Tổng Quan Về Tình Hình Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp Hàng Hóa Của Địa Phương Thời Gian Qua


+ Đẩy mạnh đầu tư thâm canh, đưa các giống mới và áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, hình thành các vùng nguyên liệu tập trung có diện tích hợp lý, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, tăng giá trị cạnh tranh trên thị trường. Mối liên kết giữa Nhà nước - Nhà doanh nghiệp - Nhà nông - Nhà khoa học được hình thành, bước đầu tạo chuỗi sản xuất cho các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản. An ninh lương thực và thực phẩm được đảm bảo; đời sống người làm nông nghiệp được nâng lên.

+ Diện tích gieo trồng cây hàng năm năm 2016 là 262.025 ha; Diện tích cây lâu năm tăng năm 2019 là 50.405 ha đang tạo lên vùng sản xuất tập trung, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; chăn nuôi phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, chú trọng cải tạo giống và chuyển giao kỹ thuật.

+ Tập trung khôi phục, bảo vệ và phát triển vốn rừng, nhất là hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn và các khu bảo tồn thiên nhiên; trồng từng tập trung theo hướng liền vùng, liền khoảnh, tăng diện tích rừng ở các vùng đất trống, đồi, núi trọc, đất xấu, trồng rừng dọc hành lang giao thông… nhằm tăng nhanh độ che phủ rừng, hạn chế lũ, bảo vệ hồ thủy điện Sông Đà. Mặc dù vậy, việc trồng rừng vẫn chưa đạt kế hoạch đề ra, diện tích rừng sản xuất đạt thấp, việc khai thác lâm sản trái phép chưa được ngăn chặn hiệu quả, công tác phòng chống cháy rừng còn hạn chế. Năm 2019 giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá hiện hành đạt 1.099,4 tỷ đồng; Diện tích rừng: 598.997 ha; Tỷ lệ che phủ rừng đạt 42,4%.

+ Đã hình thành được một số mô hình hiệu quả như : Phát triển chăn nuôi bò sữa tại Mộc Châu (Năm 2016 sản lượng sữa tươi đạt 73,432 triệu lít); Hình thành các nơi sản xuất các loại rau hoa chất lượng cao, phát triển mô hình trồng cây dược liệu, nuôi cấy mộc nhĩ và nấm xuất khẩu từ lõi bắp ngô...; mô hình tưới nhỏ giọt kết hợp với bón phân hoà tan bằng công nghệ Israel tại các xã của huyện Thuận Châu, Mai Sơn và thành phố Sơn La….


+ Năm 2019 giá trị sản xuất thủy sản theo giá hiện hành đạt 348,73 tỷ đồng; Diện tích nuôi trồng thủy sản là 2.696 ha; Số hộ nuôi lồng, bè là 760 hộ, số lồng nuôi: 2.578 lồng, bè; Thể tích nuôi: 218.269 m3; Sản lượng thủy sản đạt 6.760 tấn.

- Công nghiệp và xây dựng:

+ Công nghiệp có bước phát triển mới, tiềm năng, lợi thế được phát huy. Tổng sản phẩm ngành công nghiệp và xây dựng theo giá hiện hành đạt 5.871,34 tỷ đồng, chiếm 19,58% tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh. Công nghiệp điện, khai khoáng, chế biến nông lâm sản, một số cụm công nghiệp Mộc Châu, Mai Sơn, Phù Yên... đã được định hình khá rõ nét, góp phần từng bước thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trọng tâm là công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn phù hợp với điều kiện của tỉnh miền núi; tiểu thủ công nghiệp và một số ngành nghề truyền thống được khôi phục và phát triển.

+ Công nghiệp chế biến nông lâm sản gồm một số cụm công nghiệp Mộc Châu, Mai Sơn, Phù Yên... đã được định hình khá rõ nét, góp phần từng bước thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn phù hợp với điều kiện của tỉnh miền núi; tiểu thủ công nghiệp và một số ngành nghề truyền thống được khôi phục và phát triển.

