Thực Trạng Sử Dụng Các Dịch Vụ Ươm Tạo Của Thanh Niên Khởi Nghiệp Ở Việt Nam Hiện Nay

2.2. Thực trạng sử dụng các dịch vụ ươm tạo của thanh niên khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay

2.2.1. Đối tượng đang sử dụng dịch vụ tại cơ sở ươm tạo

Thực tế hiện nay ở Việt Nam, trong giai đoạn 2011 - 2016 các cơ sở ươm tạo đang hoạt động ở Việt Nam chủ yếu là các tổ chức công lập và trong đó có 41,0% hình thành trong các trường đại học, viện nghiên cứu. Rõ ràng, khi thành lập các cơ sở ươm tạo trong trường đại học và viện nghiên cứu, mục đích cụ thể là để tận dụng nguồn lực khởi nghiệp dồi dào trong sinh viên và các giảng viên, bởi các trường đại học luôn là nguồn cung cấp dồi dào các ý tưởng, tri thức, và công nghệ phục vụ cho các ngành công nghiệp và nhu cầu xã hội, lại là nơi sẵn có các nguồn lực về con người, trang thiết bị, không gian làm việc, v.v…

Hình 2.3. Cơ cấu thành phần nhân lực của Startup


Nguồn Số liệu khảo sát của luận văn Trong số 215 startup có 122 cá nhân là các 1

Nguồn: Số liệu khảo sát của luận văn

Trong số 215 startup có 122 cá nhân là các doanh nghiệp khởi nghiệp đang đi vào hoạt động thực tế (chiếm tỷ lệ 56,7%), 65 cá nhân là những người đã đi làm và đang có ý định khởi nghiệp (chiếm tỷ lệ 30,3%) và 28 nhóm là các sinh viên sau này muốn trở thành doanh nghiệp khởi nghiệp (tỷ lệ 13,0%).

Dựa vào số liệu khảo sát có thể thấy, hiện nay, các cơ sở ươm tạo lại không thu hút được nhiều sinh viên và giảng viên. Mặc dù BKHUP là cơ sở ươm tạo thuộc Đại học Bách Khoa Hà Nội, tuy nhiên đối tượng tham gia là sinh viên, giảng viên trong trường chỉ chiếm 15-20%. Nguyên nhân, một phần có thể lý giải do chương trình học của sinh viên nặng về lý thuyết, khóa luận - đề án tốt nghiệp không tận dụng được sau khi tốt nghiệp. Giảng viên có lịch giảng dạy khá nhiều, không còn thời gian dành cho nghiên cứu khoa học v.v…

“Trước đây đầu vào của anh chủ yếu đến từ cộng đồng, tất cả. Ai muốn khởi nghiệp liên quan đến lĩnh vực của mình. Nhóm đó rất quan trọng và đó là lý do khách hàng tiềm năng của anh đến từ nguồn cộng đồng và trường đại học. Tại sao anh khởi động thì anh lại tập trung vào thu hút từ cộng đồng vào mà không phải từ trường đại học? Vì lý do sau: Vì để khởi nghiệp thành công thì tính say mê nó quan trọng lắm. Người ta phải ăn ngủ cùng với nó, lăn lê cùng với nó. Thì giảng viên thường chỉ có mối quan tâm hàng ngày là đi dạy và nghiên cứu. Bởi vì giảng viên sinh ra là để đi dạy và làm nghiên cứu, ở Việt Nam mình thì đi dạy là nhiều. Sinh viên mình nhiệm vụ chính là đi học. Nếu mà sinh viên tập trung quá vào phần khởi nghiệp thì việc học lại bị quên. Do vậy là tính cam kết không có và khả năng thất bại là nhiều.”

(PVS Cơ sở ươm tạo 01) “Đối tượng thì trước đây nhắm đến các thầy cô và sinh viên. Nhưng bây giờ thì anh

mở hết cho tất cả các đối tượng miễn là có sản phẩm về công nghệ, có ý tưởng về công nghệ thì anh hỗ trợ hết. Anh muốn thu hút nhiều sinh viên hơn vào đây. Rõ ràng trường đại học XYZ là cái nôi của khoa học và công nghệ nhưng mà làm sao để các thầy tham gia mang tinh thần “entrepreneur liberation” thì hoàn toàn không có. Ngay cả sinh viên cũng vậy. Anh đã dùng rất nhiều chiêu trò nhưng vẫn không dụ được sinh viên ở đây. Rõ ràng sinh viên trường XYZ học nặng quá. Hở ra tí xíu là rớt ngay. Mình không thể khuyến khích sinh viên đi làm cái chuyện thường nhật để nó rớt môn rồi không ra được trường.”

