Kinh Nghiệm Về Chính Sách Hỗ Trợ Thanh Niên Khởi Nghiệp Ở Một Số Nước Và Địa Phương Trong Nước


Quan điểm của lãnh đạo chính quyền về chính sách thanh niên khởi nghiệp

Đối với khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn tỉnh, thì vấn đề quan điểm của lãnh đạo là vô cùng cần thiết, bởi nó thể hiện khả năng ủng hộ hay không ủng hộ chủ trương này. Nếu như tỉnh đưa ra các chính sách cần thiết hỗ trợ khởi nghiệp của thành niên thì sẽ có nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp của thanh niên được hình thành. Ngược lại, thanh niên sẽ rất khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn lực để cụ thể hóa ý tưởng kinh doanh của mình, cũng như không có đủ các điều kiện cần thiết để nhận được sự hỗ trợ của Đoàn thể các nơi.

Phong trào thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh

Bất cứ hoạt động nào, nếu như có phong trào cũng đều trở nên sôi nổi. Do đó, nếu phong trào thanh niên khởi nghiệp được tổ chức rộng rãi trong các tầng lớp thanh niên thông qua các tổ chức như Đoàn thanh niên, hội sinh viên và các tổ chức thanh niên khác thì thanh niên sẽ tiếp cận được nhiều thông tin hơn, qua đó tạo động lực giúp thanh niên tự tin khởi nghiệp. Do đó, nếu như các vấn đề liên quan đến khởi nghiệp được quảng bá sâu rộng, và có được những hỗ trợ nhất định thì mới thúc đẩy các chính sách đi vào cuộc sống và gắn với các nhu cầu của thanh niên.

1.3.2. Các nhân tố khách quan

Đối với thanh niên khởi nghiệp, thì các chính sách chung của nhà nước có tác động trực tiếp và quyết định hơn và nó làm nền tảng để địa phương xây dựng các chiến lược cho mình, nhất là những tỉnh có nguồn lực hạn hẹp.

Chiến lược khởi nghiệp quốc gia

Chiến lược khởi nghiệp quốc gia là một chương trình được lên kế hoạch thực hiện trong chuỗi giá trị giúp thanh niên khởi nghiệp thành công, hiệu quả hơn. Tùy vào thế mạnh riêng, mỗi quốc gia và địa phương chọn cho mình những lĩnh vực ưu tiên phù hợp, sau đó Nhà nước sẽ ban hành toàn bộ hoặc một phần chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp hoạt động hiệu quả.

Trong chính sách khởi nghiệp, thông thường nhà nước (chủ thể ban hành chính sách) chú ý đến những vấn đề như:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Tăng cường giáo dục tinh thần khởi nghiệp và phát triển các kỹ năng


Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trên địa bản tỉnh Sơn La - 5

Trọng tâm của kỹ năng khởi nghiệp bao gồm kỹ năng mềm và các năng lực chuyên môn cần có như kiến thức cơ bản về khởi nghiệp, kế hoạch kinh doanh, năng lực tài chính và kỹ năng quản lý. Chính sách và các chương trình giáo dục khởi nghiệp hiệu quả tập trung vào phát triển năng lực kinh doanh và kỹ năng cần thiết trong các điều kiện công việc cụ thể nhằm nâng cao năng lực khởi nghiệp và phát triển văn hóa khởi nghiệp trong xã hội. Có kĩ năng thì thanh niên khởi nghiệp mới đủ tự tin phát triển các vấn đề khác.

Tạo điều kiện trao đổi và đổi mới công nghệ

Khởi nghiệp và công nghệ luôn hỗ trợ lẫn nhau. Tại các nước đang phát triển, cả hai yếu tố này đều quan trọng tùy vào mức độ phát triển kinh tế, tỷ lệ ứng dụng công nghệ và khả năng đổi mới của doanh nghiệp. Các quốc gia có thể áp dụng các giải pháp như: (i) Hỗ trợ phát triển công nghệ thông tin và truyền thông cho khu vực tư nhân; (ii) Tăng cường mạng lưới liên kết, cụm công ty, cụm ngành nhằm phổ biến công nghệ và đổi mới; (iii) Xây dựng cầu nối giữa cơ quan nhà nước, viện nghiên cứu, các trường đại học và khu vực tư nhân; và (iv) Hỗ trợ khởi nghiệp công nghệ cao.

