Chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa của tỉnh Sơn La - 16


định hướng kinh doanh của cơ sở sản xuất kinh doanh. Tùy vào từng chương trình cụ thể, cần lưu ý một số nội dung như: vấn đề ra quyết định, tổ chức quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh, thị trường, đàm phán, sử dụng và quản lý các nguồn lực hiệu quả, quy trình sản xuất KTNNHH như: VietGap, nông nghiệp hữu cơ, chăn nuôi an toàn sinh học, kỹ thuật gieo trồng, kỹ thuật chăn nuôi, khai thác, thu hoạch, chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.

Chú trọng công tác bồi dưỡng kiến thức cho lao động cơ sở sản xuất kinh doanh, những người trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Đây là vấn đề quan trọng có ảnh hưởng quyết định đến việc áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Thực hiện các chương trình đào tạo nông dân, tăng tỉ lệ lao động được đào tạo lên trong những năm tới bằng việc áp dụng chủ yếu các hình thức đào tạo ngắn ngày, đào tạo tại chỗ, vừa học, vừa làm.

3.2.1.5. Hoàn thiện chính sách hợp tác, liên kết sản xuất kinh doanh

Đến nay, sự liên kết giữa nông hộ với các doanh nhiệp chủ yếu mới diễn ra trên phạm vi hẹp. Ở một số vùng chuyên canh, vùng nguyên liệu, đã có sự liên kết, hợp tác giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh với các doanh nghiệp chế biến, như vùng sản xuất chè, cà phê, mía. Còn lại, hầu hết các hộ hầu như chưa có sự gắn kết với nhau, cũng như giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh với các doanh nghiệp. Vì vậy, việc hình thành các mối liên kết giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh, cũng như giữa cơ sở sản xuất kinh doanh với các doanh nghiệp, cơ sở chế biến, tạo thành chuỗi sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quan trọng để phát triển bền vững KTNNHH. Trong quá trình đó, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh có vai trò đặc biệt quan trọng.

Một là, liên kết giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh, nhất là cơ sở sản xuất kinh doanh sản xuất cùng một loại sản phẩm ở vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, quy mô lớn. Các cơ sở sản xuất kinh doanh cần liên kết với nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua các hiệp hội, các hợp tác xã.

Các cơ sở sản xuất kinh doanh và nông hộ có thể liên kết, hợp tác theo nhiều hình thức phong phú khác nhau như cung cấp các sản phẩm đầu vào (giống cây,


con), sản phẩm đầu ra của cơ sở sản xuất kinh doanh này lại trở thành sản phẩm đầu vào của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác, như trường hợp các cơ sở sản xuất kinh doanh chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Các cơ sở sản xuất kinh doanh cũng có thể liên kết với nhau trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Để hình thành sự liên kết giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh một cách chặt chẽ, có hiệu quả, tổ chức hiệp hội KTNNHH, hiệp hội ngành nghề của cơ sở sản xuất kinh doanh có vai trò đặc biết quan trọng, là khâu trung gian kết nối giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Hai là, liên kết cơ sở sản xuất kinh doanh với các doanh nghiệp chế biến, hình thành chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Các doanh nghiệp cần có phương thức mua bán đa dạng, nhằm tạo ra mối quan hệ bình đẳng, cùng có lợi với từng Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa, giúp cơ sở sản xuất kinh doanh có thị trường ổn định, tăng thu nhập. Việc xác định giá sản phẩm cần tính đến giá đầu vụ, cuối vụ, cự li gần, cự li xa, đảm bảo người sản xuất cũng có lợi. Doanh nghiệp nên thu mua sản phẩm theo chất lượng. Điều này sẽ khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh chú trọng đầu tư về chất lượng sản phẩm (như thu mua chè theo trữ lượng).

Cơ chế chia sẻ, phân phối lợi nhuận hợp lí giữa doanh nghiệp và Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa có ý nghĩa quan trọng để xây dựng quan hệ bền vững. Cần chia sẻ cả những khó khăn giữa cơ sở sản xuất kinh doanh sản xuất và doanh nghiệp chế biến, tránh những lúc khan hiếm nguyên liệu, Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa lại bán sản phẩm đi nơi khác; còn những lúc giá sản phẩm xuống thấp, doanh nghiệp lại không thu mua hết nguyên liệu cho cơ sở sản xuất kinh doanh. Thông thường, người sản xuất thường gặp thiệt hại nhiều hơn, nên cần có chính sách hỗ trợ, bảo hiểm sản xuất cho người nông dân khi mất mùa do thiên tai gây ra.

Chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa của tỉnh Sơn La - 16

Để tăng cường mối quan hệ liên kết này, một mặt cần phát triển vùng nguyên liệu tập trung để cung cấp đủ sản phẩm cho doanh nghiệp chế biến, mặt khác cần có chính sách ưu đãi, thu hút các doanh nghiệp chế biến nông sản về đầu tư trên địa


bàn vùng nguyên liệu như: giảm thuế trong những năm đầu tiên, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, xây dựng hệ thống giao thông, hệ thống điện…

Để thực hiện tốt vấn đề này, cần tiếp tục nghiên cứu thực hiện một số biện pháp như:

- Nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương trong nước để hình thành chuối liên kết: Ngân hàng - doanh nghiệp - Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa. Theo đó, ngân hàng cấp vốn cho các doanh nghiệp với lãi suất thấp, doanh nghiệp hỗ trợ cơ sở sản xuất kinh doanh các loại vật tư nông nghiệp, thu mua, chế biến sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh.

- Thực hiện hiệu quả chủ trương dồn điền đổi thửa, hạn chế tình trạng mong muốn trong sản xuất nông nghiệp; giao ruộng đất ổn định lâu dài cho nông dân và các Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa.

- Tăng cường vai trò của các cấp chính quyền, nhất là cấp huyện trong việc kiểm tra, giám sát, hỗ trợ, bảo lãnh cho các Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa.

- Đẩy mạnh sự tham gia của các cơ quan khoa học, các nhà khoa học trong việc phối hợp với doanh nghiệp và Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa, thực hiện ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh nông nghiệp.

3.2.1.6. Hoàn thiện chính sách về thị trường tiêu thụ sản phẩm

Tăng cường liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và các Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa. Đây là một trong những khâu yếu nhất trong quá trình phát triển KTNNHH ở Sơn La trong thời gian qua. Thiếu các chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và sản xuất không gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm là nguyên nhân chính của tình trạng này. Vì vậy, chính quyền tỉnh và các huyện một mặt khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp; mặt khác, tạo điều kiện và giúp Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa liên kết với nhau và ký kết hợp đồng cung ứng sản phẩm ổn định, lâu dài cho các nhà máy chế biến, các doanh nghiệp chuyên tiêu thụ sản phẩm, giúp các


Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa tìm kiếm thị trường mới trong nước và xuất khẩu.

- Hàng năm, tỉnh bố trí ngân sách và giao cho Sở NN&PTNT, hiệp hội các ngành hàng tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư vào nông nghiệp; hỗ trợ cho các Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa tham gia vào các hội chợ thương mại, triển lãm kinh tế - kỹ thuật nông nghiệp trong và ngoài nước, giúp các Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa quảng bá sản phẩm, thương hiệu, giới thiệu nông sản hàng hóa chất lượng cao do các cơ sở sản xuất kinh doanh sản xuất.

Các Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa chủ động tham gia các hội chợ chuyên ngành được tổ chức trong nước cũng như ở nước ngoài để tìm kiếm thị trường mới cũng như nắm bắt kịp thời xu thế tiêu dùng đối với các loại sản phẩm chủ yếu và có thế mạnh của tỉnh như: thủy sản, mía đường, chè, cà phê, nhãn, xoài, bơ, na, chanh leo, lâm sản.

- Các cơ quan như: Sở Công Thương, Sở NN&PTNT, Sở KH&CN đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu các thị trường, xúc tiến thương mại gắn với từng sản phẩm, hàng hóa cụ thể của tỉnh như chè, cà phê, nhãn, xoài, bơ, na, chanh leo, hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến gỗ, thủy sản; tăng cường cung cấp thông tin thị trường và xúc tiến thương mại nhằm cung cấp kịp thời cho Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa về giá cả nông sản, nhu cầu thị trường.

Hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm như chè, cà phê, nhãn, xoài, bơ, na, chanh leo, các sản phẩm từ sữa bò, hàng thủ công mỹ nghệ. Cơ sở sản xuất kinh doanh có sản phẩm hàng hóa chất lượng cao được hỗ trợ kinh phí đăng ký nhãn mác, chỉ dẫn địa lý, chi phí lập trang thông tin điện tử. Bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách để dào tạo, tập huấn cho các Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa kiến thức và thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và bản quyền sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, đặc thù do cơ sở sản xuất kinh doanh sản xuất.

- Cần coi trọng thị trường nội tỉnh, có chính sách hỗ trợ thị trường nông thôn. Hiện nay, tỉ lệ dân cư ở khu vực nông thôn ở Sơn La còn rất cao. Sơn La cần có những mô hình tiếp thị linh động để có thể đi sâu và định hướng được thị trường


này. Mở rộng thị trường tiêu thụ và trao đổi trên cơ sở củng cố, tổ chức lại mạng lưới thương mại trên địa bàn tỉnh. Khuyến khích dùng hàng nội địa, tăng cường công tác quản cáo, tiếp thị, phát triển các đại lí thu mua, bán lẻ, bán buôn các mặt hàng trên địa bàn tỉnh để sản phẩm đến được người tiêu dùng.

Đẩy mạnh hệ thống chợ ở địa phương để góp phần tiêu thụ nông sản của các cơ sở sản xuất kinh doanh ngay tại địa phương.

- Phát triển thị trường trong tỉnh gắn với thị trường ngoài tỉnh. Đồng thời đẩy mạnh việc xúc tiến thị trường xuất khẩu. Đối với các sản phẩm đã có thị trường thì cần giữ vững và mở rộng thêm thị trường mới, đối với sản phẩm chưa có thị trường cần tích cực tìm kiếm và phối hợp nhiều hình thức như quảng cáo, tham gia hội chợ, giới thiệu sản phẩm của các cơ sở sản xuất kinh doanh trên trang Web...

- Thực hiện các chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, phát triển loại hình hợp tác xã dịch vụ, các tổ chức thu mua sản phẩm cơ sở sản xuất kinh doanh một cách đồng bộ, tránh sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh và tránh bị ép giá do các thương lái.

3.2.1.7. Hoàn thiện chính sách bảo vệ môi trường sinh thái, vệ sinh an toàn thực phẩm của kinh tế nông nghiệp hàng hóa

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các cơ quan có liên quan ở Sơn La, tiến hành điều tra toàn diện và đánh giá hiện trạng môi trường trong nông nghiệp. Trước mắt, cần tập trung điều tra, đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường ở những nơi có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, như các cơ sở sản xuất kinh doanh chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, các cơ sở chế biến nông sản, trên cơ sở đó đề xuất chính sách thích hợp để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường.

Xây dựng các tiêu chí định lượng cụ thể về đánh giá môi trường trong sản xuất kinh doanh của từng loại hình cơ sở sản xuất kinh doanh (cơ sở sản xuất kinh doanh chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng trọt, lâm nghiệp). Trong quá trình phê duyệt quy hoạch phát triển KTNNHH và cấp giấy chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh, cần đánh giá tác động môi trường đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh


mới. Gắn tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường với các chính sách hỗ trợ KTNNHH, coi tiêu chí về môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những điều kiện để thực hiện chính sách hỗ trợ cụ thể đối với từng cơ sở sản xuất kinh doanh.

Các cấp chính quyền, nhất là cấp huyện và xã cần tăng cường công tác kiểm tra tình trạng ô nhiễm môi trường của cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn, kiên quyết xử lý các cơ sở sản xuất kinh doanh vi phạm quy định về môi trường; thực hiện di dời các cơ sở sản xuất kinh doanh, nhất là cơ sở sản xuất kinh doanh chăn nuôi quy mô lớn đang ở trong các khu dân cư ra sản xuất tập trung xa khu dân cư để đảm bảo vệ sinh môi trường.

Tuyên truyền, hướng dẫn và khuyến khích chủ hộ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng trọt áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới về xử lý nước thải, chất thải, xây dựng các khu hoặc phân xưởng xử lý chất thải; áp dụng triệt để hệ thống biogas xử lý chất thải tại các cơ sở sản xuất kinh doanh chăn nuôi, tận dụng khí gas để đun nấu, chạy máy phát điện, thắp sáng; các Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa nuôi trồng thủy sản xây dựng hệ thống ao ngưng, lắng, hệ thống kênh tiêu thoát nước hợp lý và sử dụng các hóa chất sinh học cho phép để xử lý nước ao hồ.

Đối với các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ và vừa thì việc xử lí chất thải bằng hầm biogas là phương pháp mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, cần phải xây dựng hệ thống hầm biogas theo đúng tiêu chuẩn và có sự quản lý, kiểm tra chặt chẽ của Chính quyền để đảm bảo an toàn môi trường chăn nuôi một cách tối đa. Đối với các hộ chăn nuôi quy mô lớn cần đầu tư hệ thống xử lí chất thải hiện đại, phù hợp với quy mô chăn nuôi. Hướng dẫn các hộ xây dựng chuồng trại chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật và có biện pháp tiêu độc khử trùng chuồng trại chăn nuôi sau mỗi lứa chăn nuôi và có biện pháp phòng trừ dịch bệnh thường xuyên. Các vật nuôi mới mua về cần được nuôi riêng và cách ly với đàn hiện có một thời gian nhất định để đảm bảo không lây lan dịch bệnh vào đàn hiện có.

Đối với các hộ trồng trọt, việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc theo tiêu chuẩn quy định. Xây dựng quy trình sản xuất từ khâu giống đến chăm sóc, thu hoạch, chế biến, bảo quản nông sản


đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Không ngừng nâng cao ý thức và tập huấn cho các hộ về các chính sách bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và các quy chuẩn kỹ thuật để bảo đảm chất lượng sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh và tiêu thụ cả ở thị trường trong nước và nước ngoài.

Xây dựng một số mô hình cơ sở sản xuất kinh doanh (chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản) đáp ứng được tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm để nhân rộng ra toàn tỉnh, phấn đấu đến năm 2025, Sơn La có 100% cơ sở sản xuất kinh doanh bảo đảm sản xuất sản phẩm sạch, tuân thủ đúng các quy trình VietGAP và nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh đáp ứng được quy trình GlobalGAP.

- Thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư đối với cơ sở sản xuất kinh doanh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong việc xử lý chất thải, bảo vệ tốt môi trường sinh thái. Đẩy mạnh việc kiểm tra, giám sát và cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cho các sản phẩm nông sản, cấp giấy chứng nhận và có giấy đảm bảo chất lượng, đóng gói, nhãn mác và ghi rõ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

3.2.2. Kiến nghị

Để có thể thực hiện tốt hơn các vấn đề trên, tác giả đưa ra một số kiến nghị như sau:

Kiến nghị với chính phủ

Thứ nhất, hoàn thiện Luật Đất đai để có thể cấp giấy chứng nhận sở hữu đất cho các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, nhà nước đang tiến hành hoàn thiện để cấp và quản lý trực tuyến, nên quá trình này cần đẩy nhanh và mạnh để đáp ứng được yêu cầu của người dân.

Thứ hai, đánh giá lại đối tượng cho vay và cấp hạn mức cao hơn cho người dân. Việc này có thể thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng, hoặc các chính sách của nhà nước đối với hỗ trợ người dân sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Các Nghị định như Nghị định 55/2015/NĐ-CP cần được cụ thể hóa đối với tín dụng cho khu vực nông nghiệp nông thôn.


Thứ ba, có chính sách hỗ trợ đặc thù cho khu vực miền núi, như tổ chức các buổi hội chợ giới thiệu sản phẩm của vùng miền, hỗ trợ chỉ dẫn địa lý, hỗ trợ đăng kí bản quyền cho các sản phẩm đặc trưng….

Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Thiếu vốn là một trong những vấn đề lớn đối với chính sách nông nghiệp hàng hóa của tỉnh Sơn La. Do vậy, để có thể có vốn thì Ngân hàng Nhà nước cần chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội dành một phần vốn để hỗ trợ các tỉnh miền núi phía bắc trong phát triển kinh tế vùng.

Kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Thời điểm hiện tại, tác giả kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hỗ trợ về cây trồng, con giống cho tỉnh Sơn La để phát triển được kinh tế nông nghiệp hàng hóa mang tính chất đặc trưng của tỉnh. Đối với một số dòng sản phẩm đặc trưng như ong, cá, chè thì cần hướng dẫn khắc phục các dấu hiệu về bệnh tật cho nhóm sản phẩm này. Các cơ chế về sản xuất, bảo quản cũng cần được Nhà nước hỗ trợ để xây dựng nhà máy hoặc cơ sở chế biến.

Kiến nghị với Bộ Công thương

Trong quá trình sản xuất, bản thân chính sách nông nghiệp hàng hóa của tỉnh đã thực hiện được các kế hoạch về quảng bá sản phẩm, tuy nhiên chưa nhiều. Do vậy, tác giả kiến nghị Bộ Công thương đẩy nhanh tốc độ tư vấn về chỉ dẫn địa lý, các hội chợ thương mại để có thể phát triển hàng hóa trong tỉnh.

Dựa vào những định hướng của tỉnh, nguyên nhân của hạn chế, tác giả đã đưa ra các nhóm giải pháp về hoàn thiện chính sách quy hoạch, kế hoạch phát triển KTNNHH; hoàn thiện chính sách đất đai, đầu tư, tín dụng; hoàn thiện chính sách nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ; hoàn thiện chính sách đào tạo nguồn nhân lực; hoàn thiện chính sách hợp tác, liên kết; hoàn thiện chính sách phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm; hoàn thiện chính sách bảo vệ môi trường sinh thái, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 11/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí