Số Lượng Khởi Nghiệp Và Đóng Cửa Của Smes Hàn Quốc

Hình 2.1 Số lượng SMEs trong giai đoạn 2001-2006


3,100,000

3,050,000

3,000,000

2,950,000

2,900,000

2,850,000

2,800,000

2,750,000

2,700,000


2001 2002 2003 2004 2005 2006

100.2

2,999,297 2,998,223 3,001,893

3,017,787

2,948,271

99.9

99.9

99.8

2,862,433

99.8

99.8

99.7

100.1

100

99.9

%

99.8

99.7

99.6

99.5

99.4


Số lượng Tỷ lệ%


Số lượng các SMEs do phụ nữ làm chủ ở Hàn Quốc cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Năm 2004, số lượng này là 1.118.193 SMEs, chiếm 37,29% tổng số SMEs của cả nước. Tính đến hết năm 2006, con số này đã tăng lên đạt mức

1.125.332 doanh nghiệp, tạo ra hơn 2.690.000 công ăn việc làm.

Bảng 2.2. Số lượng SMEs do phụ nữ làm chủ



2001

2002

2003

2004

2005

2006

Số doanh

nghiệp

1.044.150

1.091.261

1.118.076

1.118.193

1.119.406

1.125332

Số lao

động

2.343.767

2.543.722

2.580.319

2.590.404

2.660.591

2.691.774

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm với Việt Nam - 6

Nguồn: Cục quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa Hàn Quốc, SMBA, 2007

Theo nghiên cứu của tổ chức “Global Entrepreneurship Monitor” (Đại học Bapson, Hoa Kỳ) trong ba năm từ 2002 đến 2005, Hàn Quốc đã liên tục giữ vị trí thứ 6 trong tổng số 41 quốc gia về tỷ lệ khởi nghiệp kinh doanh. Điều này cho thấy tinh thần kinh doanh của các doanh nhân Hàn Quốc là rất đáng khen ngợi. Đây có thể xem là thế mạnh góp phần quan trọng vào việc duy trì, củng cố và không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của các SMEs. (9)


9 APEC SME Innovation Center (2006), Member Economy’s Profile of SME Innovation Policies in APEC.

1.2 Sự hình thành và đóng cửa của SMEs

“Hình thành” và “đóng cửa” cũng được xem là những tiêu thức hữu ích cho biết tình hình hoạt động của các SMEs. Số lượng “đóng cửa” cao nghĩa là có nhiều doanh nghiệp rời bỏ thị trường. Nếu số lượng “đóng cửa” cao lại đi kèm với “số lượng khởi nghiệp” cao nữa thì điều này sẽ cho thấy nền kinh tế là linh hoạt, có tốc độ đổi mới nhanh và khả năng thích nghi với thay đổi là khá tốt. Lấy ví dụ, nếu mỗi năm có 10% doanh nghiệp đóng cửa và thêm 10% mới ra đời thì chỉ sau 10 năm, nền kinh tế đã hoàn toàn được làm mới. Cần lưu ý rằng, “số lượng đóng cửa” không đồng nghĩa với “số lượng phá sản”. Theo các nhà nghiên cứu kinh tế, trung bình trong số 10 doanh nghiệp đóng cửa thì chỉ có 1 doanh nghiệp là thực sự phá sản. Số còn lại là chuyển đổi sang các lĩnh vực kinh doanh khác có hiệu quả hơn. Với khả năng nhanh nhạy, linh hoạt cao, vốn là đặc trưng của các doanh nghiệp quy mô nhỏ, SMEs chính là nhân tố góp phần quan trọng trong việc tạo nên sự năng động và mới mẻ của nền kinh tế. 10

Bảng 2.3 dưới đây cho thấy trong các năm 2003-2006, số lượng SMEs mới hình thành ở Hàn Quốc là rất lớn. Năm 2003, số SMEs mới thành lập là 52.739 doanh nghiệp; năm 2005 là 52.587 doanh nghiệp và riêng trong quý đầu năm 2006, con số này đã là 18.299 SMEs. Đồng thời số lượng các SMEs đóng cửa trong thời gian này cũng ở mức đáng kể. Năm 2003, con số này là 32.140 doanh nghiệp, bằng 0,61 lần số SMEs mới hình thành, Năm 2005 là 22.000 doanh nghiệp (bằng 0,41 lần số SMEs khởi nghiệp) và trong quý I năm 2006 là 5.780 doanh nghiệp (bằng 0,31 lần số SMEs khởi nghiệp). Điều này cho thấy các SMEs ở Hàn Quốc là khá năng động và nhanh nhạy, có khả năng thích ứng cao với những thay đổi của môi trường kinh doanh.


