Lý Luận Cơ Bản Về Tăng Cường Tín Dụng Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp


thực hiện quản lý phù hợp với từng hình thức tín dụng.


1.2.2. Lý luận cơ bản về tăng cường tín dụng phát triển kinh tế nông nghiệp


1.2.2.1. Khái niệm tín dụng kinh tế nông nghiệp


Trong đề tài luận án khái niệm tín dụng KTNo được hiểu với nội hàm như sau: Tín dụng KTNo là tín dụng NHTM dùng để chỉ mối quan hệ tín dụng trong đó chủ yếu là quan hệ vay trả giữa một bên là các NHTM và một bên là các chủ thể sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực KTNo nhằm thỏa mãn nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định theo thỏa thuận giữa NHTM và bên đi vay với cam kết bên đi vay phải hoàn trả cả vốn gốc và lãi cho bên cho vay/NHTM một cách vô điều kiện thông qua các nghiệp vụ NHTM.

Như vậy, tín dụng KTNo cũng là một phạm trù kinh tế chỉ quan hệ kinh tế biểu hiện sự vay mượn giữa TCTD và người vay trong lĩnh vực KTNo dựa trên cơ sở tín nhiệm và tuân thủ vô điều kiện nguyên tắc hoàn trả. Tuy nhiên, những quan hệ kinh tế trong KTNo có những nét riêng biệt đặc thù vốn có của nó nên tín dụng KTNo cũng mang những nét đặc thù riêng.

1.2.2.2. Khái niệm tăng cường tín dụng phát triển kinh tế nông nghiệp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.


Theo định nghĩa chung trong từ điển tiếng Việt: “tăng cường” có nghĩa là làm cho mạnh thêm, tập trung thêm, làm cho nhiều thêm, chặt chẽ thêm [155]. Cũng theo từ điển tiếng Việt nghĩa của từ “phát triển” là sự biến đổi hoặc làm cho biến đổi theo chiều hướng tăng, từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp; nghĩa của từ “mở rộng” là làm cho có phạm vi, quy mô trở nên rộng lớn hơn trước [155]. Tăng cường có nghĩa là làm cho mạnh thêm, tập trung thêm, làm cho nhiều thêm, chặt chẽ thêm, theo đó trong nghiên cứu này “tăng cường” đượchiểu đã bao hàm cả “phát triển” và “mở rộng”. Như vậy đề cập một cách tổng quátthì “tăng cường” có nghĩa là làm cho “mở rộng” thêm, “phát triển” thêm, tập trungthêm, nhiều thêm, mạnh thêm, chặt chẽ thêm. Do đó có thể hiểu tăng cường tín dụng KTNo có nghĩa là làm cho tín dụng KTNo mạnh thêm, tập trung thêm, nhiều thêm, mở rộng phát triển thêm, chặt chẽ thêm. Tăng cường tín dụng bao gồm tăng lên về quy mô số lượng, số lượt tài trợ tín dụng, tăng về mạng lưới, tăng số lượng

Tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long - 9


khách hàng, tăng cường các dịch vụ ngân hàng, tăng sự chặt chẽ, minh bạch, hợp lý. Từ cơ sở những luận giải trên có thể đưa ra khái niệm tăng cường tín dụng KTNo như sau: Tăng cường tín dụng KTNo là các NHTM có khả năng hiện thực trong thực hiện có chủ đích việc đáp ứng đầy đủ, nhanh chóng, rộng rãi, tập trung, mạnh mẽ, chặt chẽ hơn các nhu cầu tín dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh trong KTNo của mọi chủ thể trong nền kinh tế hội đủ những điều kiện theo quy định nhằm mục đích thúc đẩy phát triển KTNo.

Nội hàm của tăng cường tín dụng KTNo bao gồm: (i) Tăng cường nguồn vốn của ngân hàng để tăng khả năng đáp ứng đầy đủ, nhanh chóng các nhu cầu vay vốn của các chủ thể trong nền kinh tế cả về quy mô số lượng, số lượt vay vốn. (ii) Tăng thêm sự tập trung, mạnh mẽ, chặt chẽ thêm nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả của tín dụng. (iii) Tăng cường điểm giao dịch, mở rộng địa bàn hoạt động nhằm đưa ngân hàng đến gần với khách hàng hơn, giúp cho giao dịch được diễn ra nhanh chóng, thuận tiện, an toàn, tiết kiệm chi phí. (iv) Tăng cường đối tượng khách hàng vay vốn trên cở sở đảm bảo theo đúng các quy định cho vay của ngân hàng để có thể kiểm soát được rủi ro tín dụng. (v) Tăng cường các dịch vụ ngân hàng liên quan tín dụng KTNo để có thể cung cấp đến khách hàng một hoặc một bộ sản phẩm dịch vụ ngân hàng trọn gói, hoàn hảo xuyên suốt quá trình sản xuất kinh doanh của KTNo.

1.2.3. Đặc điểm tín dụng kinh tế nông nghiệp


1.2.3.1. Cho vay mang tính thời vụ cao


Đặc điểm của KTNo là mang tính thời vụ, chu kỳ rất rõ nét, nên tín dụng KTNo cũng mang tính thời vụ cao, đó là đối mặt với nhu cầu tập trung ồ ạt vay vốn khi vào thời vụ, nhu cầu vay vốn theo chu kỳ sinh trưởng của vật nuôi cây trồng cao, thời hạn thu hồi vốn cho vay cũng gần như diễn ra đồng loạt.

1.2.3.2. Cho vay phụ thuộc nhiều vào tính thị trường


Nguồn thu cũng như nguồn trả nợ vay chính của khách hàng KTNo là thu nhập từ việc bán nông sản hàng hóa. Việc bán nông sản hàng hóa phụ thuộc vào sản lượng và giá cả nông sản, do đó, tín dụng KTNo phụ thuộc nhiều vào thị trường đầy biến động và bất trắc.


1.2.3.3. Cho vay tổ chức sản xuất nhiều phức tạp, mang tính khu vực và phụ thuộc tự nhiên cao

Tổ chức sản xuất trong KTNo rất phức tạp với nhiều khâu trên một địa bàn rộng lớn nhưng lại bị chia cắt bởi sản xuất nông nghiệp nhỏ nên phát sinh nhiều đối tượng giao dịch. Bên cạnh đó KTNo phụ thuộc cao vào khí hậu, thổ nhưỡng, thời tiết nhiều biến động, nhất là khi chịu tác động không thuận lợi của biến đổi khí hậu. Điều kiện đất đai, khí hậu khác nhau giữa các vùng đã làm cho KTNo mang tính khu vực rất rõ nét, điều này làm cho tín dụng KTNo cũng phức tạp, mang tính khu vực và phụ thuộc thổ nhưỡng, thời tiết cao, chịu sự tác động mang tính trực tiếp từ biến đổi khí hậu bởi vốn ngân hàng cho vay được sử dụng trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu, KTNo gặp rủi ro thì ngân hàng cho vay theo đó cũng gánh chịu rủi ro do khó thu hồi nợ cho vay.

1.2.3.4. Cho vay phụ thuộc vào tài sản đảm bảo chủ yếu là đất đai


Người nông dân thường dùng quyền sử dụng đất làm TSĐB cho khoản vay vốn ngân hàng vì hầu như họ không có tài sản nào khác có giá trị; cho nên có thể nói tín dụng KTNo phụ thuộc rất nhiều vào TSĐB mà chủ yếu ở đây là tài sản đất đai. Loại TSĐB này thường được định giá thấp hơn giá thị trường nên ảnh hưởng đến số lượng vốn được vay, tính thanh khoản không cao mà còn mang tính chất xã hội nông nghiệp nên thường sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi xử lý TSĐB để thu hồi nợ vay.

