Thực Trạng Bộ Máy Hỗ Trợ Thanh Niên Khởi Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Sơn La


đặc biệt là từ năm 2015 trở lại đây, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội gắn với lợi thế của tỉnh, trong đó tập trung vào hai lĩnh vực trọng tâm là: (1)- phát triển nông nghiệp gắn với ứng dụng công nghệ cao và (2)- phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái. Song song với việc ban hành các cơ chế, chính sách, các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã trực tiếp xuống các hộ dân để tư vấn, hướng dẫn chuyển đổi mô hình sản xuất. Qua hơn 4 năm triển khai tỉnh Sơn La đã hình thành vùng sản xuất cây ăn quả lớn của khu vực miền Bắc với hơn 70.000ha, trên 600 Hợp tác xã được thành lập (tính đến hết năm 2019). Xây dựng được 119 chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản. Nông sản tỉnh Sơn La từng bước đã thâm nhập vào thị trường trong nước và xuất khẩu, trong đó có những thị trường khó tính như Úc, Mỹ, EU,… đã góp phần cải thiện đời sống của nhân dân, đồng thời đây cũng là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, đặc biệt là thanh niên tận dụng để khởi nghiệp.

Tình hình thanh niên Sơn La

Theo kết quả điều tra dân số năm 2017, thanh niên Sơn La có khoảng

355.000 người (chiếm khoảng 33% dân số) và khoảng 51% lực lượng lao động của tỉnh. Đa số thanh niên được học tập đến hết bậc Trung học phổ thông, trong đó số thanh niên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp ngày càng tăng. Đa phần thanh niên có khát vọng vươn lên làm giàu, nhận thức của thanh niên về nghề nghiệp và việc làm có chuyển biến tích cực, từ tư duy học đại học, cao đẳng xong phải cố “xin” vào một cơ quan nhà nước nào đó chuyển thành chủ động tìm và xác định nghề nghiệp của bản thân ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường.

Từ năm 2016 đến nay, với các chính sách của tỉnh và hoạt động tư vấn của Đoàn thanh niên, Trường đại học Tây Bắc, bước đầu đã hình thành những nhóm thanh niên khởi nghiệp sáng tạo dựa trên lợi thế của tỉnh. Trong đó điển hình là các mô hình khởi nghiệp trong nông nghiệp, dịch vụ, du lịch với cách làm mới, sáng tạo, tạo ra lợi nhuận cao hơn cách làm truyền thống trước đây.