10 Jeffrey B. Nugent and Seung-Jae Yhee (2001), Small and Medium Enterprises in Korea: Achievements, Constraints and Policy Issues, World Bank Institute.

Bảng 2.3. Số lượng khởi nghiệp và đóng cửa của SMEs Hàn Quốc

Đơn vị: doanh nghiệp



Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

(Quý I)

Số SMEs mới hình thành (A)

52.739

48.585

52.587

18.299

Số SMEs đóng cửa (B)

32.140

27.470

22.000

5.780

Tỷ lệ B/A

0,61

0,56

0,41

0,31

Chú ý: Số lượng các SMEs đóng cửa được tính toán dựa trên số lượng phá sản của các SMEs, trong đó số lượng phá sản = 10% số lượng đóng cửa

Nguồn: Cục quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa Hàn Quốc, 2007


1.3 Ngành nghề kinh doanh của SMEs

Cũng giống như hầu hết các SMEs ở các quốc gia khác trên thế giới, với tính năng động và khả năng linh hoạt cao, vốn là ưu thế của quy mô nhỏ và vừa, các SMEs Hàn Quốc hoạt động phổ biến trong tất cả các ngành công nghiệp và dịch vụ, từ các ngành nghề thủ công truyền thống đến các ngành nghề yêu cầu kỹ thuật cao. Năm 2005, cả nước có 429.340 SMEs (chiếm 14,3%) hoạt động trong ngành công nghiệp (bao gồm các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, khai mỏ, sản xuất, cung cấp ga, điện, nước, xây dựng), thu hút 3.464.435 lao động trong cả nước; trong ngành dịch vụ (bao gồm các lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, kinh doanh nhà hàng, khách sạn, bảo hiểm, tài chính, thông tin, cho thuê và mua bán bất động sản, các dịch vụ thương mại, giáo dục) con số này là 2.564.081 doanh nghiệp (chiếm 85,7%), thu hút tới 7.258.405 lao động. Đến năm 2006, trong cả hai ngành, số lượng các SMEs tham gia hoạt động đều tăng lên, đạt mức tương ứng là 430.987 và 2.578.125 doanh nghiệp, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hơn 10.800.000 người trong xã hội.

Như vậy, có thể thấy chiếm số lượng đông đảo hơn hẳn là các SMEs hoạt động trong ngành dịch vụ. Trong đó, bán buôn và bán lẻ là 2 lĩnh vực có sự tham gia nhiều nhất của các SMEs, với tổng số doanh nghiệp năm 2005 là 859.222 doanh nghiệp và năm 2006 là 859.667 SMEs. Tuy nhiên, nếu xét về số lượng việc làm tạo ra, thì sản xuất lại là lĩnh vực tạo ra nhiều công ăn việc làm nhất cho xã hội. Năm 2006, riêng lĩnh vực này đã thu hút tới 2.320.502 lao động (chiếm 21,4%) vào làm việc cho mình. (Bảng 2.4, xem phụ lục)

1.4 Tình trạng việc làm trong các SMEs

Cũng như ở nhiều quốc gia khác, các SMEs của Hàn Quốc đã có những cống hiến tích cực vào việc tạo công ăn việc làm cho người lao động. Các số liệu thống kê trong bảng 2.3 dưới đây cho thấy: trong thập niên 70, tỷ lệ đóng góp của SMEs vào sự gia tăng số lượng việc làm trong cả nước là thấp hơn so với các doanh nghiệp lớn. SMEs đóng góp khoảng 45,3% vào sự tăng trưởng số lượng công ăn việc làm, trong khi tỷ lệ này ở các doanh nghiệp lớn là 54,7%. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu bởi cho đến những năm cuối của thập niên 70, trong khi các SMEs mới bước đầu được Chính phủ chú ý mở rộng thì các doanh nghiệp lớn đã, đang và vẫn tiếp tục thu hút được sự quan tâm, chú trọng đặc biệt.

Sang đến những năm 1980, nhờ có sự quan tâm ngày càng sâu sát hơn từ phía Chính phủ, tỷ lệ đóng góp của SMEs vào mức tăng trưởng số lượng việc làm trong cả nước đã có bước phát triển vượt bậc, đạt mức 89,2%. Khu vực doanh nghiệp này thực sự trở thành một nguồn cung việc làm quan trọng đối với toàn xã hội.

Tuy nhiên, trong giai đoạn từ cuối thập niên 80 đến những năm đầu của thập niên 90, số lượng việc làm trong các SMEs cũng như trong các doanh nghiệp lớn lại có xu hướng giảm xuống. Tốc độ tăng trưởng về số lượng việc làm của SMEs giảm mạnh từ 10,2% trong những năm 1970 xuống còn 0,05% trong nửa đầu thập niên 90. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp lớn, tỷ lệ này là -4,7%. Nguyên nhân là do chi phí lao động thời kỳ này đã tăng lên quá nhanh, tỷ lệ tăng trung bình đạt mức hơn 13%. Trong 4 năm từ 1986 đến 1989 tỷ lệ này lên tới hơn 20% và riêng trong năm 1989 là khoảng 30%. Ngoài ra, các hiệp hội và công đoàn lao động thời gian này cũng tăng lên về mặt số lượng, từ chỗ có 2.534 tổ chức về lao động trong năm 1985 đã tăng lên thành 7.861 tổ chức vào năm 1989. Nhận thức về quyền lợi của người lao động được nâng cao, số lượng các xung đột, tranh chấp về vấn đề lao động theo đó cũng tăng lên, từ 265 vụ việc năm 1985 đã tăng lên 1.616 vụ trong năm 1989. Nguyên nhân chủ yếu của các xung đột này chính là các vấn đề về tăng lương.

Có thể thấy, tất cả những thay đổi trên thực sự đã tạo ra một gánh nặng lớn đối với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ như SMEs.

Bảng 2.5. Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ đóng góp của SMEs vào sự thay đổi số lượng công ăn việc làm trong cả nước



Tỷ lệ đóng góp

Tốc độ tăng trưởng về

số lượng việc làm

SMEs

Doanh nghiệp lớn

SMEs

Doanh nghiệp lớn

Những năm 1970

45,3%

54,7%

10,2%

10,8%

Những năm 1980

89,2%

10,8%

7,3%

2,0%

Những năm

(1990-1997)

- 3,4%

-99,6%

0,05%

-4,7%

Nguồn: Liên đoàn doanh nghiệp nhỏ và vừa Hàn Quốc, 1998


Bước sang thế kỷ 21, cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, SMEs Hàn Quốc đã hoàn toàn thể hiện được vai trò to lớn của mình trong việc tạo công ăn việc làm cho xã hội. Số lượng việc làm tạo ra ngày càng tăng. Năm 2000, SMEs tạo ra 9.677.648 công ăn việc làm, thu hút 83,9% lao động trong cả nước. Đến năm 2006, con số này đã tăng thêm 1.207.002 việc làm, đạt mức 10.884.650, tương đương 87,4% tổng số việc làm trong cả nước. Trong đó, các doanh nghiệp siêu nhỏ đóng góp 41,9% vào tổng số việc làm của SMEs năm 2006, tương đương 5.121.769 việc làm. Tỷ lệ này ở các doanh nghiệp nhỏ là 21,2% tương đương 2.586.416 việc làm và ở các doanh nghiệp vừa là 29%, tương đương 3.063.438 việc làm. Như vậy, có thể thấy, so với các doanh nghiệp lớn, mặc dù quy mô lao động trong một doanh nghiệp là nhỏ hơn (số lao động dưới 300 người), nhưng tổng số doanh nghiệp lại nhiều hơn, do đó số việc làm mà các SMEs tạo ra cho xã hội là cao hơn hẳn so với các doanh nghiệp lớn. (Năm 2006, các doanh nghiệp lớn tạo ra 1.560.438 việc làm. Đây có thể xem là kết quả của quy luật số đông. (Bảng 2.6, 2.7, xem phụ lục)

1.5 Tình hình kinh doanh của các SMEs

Kết quả hoạt động kinh doanh của các SMEs ở Hàn Quốc có thể được đo lường bằng một vài các chỉ tiêu khác nhau như tổng giá trị sản lượng, giá trị gia tăng, giá trị xuất khẩu...

1.5.1 Tổng giá trị sản lượng của SMEs

Nếu như trong những năm 1960, tốc độ tăng trưởng về tổng giá trị sản lượng của SMEs trong ngành sản xuất (14,5%) chỉ bằng 1/2 so với các doanh nghiệp lớn (29,7%) thì sang đến những năm 1970, lần đầu tiên SMEs đã vượt lên về tỷ lệ này và tiếp tục giữ mối tương quan so sánh đó trong những năm tiếp theo.

Bảng 2.8 Tốc độ tăng trưởng về tổng sản lượng của SMEs trong ngành sản suất



Tốc độ tăng trưởng về tổng sản lượng

SMEs

Doanh nghiệp lớn

Những năm 1960- 1970

14,5%

29,7%

Những năm 1970-1980

40,4%

39,1%

Những năm 1980-1990

20,7%

14,8%

Những năm 1990-2000

13,46%

11,33%

Những năm 2000-2006

9,42%

8,07%

Nguồn: Liên đoàn doanh nghiệp nhỏ và vừa Hàn Quốc, 1998; Cục quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa Hàn Quốc, SMBA, 2007


Xét về tỷ lệ đóng góp của các doanh nghiệp vào giá trị tổng sản lượng quốc gia, mặc dù so với các doanh nghiệp lớn, tỷ lệ đóng góp của SMEs vẫn còn khá khiêm tốn, tuy nhiên, nó đang không ngừng được cải thiện, từ mức 32,3% trong năm 1981 lên mức 47,4% trong năm 2000 và 48,6% trong trong năm 2004. Đặc biệt trong 2 năm 2002 và 2003 giá trị tổng sản lượng tạo ra bởi SMEs đã tăng mạnh, vượt lên so với các doanh nghiệp lớn. Cụ thể, tỷ trọng đóng góp của SMEs trong 2 năm này là 50,8% (tương đương 318.962 tỷ Won) và và 50,6% (tương đương 340.231 tỷ Won). Trong khi đó, tỷ trọng này ở các doanh nghiệp lớn là 49,2% và 49,4%. Điều này cho thấy, rõ ràng vai trò của SMEs trong nền kinh tế đang ngày càng được nâng cao.

1.5.2 Giá trị gia tăng tạo ra bởi các SMEs

Cũng giống như đối với giá trị tổng sản lượng, tỷ trọng của SMEs về giá trị gia tăng nói chung vẫn thấp hơn so với các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên do tốc độ tăng trưởng về giá trị gia tăng của SMEs là cao hơn nên khoảng cách về tỷ trọng nói trên ngày càng được thu hẹp.

Bảng 2.9 (xem phụ lục) cho thấy rõ sự thay đổi tỷ trọng của SMEs trong tổng giá trị gia tăng của ngành sản xuất. Theo đó, trong năm 1995, tỷ trọng của SMEs chỉ đạt 46,3% tương đương 73.808 tỷ Won, trong khi ở các doanh nghiệp lớn là 52,8% tương đương 39.493 tỷ Won, thì đến năm 2004, khoảng cách này đã được thu hẹp đáng kể, trong đó, tỷ trọng của SMEs là 49,4% tương đương 148.290 tỷ Won, chỉ thấp hơn 1,2% so với các doanh nghiệp lớn. Đặc biệt trong các năm từ 2000- 2003, tỷ trọng của SMEs trong tổng giá trị gia tăng toàn ngành đã vượt mức 50%, trong đó năm 2003 là cao nhất đạt mức 52,8%. Đây có thể xem là một ví dụ minh họa khác, cho thấy rõ ràng, vai trò của SMEs trong nền kinh tế Hàn Quốc đang ngày càng được khẳng định.