(PVS Cơ sở ươm tạo 02)

Tuy nhiên, một dấu hiệu đáng mừng là thái độ của các bạn sinh viên trẻ theo học chuyên ngành công nghệ thông tin và các chuyên ngành về tài chính, kinh tế,.. rất quan tâm đến các hoạt động khởi nghiệp. Trong tương lai, nhóm sinh viên và giảng viên vẫn là nhóm ưu tiên các cơ sở ươm tạo hướng tới.

2.2.2. Các dịch vụ tiền ươm tạo và ươm tạo

Cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các kết quả nghiên cứu khoa học có khả năng thương mại hóa, đây cũng là “lồng ấp” cho các doanh nghiệp công nghệ khởi nghiệp. Tuy nhiên, các dịch vụ tiềm ươm tạo và ươm tạo của vườn ươm có đáp ứng được nhu cầu của nhóm thành viên đang sử dụng dịch vụ tại đây không?

Hình 2.4. Giá trị trung bình tần suất sử dụng các loại dịch vụ (N = 215)

(theo thang điểm từ 0 – 4 trong đó: 0 là không bao giờ và 5 là rất thường xuyên – hàng ngày)


Nguồn Số liệu khảo sát của luận văn Dựa vào hình 2 4 số liệu khảo sát cho 2

Nguồn: Số liệu khảo sát của luận văn

Dựa vào hình 2.4, số liệu khảo sát cho thấy nhóm dịch vụ tổ chức hạ tầng, hỗ trợ kinh doanh và hành chính/văn phòng là 3 nhóm dịch vụ có tần suất startup sử dụng nhiều nhất gần như hàng ngày đều sử dụng. Trong khi đó các nhóm dịch vụ như xây dựng thương hiệu hoặc hỗ trợ giáo dục và tiếp cận tri thức có tần suất sử dụng ít hơn. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn bình thường bởi, thực tế ở các cơ sở ươm tạo các sự kiện giáo dục, tập huấn chỉ diễn ra tầm 1- 3 sự kiện/tháng và việc hỗ trợ xây dựng thươn hiệu chỉ diễn ra khi các startup đã có ý tưởng về sản phẩm, triển khai xây dựng sản phẩm và chạy thử các mẫu đầu tiên nên tần suất sử dụng ít hơn so với nhóm dịch vụ hạ tầng.

a. Dịch vụ hành chính /văn phòng

Các dịch vụ hành chính/văn phòng là một trong những dịch vụ cơ bản cần thiết cho hoạt động khởi nghiệp của doanh nghiệp.

Hình 2.5. Đánh giá thực trạng sử dụng dịch vụ hành chính/văn phòng (N = 215)


Nguồn Số liệu khảo sát của luận văn Qua số liệu khảo sát hầu hết các 3

Nguồn: Số liệu khảo sát của luận văn

Qua số liệu khảo sát, hầu hết các startup đều sử dụng dịch vụ trong nhóm hành chính/văn phòng (chiếm trên 89%). Trong số các dịch vụ trong nhóm hành chính/văn phòng thì dịch vụ về thông tin liên lạc có số lượng người sử dụng ít nhất 193/215 người tham gia khảo sát. Lý giải điều này, như đã đề cập ở nội dung trước, hiện nay các cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp (gọi chung là startup) đều đã và đang chủ động liên hệ thông qua hòm thư điện tử, số điện thoại cá nhân.

b. Dịch vụ tổ chức hạ tầng

Qua khảo sát của dự án, dịch vụ tổ chức hạ tầng cũng là một trong số các dịch vụ được startup sử dụng thường xuyên. Nổi bật nhất là các dịch vụ về hạ tầng viễn thông, phòng hội nghị, phòng làm việc. Bởi đây là những nhu cầu cơ bản và quan trọng của doanh nghiệp khởi nghiệp. Cụ thể:

Bảng 2.1. Tần suất sử dụng của startup với các dịch vụ tổ chức hạ tầng

(N = 215)



