Cùng với đó, với nhiều giải pháp về cơ sở hạ tầng, mạng lưới hỗ trợ, nghiên cứu – phát triển, chuyển giao – đổi mới công nghệ, truyền thông, cơ chế chính sách đối với hoạt động sáng tạo khởi nghiệp, thời gian gần đây, tinh thần khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo đang lan tỏa mạnh mẽ và sôi động trong thế hệ thanh niên và lớp doanh nhân tại tỉnh.
Quyết định 1102/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt điều lệ hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Sơn La ngày 16/05/2018. Quyết định này nhằm mục đích: (1) tập hợp, đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, hỗ trợ nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. (2) Hiệp hội là đầu mối kết nối giữa cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Sơn La với cơ quan Nhà nước các cấp trong tỉnh. Là đại diện của cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Sơn La với các tổ chức doanh nghiệp trong nước và quốc tế. (3) Hiệp hội là cầu nối cho sự hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp hội viên nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, với tôn chỉ: “Hiệp hội là tổ chức của cộng đồng doanh nghiệp, trong đó hội viên vừa là chủ nhân, vừa là khách hàng của Hiệp hội và mỗi hội viên đều là khách hàng, là đối tác và là nhà đầu tư chiến lược của nhau”.
Bên cạnh đó, các đơn vị khác như Tỉnh đoàn Sơn La, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tỉnh Sơn La, Hiệp hội doanh nghiệp cũng đưa ra những chương trình mục tiêu để cụ thể hóa các vấn đề của tỉnh trong thời gian qua, như chương trình Café doanh nhân, tư vấn khởi nghiệp….
2.2.4. Tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
Để thực hiện tốt các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra, cũng như các nghị quyết của HĐND tỉnh, UBND và các cơ quan chuyên môn của tỉnh đã chủ động thực hiện chính sách, cụ thể như sau
Chính sách hỗ trợ về vốn và tín dụng cho thanh niên khởi nghiệp
Thời gian gần đây, tinh thần khởi nghiệp đang lan tỏa mạnh mẽ và sôi động trong thế hệ thanh niên và lớp doanh nhân trẻ tại Tỉnh Sơn La. Các mô hình khởi nghiệp, những hoạt động hỗ trợ diễn ra ngày càng phong phú dưới nhiều hình thức,
trên các lĩnh vực như bán buôn, bán lẻ, công nghiệp chế biến, chế tạo, xây dựng, bất động sản, khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn… Đến nay, thông qua chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, Tỉnh Sơn La đã tạo lập được môi trường đầu tư an toàn, thông thoáng, ổn định và hiệu quả. Ngoài ra, tỉnh sẽ triển khai đồng bộ, liên tục nhiều giải pháp, trong đó, chú trọng hỗ trợ mạnh mẽ hoạt động khởi nghiệp thường xuyên, tổ chức tuyên truyền tư vấn, đào tạo, định hướng học sinh, sinh viên, khơi dậy ý định khởi nghiệp và kiến tạo các năng lực khởi nghiệp. Tỉnh Sơn La cũng sẽ kiến nghị đưa nội dung khởi nghiệp vào chương trình đào tạo của các trường cao đẳng, đại học mà trước mắt là các trường trên địa bàn tỉnh.
Để tiếp thêm sức mạnh cho các doanh nghiệp, trong thời gian qua, Tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ như: Ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp; thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại giữa chính quyền và doanh nghiệp nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; giúp đỡ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn vay với lãi suất thấp; tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ…
Ngân hàng nhà nước Chi nhánh tỉnh Sơn La và các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã triển khai chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, tổ chức làm việc, đối thoại với doanh nghiệp kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tiếp cận nguồn vốn Ngân hàng. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách cho vay; Đẩy mạnh cung cấp các sản phẩm dịch vụ gắn với hoạt động cho vay. Triển khai mở rộng các mô hình chuỗi giá trị liên kết, hợp tác 04 nhà (nhà nông - doanh nghiệp -nhà khoa học - ngân hàng), đối tượng đầu tư theo hướng khép kín từ khẩu sản xuất đến khâu tiêu thụ, xuất khẩu; Thực hiện các giải pháp nhằm tăng trưởng tín dụng đối với ngành nghề, lĩnh vực đang là thế mạnh trên địa bàn; ưu tiên nguồn vốn đẩy mạnh cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, các khách hàng truyền thống, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các tổ chức tín dụng đã chủ động lồng ghép chương trình bình ổn thị trường với chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp, mở rộng đối tượng tiếp cận vốn theo chương trình từ các doanh nghiệp phân phối lưu thông hàng hóa bình ổn sang các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ưu tiên, các
doanh nghiệp tham gia mô hình liên kết vùng, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp sạch.
Bảng 2.2 cho thấy, để hỗ trợ khởi nghiệp và thực hiện các văn bản của UBND tỉnh Sơn La thì các tổ chức tín dụng, các hiệp hội đoàn thể như tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, hội Nông dân tỉnh… đã cố gắng phát triển các chương trình hỗ trợ cho thanh niên. Đầu tiên, có thể thấy là sự hỗ trợ của ngân hàng chính sách xã hội tỉnh – với mục tiêu hướng tới phát triển cho nông nghiệp nông thôn. Vốn vay của ngân hàng chính sách dành cho các đối tượng khởi nghiệp tăng lên qua thời gian. Từ năm 2016 – 2018, mức tăng chỉ rơi vào khoảng 4%/năm do nguồn từ ngân hàng không có nhiều, phải huy động từ các quỹ khác nhau của nhà nước.
Bảng 2.2. Vốn hỗ trợ của các TCTD cho thanh niên khởi nghiệp
(Đơn vị tính: triệu đồng)
2016 | 2017 | 2018 | 2019 | |
Hỗ trợ từ NH Chính sách Xã hội | 92.787 | 98.778 | 101.443 | 124.555 |
Hỗ trợ từ các tổ chức tín dụng khác | 435.145 | 521.225 | 535.117 | 548.662 |
Hỗ trợ từ cơ quan đoàn thể | 1.828 | 2.878 | 3.217 | 3.978 |
Tổng | 529.760 | 622.881 | 639.777 | 677.195 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh Nghiệm Về Chính Sách Hỗ Trợ Thanh Niên Khởi Nghiệp Ở Một Số Nước Và Địa Phương Trong Nước
- Bài Học Kinh Nghiệm Về Chính Sách Hỗ Trợ Thanh Niên Khởi Nghiệp Đối Với Tỉnh Sơn La
- Thực Trạng Bộ Máy Hỗ Trợ Thanh Niên Khởi Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Sơn La
- Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trên địa bản tỉnh Sơn La - 9
- Đánh Giá Chính Sách Hỗ Trợ Thanh Niên Khởi Nghiệp
- Giải Pháp Hoàn Thiện Chính Sách Hỗ Trợ Thanh Niên Khởi Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Sơn La
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
(Nguồn: tổng hợp của tác giả từ báo cáo của NHNN và UBND tỉnh)
Tuy nhiên, nguồn này có lãi suất rất rẻ (chỉ khoảng 6%/năm – thấp hơn rất nhiều so với lãi suất của các tổ chức tín dụng khác trên thị trường). Đến năm 2019, thực hiện chỉ đạo về vấn đề cho vay nông nghiệp nông thôn và khởi nghiệp, cùng với sự đồng ý của UBND tỉnh, Ngân hàng chính sách đã đẩy mạnh vay vốn cho thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh thêm hơn 22 tỷ đồng để có thể phát triển các mô hình liên quan như nuôi dế, trồng cây ăn quả có múi, nuôi cá lồng trên hồ Thủy điện Sơn La, mô hình nhân nuôi ong mật (Apis cerana)… nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình gắn với tăng tỷ lệ che phủ của rừng và bảo tồn đa dạng sinh học…
Mặc dù vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội rẻ, lại được sử dụng trong thời gian dài, hầu hết không cần tài sản đảm bảo – là điều kiện thuận lợi để thanh niên tiếp cận. Nhưng nguồn này bị hạn chế bởi mục tiêu của ngân hàng là hộ nghèo, cận