1.5.3 Kim ngạch xuất khẩu của SMEs

Mô hình phát triển kinh tế của Hàn Quốc là dựa trên nguyên tắc hướng ngoại, ưu tiên xuất khẩu. Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi đồng thời cũng tạo nhiều “sức ép” buộc các doanh nghiệp phải đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình. Chẳng hạn như, cho đến năm 1980, ti vi màu vẫn không được phép bán tại thị trường nội địa, các hãng sản xuất vì thế chỉ còn cách bán sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài. Kết quả là kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Hàn Quốc luôn duy trì ở mức khá cao, trong đó những đóng góp của SMEs cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể. Năm 2003 tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước là 194 tỷ USD, trong đó đóng góp của SMEs là 82 tỷ USD, chiếm 42,2%. Trong các năm tiếp theo, tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và của SMEs vẫn tiếp tục tăng lên, đạt mức 325 tỷ USD và 104 tỷ USD vào năm 2006. Tuy nhiên xét về tỷ trọng thì kim ngạch xuất khẩu của SMEs trong các năm này lại có xu hướng giảm xuống, từ mức 42,2% năm 2003 xuống còn 35,6% trong năm 2004, 32,4% trong năm 2005 và 32,0% trong năm 2006. Nguyên nhân là do giá dầu thô leo thang, tỷ giá hối đoái Won-USD sụt giảm mạnh (có lúc hạ xuống mức 900,7 Won ăn một đô la – mức thấp nhất trong 10 năm qua) đã ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất khẩu. SMEs do không có nhiều vốn và “trường vốn” như các doanh nghiệp lớn, nên hoạt động xuất khẩu chịu ảnh hưởng nặng nề hơn, tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước vì thế đã giảm đi đáng kể. 11


11 Theo Korea Radio Station (KBS)

Hình 2.2 Kim ngạch xuất khẩu của SMEs Hàn Quốc 2003-2006



254

194


284

325



82(42,2%)


90(35,6%)


92(32,4%)


104(32,0%)



2003 2004 2005 2006


Tổng kim ngạch xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu của SMEs (Đơn vị: tỷ USD)



. Nguồn: Liên đoàn doanh nghiệp nhỏ và vừa Hàn Quốc KFSB, 2007


Xét về cơ cấu mặt hàng, cho đến nửa cuối của thập niên 60, các mặt hàng như đồ điện tử, dược phẩm, máy móc hầu như vẫn chưa có mặt trong danh mục xuất khẩu của SMEs, thay vào đó là các sản phẩm sơ chế như cá mực, gạo, muối, gỗ dán, tóc giả... Các SMEs khi đó chưa được đầu tư nhiều về công nghệ, kỹ thuật do vậy sản phẩm xuất khẩu nói chung còn nghèo nàn cả về số lượng lẫn chất lượng. Tuy nhiên ngày nay, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của SMEs đã có nhiều thay đổi. Các sản phẩm cạnh tranh bằng chất lượng và trình độ công nghệ ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Dược phẩm, dệt may, máy móc, đồ điện tử trở thành những mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Đặc biệt, trong triển lãm hàng điện tử lớn nhất thế giới CES vừa diễn ra tại Las Vegas, Mỹ vào tháng 1 năm 2008, khách tham quan đã hết sức ngạc nhiên trước rất nhiều sản phẩm của SMEs Hàn Quốc như thiết bị Pen Laboratory giúp máy tính có thể nhận dạng được cả những chữ viết tay trên giấy và sản phẩm e-MdT cho phép nhìn thấy các hình ảnh 3D khi đeo loại kính đặc biệt. Với rất nhiều các sản phẩm đa dạng được trưng bày tại 72 gian hàng, 66 SMEs của Hàn Quốc tham dự triển lãm CES đã chứng tỏ được trình độ công nghệ cũng như xuất khẩu chẳng thua kém gì so với các doanh nghiệp lớn. Đặc biệt, với photoskins, công ty Emtrace

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022