Hoàn Thiện Các Chính Sách Đất Đai, Đầu Tư, Tín Dụng Đối Với Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp Hàng Hóa


địa phương và người dân để mọi người đều biết. Thành lập các Ban chỉ đạo để theo dõi, điều chỉnh và thực hiện quy hoạch. Sau khi hoàn thành quy hoạch, Sở NN&PTNT, Hội nông dân tỉnh, cần tổ chức công bố công khai để chính quyền các cấp, người dân và Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa biết và thực hiện. Đồng thời, cần thành lập Ban chỉ đạo các cấp trực thuộc Sở NN&PTNT và Phòng Nông nghiệp các huyện để theo dõi và chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch.

3.2.1.2. Hoàn thiện các chính sách đất đai, đầu tư, tín dụng đối với phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa

Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp nói chung, KTNNHH nói riêng. Quá trình phát triển KTNNHH ở Sơn La trong những năm gần đây cho thấy, đất đai là yếu tố quan trọng nhất để hình thành nên các cơ sở sản xuất kinh doanh, nhất là trong giai đoạn đầu, khi KTNNHH mới chủ yếu phát triển theo chiều rộng. Để tiếp tục khuyến khích những người nông dân làm ăn giỏi, cần có một số biện pháp cụ thể sau đây.

Một là, ưu tiên cho các hộ nông dân làm ăn giỏi, các Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa phát triển sản xuất hàng hóa lớn, khai thác và sử dụng có hiệu quả các loại đất hoang hóa chưa sử dụng thực hiện đầu tư thâm canh các loại cây trồng, nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn quả đặc sản, cây công nghiệp…, theo định hướng quy hoạch chung của tỉnh và từng huyện.

Hai là, khuyến khích và hướng dẫn các hộ nông dân chuyển đổi ruộng đất, tạo điều kiện thuận lợi để nông dân thực hiện đầy đủ các quyền về đất đai đối với phần diện tích đất đai đã chuyển đổi. Việc chuyển đổi mục đích, chuyển quyền sử dụng đất để thực hiện tích tụ và tập trung ruộng đất là cần thiết trong quá trình chuyển từ nền sản xuất nông nghiệp tự túc sang nền sản xuất hàng hóa. Do vậy, phải tạo điều kiện thuận lợi để nông dân thực hiện chuyển đổi và chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời có chính sách đào tạo nghề, phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp cho lao động không có ruộng đất. Cần có hướng dẫn đơn giá cho thuê, chuyển nhượng đất để tích tụ ruộng đất một cách linh hoạt: miễn giảm phí, thủ tục thuê, chuyển đổi, chuyển nhượng đất.


Thực hiện việc tích tụ ruộng đất để phát triển cơ sở sản xuất kinh doanh quy mô lớn, tạo điều kiện thuận lợi ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ vào sản xuất tại các cơ sở sản xuất kinh doanh.

Ba là, đẩy nhanh tiến độ giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho diện tích đất chưa được cấp. Các địa phương rà soát lại các cơ sở sản xuất kinh doanh hiện có, xúc tiến nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa chưa được cấp giấy chứng nhận để các Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa yên tâm đầu tư sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi để Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa sử dụng đất để thế chấp, vay vốn, góp cổ phần, tham gia phát triển sản xuất kinh doanh, liên doanh, liên kết. Đối với bộ phận đất đai mà các hộ nông dân, Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa đang hợp đồng với UBND xã với thời hạn ngắn (5 năm), tỉnh cần có biện pháp cụ thể để các hộ nông dân, Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa chuyển từ hợp đồng thuê đất với UBND xã sang hợp đồng thuê đất với UBND huyện để được cấp giấy quyền sử dụng đất và tính tiền thuê đất theo đúng quy định của Nhà nước.

Bốn là, rà soát và chuyển đổi nhanh cơ chế quản lý tại các nông, lâm trường. Rà soát quy hoạch đất lâm nghiệp tại các khu rừng và loại rừng để có quỹ đất phát triển KTNNHH.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Năm là, trên cở sở quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển KTNNHH, các huyện công bố công khai quỹ đất phát triển cơ sở sản xuất kinh doanh. Miễn giảm tiền thuê đất cho cho cơ sở sản xuất kinh doanh tự bỏ vốn khai hoang phục hóa thời gian tối thiểu ba năm đầu không thu tiền sử dụng đất.

Hoàn thiện chính sách hỗ trợ vốn, tín dụng cho Kinh tế nông nghiệp hàng

Chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa của tỉnh Sơn La - 15

hóa

Tăng mức đầu tư thích đáng từ nguồn ngân sách của tỉnh và các huyện cho

phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung và KTNNHH nói riêng.

Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước (bao gồm từ ngân sách của tỉnh và các huyện), chủ yếu tập trung thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu nông nghiệp, điều chỉnh cơ


cấu đầu tư theo hướng phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn. Dành nguồn vốn thích đáng để đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó ưu tiên đầu tư thủy lợi, giao thông kết nối các vùng; ứng dụng thành tựu công nghệ sinh học, công nghệ bảo quản, chế biến nông sản.

Thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án trên từng địa bàn để xây dựng hệ thống hạ tầng chúng bên ngoài và dẫn đến cơ sở sản xuất kinh doanh như hệ thống đường điện, hệ thống giao thông. Các cơ sở sản xuất kinh doanh quy mô lớn được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư cơ sở hạ tầng như đường điện, giao thông nội đồng, hồ đập, kênh mương tiêu thoát nước để phục vụ sản xuất kinh doanh.

Đối với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, các Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa được vay vốn thuộc các chương trình hỗ trợ việc làm, chương trình giảm nghèo, tham gia các dự án phát triển nông, lâm nghiệp để mở rộng quy mô kinh doanh.

Tăng dần vốn vay trung hạn và dài hạn cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, thực hiện chính sách ưu đãi về lãi suất, có thời hạn trả nợ riêng đối với tín dụng cho các chương trình ưu tiên phát triển nông nghiệp, nông thôn. Thời hạn vay trả vốn phải phù hợp với chu kỳ sản xuất của cây trồng, vật nuôi và thời gian khấu hao cơ bản trong nông nghiệp.

Áp dụng các biện pháp hỗ trợ cơ sở sản xuất kinh doanh vay vốn khi gặp rủi ro trong sản xuất kinh doanh, được tham gia bảo hiểm; nghiên cứu xây dựng quỹ bảo hiểm cho KTNNHH. Xây dựng cơ chế bảo lãnh tín dụng cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thay vì phải “cầm cố” tài sản hay “nộp” giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - tài sản duy nhất và có giá trị thấp của các cơ sở sản xuất kinh doanh.

Nghiên cứu cơ chế để ngân hàng và các tổ chức tín dụng tham gia các chuỗi giá trị sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh, tham gia tư vấn và giám sát quá trình sử dụng vốn vay nhằm hạn chế rủi ro và sử dụng sai mục đích vốn vay. Hiện nay ở một số địa phương (như An Giang) đã xây dựng chương trình thí điểm cho vay theo chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp, liên kết giữa ngân hàng thương mại với doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các hộ nông dân, hình thành


liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm. Trong mô hình này, tín dụng trở thành khâu then chốt. Chương trình thí điểm cho vay hỗ hỗ trợ của các ngân hàng thương mại hướng vào hai nội dung: i) giảm chi phí đầu vào cho sản phẩm sản xuất liên kết, thông qua việc cho vay lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường; ii) tháo gỡ vướng mắc về tài sản đảm bảo theo hướng cho vay tín chấp, nếu nông dân và doanh nghiệp ký kết hợp đồng liên kết có cơ sở pháp lý và ngân hàng kiểm soát được dòng tiền tham gia vào quá trình liên kết.

3.2.1.3. Hoàn thiện chính sách nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp

Trong những năm gần đây, tỉnh Sơn La đã có một số chính sách khuyến khích, thúc đẩy ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp nói chung. Để KTNNHH ở Sơn La phát triển theo hướng bền vững, về mặt ứng dụng khoa học - kỹ thuật, trong những năm tới tỉnh Sơn La cần tiếp tục triển khai các biện pháp cụ thể sau:

Một là, chính quyền các cấp của tỉnh Sơn La cần đẩy mạnh việc thực hiện chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới phù hợp với điều kiện của nông hộ.

Đầu tư nghiên cứu khoa học và đưa tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp, áp dụng công nghệ sinh học để tăng năng suất và chất lượng giống cây trồng vật nuôi. Tăng cường công tác kỹ thuật phục vụ sản xuất của các cơ sở sản xuất kinh doanh như khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y…, để thực hiện việc hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp, phòng dịch sâu bệnh, phục vụ tưới tiêu và việc áp dụng các quy trình công nghệ sản xuất mới, hiện đại theo hướng bền vững vào sản xuất của các cơ sở sản xuất kinh doanh. Rà soát các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; ưu tiên đầu tư các cơ sở ươm, tuyển chọn, khảo nghiệm, nhân giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất chất lượng cao phù hợp với từng vùng, miền.

Ưu tiên đầu tư áp dụng các loại giống mới, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hóa. Tập trung theo hướng ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại để bảo tồn quỹ gen, phục tráng các giống con


truyền thống; nhập và tuyển chọn các giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt đủ tiêu chuẩn sản xuất hàng hóa. Bố trí thời gian trồng hợp lí để có thể rải đều thời gian thu hoạch trong năm, nhất là đối với các vùng chuyên canh để đảm bảo công suất chế biến cũng như phát triển vùng nguyên liệu bền vững. Tiếp tục chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ giống mới có năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cao vào sản xuất tại các cơ sở sản xuất kinh doanh; kết hợp giữa sản xuất với chế biến, bảo quản nông sản.

Tiếp tục quán triệt, phổ biến kiến thức quản lý, khoa học kỹ thuật cho các Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa; đào tạo, tập huấn cho các Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa những kiến thức cần thiết về công nghệ mới, kỹ thuật nuôi trồng mới.

Đối với các hộ trồng trọt, ứng dụng quy trình cơ giới hóa đồng bộ, ứng dụng công nghệ cao vào các cơ sở sản xuất kinh doanh và hộ sản xuất có quy mô tương đối lớn; tăng cường hướng dẫn thực hiện quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP, GlobalGAP) và các quy trình kỹ thuật sản xuất tiên tiến của thế giới gắn với làm giàu tài nguyên đất và đảm bảo vệ sinh môi trường sinh thái; phát triển các mô hình trồng rau, hoa trong nhà lưới, nhà kính, sản xuất chế biến an toàn theo chuỗi; triển khai các mô hình tưới tiết kiệm, tưới cây trồng cạn. Chú trọng công tác phòng trừ dịch bệnh cho vật nuôi, cây trồng. Hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở sản xuất kinh doanh tiếp cận kỹ thuật mới trong sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm có quy mô vừa và nhỏ, trước hết tập trung ở những vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, các cơ sở sản xuất kinh doanh sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực và có khả năng xuất khẩu.

Đối với các hộ chăn nuôi, khuyến khích và hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh ứng dụng quy trình nuôi lợn, gà theo tiêu chuẩn VietGAP; phát triển chăn nuôi bò thịt theo quy mô cơ sở sản xuất kinh doanh tập trung, hiện đại từ các khâu giống, sản xuất, chế biến thức ăn, chăm sóc, giết mổ. Đẩy mạnh phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh chăn nuôi bò sữa theo quy mô công nghiệp, liên kết với các doanh nghiệp chế biến sữa. Ứng dụng công nghệ cao vào các cơ sở sản xuất


kinh doanh chăn nuôi, xử lý chất thải trong chăn nuôi bằng công nghệ khí sinh học, sử dụng men vi sinh, nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Đối với các hộ nuôi trồng thủy sản, ứng dụng quy trình kỹ thuật công nghệ nuôi thâm canh theo tiêu chuẩn VietGAP; nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp kỹ thuật nuôi thâm canh một số loại thủy sản đặc sản phù hợp với điều kiện của Tỉnh.

Đối với các hộ lâm nghiệp, ứng dụng khoa học - công nghệ để hỗ trợ quản lý, bảo vệ và phát triển lâm nghiệp như GIS (hệ thống thông tin địa lý), viễn thám, điện tử; đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa trồng rừng, nhất là khai thác rừng trồng; hướng dẫn, khuyến khích mở rộng diện tích rừng sản xuất theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững, quản lý tốt các loại rừng, diện tích rừng và phòng chống cháy rừng. Bên cạnh đó nghiên cứu mở rộng nuôi trồng các loại dược liệu theo phương thức xen canh nhằm tăng hiệu quả của kinh tế rừng.

Tập trung đầu tư đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao theo các chương trình, dự án và phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất giống; xây dựng các vườn sản xuất giống cây công nghiệp, cây ăn quả ở những vùng sản xuất tập trung. Trong sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi: đưa nhanh các loại giống lúa, ngô, rau, quả, chè có năng suất cao, chất lượng cao thích ứng với từng vùng sinh thái của Sơn La; tiếp tục triển khai các chương trình cải tạo giống trâu, bò; cải tiến đàn lợn theo hướng nạc hóa theo hai phương thức: nhập đàn lợn ngoại và cải tiến các giống lợn. Trong lâm nghiệp: nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mô, hom để nhân nhanh các giống cây lâm nghiệp mới có tốc độ sinh trưởng cao, chất lượng gỗ tốt như: keo tai tượng hạt ngoại, bạch đàn mô, các loại cây bản địa phục vụ trồng rừng cây gỗ lớn như: Chò chỉ, giổi xanh, mỡ, lim xanh, lát….

Đẩy mạnh việc triển khai công nghệ sau thu hoạch, quy hoạch công nghệ chế biến. Xây dựng các cơ sở giết mổ, chế biến sản phẩm gia súc, gia cầm ngay tại địa phương để làm tăng giá trị và thời hạn sử dụng. Tạo điều kiện và khuyến khích phát triển công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch để nhằm bảo toàn và nâng cao chất lượng sản phẩm. Ưu tiên sản xuất hoặc nhập nội các máy móc thiết bị chế biến nông sản quy mô vừa và nhỏ nhưng có công nghệ cao như chế biến lương thực,


thực phẩm, cao su, chè, cà phê, rau quả, để vừa nâng cao chất lượng sản phẩm vừa đảm bảo vệ sinh môi trường.

Hai là, tổ chức tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư để hỗ trợ các cơ sở sản xuất kinh doanh áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học vào sản xuất.

Ưu tiên xây dựng các mô hình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công tại các cơ sở sản xuất kinh doanh có điều kiện về cơ sở vật chất và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh.

Củng cố hệ thống khuyến nông từ tỉnh đến cơ sở, xây dựng mạng lưới khuyến nông đến tận cơ sở xã, bản, đảm bảo ở xã có ban khuyến nông, các xóm, thôn có cán bộ khuyến nông; tổ chức các câu lạc bộ khuyến nông, đảm bảo để họ tiếp thu và truyền tải tốt nhất, có hiệu quả nhất các tiến bộ khoa học kĩ thuật, thông tin thị trường, mô hình tiên tiến cho các Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa. Củng cố và xây dựng mạng lưới bảo vệ thực vật, thú y đảm bảo yêu cầu phát triển và bảo vệ sản xuất cho các cơ sở sản xuất kinh doanh.

Các trung tâm khuyến nông liên kết với các cơ sở sản xuất kinh doanh để xác định các mô hình chuyển giao kỹ thuật mới cho nông dân. Để làm được điều này, rất cần được sự hỗ trợ của Nhà nước, các cơ quan nghiên cứu như: các viện nghiên cứu, các trường đại học, các cơ quan khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư.

Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, vật tư nông nghiệp, xử lý kịp thời những trường hợp buôn bán hàng giả, hàng chất lượng xấu, để giúp nông dân và các Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa phát triển sản xuất có hiệu quả, hạn chế rủi ro.

Cung cấp nguồn thông tin khoa học kỹ thuật, thông tin thị trường cho các Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa như thường xuyên phát thanh các bản tin về thị trường trên hệ thống phát thanh của xã, huyện. Đẩy mạnh việc đưa internet đến với các Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa để các Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa có thể tiếp cận với nguồn thông tin vô cùng phong phú và nhanh nhạy qua internet.


3.2.1.4. Hoàn thiện chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa

Để phát triển KTNNHH theo hướng chất lượng cao, cần phải đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn lao động nông nghiệp với các biện pháp sau:

Một là, nâng cao năng lực và trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lí nông nghiệp, nhất là đội ngũ cán bộ khuyến nông, khuyến ngư các cấp. Để thực hiện nhiệm vụ này, cần có một số biện pháp cụ thể như:

Đối với cán bộ đang làm công tác khuyến nông, khuyến ngư cấp tỉnh và huyện: Bồi dưỡng năng lực tổ chức quản lý gắn với kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ để có thể tiếp cận vớ kỹ thuật mới và chuyên giao tiến bộ kỹ thuật cho các Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa và nông dân.

Thu hút lực lượng thanh niên có trình độ, đã được đào tạo về kỹ thuật nông nghiệp về làm công tác khuyến nông, khuyến ngư ở cấp huyện và cấp xã.

Có chính sách khuyến khích cán bộ kĩ thuật nông nghiệp về công tác tại các huyện miền núi, vùng cao.

Hai là, đào tạo, nâng cao năng lực quản lý và chuyên môn kỹ thuật cho các Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa. Đây là vấn đề đặt ra rất cấp bách để thúc đẩy phát triển bền vững KTNNHH ở Sơn La, cụ thể:

Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với Hội nông dân tỉnh tiến hành rà soát, đánh giá nhu cầu, yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa, trên cơ sở đó hàng năm xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho các Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa.

Hình thức đào tạo phải thật thiết thực, đáp ứng nhu cầu nâng cao năng lực quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh và kỹ thuật sản xuất nông nghiệp theo từng loại hình và định hướng kinh doanh của cơ sở sản xuất kinh doanh. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng gồm từ nguồn ngân sách địa phương và đóng góp của các cơ sở sản xuất kinh doanh.

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa cần thiết thực, cụ thể gắn với tình hình, đặc điểm cụ thể của địa phương và

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/10/2022