SL

%

Cho thuê không gian làm việc

206

95,8

Cho thuê hạ tầng viễn thông, internet

201

93,5

Cho thuê trang thiết bị văn phòng

179

83,3

Cho thuê phòng thí nghiệm/trang thiết bị chuyên dụng

174

80,9

Cho thuê phòng hội nghị/trang thiết bị nghe nhìn

169

78,6

Cho thuê phòng triển lãm

155

72,1

Cho thuê nhà kho

140

65,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Nguồn: Số liệu khảo sát của luận văn

Loại dịch vụ tổ chức hạ tầng được các startup sử dụng thường xuyên có tỷ lệ cao nhất là không gian làm việc (95,8%) và hạ tầng viễn thông, internet (93,5%). Tiếp đến là dịch vụ về trang thiết bị văn phòng (83,3%). Và có 65,1% cơ sở ươm tạo cho thuê nhà kho. Nhìn chung, các cá nhân khởi nghiệp đều đang sử dụng các dịch vụ về tổ chức hạ tầng (trên 65,0%). Giải thích về nguyên nhân tỷ lệ sử dụng dịch vụ nhà kho chỉ chiếm 65,1% bởi các cơ sở ươm tạo đang hoạt động lại đang bị hạn hẹp về quỹ đất. Đặc biệt đối với các cơ sở ươm tạo và doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao cần có khu sản xuất thử rộng lớn. Điều này tác động tiêu cực đến cả startup và cơ sở ươm tạo.

“Doanh nghiệp chúng tôi hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, cụ thể là phát triển, sản xuất, chế biến nấm ăn và nấm dược liệu. Diện tích nhà trồng được thuê hiện tại quá ít so với nhu cầu sản xuất cũng như nghiên cứu sản phẩm mới, hầu như chỉ đủ để làm

mô hình sản xuất. Quỹ đất để doanh nghiệp tham gia ươm tạo thuê mở rộng sản xuất cũng không có đất mà làm. Điều này gây rất nhiểu khó khăn cho doanh nghiệp. Chúng tôi đề nghị khi qui hoạch vườn ươm phải tính toán qui mô đủ để các doanh nghiệp tham gia ươm tạo phát triển sản xuất được trong thời gian tham gia ươm tạo. Ngoài ra, chúng tôi cũng mong muốn vườn ươm sẽ có quỹ đất (khu nông nghiệp tập trung) dành cho các doanh nghiệp đã hoàn tất thời gian ươm tạo thuê để phát triển sản xuất lâu dài.”

(PVS Cá nhân 01, nữ, 38 tuổi)

c. Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh

Bên cạnh dịch vụ về tổ chức hạ tầng, các dịch vụ nằm trong nhóm dịch vụ hỗ trợ kinh doanh là dịch vụ được các startup sử dụng thường xuyên.

Bảng 2.2. Giá trị trung bình (mean) mức độ sử dụng các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh của cơ sở ươm tạo (N = 215)

Các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh

Mức độ sử dụng

của startup

Hỗ trợ phát triển mô hình kinh doanh/chiến lược kinh doanh/kế

hoạch kinh doanh

4,19

Logistics (hậu cần) và mua sắm

4,17

Hỗ trợ về pháp lý (giấy phép kinh doanh/đăng ký quyền sở hữu trí

tuệ…)

4,10

Hỗ trợ thương mại hóa công nghệ (hoàn thiện sản phẩm

mẫu/prototype phù hợp với nhu cầu thị trường)

4,06

Thu thập, phân tích các dữ liệu về thị trường/khách hàng

3,91

Tư vấn về quản lý doanh nghiệp

3,80

Phân tích tính khả thi của công nghệ/sản phẩm

3,78

Hỗ trợ trong phát triển văn hóa và đạo đức kinh doanh

3,75

Phát triển nguồn nhân lực

3,25

Nguồn: Số liệu khảo sát của luận văn Ghi chú: Đánh giá từ 1 – 5, trong đó: 1 là không sử dụng – 5 là sử dụng rất

thường xuyên

Kết quả khảo sát cho thấy, các startup sử dụng thường xuyên nhất các dịch vụ hỗ trợ phát triển mô hình kinh doanh/chiến lược kinh doanh/kế hoạch kinh doanh (4,19); tiếp đến là về logistics (4,17) và hỗ trợ về pháp lý (4,10), Hỗ trợ thương mại hóa công nghệ (4,06). Điều này có thể được lý giải bởi các startup khi có ý tưởng về sản phẩm thì chưa xác định được các vấn đề liên quan như sở hữu trí tuệ hay đăng ký giấy phép hay xây dựng chiến lược kinh doanh một cách bài bản v.v. Chính vì vậy họ cần có sự hỗ trợ của cơ sở ươm tạo để hoàn thiện sản phẩm.