Hỗ trợ tiếp cận tài chính

Các giải pháp hỗ trợ khởi nghiệp tiếp cận tài chính như: (i) Tăng cường tiếp cận với các dịch vụ tài chính; (ii) Đẩy mạnh tài trợ cho đổi mới công nghệ; (iii) Nâng cao năng lực cho các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tài chính để phục vụ khởi nghiệp; và (iv) Cung cấp các chương trình đào tạo về tài chính cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý cần hướng đến nâng cao tinh thần khởi nghiệp của các cá nhân trong xã hội nhằm thực hiện những ý tưởng kinh doanh mới trên cơ sở chấp nhận rủi ro có thể tính toán được. Nội dung chính sách đưa ra các giải pháp tối ưu hóa môi trường pháp lý về khởi nghiệp của một quốc gia, cụ thể: (i) Rà soát các yêu cầu pháp lý khởi nghiệp; (ii) Giảm thiểu rào cản pháp lý cho doanh nghiệp khởi nghiệp; (iii) Xây dựng niềm tin cho doanh nghiệp khởi nghiệp về môi trường pháp lý; và (iv) Hướng dẫn các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.


Nhận thức về khởi nghiệp của xã hội

Nếu một quốc gia có được: (i) Hiểu biết cộng đồng về giá trị của khởi nghiệp và giải quyết những thành kiến tiêu cực trong nhận thức xã hội, (ii) Nhận thức cộng đồng về các cơ hội khởi nghiệp; và (iii) Khuyến khích các sáng kiến trong khu vực tư nhân và tăng cường mạng lưới giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp thì thanh niên khởi nghiệp sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận vốn, chính sách và cũng tạo được hàng lang pháp lí cho các đối tượng khác nhau tham gia vào quá trình tài trợ, đầu tư cho quá trình khởi nghiệp.

1.4. Kinh nghiệm về chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp ở một số nước và địa phương trong nước

1.4.1. Kinh nghiệm về chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp ở một số nước Israel

Israel được coi là điển hình đầu tiên của mô hình quốc gia khởi nghiệp. Chính phủ Israel luôn hướng đến phát triển môi trường khởi nghiệp trong nước lẫn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Các ý tưởng khởi nghiệp đều hướng tới giải quyết các vấn đề toàn cầu nhằm thu hút đầu tư quốc tế. Đặc biệt, các nhà khởi nghiệp luôn sẵn sàng chấp nhận mức rủi ro cao, kể cả khi chúng chưa được lên kế hoạch hoàn thiện và mang trong mình nhiều rủi ro khi triển khai. Bất kỳ thành công hay thất bại nào cũng được nhìn nhận là nền tảng cần thiết cho sự phát triển và nhiều nhà đầu tư có ấn tượng với những ứng viên từng trải qua nhiều thất bại hơn những người khác. Nhiều công ty khởi nghiệp thành công đã bán mình cho các đối tác quốc tế, sau đó lại tiếp tục bắt tay thực hiện những ý tưởng mới. Nhờ vậy, Israel đã trở thành một vườn ươm tuyệt vời cho những ý tưởng công nghệ.

Tại vườn ươm khởi nghiệp Israel, nhà khởi nghiệp và nhà đầu tư mạo hiểm được đặt gần nhau ngay từ đầu. Chính nhờ dân số ít và môi trường gần gũi giữa các quần thể quân sự lẫn dân sự đã giúp các nhà khởi nghiệp và nhà đầu tư có sự hiểu biết và thân thiết lẫn nhau từ trước khi ý tưởng khởi nghiệp sinh ra, cho phép quyết định đầu tư mạo hiểm được đưa ra dễ dàng hơn. Cụ thể, về phía nhà đầu tư, họ có cơ hội được kiểm chứng năng lực của ứng viên thông qua quá trình làm việc và


cách ứng viên đó đối mặt với khó khăn. Ngược lại về phía nhà khởi nghiệp, họ có thêm mục đích để luôn nỗ lực phấn đấu trong học tập và lao động, cũng như phát triển được kinh nghiệm và quan hệ của bản thân nhằm phục vụ các ý tưởng khởi nghiệp nảy sinh sau này.

Đức

Hệ sinh thái khởi nghiệp của Đức có sức hấp dẫn rất lớn, cả về sự đa dạng lẫn toàn diện ở châu Âu, đặc biệt là tại Berlin. Tất cả các nhà khởi nghiệp lẫn đầu tư trên thế giới đều có thể tìm thấy cơ hội cho mình tại đây. Môi trường năng động của Berlin cung cấp đầy đủ các điều kiện cần thiết giúp cung cấp cơ hội đào tạo, khả năng tiếp cận vốn và mở rộng quy mô cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Đức cũng là nơi có nhiều hơn một thung lũng Silicon. Các công ty khởi nghiệp có xu hướng tập trung xung quanh các trường đại học, nơi sản sinh ra các chuyên gia có trình độ cao và các nghiên cứu tập trung vào thực tiễn, đã tạo ra một môi trường tuyệt vời cho đổi mới sáng tạo. Thống kê cho thấy, Đức là quốc gia đứng đầu châu Âu về sáng tạo với 67.899 đơn xin cấp bằng sáng chế vào năm 2016. Kết hợp với cơ sở hạ tầng tiên tiến, trải rộng trên toàn lãnh thổ, nước Đức đã cho phép mọi ý tưởng kinh doanh tìm được nơi phù hợp để triển khai thuận tiện và dễ dàng.

Doanh nghiệp tại Đức được bảo trợ bởi một môi trường kinh tế, chính trị rất ổn định. Hệ thống luật bản quyền, luật sáng chế và luật thương hiệu được thiết kế để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ rất tốt. Chính sách kinh tế của Đức cũng tập trung vào việc bảo vệ các ý tưởng xuất sắc. Đơn cử là Luật Cạnh tranh, cho phép đảm bảo các đối thủ không được phép tung các thông tin sai sự thật về nhau để thu hút khách hàng. Đức không chỉ bảo vệ quyền tự do cạnh tranh, mà còn bảo vệ sự tự do của công dân. Người dân được bầu cử tự do và quyền lực được phân chia để tránh sự lạm dụng. Nhờ vậy, bất chấp cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, số lượng việc làm trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ (MittelIstand) đã tăng khoảng 2,5 triệu người trong giai đoạn 2007 – 2011. Ngoài ra mạng lưới hỗ trợ doanh nhân cũng làm việc hết sức hiệu quả. Các công ty khi thành lập cũng nhận được rất nhiều sự hỗ trợ về thông tin, cách tiếp cận và xử lý hiệu quả nguồn vốn, cùng mạng lưới các doanh nghiệp khởi nghiệp lẫn các chương trình hỗ trợ từ chính phủ.


Trung Quốc

Đối với Trung Quốc, mắt xích còn thiếu và yếu mà nước này hiện nay đang tìm cách khắc phục chính là công nghệ. Trước tình hình kinh tế tăng trưởng chậm lại và thiếu đi động lực phát triển, chính phủ Trung Quốc rất mong muốn thúc đẩy được tinh thần khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp phục vụ tiêu dùng. Kể từ năm 2015, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã có nhiều động thái thúc giục các chính quyền địa phương thực hiện các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo như nới lỏng quy định đăng ký kinh doanh và mở cửa tín dụng nhằm thu hút vốn. Nhiều vườn ươm khởi nghiệp đã được mở ra trên cả nước dựa trên cả nguồn vốn dồi dào của tư nhân lẫn chính phủ, giúp hệ sinh thái khởi nghiệp của Trung Quốc bùng nổ. Các số liệu chỉ ra rằng nếu như trong năm 2014, chỉ có khoảng 14% các "startup kỳ lân" (startup đạt giá trị trên 1 tỷ USD) trên thế giới đặt trụ sở tại Trung Quốc, thì đến cuối năm 2017, con số này đã tăng lên 35%. Trong khi tại Mỹ, con số này đã giảm từ 61% xuống còn 41% trong năm 2017. Tính đến quý 2/2018, 47% nguồn vốn đầu tư mạo hiểm của thế giới đã đổ vào Trung Quốc, cao hơn con số 35% của Mỹ và Canada.

