Giải Pháp Hoàn Thiện Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp Hàng Hóa Trên Địa Bàn Tỉnh Sơn La


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA

3.1. Mục tiêu, quan điểm và định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa của tỉnh Sơn La đến năm 2025

3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế

* Mục tiêu tổng quát

Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững KTNNHH nhằm tận dụng tối đa và phát huy có hiệu quả lợi thế nông nghiệp của tỉnh, góp phần phân công lại lao động, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn, ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. KTNNHH trở thành một trong những hình thức tổ chức sản suất chủ yếu trong nông nghiệp, gắn với sản xuất NNHH tập trung, quy mô lớn, chất lượng cao; hình thành những vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ, gắn với công nghiệp và dịch vụ, đáp ứng yêu cầu không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới.

* Mục tiêu cụ thể

- Phát huy lợi thế, tiềm năng đất đai, lao động của tỉnh để phát triển đa dạng các loại hình nông nghiệp, bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và tổng hợp. Chú trọng tăng nhanh số lượng nông hộ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; xây dựng các thương hiệu nông sản, nhất là các sản phẩm chủ lực mà tỉnh Sơn La đã xác định: chè, nhãn, bơ, cà phê, xoài, chanh leo…

- Đến năm 2020, giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích của nông hộ cao gấp hai lần mức bình quân sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Thu nhập bình quân đạt 1,2 - 1,5 tỷ đồng/nông hộ; phấn đấu đến năm 2020, tổng giá trị sản lượng hàng hóa của KTNNHH đạt từ 3.600 - 4.500 tỷ đồng/năm, bình quân từ 3,0 - 3,5 tỷ đồng/nông hộ.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

- KTNNHH thu hút từ 8.500 - 10.000 lao động thường xuyên, bình quân 5 - 7 lao động/nông hộ và khoảng 15.000 lao động thời vụ, bình quân 7 lao động/nông hộ. Thu nhập của lao động thường xuyên tại nông hộ đạt bình quân từ 4 - 5 triệu đồng/tháng.

- Có ít nhất 20 sản phẩm nông nghiệp đã có uy tín trên thị trường được đăng ký nhãn hàng hóa, được bảo hộ bản quyền nhãn hàng chỉ dẫn địa lý.

Chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa của tỉnh Sơn La - 14

- Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất: năm 2020 có trên 80% nông hộ đầu tư sản xuất theo quy mô công nghệ cao và năm 2030 là 90%.

- Đến năm 2025, nông hộ nói riêng và KTNHH trở thành một trong những hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn trong nông nghiệp, hình thành chuỗi sản xuất và cung ứng hàng hóa, liên kết chặt chẽ với ngân hàng, các cơ quan khoa học và doanh nghiệp.

3.1.2. Quan điểm phát triển

Quan điểm của tỉnh Sơn La trong phát triển KTNNHH đến năm 2025 như sau: Coi KTNNHH là loại hình kinh tế chủ yếu để khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế, điều kiện tự nhiên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Sơn La. Thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi cả nước ta nói chung, Sơn La nói riêng, những năm gần đây đã cho thấy, vai trò của kinh tế hộ gia đình nông dân chỉ dừng lại ở chỗ tự cấp, tự túc và sản xuất hàng hoá nhỏ lẻ để tự đảm bảo cuộc sống cho đa số nông dân. Tình hình nông nghiệp của tỉnh Sơn La cũng không nằm ngoài tình hình chung của cả nước nói trên. Để có thể đẩy nông nghiệp phát triển lên một mức cao hơn và đặc biệt là để khai thác các lợi thế trong nông nghiệp của cả nước cũng như của từng địa phương, KTNNHH sẽ là hình thức kinh tế đảm đương được vai trò đó. Nói cách khác, để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và khai thác lợi thế trong nông nghiệp của tỉnh Sơn La, cần thiết phải phát triển KTNNHH, tạo điều kiện để KTNNHH dần trở thành hình thức sản xuất kinh doanh phổ biến trong nông nghiệp, nông thôn Sơn La.

Phát triển KTNNHH phải đồng thời với việc tạo việc làm cho lao động nông thôn, nhất là những nông dân thiếu đất hoặc không có đất, từng bước nâng cao thu


nhập cho người lao động. Trong quá trình đó, cần có chính sách thích ứng để nâng cao chất lượng lao động nông nghiệp thông qua các biện pháp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức, kỹ thuật nông nghiệp cho nông dân. Ổn định xã hội, đảm bảo thực hiện các tiêu chí xã hội của nông thôn mới cũng cần được coi là mục tiêu quan trọng trong quá trình phát triển KTNNHH. Đi đôi với bảo đảm hiệu quả về kinh tế, xã hội cũng cần chú ý hiệu quả về môi trường trong quá trình phát triển KTNNHH. Sự bền vững của nông nghiệp, nông thôn còn đòi hỏi trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, cần phải có các chính sách để khuyến khích Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa sử dụng các biện pháp quản lý sản xuất tổng hợp nhằm tránh tình trạng các Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa vì chạy theo mục tiêu lợi nhuận nên lạm dụng quá mức các chất hoá học để kiểm soát sâu bệnh, diệt trừ cỏ dại hoặc sử dụng các chất kích thích tăng trưởng để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi..., gây ra những tác hại lâu dài cho sức khoẻ con người và môi trường sinh thái. Trong điều kiện hiện nay, sản xuất kinh doanh nông nghiệp nói chung, KTNNHH ở Sơn La nói riêng, cần bảo đảm các tiêu chuẩn VietGAP, HACCP (hệ thống phân tích, xác định và tổ chức các mối nguy trọng yếu trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm). Đây là những tiêu chí quan trọng để sản phẩm nông nghiệp Sơn La đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững.

Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Sơn La đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 đã xác định rõ phương hướng phát triển nông nghiệp là: tập trung khai thác tốt mọi tiềm năng về đất đai, lao động để phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa với tốc độ nhanh, bền vững. Trên cơ sở sử dụng hiệu quả các tiềm năng, thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn để mở rộng ngành nghề, đa dạng hóa các loại hình sản xuất nông nghiệp, nông thôn nhằm tăng thêm việc làm, tăng thu nhập.

Phát triển KTNNHH cần dựa trên động lực nội tại của các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa là chủ yếu, các chính sách phát triển KTNNHH đóng vai trò hỗ trợ, tạo điều kiện phát huy động lực nội tại cho KTNNHH phát triển, đảm bảo hài hòa các lợi ích.


3.1.3. Định hướng phát triển

Một là, phát triển KTNNHH phù hợp với điều kiện của từng vùng sinh thái của tỉnh. Nghiên cứu thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Sơn La trong những năm gần đây và từ kết quả khảo sát KTNNHH ở một số huyện cho thấy, nông nghiệp Sơn La có những nét đặc thù khác với một số địa phương khác, đó là sự đa dạng về loại hình và từng vùng có lợi thế khác nhau. Vì vậy, trong những năm tới, cần định hướng KTNNHH phát triển theo hướng chuyên môn hóa, phù hợp với chuyên môn hóa theo từng tiểu vùng sinh thái.

Vùng trung du miền núi nhìn chung thích hợp phát triển các trang trại trồng cây công nghiệp lâu năm, hàng năm, các trang trại lâm nghiệp như: chè, cà phê, sắn, mía, chăn nuôi gia súc (trâu, bò thịt, bò sữa). Cần đẩy mạnh phát triển các trang trại ở vùng này do còn có nhiều tiềm năng nhưng số lượng trang trại ít và hiệu quả KTNNHH chưa cao. Việc phát triển loại hình trang trại này sẽ đem lại hiệu quả cao về mặt môi trường, phù hợp với địa hình vùng núi cao, đảm bảo sự phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.

Hai là, phát triển KTNNHH theo hướng xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung, gắn KTNNHH với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, tăng sự cạnh tranh của sản phẩm trang trại, trong những năm tới cần gắn phát triển KTNNHH với xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung, hình thành các vùng nguyên liệu về cây, con; cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến (chè, cà phê, cao su, sắn, dứa, cam, chăn nuôi bò sữa…), gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhất là công nghệ sinh học, giống cây, con, kỹ thuật thâm canh, kỹ thuật tưới tiêu cho cây công nghiệp…

Ba là, phát triển KTNNHH gắn với ứng dụng công nghệ cao. Trong những năm qua, Sơn La đã đạt được kết quả nhất định trong việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp nói chung, KTNNHH nói riêng. Tuy nhiên, công tác nghiên cứu, chuyển giao khoa học - công nghệ còn chậm, chưa


tạo bước đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng cho các loại nông sản. Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn nhiều hạn chế và chưa có chính sách đủ mạnh để phát triển.

Bốn là, phát triển KTNNHH đa dạng và bền vững. Tập trung chuyên môn hóa sâu là yêu cầu cần thiết do tính chất đặc thù của từng vùng nên cần lựa chọn sản phẩm riêng, đa dạng.

3.2. Giải pháp và kiến nghị hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa của tỉnh Sơn La tới năm 2025

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa của tỉnh Sơn La

Để hoàn thiện chính sách phát triển KTNNHH trên địa bàn tỉnh Sơn La trong thời gian tới, cao học viên đề xuất các giải pháp sau đây:

3.2.1.1. Hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp hàng

hóa

Rà soát và xây dựng lại hoàn chỉnh quy hoạch, tạo cơ sở xây dựng các chương

trình, đề án phát triển KTNNHH phù hợp với các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng, từng huyện là yêu cầu đặt ra rất cấp thiết. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương có định hướng rõ về phát triển các cây trồng, vật nuôi, tạo điều kiện cho các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp phát triển có kế hoạch, tạo sự gắn kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản. Mặt khác, giúp cho các cơ sở sản xuất kinh doanh có cơ sở xác định và rà soát lại phương hướng kinh doanh, tăng cường đầu tư, mở rộng kinh doanh phù hợp với quy hoạch chung.

Như đã phân tích, KTNNHH Sơn La đã phát triển khá nhanh, nhưng còn thiếu quy hoạch nên hiệu quả chưa cao. Kết quả điều tra khảo sát, phỏng vấn cho thấy, có trên 50% cơ sở sản xuất kinh doanh hình thành là do theo phong trào chung và theo nhận thức của Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa. Đây cũng là vấn đề phổ biến chung của cả nước trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường. Hầu hết các loại hình sản xuất của nông hộ đều do Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa lựa chọn theo một mẫu hình thực tế mà họ đã bắt


gặp qua giao tiếp trong cuộc sống hoặc qua thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng chứ không phải dựa trên quy hoạch. Vì lẽ đó, trong cùng một địa bàn, có cùng một điều kiện tự nhiên, sinh thái và khả năng đầu tư tương đồng nhau nhưng đã hình thành các loại hình cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau.

Như vậy, việc hình thành và phát triển nông nghiệp hàng hóa là chưa dựa trên cơ sở quy hoạch phát triển cơ sở sản xuất kinh doanh một cách bài bản, mang tính chiến lược lâu dài của địa phương; chưa thực sự dựa trên thế mạnh về điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng sinh thái và chưa gắn kết với định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh. Vai trò của chính quyền các cấp trong định hướng hình thành cơ sở sản xuất kinh doanh và vùng nguyên liệu nông nghiệp tập trung thông qua công tác quy hoạch còn mờ nhạt.

Do sự phát triển thiếu quy hoạch nên hàng trăm cơ sở sản xuất kinh doanh nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Sơn La không hội đủ điều kiện để hình thành các vùng chuyên canh, không thể tạo ra những chuyển biến về kinh tế - xã hội của từng vùng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn (thậm chí nhiều mô hình đổ vỡ, như phát triển ồ ạt đàn bò sữa tại vùng quá lạnh). Phát triển KTNNHH ở Sơn La do vậy chưa tạo thành một chuỗi trong tổng thể cơ cấu kinh tế - xã hội của địa phương. Vì vậy, cao học viên cho rằng, trong những năm tới, việc phát triển KTNNHH ở Sơn La cần phải được quy hoạch mang tính hệ thống nhằm liên kết các yếu tố vĩ mô và vi mô tới phát triển KTNNHH. Xét về dài hạn, sự phát triển KTNNHH nếu không theo một quy hoạch tổng thể tất yếu sẽ dẫn đến sự phát triển không bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường.

Mặc dù đã có quy hoạch, nhưng do chưa đáp ứng yêu cầu nên cao học viên cho rằng cần thực hiện một số biện pháp cụ thể sau đây.

Một là, Sở NN&PTNT chủ trì rà soát các quy hoạch: i) Quy hoạch phát triển nông nghiệp Sơn La đến năm 2020, tầm nhìn 2030, trên cơ sở phát huy lợi thế nông nghiệp của tỉnh, tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực của Sơn La, chú ý dành quỹ đất cho quy hoạch các khu nông nghiệp công nghệ cao, trước mắt cần hình thành khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Sốp Cộp theo chủ trương,


kế hoạch của UBND tỉnh; ii) Rà soát, bổ sung quy hoạch chăn nuôi trâu bò tỉnh Sơn La đến năm 2020, tầm nhìn 2030; iii) Xây dựng quy hoạch các cánh đồng mẫu lớn sản xuất tập trung; iv) Xây dựng mới các quy hoạch đến năm 2020, tầm nhìn 2030 như: quy hoạch phát triển chăn nuôi tập trung, quy hoạch phát triển thủy sản; quy hoạch phát triển thủy lợi.

Hai là, các huyện chủ trì rà soát lại các quy hoạch phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, xác định rõ vùng phát triển cơ sở sản xuất kinh doanh, công bố quỹ đất có thể giao hoặc cho thuê để phát triển KTNNHH, chủ yếu là đất vùng trống, đồi núi trọc, đất hoang hóa, ao hồ. Việc rà soát và điều chỉnh quy hoạch phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La giai đoạn 2010 - 2020 và các quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch vùng và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các huyện thời kỳ 2010 - 2020.

Ba là, Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các huyện xây dựng quy hoạch phát triển KTNNHH trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2030. Trên cơ sở đó, các huyện cần xây dựng quy hoạch chi tiết phát triển KTNNHH trên địa bàn từng huyện. Quy hoạch phát triển KTNNHH trên địa bàn huyện phải phù hợp với qui hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn của địa phương, khắc phục tình trạng thiếu định hướng, hiệu quả thấp và kém bền vững. Khai thác có hiệu quả tài nguyên đất đai, nước, sinh vật, lao động, vốn và các tiềm năng kinh tế khác để sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hoá có chất lượng và giá trị cao, tạo việc làm và nâng cao thu nhập của nông dân. Hình thành các vùng sản xuất tập trung các loại cây trồng, vật nuôi là thế mạnh của mỗi vùng, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ phục vụ cho việc phát triển KTNNHH theo hướng thâm canh, đạt hiệu quả cao. Phát triển KTNNHH bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái và bền vững. Quy hoạch phát triển KTNNHH trên địa bàn tỉnh Sơn La cần được triển khai xây dựng và hoàn thành trong năm 2020.

Bốn là, quy hoạch phát triển KTNNHH phải đảm bảo thời gian lâu dài, khoảng 20 năm, tránh quy hoạch chồng chéo gây khó khăn cho các Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa trong định hướng kinh doanh lâu dài. Để


quy hoạch phát triển KTNNHH Sơn La có tính khả thi cao và bảo đảm sự phát triển bền vững, cần chú ý một số yếu tố sau đây:

- Quy hoạch phát triển KTNNHH phải được dựa trên cơ sở phát huy lợi thế của từng vùng, tạo ra những tiểu vùng nông nghiệp chuyên môn hóa với khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, chất lượng cao. Xác định phương hướng phát triển các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với lợi thế đất đai, khí hậu của mỗi vùng và có tính đến khả năng tiêu thụ sản phẩm.

- Quy hoạch phát triển cơ sở sản xuất kinh doanh gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và phù hợp với các quy hoạch chi tiết, gắn với phát triển vùng nguyên liệu, vùng chuyên canh các sản phẩm phục vụ chế biến nông, lâm, thủy sản và xuất khẩu. Xây dựng các cơ sở sản xuất kinh doanh chuyên canh điển hình, đạt hiệu quả cao về năng suất chất lượng, đảm bảo an toàn trong vệ sinh thực phẩm. Xây dựng thương hiệu sản phẩm ở vùng nguyên liệu an toàn, và là nguồn nguyên liệu để chế biến ra các sản phẩm sạch, cao cấp tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

- Quy hoạch phát triển KTNNHH gắn với công nghiệp chế biến, hình thành chuỗi sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

- Quy hoạch phát triển hệ thống hỗ trợ KTNNHH, bao gồm từ sản xuất đến dịch vụ cung ứng (giống, phân bón, bảo vệ thực vật, chế biến, bảo quản, lưu thông, dịch vụ chuyển giao công nghệ, dịch vụ tài chính .v.v.) đến tiêu thụ sản phẩm (hệ thống chợ, chế biến sản phẩm) và kết nối với thị trường vùng núi phía bắc, quốc gia và quốc tế.

- Quy hoạch phát triển KTNNHH gắn với quy hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông, thuỷ lợi, hệ thống cung cấp điện, nước và các công trình hạ tầng khác đảm bảo cho các hoạt động sản xuất và dịch vụ của cơ sở sản xuất kinh doanh.

- Quy hoạch phát triển KTNNHH gắn với bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn tực phẩm.

Năm là, công bố công khai quy hoạch cơ sở sản xuất kinh doanh đến từng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/10/2022