d. Dịch vụ tài chính và tiếp cận với các nguồn tài chính

Trên thực tế các startup thường thiếu và yếu về vốn, việc tham gia các vườn ươm là giải pháp hữu hiệu để giúp các cá nhân, doanh nghiệp vừa muốn tiếp cận nguồn vốn, vừa muốn tham khảo thêm những kiến thức của các doanh nghiệp đã khởi nghiệp thành công, được tư vấn về chính sách, tư vấn pháp lý...

Hình 2.6. Tỷ lệ sử dụng dịch vụ tài chính và tiếp cận với các nguồn tài chính

(N = 215)


Nguồn Số liệu khảo sát của luận văn Khảo sát 215 startup đang sử dụng dịch 4

Nguồn: Số liệu khảo sát của luận văn

Khảo sát 215 startup đang sử dụng dịch vụ của các CSƯT về tỷ lệ cung cấp các dịch vụ thuộc loại hình dịch vụ tài chính và tiếp cận với các nguồn tài chính thu được kết quả:

Các dịch vụ liên quan đến tài chính và tiếp cận nguồn vốn được sử dụng thường xuyên (trên 80,0%). Bên cạnh đó, khả năng tự tiếp cận các quỹ tài trợ và các kỹ năng về tài chính của các startup là vấn đề mà các doanh nghiệp không thể tự giải quyết. Trong đó, huy động vốn thông qua tiếp cận các trợ cấp/hỗ trợ từ chính phủ, nhà tài trợ có tỷ lệ sử dụng nhiều nhất với 91,8%; tiếp đến là huy động vốn thông qua tiếp cận các nhà đầu tư mạo hiểm (90,2%); và thứ ba là các dịch vụ quản trị/kế toán/tài chính (90,0%). Bên cạnh đó, các nhóm startup cũng có nhu cầu được cơ sở ươm tạo hỗ trợ về vốn hoạt động tuy nhiên các cơ sở ươm tạo đang gặp khó khăn trong việc xây dựng và duy trì quỹ bởi chưa có cơ sở ươm tạo nào chính thức có quỹ đầu tư mạo hiểm cho lĩnh vực ươm tạo này mà chủ yếu thông qua hình thức Accelerator (quỹ đầu tư mạo hiểm) liên kết hoạt động với cơ sở ươm tạo.

“Trong lúc hoạt động, doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn, về việc huy động vốn để mở rộng quy mô theo kịp nhu cầu thị trường. Trong khi trung tâm ươm tạo không có quỹ hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp.”

(PVS Cá nhân 01, nam, 28 tuổi)

e. Dịch vụ kết nối cộng đồng và xây dựng mạng lưới

Hiện nay, các cơ sở ươm tạo đều đang sở hữu và sử dụng cơ sở dữ liệu về công nghệ, chuyên gia công nghệ, chuyên gia tư vấn cho các hoạt động ươm tạo. Rõ ràng, khi các startup có thể tận dụng được cơ sở dữ liệu mà các cơ sở ươm tạo đang sở hữu hoặc sử dụng sẽ có được lợi thế hơn so với các doanh nghiệp khác.

“Các doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm về chuyên môn, mối quan hệ hợp tác với đối tác trong nước và quốc tế còn hạn hẹp, chi phí đầu tư lớn nhưng nguồn vốn lại không ổn định hoặc thiếu vốn. Thủ tục quá rườm rà và không nhất quán, đặc biệt là các hóa đơn.”