1.4.2. Kinh nghiệm về chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp ở một số địa phương

Thành phố Hồ Chí Minh

Thời gian gần đây, tinh thần khởi nghiệp đang lan tỏa mạnh mẽ và sôi động trong thế hệ thanh niên và lớp doanh nhân trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Các mô hình khởi nghiệp, những hoạt động hỗ trợ diễn ra ngày càng phong phú dưới nhiều hình thức, trên các lĩnh vực như bán buôn, bán lẻ, công nghiệp chế biến, chế tạo, xây dựng, bất động sản, khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn… Đến nay, thông qua chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo lập được môi trường đầu tư an toàn, thông thoáng, ổn định và hiệu quả.

Về cơ bản hệ sinh thái khởi nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đã dần hình thành với đầy đủ các yếu tố thiết yếu: trung tâm hỗ trợ; không gian làm việc chung; quỹ đầu tư mạo hiểm; các tập đoàn lớn; hệ thống các tổ chức hỗ trợ; truyền thông.


Hệ sinh thái khởi nghiệp hoạt động hiệu quả là tiền đề quan trọng để tinh thần kinh doanh ngày càng phát triển, có nhiều thanh niên khởi nghiệp hiệu quả. Theo đánh giá chung, hệ sinh thái khởi nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh đang ở những giai đoạn đầu của cấp độ 3 (hệ sinh thái đang phát triển) về văn hóa khởi nghiệp, cũng như về mật độ khởi nghiệp và các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp; Cấp độ 2 (hệ sinh thái nền tảng) về chính sách nhà nước, môi trường pháp lý cũng như về nhân lực cho khởi nghiệp. Hiện tại, cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, cơ chế gọi vốn cộng đồng của Việt Nam đã và đang dần được hoàn thiện. Trên thực tế, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp còn gặp không ít khó khăn về nguồn vốn, thị trường, mặt bằng sản xuất và đặc biệt là các rào cản liên quan đến thủ tục hành chính, chính sách thuế, hải quan… Với các doanh nghiệp nhỏ, một năm tiếp nhiều đoàn kiểm tra, thanh tra về thuế, an toàn thực phẩm, chấp hành giờ lao động, công tác phòng cháy, chữa cháy…, gây phiền hà cho doanh nghiệp và ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh.

Hà Nội

Hà Nội hiện là địa phương đi đầu trong việc quan tâm, chia sẻ, hỗ trợ doanh nghiệp thông qua chương trình cải thiện môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Để tiếp thêm sức mạnh cho các doanh nghiệp, trong thời gian qua, Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ như: Ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp; thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại giữa chính quyền và doanh nghiệp nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; giúp đỡ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn vay với lãi suất thấp; tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ…

Hà Nội cũng đặt quyết tâm thực hiện chính quyền điện tử để chấm dứt giao dịch qua quá nhiều sở, ban, ngành. Mục tiêu đến năm 2020 sẽ có tới 30% tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký qua mạng điện tử. Mặt khác, lãnh đạo thành phố cũng mong muốn các doanh nghiệp cần nâng cao tính hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau; tiếp tục tái cơ cấu về năng lực tài chính, quản trị; đổi mới công nghệ để sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, bảo đảm đúng quy chuẩn quốc tế nhằm hội nhập và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.


Qua đó Lãnh đạo Thành phố đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 có 500.000 doanh nghiệp. Để đạt mục tiêu đến năm 2020 có 500.000 doanh nghiệp, bên cạnh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đang hoạt động, Hà Nội đang có hàng loạt chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp hình thành và phát triển.

Để tạo lập môi trường thuận lợi, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp, Hà Nội đã ban hành Quyết định 1339/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp, với nhiều giải pháp như đưa chương trình, giáo trình đào tạo về phát triển ý tưởng khởi nghiệp, kỹ năng định hướng phát triển thị trường sản phẩm, kỹ năng quản trị doanh nghiệp... vào các trường đại học, cao đẳng, các cơ sở giáo dục đào tạo chuyên nghiệp và các trường trung học phổ thông trên địa bàn. Thành phố cũng yêu cầu tổ chức ngày hội khởi nghiệp cấp thành phố hằng năm; cung cấp cơ sở dữ liệu về khởi nghiệp, liên kết các vườn ươm và các nhà cung cấp dịch vụ, các quỹ đầu tư để tìm kiếm nguồn vốn.

Nhờ vậy, hiện Hà Nội có nhiều đơn vị, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, như Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp; Vườn ươm doanh nghiệp phần mềm Quang Trung; Khu công nghệ phần mềm Đại học Quốc gia Thành phố; Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ Trường Đại học Bách khoa; Vườn ươm doanh nghiệp khu công nghệ cao… Sở Công Thương thành phố cũng đã xây dựng Trung tâm Hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp nhằm cung cấp không gian làm việc; các phần mềm quản lý, các dịch vụ như đăng ký kinh doanh, báo cáo thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp khởi nghiệp; mở các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ… Sở Khoa học và Công nghệ có Không gian khởi nghiệp và sáng tạo đóng vai trò là cầu nối giữa Nhà nước và cộng đồng khởi nghiệp, thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo...

Đà Nẵng

Với sự hỗ trợ kịp thời của các quỹ hỗ trợ khởi nghiệp đã tạo nguồn lực cho những công ty khởi nghiệp có thể bước ra cạnh tranh trên thị trường. Hiện, lợi thế của các công ty khởi nghiệp là có nhiều tổ chức hỗ trợ. Tuy nhiên, đây cũng là khó khăn khi có nhiều tổ chức hỗ trợ nhưng các công ty khởi nghiệp không biết “gõ cửa” từ đâu vì thiếu thông tin.


Các doanh nghiệp khởi nghiệp cho rằng, vẫn gặp khá nhiều khó khăn trong hoạt động, trong khi công tác hỗ trợ còn hạn chế. Chẳng hạn, hiện Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp Đà Nẵng có hai quỹ hỗ trợ khởi nghiệp về tài chính là Quỹ Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp và Quỹ Đầu tư khởi nghiệp và sáng tạo. Tuy nhiên, các chính sách này chưa dễ tiếp cận với các doanh nghiệp khởi nghiệp… Ngoài ra, doanh nghiệp khởi nghiệp gặp những vướng mắc khác, như các ngành nghề mới, sáng tạo, chưa có trong hệ thống ngành nghề được Chính phủ quy định nên việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh không phải lúc nào cũng thuận lợi...

Vì vậy để hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp thành công phải xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp của từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể và định hướng cho họ theo lĩnh vực đó. Ví dụ, muốn có nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin thì phải tạo dựng hệ sinh thái cho chính ngành này như xây dựng khu công nghệ cao, kết nối giữa các doanh nghiệp với kinh doanh để ứng dụng và đưa sản phẩm ra thị trường hiệu quả…

Theo Sở Công Thương Thành phố Đà Nẵng, trong năm 2018, thành phố sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai các giải pháp hỗ trợ các đơn vị phát triển sản xuất kinh doanh, đặc biệt là doanh nghiệp khởi nghiệp. Trung tâm Hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp ngoài các hoạt động hỗ trợ như năm 2017, sẽ tổ chức các lớp học phổ biến thông tin hội nhập kinh tế quốc tế để trang bị thêm kiến thức cho doanh nghiệp khởi nghiệp. Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết, thành phố sẽ nghiên cứu, đề xuất, ban hành các chính sách mới để thúc đẩy môi trường khởi nghiệp, tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp hình thành và phát triển.

Hà Giang

Hà Giang là tỉnh Miền núi cao, biên giới, có nhiều dân tộc cùng sinh sống, với điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Tỉnh xác định mục tiêu hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp là nhiệm vụ quan trọng nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập, góp phần phát triển KT - XH ở địa phương. Do đó, những năm qua, tỉnh luôn quan tâm, ban hành các cơ chế chính sách thuận lợi để hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp. UBND tỉnh đã ban hành Chương trình số 302/CTr-UBND ngày 5/12/2016 về tiếp

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 02/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí