Vai Trò, Mục Tiêu Và Tiêu Chí Đánh Giá Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp Hàng Hóa Trên Địa Bàn Tỉnh


Quản lý học cho rằng: “Chính sách là phương thức hành động được một chủ thể khẳng định và thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề lặp đi lặp lại”. Như vậy, có thể thấy chính sách xác định những chỉ dẫn chung cho quá trình ra quyết định. Chúng vạch ra phạm vi hay giới hạn cho phép của các quyết định, nhắc nhở các nhà quản lý những quyết định nào là có thể và những quyết định nào là không thể. Bằng cách đó, các chính sách hướng suy nghĩ và hành động của mọi thành viên trong tổ chức vào việc thực hiện mục tiêu chung của tổ chức.

Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đó của chính phủ, nó bao gồm các mục tiêu mà chính phủ muốn đạt được và cách làm để thực hiện các mục tiêu đó. Những mục tiêu này bao gồm sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội

- môi trường. Chu trình chính sách bao gồm các nội dung: ý tưởng chính sách và các vấn đề của chính sách; lựa chọn các vấn đề để trở thành vấn đề của chính sách; xây dựng chính sách; thẩm định, phê chuẩn, duyệt và ban hành chính sách; triển khai thực hiện chính sách; đánh giá việc thực hiện chính sách. Trong đó xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách là bước quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả, chất lượng của chính sách.

Quy trình xây dựng, hoạch định chính sách bao gồm các bước:

- Xác định và lựa chọn vấn đề;

- Xác định các mục tiêu chính sách;

- Xây dựng các phương án chính sách;

- Đánh giá và lựa chọn phương án tối ưu;

- Thông qua và quyết định chính sách.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Quy trình tổ chức, thực thi chính sách:

- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách, kế hoạch này cần xây dựng trước khi đưa chính sách vào cuộc sống. Các cơ quan từ trung ương đến địa phương đều phải lập kế hoạch triển khai chính sách.

Chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa của tỉnh Sơn La - 5

- Phổ biến, tuyên truyền chính sách. Đây là công đoạn tiếp sau khi chính sách được thông qua giúp nhân dân và các cấp chính quyền hiểu về chính sách để việc


triển khai chính sách thuận lợi và có hiệu quả.

- Phân công phối hợp thực hiện chính sách.

- Duy trì chính sách, làm cho chính sách tồn tại và phát huy tác dụng trong môi trường thực tế.

- Điều chỉnh chính sách, việc điều chỉnh phải đáp ứng được việc giữ vững mục tiêu chính sách, chỉ điều chỉnh biện pháp cơ chế thực hiện mục tiêu.

- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách.

- Đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm. Nội dung này được thực hiện liên tục trong suốt thời gian thực thi chính sách.

Chính sách kinh tế: Chính sách kinh tế là những chủ trương và biện pháp kinh tế mà Nhà nước áp dụng trong một giai đoạn, một thời kỳ lịch sử nhằm đạt được những yêu cầu và những mục tiêu kinh tế, chính trị nhất định. Chính sách kinh tế được xây dựng trên cơ sở những phân tích, dự báo về các nguồn lực, các tiềm năng của đất nước và những xu hướng phát triển của xã hội.

Chính sách kinh tế là những chính sách điều tiết các mối quan hệ kinh tế nhằm tạo ra động lực phát triển kinh tế. Các chính sách kinh tế tạo thành một hệ thống phức tạp bao gồm nhiều chính sách: Chính sách tài chính, chính sách tiền tệ - tín dụng, chính sách phân phối, chính sách phát triển các ngành kinh tế…

Ở Việt Nam, chính sách kinh tế của Nhà nước là xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động, phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, nhằm giải phóng mọi năng lực sản xuất hiện có với cơ cấu công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ hợp lý, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế và phát triển nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Vận dụng những nhận thức trên, có thể hiểu chính sách phát triển KTNNHH là tổng thể các mục tiêu, quan điểm, các công cụ và giải pháp của nhà nước nhằm phát triển KTNNHH theo hướng hiệu quả, bền vững, gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội.

Đối với chính sách phát triển KTNNHH trên địa bàn tỉnh bao gồm chính sách của Trung ương và chính sách của địa phương. Trong phạm vi luận văn này,


cao học viên nghiên cứu chính sách phát triển KTNNHH trên địa bàn một tỉnh cụ thể, không phân biệt chính sách Trung ương và chính sách của địa phương.