(PVS Cá nhân 01, nam, 28 tuổi)

Bảng 2.3. Giá trị trung bình mức độ sử dụng thường xuyên dịch vụ kết nối cộng đồng và xây dựng mạng lưới liên kết (N = 215)

Dịch vụ kết nối cộng đồng và xây dựng mạng lưới liên kết

Sử dụng của

startup

Kết nối với các trường đại học/viện nghiên cứu/doanh nghiệp/chính

quyền/vườn ươm

3,93

Xây dựng mạng lưới vốn và tài chính (thông qua các nhà đầu tư mạo

hiểm, nhà tài trợ)

3,86

Xây dựng mạng lưới các nhà cung ứng/tiêu thụ

3,86

Kết nối với các nhà cố vấn/chuyên gia

3,85

Xây dựng liên kết/hợp tác với đối tác chiến lược tiềm năng

3,74

Tổ chức các cuộc thi

3,28

Nguồn: Số liệu khảo sát của luận văn Ghi chú: Đánh giá từ 1 – 5, trong đó: 1 là không sử dụng – 5 là sử dụng rất thường xuyên

Trên thang đánh giá mức độ sử dụng dịch vụ thường xuyên từ 1 đến 5 trong đó, 1 là không sử dụng và 5 là sử dụng rất thường xuyên. Kết quả khảo sát cho thấy các startup đang sử dụng dịch vụ của cơ sở ươm tạo về các dịch vụ thuộc loại dịch vụ kết nối cộng đồng và xây dựng mạng lưới liên kết ở mức thường xuyên (trên 3,4 điểm). Cụ thể, kết nối với các trường đại học/viện nghiên cứu/doanh nghiệp/chính quyền/vườn ươm được sử dụng thường xuyên với mức độ cao nhất (3,93); tiếp đến là xây dựng mạng lưới vốn và tài chính và xây dựng mạng lưới các nhà cung

ứng/tiêu thụ (3,86). Thứ ba là kết nối với các nhà cố vấn/chuyên gia (3,85). Tuy nhiên, thực tế với kinh phí để chi trả cho các chuyên gia còn hạn chế nên một số trường hợp cơ sở ươm tạo không có đủ kinh phí để giữ chân các chuyên gia khiến hoạt động ươm tạo kém hiệu quả.

“Tôi thấy các vườn ươm còn thiếu các mentor thực sự theo sát và đủ tầm và khả năng để cố vấn. Mối quan hệ trong truyền thông thì yếu, không quảng bá được chính vườn ươm đó thì làm sao giúp các startup quảng bá được sản phẩm. Văn phòng làm việc không đáp ứng được nhu cầu...”

(PVS Cá nhân 02, Nữ, 27 tuổi)

f. Dịch vụ hỗ trợ giáo dục và tiếp cận tri thức

Qua khảo sát 215 cá nhân đang sử dụng dịch vụ tại CSƯT về tỷ lệ sử dụng các dịch vụ hỗ trợ giáo dục và tiếp cận tri thức, kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.4. Tỷ lệ startup sử dụng thường xuyên các dịch vụ hỗ trợ giáo dục và tiếp cận tri thức của cơ sở ươm tạo

Dịch vụ hỗ trợ giáo dục và tiếp cận tri thức

Khả năng sử dụng

của startup

Thực hiện các chương trình đào tạo về sáng tạo/khởi nghiệp/kinh

doanh

80,9

Huấn luyện các kỹ năng mềm (Thuyết trình, ra quyết định, làm

việc nhóm…)

77,6

Tổ chức các hội thảo về các vấn đề thời sự/chuyên sâu liên quan

đến phân tích thị trường, đánh giá công nghệ…

76,6

Tổ chức chương trình E learning (Đào tạo trực tuyến)

74,5

Nguồn: Số liệu khảo sát của luận văn

Từ bảng số liệu có thể thấy, các startup của cơ sở ươm tạo đang sử dụng nhóm Dịch vụ hỗ trợ giáo dục và tiếp cận tri thức tương đối nhiều. Cụ thể, tỷ lệ startup tham gia các chương trình về đào tạo và sáng tạo/khởi nghiệp/kinh doanh nhiều nhất với 80,9%; tiếp đến là các khóa huấn luyện kỹ năng mềm (77,6%); các hội thảo (76,6%) và các chương trình E-learning (74,5%). Như vậy có thể thấy tần suất tham gia các hoạt động đào tạo của các cá nhân khởi nghiệp là khá lớn (trên 70,0%). Các chương trình về đào tạo giúp cho các cá nhân được truyền nhiệt huyết và biết cách để có thể ươm mầm ý tưởng 1 cách đúng đắn. Tuy nhiên các doanh nghiệp khởi nghiệp cũng gặp không ít khó khăn để có thể tham gia đầy đủ các khóa tập huấn dài ngày. Chính vì vậy, nhóm khách hàng đang sử dụng dịch vụ muốn đào tạo trực tuyến (E learning) được phát triển hơn nữa.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 28/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí