kinh tế trong đó có các quan hệ xã hội đan xen như: quan hệ giữa các thành viên trong trang trại, quan hệ giữa chủ nông hộ và người lao động trong trang trại, quan hệ giữa những người lao động trong nội bộ trang trại.

- Về mặt môi trường, KTNNHH là một không gian sinh thái, trong đó có các quan hệ sinh thái đa dạng. Không gian sinh thái trong loại hình KTNNHH có quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng qua lại trực tiếp tới hệ sinh thái của vùng.

Như vậy, KTNNHH với cách hiểu là loại hình kinh tế bao gồm cả ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Trong các mặt kinh tế, xã hội và môi trường của KTNNHH thì mặt kinh tế là cơ bản và chứa đựng nội dung cốt lõi. Đồng thời, giữa các mặt kinh tế, xã hội và môi trường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, phụ thuộc lẫn nhau.

1.1.2.2. Đặc trưng cơ bản của Kinh tế nông nghiệp hàng hóa

Từ khái niệm về KTNNHH, qua nghiên cứu tác giả nhận thấy KTNNHH có một số đặc trưng cơ bản sau:

Một là, KTNNHH là loại hình kinh tế cơ bản trong nông nghiệp, được chuyên môn hóa, tập trung hóa sản xuất theo nhu cầu thị trường. Đây là một đặc trưng cơ bản của KTNNHH. Giá trị tổng sản phẩm và khối lượng sản phẩm hàng hóa của KTNNHH cao hơn nhiều so với kinh tế truyền thống. KTNNHH thường có tỷ suất hàng hóa lớn và quy mô tổ chức sản xuất thường lớn hơn nhiều lần so với


quy mô của kinh tế nông hộ. Các chỉ tiêu cơ bản trong sản xuất nông nghiệp như ruộng đất, vốn, lao động, giá trị sản phẩm hàng hóa của KTNNHH đều cao hơn nhiều lần.

KTNNHH là cơ sở kinh doanh nông nghiệp được tổ chức sản xuất chuyên môn hóa cao. Thông thường, KTNNHH được chuyên môn hóa theo các ngành sản xuất như các vùng trồng cây chuyên canh, trang trại chăn nuôi, các vùng cây lâm nghiệp, các khu vực chuyên nuôi trồng thủy sản.

Hai là, KTNNHH có định hướng sản xuất hàng hoá, gắn với thị trường. Do sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn nên các sản phẩm được tạo ra từ nông nghiệp hàng hóa phải gắn với thị trường cả về sản phẩm đầu vào và đầu ra. Trang trại phải mua vật tư, nguyên liệu, giống cây trồng, vật nuôi… từ thị trường và bán sản phẩm ra thị trường. Trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển đến giai đoạn cao, sản xuất kinh doanh của nông nghiệp không chỉ gắn với thị trường trong nước mà còn phải gắn với thị trường quốc tế. Ngày nay, vấn đề tiếp cận thị trường, tổ chức thông tin thị trường và sản xuất đáp ứng yêu cầu của quy luật thị trường đã trở thành một trong những nhân tố quyết định nhất đối với sản xuất, kinh doanh của khu vực sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

Ba là, KTNNHH là loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh có khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ mới tốt hơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn so với trước đây. Như đã nêu ở trên, KTNNHH với hình thức tổ chức sản xuất quy mô lớn hơn, nên có khả năng ứng dụng công nghệ mới, đưa khoa học - công nghệ vào ngay trong quá trình sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, nhằm mang lại hiệu quả cao hơn so với sản xuất truyền thống, dựa nhiều vào tự nhiên. Măt khác, yêu cầu tăng hiệu quả, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, cũng đặt ra yêu cầu các chủ thể nằm trong chuỗi sản phẩm nông nghiệp hàng hóa phải ứng dụng khoa học - công nghệ mới.

Bốn là, về lao động thường thì các cơ sở sản xuất trong KTNNHH phải sử dụng thêm lao động thuê ngoài. Mức độ sử dụng lao động của KTNNHH tùy thuộc vào quy mô, đặc điểm của từng cơ sở. Tuy nhiên, do điều kiện của sản xuất nông


nghiệp nên các cơ sở sản xuất thường thuê lao động theo thời vụ. Lao động cũng cần được đào tạo, cần có tay nghề phù hợp để đáp ứng được yêu cầu ứng dụng khoa học - công nghệ.

Năm là, KTNNHH có tổ chức quản lý sản xuất tiến bộ hơn và có thu nhập cao hơn so với sản xuất kinh tế nông nghiệp truyền thống. Do mục đích của KTNNHH là sản xuất hàng hóa nên nhìn chung các cơ sở sản xuất đều tập trung chuyên môn hóa một số sản phẩm nhất định. Do được tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh tiến bộ và quy mô lớn hơn, hiệu quả hơn nên KTNNHH có thu nhập cao hơn nhiều lần so với kinh tế nông nghiệp truyền thống trước đây. Đây cũng là mục tiêu cơ bản của KTNNHH, của hình thức tổ chức sản xuất quy mô lớn trong nông nghiệp.

Sáu là, người đứng đầu cơ sở sản xuất của KTNNHH (thường là chủ hộ) là người có ý chí làm giàu, có nghị lực và quyết tâm làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội. Nhìn chung, người đứng đầu cơ sở sản xuất là người có năng lực tổ chức, quản lý, có kinh nghiệm và kiến thức nhất định về sản xuất kinh doanh nông nghiệp và là người trực tiếp quản lý cơ sở sản xuất.

Những đặc trưng trên cho thấy KTNNHH khác với loại hình kinh tế hộ nông dân tự cấp, tự túc. Những đặc trưng này cũng từng bước được định hình ngày càng rõ ràng hơn cùng với quá trình phát triển của KTNNHH trong nền kinh tế thị trường.

Ngoài ra, trong nền kinh tế thị trường, cũng như các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác trong nền KTNNHH các chủ thể (chủ cơ sở sản xuất) cơ bản được tự chủ trong việc lựa chọn lĩnh vực, sản phẩm để sản xuất, tự chủ hạch toán kinh doanh. Điều này rất dễ dẫn đến tính tự phát của các chủ cơ sở sản xuất, ảnh hưởng thậm chí phá vỡ quy hoạch trong sản xuất nông nghiệp. Giá cả nông sản phẩm do thị trường quyết định nên rủi ro cao. Cạnh tranh là động lực thúc đẩy KTNNHH phát triển, tiến bộ nhưng cũng tiềm ẩn nhiều thách thức, đe dọa sự ổn định của nó.

1.1.2.3. Phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa

Phát triển là một khái niệm mới nhằm xác định sự phát triển về mọi mặt trong


hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa riêng của mình để hoạch định chiến lược phù hợp.

Trong nông nghiệp và nông thôn, phát triển được hiểu một cách cụ thể hơn. Đó là quá trình thay đổi mà trong đó, sự khai thác và sử dụng tài nguyên, hướng đầu tư, hướng phát triển của công nghệ, kỹ thuật và sự thay đổi về tổ chức là thống nhất, làm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai của con người.

Tổ chức FAO cho rằng, phát triển KTNNHH là sự quản lý và bảo vệ các nguồn lợi tự nhiên, các thay đổi kinh tế và thể chế để đạt tới thoả mãn được nhu cầu của con người cả ở hiện tại và tương lai. Phát triển KTNNHH không làm thoái hoá môi trường mà bảo vệ được tài nguyên đất, nước, các nguồn lợi di truyền động, thực vật, đồng thời phải thích ứng về kỹ thuật, có sức sống về kinh tế và được chấp nhận về xã hội.

Theo Richard R. Harwood, KTNNHH là một nền nông nghiệp, trong đó các hoạt động của các tổ chức kinh tế từ việc lập kế hoạch, thực hiện và quản lý các quá trình sản xuất, kinh doanh nông nghiệp đều hướng đến bảo vệ và phát huy lợi ích của con người và xã hội trên cơ sở duy trì và phát triển nguồn lực, tối thiểu hoá lãng phí để sản xuất một cách hiệu quả các sản phẩm nông nghiệp và hạn chế tác hại môi trường, trong khi duy trì và không ngừng nâng cao thu nhập cho dân cư nông nghiệp.

Như vậy, KTNNHH đề cập một cách toàn diện và tổng hợp đến cả khía cạnh tự nhiên và khía cạnh kinh tế, xã hội của phát triển nông nghiệp. Trên khía cạnh tự nhiên, nó là quá trình tác động hợp lý của con người đối với các yếu tố tự nhiên (đất đai, nguồn nước, phân bón, năng lượng tự nhiên) nhằm giảm thiểu tác hại môi trường, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên. Trên khía cạnh kinh tế, nó là quá trình giảm chi phí đầu vào, nâng cao thu nhập cho các tổ chức nông nghiệp trên cơ sở thoả mãn tốt nhất nhu cầu xã hội về nông sản phẩm một cách lâu dài. Trên khía cạnh xã hội, nó là quá trình xây dựng và phát triển các giá trị xã hội như sức khoẻ, văn hoá tinh thần


của con người.

Phát triển KTNNHH đồng nghĩa với việc đạt được các chỉ tiêu sau: hiệu quả và năng suất; đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của xã hội; tăng số lượng, chủng loại sản phẩm và dịch vụ; tăng chất lượng sản phẩm dịch vụ.

Về mục tiêu xã hội, phát triển bền vững đi đôi với việc đảm bảo công bằng xã hội, phát triển đều các vùng, các tầng lớp dân cư; giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc; ổn định về tổ chức và đảm bảo sự tham gia của người dân trong các hoạt động của sự phát triển.

Về mục tiêu môi trường, phải bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và tăng năng suất sinh học.

KTNNHH là một trong các loại hình kinh tế cũng mang những đặc điểm nêu trên. Như đã phân tích ở trên, KTNNHH có những mô hình phát triển khác nhau, bản thân mỗi mô hình có những ưu điểm và những hạn chế nhất định. Điều đó bắt nguồn từ những yếu tố tự thân của mỗi mô hình và sự lựa chọn mô hình để chúng phát huy được những ưu điểm và khắc phục những hạn chế của mô hình đó. Như vậy, KTNNHH phát triển bền vững phụ thuộc vào việc lựa chọn mô hình thích hợp. Lựa chọn loại hình tổ chức kinh doanh nông nghiệp thích hợp, trong đó có lựa chọn mô hình cơ sở sản xuất phát triển bền vững cho phép khai thác một cách đầy đủ và hợp lý nhất các nguồn lực của nông nghiệp, làm cho sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao. Ngược lại, nếu lựa chọn các loại hình tổ chức kinh doanh nông nghiệp không thích hợp sẽ cản trở quá trình khai thác các nguồn lực, không đáp ứng các yêu cầu thường xuyên và khắt khe của đối tượng sản xuất nông nghiệp là các cơ thể sống.

1.2. Chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa của địa phương cấp tỉnh

1.2.1. Một số lý luận về chính sách và chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa

1.2.1.1. Khái niệm chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa

Nguyễn Thị Lệ Thủy và Bùi Thị Hồng Việt (2012) trong cuốn Giáo trình

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/10/2022