1.2.3.5. Cho vay loại hình sản xuất mà sản phẩm chủ yếu bị giới hạn bởi thuộc tính sinh học

Sản phẩm của KTNo phần lớn là cây trồng và vật nuôi phát triển theo quy luật sinh học nhất định và rất nhạy cảm với thời tiết, khí hậu, do đó năng suất bị giới hạn bởi các thuộc tính sinh học. Loại sản phẩm này rất khó bảo quản, và rất dễ hư hỏng dẫn đến kém phẩm chất, mất giá, và thậm chí là không bán được. Điều đó có nghĩa là tín dụng KTNo gắn liền với tiềm ẩn rủi ro cao, nhất là khi có rủi ro thiên tai, dịch bệnh.


1.2.3.6. Chi phí cho món vay cao


Đối với những nền KTNo nhỏ thường thì quy mô sản xuất nhỏ là chủ yếu, nên nhu cầu vay vốn của các khách hàng thường có giá trị nhỏ nhưng số lượt vay nhiều lần. Dù khoản vay giá trị lớn hay nhỏ, ngân hàng vẫn phải thực hiện các chi phí huy động vốn, chi phí thẩm định, chi phí quản lý,... Số lượng giao dịch phát sinh tăng làm cho tổng chi phí tăng.

1.2.3.7. Đòi hỏi nhân lực ngân hàng có am hiểu về lĩnh vực kinh tế nông nghiệp


Sản xuất trong KTNo rất đa dạng, phức tạp hơn hẳn các lĩnh vực khác, như trồng trọt, chăn nuôi, mua sắm trang thiết bị công nghệ kỹ thuật canh tác, thu hoạch, bảo quản, thủy lợi nội đồng, chế biến nông sản,… nên theo đó mục đích vay vốn cũng rất đa dạng và phức tạp. Do đó đòi hỏi cán bộ ngân hàng thẩm định hồ sơ vay vốn phải có trình độ hiểu biết và kiến thức thực tế trong KTNo, kể cả khi cần thiết phải thuê kiểm định từ bên ngoài cũng phải có kiến thức hiểu biết để tham gia nhằm có những quyết định cho vay đúng đắn đảm bảo cho phát triển KTNo. Một khi cách mạng công nghiệp 4.0 xâm nhập ngày càng sâu hơn vào KTNo đòi hỏi kiến thức của cán bộ ngâng hàng cũng phải theo kịp với những biến đổi mới đó để cho vay phù hợp hơn.

1.2.4. Vai trò của tín dụng ngân hàng phát triển kinh tế nông nghiệp vùng kinh tế trọng điểm

1.2.4.1. Góp phần thúc đẩy chuyển dịch hợp lý cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng kinh tế trọng điểm

Vốn TDNH không chỉ thúc đẩy chuyển đổi vật nuôi, cây trồng trong nông nghiệp mà còn góp phần quan trọng trong việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu KTNo hợp lý như thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ nông nghiệp, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu sản phẩm nâng cao chuỗi giá trị nông sản hàng hóa. Từ đó có thể khẳng định, bên cạnh những nguồn vốn đầu tư khác, vốn TDNH là nguồn vốn quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp, dịch vụ nông nghiệp và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu KTNo hợp lý.


1.2.4.2. Góp phần trang bị kỹ thuật công nghệ mới cho kinh tế nông nghiệp vùng kinh tế trọng điểm

Trong nền kinh tế khi các nguồn vốn khác còn hạn hẹp thì nguồn vốn TDNH có vai trò quan trọng trong việc góp phần đầu tư kỹ thuật công nghệ phát triển nông nghiệp như, đầu tư giống mới, kỹ thuật canh tác, máy móc nông cụ thế hệ mới, thu hoạch, bảo quản, chế biến mới. Thực tế đó đã diễn ra ở nhiều nước và vùng lãnh thổ như Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam trong nhiều năm qua. Từ đó có thể thấy TDNH có vai trò quan trọng trong việc góp phần đầu tư trang bị kỹ thuật công nghệ mới phát triển KTNo Vùng KTTĐ.

1.2.4.3. Góp phần thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế nông nghiệp vùng kinh tế trọng điểm

Vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng KTNo hiện đại phải là nguồn vốn tổng hợp bao gồm ngân sách, vốn đầu tư, viện trợ, vay nước ngoài và vốn xã hội hóa, trong đó có vốn TDNH. Những quốc gia, vùng lãnh thổ như Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam đã dùng vốn TDNH tham gia cho vay phát triển cơ sở hạ tầng KTNo như trang bị máy móc nông ngư cụ, công trình phục vụ nuôi trồng thủy sản tập trung, khai thác nông, lâm, thủy, hải sản, phục vụ sản xuất, nhất là cho vay trang bị cơ sở hạ tầng công nghệ mới để nâng cao trình độ sản xuất của nông nghiệp, chế biến, logistic công nghệ cao nhờ đó góp phần phát triển KTNo, chế biến muối và các loại vi sinh, tảo tập trung. Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc phải mất từ 20 đến 30 năm đầu tư mới có được cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn tương đối hiện đại. Như vậy TDNH có vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng KTNo Vùng KTTĐ.

1.2.4.4. Góp phần thúc đẩy đào tạo phát triển nguồn nhân lực vùng kinh tế trọng điểm nông nghiệp

Lĩnh vực nông nghiệp thường là nơi cung ứng lương thực, thực phẩm đóng góp nhiều vào xuất khẩu thu về ngoại tệ cho xã hội, nhưng cuộc sống của người lao động ở vùng nông nghiệp lại thường thấp hơn ở các vùng đô thị. Do điều kiện KTXH gắn liền với tự nhiên, cuộc sống và lao động sản xuất đơn giản theo kiểu cha


truyền con nối, bằng kinh nghiệm cho nên việc học tập văn hóa phổ thông, học nghề theo công nghệ kỹ thuật khoa học không phải là nhu cầu thiết yếu với lao động sản xuất nông nghiệp nhỏ. Nhận thức được vấn đề đó nhiều nước trong khu vực đã có những tài trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho nông nghiệp như Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan thông qua TDNH. Ở Việt Nam, theo báo cáo của Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, trong năm năm từ năm 2012 đến năm 2016, ngân hàng mà chủ yếu là Ngân hàng Chính sách – Xã hội trên địa bàn các tỉnh vùng ĐBSCL đã cung ứng tín dụng thu hút, tạo việc làm mới cho trên 147 nghìn lao động, cho vay trên 184 nghìn học sinh, sinh viên vay vốn học tập [3]. TDNH thông qua các hình thức khác nhau như cho vay các hoạt động tổ chức đào tạo nông dân của doanh nghiệp, cho cơ sở đào tạo vay vốn mua sắm các thiết bị công nghệ cao để làm phòng, xưởng thực hành cho lao động nông nghiệp, cho vay doanh nghiệp hoạt động hỗ trợ công tác khuyến nông,… thể hiện vai trò quan trọng của TDNH góp phần đáng kể vào thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực trong KTNo, nhất là đối với Vùng KTTĐ.

1.2.4.5. Góp phần phát triển thị trường


TDNH từng bước phát huy vai trò là nguồn vốn quan trọng trong phát triển KTNo vùng KTTĐ tương đối toàn diện, trong đó có việc góp phần phát triển thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa và thị trường tiêu thụ vật tư nguyên liệu cho KTNo. Vốn TDNH tác động góp phần phát triển thị trường nông sản, vật tư, nguyên liệu nông nghiệp Vùng KTTĐ.

1.2.5. Chỉ tiêu phản ánh tăng cường tín dụng kinh tế nông nghiệp


Chỉ tiêu phản ánh tăng cường tín dụng KTNo được vận dụng bởi các chỉ tiêu mà các TCTD thường dùng để đo lường mức tăng tín dụng, cụ thể:

1.2.5.1. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh quy mô tín dụng


(i) Chỉ tiêu mở rộng khách hàng được vay vốn:


Chỉ tiêu mở rộng số lượng khách hàng (MRKH) tính bằng hiệu số của Số lượng khách hàng (SLKH) của kỳ nghiên cứu trừ cho Số lượng khách hàng (SLKH) của kỳ so sánh.


MRKH = SLKH kỳ nghiên cứu – SLKH kỳ so sánh [1.1]


Ta có các trường hợp sau:


MRKH = SLKH kỳ nghiên cứu – SLKH kỳ so sánh = 0 (không tăng) MRKH = SLKH kỳ nghiên cứu – SLKH kỳ so sánh < 0 (giảm) MRKH = SLKH kỳ nghiên cứu – SLKH kỳ so sánh > 0 (tăng) MRKH càng > 0 càng tăng cao

Chỉ tiêu này phản ánh số lượng khách hàng của ngân hàng qua các thời kỳ, cho thấy khả năng thu hút khách hàng của ngân hàng trong từng thời gian.

(ii) Mức tăng dư nợ tín dụng KTNo:


Mức tăng dư nợ tín dụng KTNo (MTDNKNo) bằng Mức dư nợ tín dụng KTNo (MDNKNo) kỳ nghiên cứu trừ đi Mức dư nợ tín dụng KTNo (MDNKNo) kỳ so sánh.

Theo đó ta có:


MTDNKNo = MDNKNo kỳ nghiên cứu – MDNKNo kỳ so sánh [1.2]


Khi đó sẽ xảy ra các trường hợp sau:


MTDNKNo = MDNKNo kỳ nghiên cứu – MDNKNo kỳ so sánh = 0 (không tăng) MTDNKNo = MDNKNo kỳ nghiên cứu – MDNKNo kỳ so sánh < 0 (giảm) MTDNKNo = MDNKNo kỳ nghiên cứu – MDNKNo kỳ so sánh > 0 (tăng) MTDNKNo càng > 0 càng tăng cao

Tuy nhiên giới hạn của mức tăng do nhu cầu thực tế vay nợ quy định; nói cách khác là bằng 100% nhu cầu thực tế vay vốn.

(iii) Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng KTNo:


Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng KTNo (TLTT DNKNo) bằng tỷ lệ phần trăm giữa hiệu số của Dư nợ tín dụng KTNo (DNKNo) kỳ nghiên cứu và Dư nợ tín dụng KTNo (DNKNo) kỳ so sánh với Dư nợ tín dụng KTNo (DNKNo) kỳ so sánh.


Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng KTNo qua các kỳ 1


Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng KTNo qua các kỳ để đánh giá khả năng cho vay, mở rộng khách hàng của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy dư nợ tín dụng KTNo tăng trưởng mạnh, và ngược lại. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo được tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng thì mới chứng tỏ được tính ổn định trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

(iv) Tỷ trọng dư nợ KTNo:


Tỷ trọng dư nợ KTNo (TTDNKNo) bằng tỷ lệ phần trăm giữa Dư nợ KTNo (DNKNo) với Tổng dư nợ tín dụng (TDNTD) cùng kỳ.

Theo đó ta có:


Đem kết quả TTDNKNo kỳ nghiên cứu so với TTDNKNo kỳ so sánh sẽ xảy ra các 2


Đem kết quả TTDNKNo kỳ nghiên cứu so với TTDNKNo kỳ so sánh sẽ xảy ra các trường hợp sau:

TTDNKNo kỳ nghiên cứu so với TTDNKNo kỳ so sánh = 0 (không tăng) TTDNKNo kỳ nghiên cứu so với TTDNKNo kỳ so sánh < 0 (giảm) TTDNKNo kỳ nghiên cứu so với TTDNKNo kỳ so sánh > 0 (tăng)

1.2.5.2. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tín dụng


(v) Cơ cấu dư nợ tín dụng phân theo lĩnh vực ngành nghề cho vay:


Tỷ trọng mỗi ngành trong nội bộ KTNo (tỷ trọng ngành nông nghiệp chẳng hạn) là tỷ lệ phần trăm dư nợ tín dụng của ngành đó chia cho Tổng dư nợ tín dụng KTNo cùng kỳ rồi nhân với 100%. Thí dụ, nếu gọi:

TTNNo: là Tỷ trọng dư nợ ngành nông nghiệp DNNo: là Dư nợ ngành nông nghiệp TDNKNo: là Tổng dư nợ KTNo, ta có

Xem tất cả 270 trang.

Ngày đăng: 12/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí