KẾT LUẬN
Luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận, bài học kinh nghiệm, cơ sở thực tiễn và đề xuất định các định hướng, giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển KTNNHH theo hướng bền vững đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Luận văn đã nghiên cứu và làm rõ thực trạng chính sách phát triển KTNNHH theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2016 - 2019, luận giải kết quả, hạn chế và nguyên nhân hạn chế.
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng các chính sách, Luận văn đã đề xuất bảy nhóm giải pháp chủ yếu hoàn thiện chính sách phát triển KTNNHH ở Sơn La đến năm 2025, tầm nhìn 2030: Hoàn thiện chính sách quy hoạch, kế hoạch phát triển KTNNHH; hoàn thiện chính sách đất đai, đầu tư, tín dụng; hoàn thiện chính sách nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ; hoàn thiện chính sách đào tạo nguồn nhân lực; hoàn thiện chính sách hợp tác, liên kết; hoàn thiện chính sách phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm; hoàn thiện chính sách bảo vệ môi trường sinh thái, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trong quá trình nghiên cứu, với sự hướng dẫn rất tận tâm của TS. Võ Tá Tri, trường Đại học Thương mại, cao học viên đã cố gắng tìm tòi, củng cố kiến thức về lý luận, nghiên cứu tìm hiểu thực tiễn để hoàn thành tốt nhất luận án. Tuy nhiên, do hạn chế về điều kiện, khả năng cá nhân, thời gian và điều kiện nghiên cứu có hạn nên luận văn không thể tránh được một số thiếu sót. Cao học viên rất mong nhận được sự góp ý tận tình của các thầy, cô, các nhà khoa học, bạn bè, đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Hồng Chương (2016), Đánh giá hiệu quả của hoạt động sản xuất nông nghiệp trong vùng đê bao khép kín thuộc tỉnh Quảng Bình, đề tài NCKH cấp tỉnh, thuộc tỉnh Quảng Bình chủ trì.
2. Trần Đức (1998), Kinh tế nông nghiệp vùng đồi núi, NXB Thống kê, Hà Nội.
3. Hoàng Ngọc Hoa (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự Thật, Hà Nội.
4. Hội Khoa học kinh tế Việt Nam (2010), Phát triển kinh tế hợp tác và kinh tế nông nghiệp gia đình ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự Thật, Hà Nội.
5. Nguyễn Đình Hương (Chủ nhiệm, 2015), Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, Đề tài cấp nhà nước, KX01.
6. Trần Thị Lan Hương (2009), Hợp tác phát triển nông nghiệp châu Phi, đặc điểm và xu hướng, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội.
7. Phạm Văn Khôi (2012), Giáo trình Kinh tế Nông nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
8. Phạm Văn Khôi (2018), Nghiên cứu các mô hình phát triển bền vững nông nghiệp vùng cây ăn quả tỉnh Bắc Giang, đề tài NCKH cấp tỉnh, thuộc tỉnh Bắc Giang chủ trì.
9. Quý Lâm (2014), Chính sách quốc gia về đầu tư và phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
10. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2017), Kinh tế nông nghiệp và những giải pháp thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam, đề tài NCKH cấp Bộ, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
11. Lê Du Phong (2009), Chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông
dân của Hunggary trong quá trình chuyển đổi kinh tế và vận dụng cho Việt Nam,
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự Thật, Hà Nội.
12. Phùng Hữu Phú (2010), Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự Thật, Hà Nội.
13. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La (2016 - 2019), Báo cáo phát triển nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh Sơn La, tài liệu lưu hành nội bộ.
14. Nguyễn Song Tùng (2014), Phát triển kinh tế xanh trong nông nghiệp Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội.
15. UBND tỉnh Sơn La (2016 - 2019), Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội Sơn La, tài liệu lưu hành nội bộ.
PHẦN PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: BẢNG HỎI KHẢO SÁT VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA CỦA TỈNH SƠN LA ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH
Kính chào Anh/Chị!
Tôi là Hoàng Thị Đôi, hiện đang là cao học viên ngành Quản lý Kinh tế của trường Đại học Thương Mại. Hiện tại, tôi đang thực hiện đề tài: “Chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa của tỉnh Sơn La”. Để hoàn thiện đề tài trên, tôi rất cần sự trợ giúp của Anh/Chị trong khoảng 5 phút để trả lời bảng hỏi này.
Các thông tin và câu trả lời mà Anh/Chị cung cấp sẽ được bảo mật tuyệt đối, và sẽ chỉ được sử dụng trong luận văn này. Lưu ý: các vấn đề trong bảng hỏi này không có đúng hay sai mà chỉ có quan điểm của các anh chị trong từng vấn đề.
Xin trân trọng cảm ơn!
PHẦN 1: THÔNG TIN CHUNG
1. Họ và tên của người đại diện (không bắt buộc): …………………………………… 2. Tuổi: ………………………………………………………………………………… 3. Giới tính: ……………………………………………………………………………
4. Trình độ học vấn của các anh chị
a. Chưa tốt nghiệp THPT
b. Đã tốt nghiệp THPT hoăc trung cấp
c. Đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học
5. Tổ chức mà anh chị đứng đầu là hộ nông dân hay lâm trường: ……………………
6. Thu nhập bình quân tháng (ước chừng): ……………………………………………
7. Diện tích đất bình quân phân theo loại hình và mục đích sử dụng ở tổ chức của các anh chị? Kính mong các anh chị liệt kê cụ thể
a. Đất trồng cây lâu năm dùng để trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản
b. Đất trồng cây hàng năm dùng để trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản
c. Mặt nước thủy sản dùng để chăn nuôi hay thủy sản
d. Đất mục đích khác dùng để trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản
8. Thực trạng đất đai và nguồn gốc đất đai sử dụng ở tổ chức của các anh chị? Kính mong các anh chị liệt kê cụ thể
a. Đất cấp dùng để trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản
b. Đất thuê dùng để trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản
c. Đất chuyển nhượng dùng để trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản
d. Đất đấu thầu dùng để trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản
e. Đất nguồn khác dùng để trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản
9. Thực trạng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp hàng hóa ở tổ chức các anh chị?
Kính mong các anh chị liệt kê cụ thể
a. Vốn dùng để trồng trọt?
b. Vốn dùng để chăn nuôi
c. Vốn dùng cho lâm nghiệp
d. Vốn dùng nuôi trồng thủy sản
PHẦN 2: CÁC CÂU HỎI VỀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC ANH CHỊ
Trong phần này, các anh chị vui lòng đánh dấu vào ô mà mình cho là phù hợp.
Câu 2.1. Đánh giá của các anh chị về cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn
Mức đánh giá | |||
Tốt | Bình thường | Yếu | |
Đường giao thông phục vụ cho phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa của tỉnh Sơn La | |||
Hệ thống điện phục vụ cho phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa của tỉnh Sơn La | |||
Hệ thống thủy lợi phục vụ cho phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa của tỉnh Sơn La | |||
Hệ thống chợ phục vụ cho phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa của tỉnh Sơn La | |||
Xử lý rác thải phục vụ cho phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa của tỉnh Sơn La | |||
Hệ thống thông tin phục vụ cho phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa của tỉnh Sơn La |
Có thể bạn quan tâm!
- Giải Pháp Hoàn Thiện Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp Hàng Hóa Trên Địa Bàn Tỉnh Sơn La
- Hoàn Thiện Các Chính Sách Đất Đai, Đầu Tư, Tín Dụng Đối Với Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp Hàng Hóa
- Chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa của tỉnh Sơn La - 16
Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.
Câu 2.2. Đánh giá của các anh chị về mức độ khó khăn khi vay vốn kinh doanh
Mức đánh giá | |||||
Không gặp khó khăn | Có một chút khó khăn | Trung lập | Khó khăn | Rất khó khăn | |
Khó vay vốn từ ngân hàng do không có tài sản thế chấp | |||||
Khó vay vốn từ NH do thủ tục phức tạp | |||||
Khó thu hồi vốn để trả lãi suất ngân hàng do lãi suất cao | |||||
Khó quản lý và bảo toàn vốn vay | |||||
Khó trả vốn do thời hạn vay ngắn | |||||
Khó tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi | |||||
Khó khăn khác |
Câu 2.3. Nguồn thông tin kỹ thuật sản xuất mà các anh chị có được từ đâu? Vui lòng đánh dấu nhân vào chỗ trống. Mỗi câu có thể chọn nhiều đáp án
Từ cơ quan khuyến nông | Từ Hội nông dân | Từ hợp tác xã | Tự mình | Từ các nguồn khác | |
Nguồn thông tin kĩ thuật trồng trọt | |||||
Nguồn thông tin kĩ thuật chăn nuôi | |||||
Nguồn thông tin kĩ thuật nuôi trồng thủy sản | |||||
Nguồn thông tin kĩ thuật tưới tiêu | |||||
Nguồn thông tin kĩ thuật phòng trừ sâu, bệnh | |||||
Nguồn thông tin kĩ thuật chế biến | |||||
Nguồn thông tin kĩ thuật bảo vệ môi trường |
Câu 2.4. Đánh giá của anh chị về mức độ khó khăn trong tiêu thụ các loại sản phẩm? Các anh chị vui lòng đánh giá vào ô 1 đến 5, với 1 là khó khăn ít nhất đến 5 là rất khó khăn
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |
Đối với sản phẩm cây ăn quả | |||||
Đối với sản phẩm cây dài ngày khác | |||||
Đối với sản phẩm các cây hàng năm | |||||
Đối với sản phẩm chăn nuôi đại gia súc | |||||
Đối với sản phẩm chăn nuôi lợn | |||||
Đối với sản phẩm chăn nuôi gia cầm | |||||
Đối với sản phẩm thủy sản |
Các góp ý của anh chị để tỉnh Sơn La thực hiện tốt Chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa
……………………………………………………………………………………..…………
…………………………………………………………………………..……………………
………………………………………………………………..………………………………
……………………………………………………..…………………………………………
…………………………………………..……………………………………………………
………………………………..………………………………………………………………
……………………..…………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………… Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của anh chị!
PHỤ LỤC 2: BẢNG HỎI KHẢO SÁT VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA CỦA TỈNH SƠN LA ĐỐI VỚI CÁN BỘ QUẢN LÝ
Kính chào Anh/Chị!
Tôi là Hoàng Thị Đôi, hiện đang là cao học viên ngành Quản lý Kinh tế của trường Đại học Thương Mại. Hiện tại, tôi đang thực hiện đề tài: “Chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa của tỉnh Sơn La”. Để hoàn thiện đề tài trên, tôi rất cần sự trợ giúp của Anh/Chị trong khoảng 5 phút để trả lời bảng hỏi này.
Các thông tin và câu trả lời mà Anh/Chị cung cấp sẽ được bảo mật tuyệt đối, và sẽ chỉ được sử dụng trong luận văn này. Lưu ý: các vấn đề trong bảng hỏi này không có đúng hay sai mà chỉ có quan điểm của các anh chị trong từng vấn đề.
Xin trân trọng cảm ơn!
1. Họ và tên của Anh chị (không bắt buộc): ………………………………………… 2. Cơ quan công tác: ………………………………………………………………… 3. Chức vụ: ……………………………………………………………………………
4. Đánh giá của anh chị về vấn đề bảo vệ môi trường
Dưới 10% | 10 - 50% | 50-80% | Trên 80% | |
Tỷ lệ nông hộ ở Sơn La thực hiện tốt bảo vệ môi trường |
Các góp ý của anh chị để tỉnh Sơn La thực hiện tốt Chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa
……………………………………………………………………………………..…………
…………………………………………………………………………..……………………
………………………………………………………………..………………………………
……………………………………………………..…………………………………………
…………………………………………..……………………………………………………
………………………………..………………………………………………………………
……………………..…………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………… Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của anh chị!