cho cơ sở xản xuất nông nghiệp tiếp cận được nguồn vốn vay và lãi suất thích hợp.
Tiêu chí cơ bản để đánh giá chính sách đầu tư, tín dụng là mức độ đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động đầu tư và kinh doanh của KTNNHH. Chủ nông hộ, chủ cơ sở sản xuất còn gặp khó khăn về vốn để đầu tư hạ tầng kỹ thuật, công nghệ, thiết bị máy móc và hoạt động kinh doanh thì chính sách đầu tư tín dụng cần được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện.
1.2.2.3. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển Kinh tế nông nghiệp hàng hóa
Trình độ chuyên môn, năng lực quản lý của Chủ nông hộ, chủ cơ sở sản xuất có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chủ nông hộ, chủ cơ sở sản xuất có trình độ chuyên môn, học vấn cao, có trình độ quản lý tốt sẽ dễ dàng áp dụng các công nghệ tiến bộ vào sản xuất, dám đầu tư và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, quản lý và sử dụng các nguồn lực vào sản xuất một cách hợp lý và có hiệu quả hơn.
Mục tiêu của chính sách phát triển nguồn nhân lực cho KTNNHH là đảm bảo nguồn nhân lực của cơ sở sản xuất nông nghiệp có chất lượng đáp ứng được các yêu cầu nhân lực cho phát triển sản xuất kinh doanh. Trước hết là đảm bảo kiến thức và kỹ năng quản lý của các chủ nông hộ, chủ cơ sở sản xuất nông nghiệp thông qua tổ chức có hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, các lớp tập huấn, các đợt tham quan các mô hình nông nghiệp điển hình trong và ngoài tỉnh, thậm chí tham quan các mô hình phát triển KTNNHH ở nước ngoài. Các nguồn nhân lực ngoài chủ nông hộ, chủ cơ sở sản xuất cũng cần có chính sách đào tạo, phát triển để các cơ sở sản xuất nông nghiệp có nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng yêu cầu của sản xuất kinh doanh của KTNNHH thời kinh tế thị trường. Cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý là đối tượng chính sách phát triển nguồn nhân lực cho phát triển KTNNHH hướng đến. Đối với chính sách phát triển nguồn nhân lực cho KTNNHH, nhà nước tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng. Quan trọng là nhà nước hỗ trợ kinh phí đào tạo các lớp cho KTNNHH. Các lớp bồi dưỡng cho cán bộ có thể nhận được một phần hoặc toàn bộ kinh phí hỗ trợ của Nhà nước.
Các chính sách về lao động đối với người lao động cũng là một nội dung của chính sách phát triển nguồn nhân lực cho KTNNHH. Chính sách tiền lương, bảo hiểm, hợp đồng lao động… là những chính sách mà nhờ đó, các chủ nông hộ hoặc các cơ sở sản xuất nông nghiệp có điều kiện thuận lợi để thuê mướn nhân công. Người lao động được đảm bảo quyền lợi, có động lực và gắn bó với công việc.
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý KTNNHH từ Trung ương đến địa phương cũng nằm trong phạm vi đào tạo nguồn nhân lực cho KTNNHH của địa phương.
Tiêu chí đánh giá chính sách phát triển nguồn nhân lực cho KTNNHH là số lượng, chất lượng nguồn nhân lực của KTNNHH; của các Chủ nông hộ, các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và người lao động của cơ sở sản xuất. Chất lượng nguồn nhân lực của các cơ sở sản xuất nông nghiệp chủ yếu thể hiện qua trình độ đào tạo và kinh nghiệm.
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Về Chính Sách Phát Triển Nông Nghiệp Hàng Hóa Ở Địa Phương Cấp Tỉnh
- Khái Niệm, Đặc Trưng Của Kinh Tế Nông Nghiệp Hàng Hóa
- Vai Trò, Mục Tiêu Và Tiêu Chí Đánh Giá Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp Hàng Hóa Trên Địa Bàn Tỉnh
- Kinh Nghiệm Về Hoạch Định Và Tổ Chức Thực Hiện Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp Hàng Hóa Ở Một Số Địa Phương Trong Nước Và Bài Học Cho
- Thực Trạng Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp Hàng Hóa Của Tỉnh Sơn La
- Tổng Quan Về Tình Hình Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp Hàng Hóa Của Địa Phương Thời Gian Qua
Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.
1.2.2.4. Chính sách hợp tác, liên kết sản xuất kinh doanh
Hợp tác, liên kết sản xuất, kinh doanh giữa các nông hộ, cơ sở sản xuất và giữa nông hộ, cơ sở sản xuất nông nghiệp với các tổ chức kinh tế khác là tất yếu trong quá trình phát triển KTNNHH theo hướng bền vững. Việc hình thành các mối liên kết giữa các nông hộ, cũng như giữa nông hộ với các doanh nghiệp, cơ sở chế biến, tạo thành chuỗi sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quan trọng để phát triển bền vững KTNNHH. Trong quá trình đó, chính quyền có vai trò đặc biệt quan trọng.
Một là, liên kết giữa các nông hộ, nhất là nông hộ sản xuất cùng một loại sản phẩm ở vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, quy mô lớn. Các trang trại cần liên kết với nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua các hiệp hội, các hợp tác xã.
Các nông hộ có thể liên kết, hợp tác theo nhiều hình thức phong phú khác nhau như cung cấp các sản phẩm đầu vào (giống cây, con), sản phẩm đầu ra của nông hộ này lại trở thành sản phẩm đầu vào của các nông hộ khác, như trường hợp các trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Các nông hộ cũng có thể liên kết với nhau trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Để hình thành sự liên kết giữa các nông hộ một cách chặt chẽ, có hiệu quả, tổ chức hiệp hội kinh tế, hiệp hội ngành nghề có vai trò đặc biệt quan trọng, là khâu trung gian kết nối giữa các nông hộ.
Hai là, liên kết nông hộ với các doanh nghiệp chế biến, hình thành chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
Các doanh nghiệp cần có phương thức mua bán đa dạng, nhằm tạo ra mối quan hệ bình đẳng, cùng có lợi với từng chủ nông hộ, giúp nông hộ có thị trường ổn định, tăng thu nhập. Việc xác định giá sản phẩm cần tính đến giá đầu vụ, cuối vụ, cự li gần, cự li xa, đảm bảo người sản xuất cũng có lợi. Doanh nghiệp nên thu mua sản phẩm theo chất lượng. Điều này sẽ khuyến khích các nông hộ chú trọng đầu tư về chất lượng sản phẩm (như thu mua mía theo trữ lượng đường).
Ba là, thúc đẩy sự liên kết các bên: các trang trại - doanh nghiệp - nhà khoa học - ngân hàng.
Chính sách liên kết, hợp tác kinh doanh của KTNNHH là tổng thể các giải pháp của nhà nước nhằm hình thành các mối liên kết bền vững có hiệu quả giữa các trang trại với các tổ chức kinh tế khác, kể cả với các cơ sở nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ. Để phát triển các mối quan hệ hợp tác, liên kết của các trang trại cần:
- Tăng cường vai trò của các cấp chính quyền, nhất là cấp huyện trong việc kiểm tra, giám sát, hỗ trợ, bảo lãnh cho các nông hộ.
- Đẩy mạnh hoạt động của các hiệp hội ngành nghề phục vụ KTNNHH.
- Đẩy mạnh sự tham gia của các cơ quan khoa học, các nhà khoa học trong việc phối hợp với doanh nghiệp và Chủ nông hộ, thực hiện ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh nông nghiệp.
Mục tiêu và tiêu chí đánh giá chính sách liên kết, hợp tác kinh doanh của các cơ sở sản xuất nông nghiệp là mức độ tham gia vào chuỗi nghiên cứu, sản xuất, chế biến và tiêu thụ.
1.2.2.5. Chính sách nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ cho phát triển Kinh tế nông nghiệp hàng hóa
Chính sách ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của nông hộ, các cơ sở sản xuất nông nghiệp có mục tiêu thúc đẩy, khuyến khích, tạo điều kiện nhằm giúp nông hộ ứng dụng kịp thời tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh, giảm thiểu ảnh hưởng xấu tới môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính sách thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau:
- Phổ biến kịp thời các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất và chế biến cho các Chủ nông hộ;
- Hỗ trợ đào tạo nhân lực cho chuyển giao công nghệ mới;
- Hỗ trợ vốn để đầu tư trang thiết bị, công nghệ mới;
- Hỗ trợ trực tiếp giống cây con mới có năng suất, chất lượng;
- Hỗ trợ lãi suất cho các khỏan vay của Chủ nông hộ để ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ…
1.2.2.6. Chính sách thị trường, tiêu thụ sản phẩm của Kinh tế nông nghiệp hàng hóa
Tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nói riêng luôn là vấn đề được đặt ra. Vì vậy, chính sách thị trường có ý nghĩa quan trọng để phát triển KTNNHH theo hướng bền vững ở bất kỳ địa phương nào. Chính sách thị trường tiêu thụ sản phẩm của KTNNHH được thực hiện theo một số hướng chủ yếu sau:
- Chính quyền một mặt khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, mặt khác tạo điều kiện và giúp Chủ nông hộ liên kết với nhau ký kết hợp đồng cung ứng sản phẩm ổn định, lâu dài cho các nhà máy chế biến, các doanh nghiệp chuyên tiêu thụ sản phẩm, giúp các Chủ nông hộ tìm kiếm thị trường mới trong nước và nước ngoài.
- Các Chủ nông hộ chủ động tham gia các hội chợ chuyên ngành được tổ chức trong nước cũng như ở nước ngoài để tìm kiếm thị trường mới cũng như nắm
bắt kịp thời xu thế tiêu dùng đối với các loại sản phẩm chủ yếu và có thế mạnh của tỉnh như: thủy sản, mía đường, chè, cao su, lâm sản...
- Các cơ quan của tỉnh đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu các thị trường, xúc tiến thương mại gắn với từng sản phẩm, hàng hóa cụ thể của Tỉnh; tăng cường cung cấp thông tin thị trường và xúc tiến thương mại nhằm cung cấp kịp thời cho Chủ nông hộ về giá cả nông sản, nhu cầu thị trường.
- Hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm. Đẩy mạnh hệ thống chợ ở địa phương để góp phần tiêu thụ nông sản ngay tại địa phương.
- Đẩy mạnh việc xúc tiến thị trường xuất khẩu. Đối với các sản phẩm đã có thị trường thì cần giữ vững và mở rộng thêm thị trường mới, đối với sản phẩm chưa có thị trường cần tích cực tìm kiếm và phối hợp nhiều hình thức như quảng cáo, tham gia hội chợ, giới thiệu sản phẩm trên Website.
- Thực hiện các chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho các nông hộ, phát triển loại hình hợp tác xã dịch vụ, các tổ chức thu mua sản phẩm một cách đồng bộ, tránh sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các cơ sở sản xuất và tránh bị ép giá do các thương lái.
Mục tiêu và tiêu chí đánh giá chính sách tiêu thụ sản phẩm của KTNNHH là mức độ thuận lợi và khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm của KTNNHH. Tiêu thụ sản phẩm còn khó khăn có nghĩa là chính sách tiêu thụ còn có vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện.
1.2.2.7. Chính sách bảo vệ môi trường sinh thái và vệ sinh an toàn thực phẩm
Để đảm bảo phát triển KTNNHH theo hướng bền vững thì điều kiện không thể thiếu được là sản xuất phải đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ an toàn thực phẩm.
Chính sách bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm cần được hoạch định và tổ chức thực thi nghiêm túc là một trong những điều kiện cơ bản để phát triển KTNNHH bền vững trên cơ sở bảo vệ lợi ích của xã hội.
Mục tiêu của chính sách bảo vệ môi trường sinh thái và vệ sinh an toàn thực phẩm có mục tiêu nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng xấu tới môi trường
sinh thái như ô nhiễm môi trường, cảnh quan,… đồng thời đảm bảo các hàng hóa đưa ra thị trường là an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng.
Phương thức thực hiện chính sách bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, trước hết là tăng cường nhận thức của các Chủ nông hộ, chủ cơ sở sản xuất nông nghiệp về bảo vệ môi trường sinh thái và vệ sinh an toàn thực phẩm, sau nữa là hình thành các chuẩn mực về môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm, cuối cùng là kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường sinh thái và vệ sinh an toàn thực phẩm. Tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm là hành động quan trọng của các cơ quan nhà nước trong thực thi chính sách bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hỗ trợ các nông hộ trong quá trình xử lý môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm là hướng tích cực thực hiện chính sách này. Khuyến khích các cơ sở sản xuất xử lý tốt vấn đề môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm cũng góp phần thực hiện mục tiêu chính sách.
Tiêu chí đánh giá chính sách bảo vệ môi trường sinh thái và vệ sinh an toàn thực phẩm là số doanh nghiệp vi phạm quy chế về bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa của địa phương cấp tỉnh
1.3.1. Các nhân tố chủ quan
a. Nhận thức của tỉnh đối với vai trò của Kinh tế nông nghiệp hàng hóa
Nhu cầu phát triển KTNNHH là tất yếu khách quan của phát triển kinh tế xã hội, vừa đem lại lợi ích cho xã hội, vừa mang lại lợi ích cho chủ nông hộ trên cơ sở khai thác hiệu quả nhất nguồn lực kinh tế của đất nước, của địa phương. Nhu cầu này có được thực hiện nhanh hay chậm phụ thuộc nhiều vào vai trò của Nhà nước nói chung và tỉnh nói riêng. Nếu nhận thức được vai trò của phát triển KTNNHH đối với phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của địa phương thì tỉnh sẽ có vai trò thúc đẩy, tạo điều kiện cho loại hình kinh tế này phát triển và ngược lại sẽ hạn chế. Chính sách là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện vai trò đối với quá trình
phát triển kinh tế xã hội nói chung và đối với phát triển KTNNHH nói riêng.
b. Đội ngũ những nhà hoạch định và tổ chức thực thi chính sách của Trung ương và địa phương
Qúa trình hoạch định và tổ chức thực thi chính sách phát triển KTNNHH trên địa bàn tỉnh phụ thuộc phần nhiều đội ngũ những nhà hoạch định và tổ chức thực thi chính sách ở Trung ương và địa phương. Đội ngũ này cần có năng lực chuyên môn, được đào tạo bài bản, có đạo đức nghề nghiệp mới có thể thực hiện được vai trò trong quá trình hoạch định và tổ chức thực thi chính sách, chính sách được đề xuất mới có chất lượng, khả thi và tổ chức thực thi mới thành công.
c. Cơ chế và nguồn lực của Nhà nước nói chung và tỉnh nói riêng huy động cho phát triển Kinh tế nông nghiệp hàng hóa
Chính sách nông nghiệp, nông thôn nói chung, phát triển KTNNHH nói riêng hầu hết mang tính hỗ trợ. Hỗ trợ cho kinh tế nông nghiệp có thể được hiểu trên 2 phương diện: hỗ trợ về cơ chế thông qua môi trường pháp lý cho sự hình thành và phát triển của KTNNHH; hỗ trợ về vật chất thông qua các môi trường kinh tế và các hỗ trợ trực tiếp về kinh tế.
Sự phát triển bền vững của KTNNHH được thể hiện thông qua các quan hệ kinh tế, trong đó mối quan hệ tương quan giữa các nguồn lực có vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy, các hỗ trợ về mặt vật chất cho sự phát triển của KTNNHH phải đảm bảo đủ về mặt lượng cho từng yếu tố và mối tương quan giữa chúng.
Trong bối cảnh trên, một mặt cần tăng cường nguồn lực cho các chính sách thực thi các can thiệp hỗ trợ, mặt khác cần giới hạn phạm vi tác động của chính sách về không gian, về đối tượng thụ hưởng để tập trung các nguồn lực, đảm bảo sự tác động đủ độ để chính sách có thể phát huy tác dụng.
1.3.2. Các nhân tố khách quan
a. Các nhân tố thuộc về Kinh tế nông nghiệp hàng hóa
Chính sách phát trển KTNNHH trên địa bàn tỉnh không chỉ phụ thuộc vào yếu tố nhà nước mà còn phụ thuộc vào yếu tố thuộc về KTNNHH. Các yếu tố chủ yếu thuộc về KTNNHH ảnh hưởng đến chính sách phát triển KTNNHH là:
- Thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của KTNNHH. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của KTNNHH cao so với loại hình kinh tế khác, Nhà nước không cần đưa ra và thay đổi chính sách. Ngược lại, cần có chính sách phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động của KTNNHH. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của KTNNHH là một trong các điều kiện cơ bản để phát triển KTNNHH theo hướng bền vững. Chính sách Nhà nước cần hướng đến đảm bảo điều kiện này để trang trại có động lực phát triển.
- Thực trạng các yếu tố đầu vào, đầu ra và quá trình sản xuất kinh doanh của KTNNHH. Mục tiêu của chính sách phát triển KTNNHH là giúp các cơ sở sản xuất nông nghiệp tháo gỡ khó khăn trong quá trình sản suất kinh doanh, phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của KTNNHH. Khi các yếu tố đầu vào như vốn, đất đai, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật… gặp khó khăn Nhà nước có thể có chính sách hỗ trợ. Khi vấn đề thị trường tiêu thụ, chất lượng hàng hóa của KTNNHH có vấn đề Nhà nước cũng có thể đưa ra chính sách hợp lý giúp trang trại giải quyết vấn đề này.
- Kế hoạch phát triển của nông hộ cũng ảnh hưởng đến chính sách Nhà nước đối với phát triển KTNNHH. Nhà nước tạo điều kiện cho KTNNHH thực hiện được các chiến lược, các chương trình, dự án… nếu các kế họach đó đem đến sự phát triển cho trang trại.
b. Các nhân tố khác
- Ngoài hai yếu tố cơ bản trên, chính sách phát triển KTNNHH theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác:
- Lợi ích của phát triển KTNNHH mang lại cho xã hội. Về nguyên tắc, loại hình kinh tế nào đem đến lợi ích cho xã hội thì loại hình kinh tế đó được Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện và ngược lại. KTNNHH cũng vậy, loại hình kinh tế này được Nhà nước hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển hay không phụ thuộc vai trò của nó đối với phát triển kinh tế xã hội đất nước, địa phương.
- Thị trường trong nước và quốc tế tiêu thụ sản phẩm của KTNNHH. Thị trường tiêu thụ luôn là yếu tố quyết định quy mô của KTNNHH. Không thể đầu tư