nghèo, do đó, đại đa số thanh niên khó tiếp cận. Nguồn tiếp theo mà tỉnh cố gắng để thanh niên khởi nghiệp tiếp cận là nguồn vay từ các tổ chức tín dụng trên địa bàn – mà lớn nhất là các ngân hàng thương mại, nhưng với điều kiện vay chặt chẽ nên thanh niên cũng khó tiếp cận. Nếu nguồn vốn vay từ Ngân hàng chính sách chỉ chiếm từ 16 – 18% tổng nguồn vốn thì vốn từ các tổ chức tín dụng chiếm đến trên 80% tổng nguồn. Có thể nói rằng, đây là nguồn dồi dào nhất trong nền kinh tế, bởi các ngân hàng có thể huy động vốn từ các nơi khác nhau trong nền kinh tế. Trong số này, các ngân hàng thương mại quốc doanh như Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã hỗ trợ cho các hoạt động khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn tỉnh như đồng tài trợ cho các dự án Xây dựng mô hình nhân nuôi ong mật (Apis cerana) nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình gắn với vườn rừng và bảo tồn đa dạng sinh học ở huyện Sốp Cộp. Kết quả bước đầu cho thấy, các hộ tham gia mô hình có thêm thu nhập khoảng 1,5-2 triệu đồng/thùng ong, khi dự án kết thúc góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Hoặc tài trợ cho mô hình chế biến nước mắm từ cá nước ngọt lòng hồ tại huyện Quỳnh Nhai tỉnh Sơn La đã giải quyết được một phần đầu ra đối với sản phẩm cá lòng hồ cho bà con khai thác đánh bắt thủy sản tại huyện Quỳnh Nhai, tạo việc làm, tăng thu nhập, tạo thêm sản phẩm mới của địa phương...
Bảng 2.3. Tỷ trọng vốn hỗ trợ cho thanh niên khởi nghiệp
2016 | 2017 | 2018 | 2019 | |
Hỗ trợ từ NH Chính sách Xã hội | 17,51% | 15,86% | 15,86% | 18,39% |
Hỗ trợ từ các tổ chức tín dụng khác | 82,14% | 83,68% | 83,64% | 81,02% |
Hỗ trợ từ cơ quan đoàn thể | 0,35% | 0,46% | 0,50% | 0,59% |
Tổng | 100,00% | 100,00% | 100,00% | 100,00% |
(Nguồn: tổng hợp của tác giả từ báo cáo của NHNN và UBND tỉnh)
Nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng thường có thời gian ngắn hơn, tập trung vào các vấn đề có thể sinh lời được. Lãi suất vay vốn của thanh niên khởi nghiệp rơi vào khoảng 12% - 16% tùy ngân hàng – tức là cao hơn nhiều so với ngân hàng chính sách xã hội. Tuy nhiên, cũng chính vì nguồn vốn này mà rất nhiều thanh niên
có vốn để phát triển. Thời điểm hiện tại, các tổ chức tín dụng cũng tập trung vào 1 số lĩnh vực điển hình, dễ có khả năng thu hồi như tài trợ cho Đề án hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp KH&CN: Năm 2017 và 2018 đã hoàn thành hỗ trợ 02 doanh nghiệp trở thành doanh nghiệp KH&CN, năm 2019 đang tiến hành các thủ tục hỗ trợ 02 doanh nghiệp KH&CN tiếp nhận và hoàn thiện quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Thực hiện dự án nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa chủ lực của tỉnh: Năm 2018 hỗ trợ 01 Công ty cổ phần đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015. Năm 2019 đang khảo sát để hỗ trợ 02 doanh nghiệp tiếp cận vốn. Đây là những thành công của doanh nghiệp trên thị trường khi có thể tự kết nối vốn đối với các ngân hàng.
Đối với các Đoàn – hội, do đây là tổ chức tự nguyện, kinh phí không có nhiều nên tỉ trọng vốn hỗ trợ không nhiều, chỉ xấp xỉ 0,5% trên tổng nguồn vốn. Chỉ trừ năm 2017, khi UBND tỉnh Sơn La ban hành chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp thì nguồn vốn của các đơn vị này (chủ yếu là từ tỉnh đoàn Sơn La) rót xuống tăng lên gần 3 tỉ đồng, mức cho vay của từng dự án thấp (đa phần dưới 100 triệu đồng) còn lại mức độ tăng hàng năm không nhiều. Nguyên nhân của tình trạng này là các tổ chức đoàn thể không có vốn và các dự án khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh đa phần tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp nên nhu cầu vốn cũng không lớn. Giai đoạn 2016 – 2019, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho thanh niên về khởi nghiệp, lập nghiệp; tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho thanh niên, học sinh, sinh viên. Tổ chức 54 buổi tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, hướng dẫn xây dựng mô hình mới vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp cho hơn 3.000 đoàn viên; thành lập 03 Câu lạc bộ thanh niên khởi nghiệp ở các huyện Mai Sơn, Mộc Châu, Thành phố Sơn La.
Ngoài ra, cao học viên biết được rằng, thanh niên khởi nghiệp có thể huy động vốn thông qua họ/hụi/phường trên địa bàn mà họ hoạt động, song con số này không rõ thống kê và bản thân Ngân hàng nhà nước cho rằng đây là tín dụng phi chính thức, không khuyến khích phát triển. Trong thời gian tới, nên cân nhắc điều chỉnh các quan hệ trong vấn đề vay mượn này nhằm hạn chế phát sinh thành tín dụng đen.
Hỗ trợ về kế toán cho các doanh nghiệp
Để giảm bớt gánh nặng về thời gian, chi phí cho doanh nghiệp trong việc tuân thủ quy định pháp luật nói chung và pháp luật thuế nói riêng Cục Thuế tỉnh đã triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ thông tin về thuế cho doanh nghiệp khởi nghiệp với mục tiêu tuyên truyền và hỗ trợ kịp thời thông tin liên quan về thuế cho doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn. Không để doanh nghiệp khởi nghiệp gặp khó khăn hay ngừng kinh doanh do thiếu thông tin về thuế. Cục Thuế tỉnh đã làm việc với các đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ liên quan đến lĩnh vực thuế như:
Đại lý thuế, đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ chứng thư số, dịch vụ cung cấp phần mềm kế toán đề nghị các đơn vị cùng đồng hành và hỗ trợ những điều kiện tốt nhất đến doanh nghiệp.
Cục Thuế Sơn La mở chuyên mục riêng để hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp trên công thông tin điện tử của Cục Thuế, hướng dẫn cho các doanh nghiệp: Tìm hiểu các yếu tố trước khi thành lập doanh nghiệp; Lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp; Các công việc doanh nghiệp cần làm khi sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp... Việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp qua các hình thức: Tập huấn, đối thoại trực tiếp, trả lời qua thư điện tử; giao lưu trực tuyến trên trang điện tử của Cục Thuế tỉnh.
Bảng 2.4. Hỗ trợ của cục thuế trong vấn đề kế toán, thuế
(Đơn vị tính: lượt)
2016 | 2017 | 2018 | 2019 | |
Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tiếp cận hồ sơ thành lập | 48 | 92 | 47 | 48 |
Hỗ trợ tải phần mềm kế toán miễn phí | 42 | 88 | 32 | 45 |
(Nguồn: Cục thuế Sơn La) Từ năm 2016, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã ký thỏa thuận với Công ty Cổ phần MISA tặng phần mềm kế toán cho các doanh nghiệp mới thành lập trên địa bàn tỉnh. Tổng số thanh niên khởi nghiệp có ý định thành lập mới hộ kinh doanh hay doanh nghiệp đã được tiếp cận với vấn đề về thủ tục hành chính cũng như các phần
mềm kế toán đã giải quyết được vấn đề lớn về tiền phải trả về thuế. Đặc biệt, năm 2017 là năm đột phá của tỉnh khi hỗ trợ được rất nhiều cho thanh niên khởi nghiệp nhằm tiết kiệm chi phí.
Chính sách hỗ trợ về mặt bằng, các loại thuế
Theo quy hoạch trên địa bàn tỉnh có 01 khu công nghiệp và 08 cụm công nghiệp với tổng diện tích là 294,57 ha. Đến nay có khu công nghiệp Mai Sơn và 03 cụm công nghiệp đang hoạt động và sẵn sàng tiếp nhận các doanh nghiệp thực hiện đầu tư.
Cụ thể: Khu Công nghiệp Mai Sơn đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 09 nhà đầu tư các lĩnh vực sản xuất gồm: Chế biến nông, lâm sản, sang chiết gas, nhà máy điện quang năng, sản xuất vật liệu xây dựng, than sinh học, …với diện tích đất; giao là 33,38 ha/44,38 ha đất của giai đoạn I (chiếm 75%); Cụm công nghiệp Gia Phù (Phù Yên) quy hoạch 38 ha (giai đoạn I là 28ha), đã thu hút 02 doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy luyện đồng và may mặc; Cụm công nghiệp Quang Huy (Phù Yên) quy mô 5 ha, đã có 01 doanh nghiệp đầu tư may giầy da xuất khẩu; Cụm công nghiệp Bó Bun, Mộc Châu diện tích quy hoạch 38,62 ha, đã có 03 doanh nghiệp đầu tư dự án chế biến tre, chiết nạp gas và kho chứa xi măng..
HĐND tỉnh đã ban bành Nghị quyết số 48/2017/NQ-HĐND ngày 21 tháng 7 năm 2017 về cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp, Hợp tác xã trong việc nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh. Theo đó thành lập các tổ hỗ trợ thuộc UBND các cấp tham gia hướng dẫn, vận động tuyên truyền và hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai, làm đầu mối khâu nối các bên trong quá trình thỏa thuận chuyển nhượng, thuê đất.
Hoạt động hỗ trợ khoa học, công nghệ cho doanh nghiệp đã được tỉnh quan tâm thực hiện. UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2378/QĐ-UBND ngày 10 tháng 10 năm 2016 phê duyệt Đề án Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020 với mục tiêu tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp khoa học và công nghệ được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy
định của pháp luật, phát triển nhanh và bền vững các doanh nghiệp khoa học công nghệ mới. Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có 09 sản phẩm được cấp văn bằng bảo hộ.
Triển khai hỗ trợ về ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ các sản phẩm xây dựng thương hiệu, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Hỗ trợ ứng dụng, nhân rộng các kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học về nâng cao năng xuất chất lượng các sản phẩm nông nghiệp và các lĩnh vực khác có liên quan.
Bảng 2.5. Hỗ trợ của tỉnh về thuê mặt bằng
(Đơn vị tính: lượt)
2016 | 2017 | 2018 | 2019 | |
Hỗ trợ trong khu công nghiệp | 3 | 3 | 4 | 4 |
Hỗ trợ ngoài khu công nghiệp | 421 | 428 | 466 | 478 |
(Nguồn: Báo cáo của UBND tỉnh) Do khu công nghiệp Mai Sơn mới chỉ có 11 doanh nghiệp hoạt động nên các doanh nghiệp do thanh niên khởi nghiệp được miễn tiền thuê đất trong vòng 20 năm. Đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp bên ngoài, chủ yếu thuê đất của các xã hoặc hợp tác xã trên địa bàn tỉnh thì được miễn tiền thuê đất trong vòng 20 – 70 năm tùy theo loại hình mà tỉnh khuyến khích. Các vấn đề mà tỉnh hỗ trợ về thuế có
thể kể đến như
- Hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án;
- Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo;
- Miễn, giảm thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao để bằng mức thuế phải nộp án dụng với người nước ngoài có cùng mức thu nhập;
- Chính sách một giá trong thuê đất trực tiếp từ Ban quản lý khu công nghệ cao;
- Thế chấp giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trong thời hạn thuê đất, thuê lại đất tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
- Miễn tiền thuê đất thực hiện dự án nghiên cứu - phát triển công nghệ hoặc đào tạo nhân lực khoa học công nghệ trình độ cao theo quy định của Chính phủ.