1.2.1.2. Vai trò, mục tiêu và tiêu chí đánh giá chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh

* Vai trò: Trong hoạt động quản lý kinh tế, chính sách kinh tế nói chung và chính sách phát triển KTNNHH nói riêng có những vai trò như sau:

+ Định hướng cho hoạt động kinh tế xã hội của đất nước, vai trò này mang tính bao quát, vĩ mô nhằm hướng tất cả các hoạt động kinh tế xã hội của đất nước theo mục tiêu đặt sẵn. Chính sách phát triển KTNNHH định hướng phát triển nền nông nghiệp theo hướng thị trường trong tổng hòa với các ngành, lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc dân. Chính sách phát triển KTNNHH phản ánh mục tiêu tổng quát và phương hướng cơ bản phát triển nông nghiệp của đất nước cũng như các địa phương trong một hệ thống gắn kết hữu cơ bền chặt.

- Tổ chức xử lý, giải quyết các vấn đề kinh tế lớn. Vai trò này nhằm đưa ra các phương pháp và biện pháp thực hiện các chính sách kinh tế xã hội mang tầm vĩ mô, xử lý và giải quyết các vấn đề lớn của KTNNHH như: các chính sách đầu tư, chính sách thương mại, chính sách tài chính - tiền tệ…

- Hỗ trợ để phát triển các mục tiêu kinh tế đã được xác định: Chính sách phát triển KTNNHH có giá trị như là những quyết định trong dài hạn của nhà nước và các cấp quản lý nhà nước nhằm tổ chức quá trình phát triển của nền KTNNHH theo mục tiêu định hướng.

- Từ những cơ sở trên ta có thể nói chính sách phát triển KTNNHH là những quyết định kinh tế ở tầm vĩ mô do nhà nước đưa ra nhằm thực hiện các chương trình, kế hoạch trong một thời gian dài theo mục tiêu đã xác định. Mục tiêu phát triển của KTNNHH ở tầm vĩ mô thường dựa trên các dấu hiệu chủ yếu như: ổn định, tăng trưởng và công bằng xã hội.

* Mục tiêu

Một cách tổng quát, mục tiêu của chính sách phát triển KTNNHH trên địa bàn tỉnh là phát triển KTNNHH bền vững trên địa bàn tỉnh, bao gồm cả phát triển kinh


tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.

Mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội và mục tiêu môi trường trong phát triển KTNNHH là cơ sở để đánh giá sự phát triển bền vững của KTNNHH. Cả ba mục tiêu cần được thực hiện đồng thời, không bỏ qua một mục tiêu nào.

Điều kiện cơ bản để KTNNHH phát triển bền vững là sự hài hòa lợi ích của các cơ sở sản xuất và xã hội. Bởi vậy, chính sách phát triển bền vững KTNNHH cần đảm bảo điều kiện cơ bản về lợi ích này. Có lợi cho xã hội song không có lợi cho chủ cơ sở sản xuất, CNH thì KTNNHH cũng không thể phát triển được, ngược lại cũng vậy. Mục tiêu của chính sách kinh tế xã hội là đảm bảo lợi ích xã hội. Công cụ đảm bảo lợi ích xã hội là lợi ích của các chủ thể liên quan. Đối với chính sách phát triển KTNNHH theo hướng bền vững cũng vậy, lợi ích xã hội của phát triển KTNNHH là mục tiêu của chính sách, lợi ích của chủ cơ sở sản xuất, CNH chỉ là bộ phận lợi ích xã hội, tạo ra động lực cho chủ cơ sở sản xuất, CNH, không phải là mục tiêu cuối cùng của chính sách, mang tính công cụ để thực hiện mục tiêu xã hội. Những vấn đề về môi trường, chất lượng hàng hóa, dịch vụ liên quan đến lợi ích hoặc của xã hội, hoặc của CNH. Nếu CNH bất lợi mà xã hội có lợi, nhà nước cần có chính sách đảm bảo CNH có lợi, ngược lại CNH có lợi, xã hội bất lợi cần có chính sách đảm bảo xã hội không bất lợi.

* Tiêu chí đánh giá

Để đánh giá chính sách phát triển KTNNHH, cần xem xét các tiêu chí cả ở tầm vĩ mô và vi mô, biểu hiện cụ thể ở sự phát triển của từng nông hộ, cơ sở sản xuất cũng như toàn bộ hệ thống nông hộ, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh. Tiêu chí đánh giá chính sách phát triển KTNNHH cũng cần được xem xét trong từng giai đoạn, do việc thực hiện, triển khai chính sách vào thực tiễn thường có độ trễ nhất định và cần có thời gian để kiểm nghiệm, đánh giá, so sánh.

Tiêu chí đánh giá chính sách phát triển KTNNHH về mặt kinh tế được thể hiện thông qua các kết quả cụ thể như:

- Số lượng, quy mô và cơ cấu nông hộ trên địa bàn.

- Thu nhập của từng nông hộ và tổng thu nhập của KTNNHH trên địa bàn.


- Lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận của các nông hộ trên địa bàn.

- Tổng doanh thu của từng nông hộ và toàn bộ KTNNHH/diện tích nông hộ.

Đánh giá thực hiện mục tiêu phát triển KTNNHH về mặt xã hội thông qua kết quả cụ thể như:

- Tổng số lao động làm việc trong khu vực KTNNHH trên địa bàn.

- Thu nhập của người lao động khu vực KTNNHH trên địa bàn.

- Đóng góp của khu vực KTNNHH cho xuất khẩu trên địa bàn.

Đánh giá thực hiện mục tiêu phát triển theo hướng bền vững của KTNNHH về mặt môi trường thông qua các kết quả cụ thể như:

- Tỉ lệ nông hộ có ảnh hưởng xấu tới môi trường sinh thái trên tổng số nông hộ hoạt động trên địa bàn.

- Tỉ lệ nôn hộ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên tổng số nông hộ hoạt động trên địa bàn.

Ngoài ra, việc đánh giá chính sách phát triển KTNNHH còn được thông qua các yếu tố như mức độ hài hòa, thống nhất giữa các mục tiêu: kinh tế, xã hội và môi trường. Ba mục tiêu phát triển KTNNHH bền vững có tính hệ thống, kết hợp chặt chẽ với nhau.

1.2.2. Nội dung chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh

Chính sách phát triển KTNNHH bao gồm tổng thể các chính sách bộ phận tác động đến phát triển KTNNHH, bao gồm cả chính sách thúc đẩy tạo điều kiện và chính sách hạn chế. Chính sách tạo điều kiện, thúc đẩy nếu chính sách đó hướng đến mục tiêu của chính sách, chính sách hạn chế nếu chính sách hướng đến kết quả không mong muốn của chính sách. Về cơ bản thì chính sách này có các nội dung sau


hóa

1.2.2.1. Chính sách quy hoạch, kế hoạch phát triển Kinh tế nông nghiệp hàng


Trong quy trình hoạch định chính sách quy hoạch vừa là một khâu, vừa là sự

khởi đầu bởi vậy quy hoạch phải đi trước một bước. Từ nhận thức vững vàng về lý


luận, nắm bắt đầy đủ thực tiễn và tiềm năng ngành nông nghiệp, quy hoạch phải xây dựng được mô hình chiến lược cho phát triển KTNNHH địa phương hiệu quả, bền vững. Quy hoạch có vai trò xác lập, tạo tiền đề để xây dựng tổ hợp chính sách phát triển phát triển KTNNHH đồng bộ. Quy hoạch phải định hướng để giải được bài toán: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Và sản xuất cho ai? trong nông nghiệp. Cụ thể là phải trả lời được câu hỏi: Trồng cây gì, nuôi con gì, cơ cấu và số lượng bao nhiêu, chất lượng thế nào? Trồng hay nuôi ở đâu, với công nghệ gì, năng suất, hiệu quả thế nào? Và bán (tiêu thụ) ở đâu, bán cho ai?

Mỗi chính sách là một phương trình thì quy hoạch là phần giải nghĩa để thực hiện bài toán KTNNHH của địa phương. Quy hoạch là phương châm, là kim chỉ nam lái các chính sách khác đi cùng, bởi vậy chất lượng quy hoạch là khâu then chốt quyết định chất lượng, hiệu quả các chính sách kinh tế khác.

Chính sách quy họach phát triển KTNNHH theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh là tổng thể các quan điểm, định hướng, mục tiêu và giải pháp về quy hoạch nhằm phát triển KTNNHH theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh.

Nội dung quy hoạch phát triển KTNNHH trên địa bàn tỉnh bao gồm xác định các quan điểm phát triển KTNNHH của tỉnh, xác định mục tiêu và định hướng phát triển KTNNHH trên địa bàn tỉnh, cuối cùng là xác định các nguồn lực chủ yếu để phát triển KTNNHH.

Quy hoạch phát triển KTNNHH của một tỉnh có thể được thực hiện hoàn chỉnh với tất cả các nội dung nói trên, cũng có thể chỉ một hoặc một số nội dung trong các quy hoạch cụ thể của nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong quy hoạch phát triển nông nghiệp của tỉnh thường có đề cập đến phát triển KTNNHH.

Chính sách quy hoạch phát triển KTNNHH trên địa bàn tỉnh có mục tiêu hình thành các vùng chuyên canh, định hình cho một thời kỳ dài về nguồn lực cho phát trển kinh tế nông nghiệp nhằm đạt mục tiêu phát trển KTNNHH. Nguyên tắc của chính sách quy hoạch phát trển KTNNHH của địa phương là tuân thủ quy hoạch của trung ương; phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương; khai thác hiệu quả cao nhất các nguồn lực của địa phương cho phát triển


kinh tế xã hội.

Tiêu chí đánh giá chính sách quy hoạch, kế hoạch phát triển KTNNHH trên địa bàn tỉnh là mức độ quy hoạch đã được thực hiện trên địa bàn tỉnh, huyện, các kế hoạch được xây dựng và tính đúng đắn, phù hợp của các quy họach, kế hoạch đối với phát triển KTNNHH trên địa bàn tỉnh.

1.2.2.2. Chính sách đất đai, đầu tư, tín dụng đối với phát triển Kinh tế nông nghiệp hàng hóa

a. Chính sách đất đai cho phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa.

Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng, có tính quyết định đến việc hình thành và phát triển KTNNHH, nhất là khi KTNNHH đang ở giai đoạn đầu, phát triển chủ yếu dựa theo chiều rộng. Vì vậy, để hình thành và phát triển bền vững KTNNHH, cần khắc phục tình trạng mong muốn về ruộng đất và tạo điều kiện cho chủ nông hộ được thực hiện các quyền về ruộng đất.

Mục tiêu của chính sách đất đai cho phát triển KTNNHH theo hướng bền vững là đảm bảo nhu cầu về đất đai cho hoạt động của KTNNHH.

Để tạo quỹ đất, khuyến khích tích tụ ruộng đất phát triển KTNNHH, chính quyền địa phương có thể ban hành một số chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng mô hình “cánh đồng mẫu lớn” trên địa bàn tỉnh.

Hình thức quan trọng của chính sách đất đai cho phát triển KTNNHH là cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một văn bản có tính pháp lý đảm bảo quyền của chủ nông hộ trong việc khai thác, sử dụng diện tích đất đai được cấp giấy chứng nhận. Giấy chứng nhận này có thể thế chấp để vay vốn tại các tổ chức tín dụng.

Tiêu chí đánh giá chính sách đất đai cho phát trển KTNNHH là tỉ lệ số đất đai đang được các cơ sở sản xuất sử dụng được cấp giấy quyền sử dụng cho chủ nông hộ. Khái quát hơn, có thể dùng tiêu chí số cơ sở sản xuất có đủ đất để sản xuất trong tổng số cơ sở sản xuất đang hoạt động.

b. Chính sách hỗ trợ vốn, tín dụng cho kinh tế nông nghiệp hàng hóa.

Chính sách đầu tư từ ngân sách nhà nước cho nông nghiệp nói chung,


KTNNHH nói riêng là cần thiết để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp, nông thôn và KTNNHH. Các giải pháp về đầu tư và tín dụng phục vụ phát triển KTNNHH có thể bao gồm:

- Tăng mức đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước cho phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung và KTNNHH nói riêng. Nguồn ngân sách này dành để đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó ưu tiên đầu tư thủy lợi, giao thông kết nối các vùng; ứng dụng thành tựu công nghệ sinh học, công nghệ bảo quản, chế biến nông sản,…

- Thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án trên từng địa bàn để xây dựng hệ thống hạ tầng bên ngoài và hệ thống hạ tầng dẫn đến cơ sở sản xuất như: hệ thống đường điện, hệ thống giao thông,... Các cơ sở sản xuất quy mô lớn được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư cơ sở hạ tầng như đường điện, giao thông nội đồng, hồ đập, kênh mương tiêu thoát nước để phục vụ sản xuất kinh doanh.

- Đối với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, các chủ nông hộ, chủ cơ sở sản xuất được vay vốn thuộc các chương trình hỗ trợ việc làm, chương trình giảm nghèo, tham gia các dự án phát triển nông, lâm nghiệp để mở rộng quy mô kinh doanh.

- Tăng dần vốn vay trung hạn và dài hạn cho các cơ sở sản xuất, thực hiện chính sách ưu đãi về lãi suất, có thời hạn trả nợ riêng đối với tín dụng cho các chương trình ưu tiên phát triển nông nghiệp, nông thôn. Thời hạn vay trả vốn phải phù hợp với chu kỳ sản xuất của cây trồng, vật nuôi và thời gian khấu hao cơ bản trong nông nghiệp.

- Quy định rõ giá trị pháp lý của giấy chứng nhận KTNNHH, cho phép chủ nông hộ, chủ cơ sở xản xuất nông nghiệp được sử dụng giấy chứng nhận KTNNHH để vay vốn tín dụng và được ưu tiên hỗ trợ từ các chính sách khuyến nông, khuyến ngư…

- Tạo điều kiện để chủ nông hộ, chủ cơ sở xản xuất nông nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Nhà nước sử dụng công cụ hỗ trợ lãi suất nhằm tạo điều kiện

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/10/2022