- Thương mại và dịch vụ:

Thương mại, dịch vụ, du lịch phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, ngành nghề và thị trường. Tổng sản phẩm ngành dịch vụ năm 2016 theo giá so sánh đạt 13.020,04 tỷ đồng, chiếm 43,43% tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu từ dịch vụ tiêu dùng xã hội ngày càng tăng; kim ngạch xuất khẩu năm 2016 đạt trên 43,345 triệu USD/năm. Du lịch phát triển mạnh cả về số lượng khách, loại hình và sản phẩm; hạ tầng du lịch được tập trung quy hoạch và đầu tư; Khu du lịch quốc gia Mộc Châu được phê duyệt đang tạo ra điểm nhấn trên bản đồ du lịch Quốc gia, thu hút mạnh du khách, các nhà đầu tư trong và ngoài nước.


c. Văn hóa xã hội

- Giáo dục:

Bước đầu thực hiện có hiệu quả chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo; các cấp học, bậc học tiếp tục phát triển nhanh về quy mô và số lượng, xã hội hoá được đẩy mạnh; hoàn thành phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở và phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được quan tâm bồi dưỡng nâng cao trình độ; tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp các năm duy trì ở mức cao, nhiều học sinh đạt các giải cao tại các kỳ thi học sinh giỏi cấp Quốc gia, tỉnh có học sinh đạt huy chương Vàng Olympic Vật lý Quốc tế. Nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường trung cấp, cao đẳng, đại học góp phần nâng cao chất nguồn nhân lực của tỉnh; chú trọng công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, nâng cao dân trí.

Tập trung triển khai xây dựng nhà lớp học, nhà bán trú theo mô hình nhà lắp ghép với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm với sự hỗ trợ của các doanh nghiệp; triển khai tốt việc hỗ trợ tiền và gạo hàng tháng cho các cháu học sinh bán trú thuộc các xã, bản còn đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ; ban hành chính sách hỗ trợ tiền mua dụng cụ nấu ăn và tiền công cho người nấu ăn, y tế, bảo vệ; phân công các đoàn thể vận động hỗ trợ làm nhà bếp, lo vườn rau, quản lý gạo nhờ đó đã hạn chế đáng kể tình trạng học sinh bỏ học, chất lượng học và dạy học được nâng cao.

Quan tâm phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, lựa chọn cán bộ có năng lực cử đi đào tạo chuyên sâu, đào tạo trên đại học theo Đề án đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài; mở rộng quan hệ hợp tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, cung cấp lao động có trình độ tay nghề đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2019 đạt 36%.


- Y tế:

Sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân được quan tâm chăm lo đúng mức; mạng lưới cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được đầu tư nâng cấp. Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình, vệ sinh an toàn thực phẩm, công tác y tế dự phòng, chế độ bảo hiểm y tế được triển khai thực hiện ngày một hiệu quả, góp phần cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, nhất là các đối tượng chính sách, người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, người dân tộc thiểu số, người cao tuổi, giảm thiểu các bệnh xã hội. Toàn tỉnh có 22,1 giường bệnh và 5,8 bác sỹ/1 vạn dân, 143 xã có bác sỹ, tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 93%.

- Văn hóa, thể dục thể thao:

Văn hoá, thể dục - thể thao tiếp tục phát triển. Truyền thống và bản sắc văn hoá tốt đẹp của đồng bào các dân tộc được gìn giữ và phát huy; nhiều lễ hội truyền thống được phục dựng gắn với phát triển du lịch; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” có bước phát triển cả về bề rộng và chiều sâu; các thiết chế văn hoá, thể thao, sinh hoạt cộng đồng được đầu tư và phát huy hiệu quả tích cực; nhiều tập thể, cá nhân đạt các giải cao cấp quốc gia, khu vực và quốc tế về văn học, nghệ thuật. Chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước được phổ biến kịp thời, tạo sự đồng thuận trong xã hội, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tiêu cực và tệ nạn xã hội. Mức hưởng thụ văn hoá, tinh thần của nhân dân được cải thiện mạnh mẽ. Sự nghiệp thể dục - thể thao tiếp tục phát triển, có những tiến bộ mới; cuộc vận động “toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, phong trào thể dục - thể thao đã phát triển sâu rộng tới mọi địa bàn và đạt kết quả tốt; thể thao thành tích cao được quan tâm đầu tư và đạt kết quả tích cực.

d. An ninh quốc phòng

An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Thực hiện có hiệu quả chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới; an ninh biên giới, an ninh tư tưởng, an ninh kinh tế, an ninh xã hội… và công tác bảo vệ chính trị nội bộ


được đảm bảo; phòng chống có hiệu quả âm mưu “diễn biến hoà bình”, các hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền chống phá của các thế lực thù địch và phần tử xấu; bảo vệ an toàn các mục tiêu trọng điểm; kiểm soát, từng bước giải quyết ổn định các vấn đề xã hội bức xúc; chủ động phát hiện, giải quyết các vấn đề liên quan đến an ninh trật tự, không để xảy ra đột xuất, bất ngờ. Công tác phòng, chống tội phạm, công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội không ngừng được tăng cường, hiệu lực pháp luật được đảm bảo. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, chuyển hoá địa bàn trọng điểm phức tạp về an ninh trật tự được quan tâm với những mô hình, cơ chế chính sách, giải pháp đồng bộ, phù hợp với đặc điểm tình hình, góp phần quan trọng tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.

Quốc phòng được đảm bảo, không để xảy ra sự việc bất ngờ; nền quốc phòng toàn dân, biên phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được tăng cường; tiềm lực quốc phòng được nâng lên, xây dựng khu vực phòng thủ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu bảo vệ địa bàn và chủ động phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại âm mưu “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; giải quyết kịp thời, có hiệu quả an ninh biên giới. Công tác xây dựng lực lượng vũ trang được tăng cường và củng cố; công tác tuyển quân gắn với tạo nguồn cán bộ cơ sở được triển khai tích cực. Tiếp tục thực hiện nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh, tạo sức mạnh tổng hợp đáp ứng yêu cầu xây dựng đi đôi với bảo vệ địa bàn.

2.1.3. Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa của địa phương thời gian qua

Với chủ trương đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, một số vùng sản xuất cây trồng, vật nuôi của Tỉnh đã được đầu tư mở rộng và phát triển. Tới năm 2019, Tỉnh có diện tích cây lương thực có hạt đạt 204,1 nghìn ha, sản lượng lương thực có hạt đạt 775,6


nghìn tấn và sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người đạt 642 kg đều đứng đầu vùng Tây Bắc. Điển hình trong các cây lương thực có hạt là cây ngô, Tỉnh có diện tích gieo trồng đứng đầu cả nước (152,4 nghìn ha, chiếm 13,2% diện tích ngô cả nước). Trong đó, diện tích trồng ngô chủ yếu tập trung ở Mộc Châu, Sông Mã, Mai Sơn,… Nhưng do năng suất thấp nên sản lượng ngô của Sơn La lại xếp sau Đắk Lắk.

Cây chè được trồng nhiều ở Mộc Châu và Vân Hồ (chiếm 66,5% diện tích trồng chè toàn tỉnh). Cà phê được trồng chủ yếu tại TP. Sơn La, Mai Sơn, Thuận Châu (chiếm 94,4% diện tích cà phê cả tỉnh). Cây ăn quả (xoài, nhãn, mận hậu, cam) được trồng rộng khắp trong toàn tỉnh, các huyện có diện tích trồng cây ăn quả lớn hơn cả là Sông Mã, Mộc Châu, Yên Châu. Số lượng đàn trâu đứng thứ 2 trong vùng trung du miền núi phía Bắc và thứ 4 cả nước với 145,6 nghìn con. Chăn nuôi bò thịt và bò sữa phát triển, số lượng bò đứng đầu vùng trung du miền núi phía bắc (196,5 nghìn con), đứng thứ 6 cả nước. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thời tiết (rét hại, sương muối, mưa đá…), yếu tố thị trường, đặc biệt thương hiệu và chất lượng sản phẩm vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu khắt khe của thị trường về nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo được chuỗi liên kết tiêu thụ… Vì vậy cần có những chính sách hỗ trợ, định hướng cho sản xuất để ngành nông nghiệp của Sơn La đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, từ đó nâng cao thu nhập cho người nông dân.


Bảng 2.1. Một số thông số về nông nghiệp hàng hóa của Sơn La


Năm

2015

2016

2017

2018

2019

Diện tích cây lương thực

(nghìn ha)

201

201

202

204

204

Sản lượng cây lương thực

(nghìn tấn)

646

656

672

688

700

Cây xuất khẩu và cây ăn quả

(nghìn ha)

525

525

536

536

547

Gia súc (triệu con)

2.8

2.92

3.01

3.05

2.87

Gia cầm (triệu con)

4.9

5.2

5.2

5.5

5.9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa của tỉnh Sơn La - 9

(Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn La, 2019)

Trong số này, cần thấy được rằng số lượng gia súc của tỉnh tăng đều qua các năm, nhưng đến năm 2019 thì giảm do sự bùng phát của dịch tả lợn Châu Phi nên đàn lợn trong tỉnh buộc phải tiêu thụ. Do đó, tổng số lợn của tỉnh giảm nhanh, nhưng lại tạo điều kiện cho phát triển đàn dê và các loại gia súc thay thế,c ũng như gia cầm (gà, vịt…) nên tổng số gia cầm lại tăng lên 0,4 triệu con.

KTNNHH đã góp phần đưa nền nông nghiệp Sơn La phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, tạo điều kiện thúc đẩy công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn, đồng thời đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, đưa cơ giới vào sản xuất. Phần lớn sản phẩm là sản phẩm hàng hóa, góp phần tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh cũng như thu hút đầu tư về công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản như: công nghiệp chế biến chè, cà phê, tinh bột sắn, mía đường, thủy sản.

KTNNHH ở Sơn La đã huy động các nguồn lực trong dân (vốn, lao động, kinh nghiệm sản xuất) để đầu tư cho sản xuất, mở ra hướng đi mới cho việc huy động vốn trong dân cho đầu tư phát triển, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mặt


khác, đã tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế khu vực trung du miền núi của Sơn La phát triển, góp phần xóa đói giảm nghèo ở khu vực miền núi, giảm thiểu sự chênh lệch vùng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Phát triển KTNNHH tạo điều kiện cho người nông dân tiếp cận nhanh hơn với nền kinh tế thị trường, người nông dân tự biết không chỉ sản xuất những sản phẩm họ có mà phải sản xuất những sản phẩm thị trường cần, góp phần tạo lập mô hình sản xuất kinh doanh mới trong nông nghiệp, nông thôn. Nhiều Chủ nông hộ đã có kinh nghiệm trong quản lý kinh tế và sản xuất kinh doanh, có ý chí vươn lên làm giàu chính đáng trong cơ chế thị trường. Một số cơ sở đã sản xuất và cung cấp giống tốt, làm dịch vụ kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân trong vùng. Các trang trại đã cung cấp dịch vụ thiết yếu về giống cây, con mới có năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn vào các vùng nông thôn, nhất là vùng miền núi.

Bảng 2.2. Thu nhập bình quân các chủ thể sản xuất


Năm

2015

2016

2017

2018

2019

Hộ nông dân (triệu đồng/tháng)

12.5

12.9

13.4

14.6

13.5

Lâm trường (triệu đồng/tháng)

120

125

125

132

137

Thu nhập bình quân người

(Triệu đồng/tháng)

5.1

5.3

5.9

5.9

6

(Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn La, 2019)

Theo số liệu của Sở NN&PTNT Sơn La, giá trị sản lượng của KTNNHH trên địa bàn tỉnh đã tăng lên khá nhanh, từ 80.542 triệu đồng năm 2010 lên 342.984 triệu đồng năm 2015 và 903.917 triệu đồng năm 2019. Bình quân mỗi lâm trường có doanh thu từ 1,2 - 1,4 tỉ đồng/năm, chi phí trung bình mỗi năm từ 800 - 900 triệu đồng. Như vậy, lợi nhuận trung bình mỗi năm của mỗi lâm trường khoảng 400 triệu đồng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/10/2022