2.2.2. Thực trạng bộ máy hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La

2.2.2.1. Sự hỗ trợ chung của UBND tỉnh và các cơ quan có liên quan

Kết quả tổng điều tra kinh tế năm 2019 cho thấy, toàn tỉnh Sơn La hiện có 33.637 đơn vị kinh tế, hành chính, sự nghiệp và cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng (chưa bao gồm 13.076 cơ sở, chi nhánh và văn phòng trực thuộc doanh nghiệp), tăng 26,99% so với năm 2011, và bình quân hàng năm tăng khoảng 4,90%. Tổng số lao động trong các đơn vị gần 1,1 triệu người, tăng 19,04% so với năm 2011, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 3,55%. Tốc độ phát triển các cơ sở kinh tế tăng cao hơn so với các đơn vị hành chính sự nghiệp, với mức tăng là 26,99% về số cơ sở và 10,04% về số lao động so với năm 2011.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Cụ thể, đối với khối doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, hộ gia đình và hợp tác xã, tính đến ngày 31-12- 2019, toàn tỉnh có 2.826 đơn vị, tăng 61,86%, so với năm 2011. Mặc dù số lượng thanh niên khởi nghiệp phát triển nhanh nhưng quy mô thì chủ yếu là doanh nghiệp siêu nhỏ và các hộ gia đình, trong đó tập trung hầu hết tại địa bàn thành phố Sơn La – dựa trên phát triển các mặt hàng tự sản xuất và tự bán hàng trực tuyến (thông qua vấn đề đặt hàng qua mạng – ví dụ như qua zalo và facebook). Xét về hiệu quả thông qua chỉ tiêu lợi nhuận còn khá hạn chế. Trong tổng số thanh niên khởi nghiệp đang hoạt động, chỉ có 37,81% có lãi – tính đến 5 năm đầu; số thua lỗ chiếm 56,49%; số còn lại kinh doanh hòa vốn. Tỷ lệ các doanh nghiệp thua lỗ sau 5 năm có xu hướng tăng lên. Để hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, tỉnh luôn chú trọng hỗ trợ ở nhiều lĩnh vực từ cải cách hành chính, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ, hỗ trợ vốn. Và có không ít cách để khởi nghiệp thành công.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sơn La, từ khi Thủ tướng có quyết định về hỗ trợ khởi nghiệp, trên địa bàn tỉnh đã có hơn 1.800 doanh nghiệp và hộ gia đình kinh doanh của thanh niên khởi nghiệp được cấp phép thành lập mới với tổng vốn đăng ký gần 540 tỷ đồng, số lượng doanh nghiệp tăng 18,2%, số vốn đăng ký tăng 54,8% so với cùng kỳ năm 2015. Ngoài ra, còn có gần 400 lượt doanh nghiệp thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, trong đó vốn điều chỉnh bổ sung tăng 7.8 tỷ đồng (tăng 31,2%).

Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trên địa bản tỉnh Sơn La - 7


Sau gần 4 năm năm thực hiện Quyết định 844/QĐ-TTg về startup tại Tỉnh Sơn La (tính từ 18/05/2016), bức tranh hệ sinh thái khởi nghiệp trên địa bàn đang dần hình thành. Mặc dù vậy, hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo còn sơ khai. Do thiếu định hướng nên thanh niên khởi nghiệp startup hoạt động rải rác ở nhiều lĩnh vực, trong đó dựa vào công nghệ thông tin để hoạt động và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thu hút nhiều doanh nghiệp startup nhất. Hầu hết startup có tuổi đời khoảng 1 năm, quy mô nhỏ lẻ và khả năng tăng trưởng không cao, vốn đầu tư đa phần dưới 1 tỷ; hoạt động gọi vốn còn nhỏ lẻ so với startup trong khu vực. Thực tế cho thấy rằng tỉnh có khá nhiều lợi thế phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp nhưng sự chuyển biến còn rất chậm. Suốt từ năm 2016 - 2019, hầu như tỉnh không có thêm chính sách gì hỗ trợ khởi nghiệp ngoài chương trình Speed Up hỗ trợ đến 2 tỉ đồng cho các dự án khởi nghiệp được chọn.

Trong chương trình truyền hình thực tế (Shark Tank Việt Nam), kết nối người khởi nghiệp và nhà đầu tư, có 48 dự án khởi nghiệp được chọn để lên sóng truyền hình trình bày về dự án và gọi vốn trực tiếp. Trong đó có 22 startup gọi vốn thành công với tổng số vốn đầu tư từ các shark là 100 tỉ đồng. Trong đó 1 triệu đô la là khoản đầu tư của VinaCapital rót cho Gcalls, nhà cung cấp phần mềm quản lý. Trang điện tử mua sắm Leflair Vietnam (leflair.vn) trong tháng 1/2018 này đã thành công trong vòng gọi vốn thứ 3 có trị giá 3 triệu đô la Mỹ từ Capital Management Group.

Có thể thấy, phong trào khởi nghiệp đã thu hút nhiều người, nhất là giới trẻ, diễn ra không chỉ trên truyền hình, mà còn qua nhiều kênh khác nhau, từ Internet tới các hiệp hội, đoàn thanh niên, không ít chính quyền địa phương đã có cơ chế khuyến khích khởi nghiệp. Tuy nhiên, qua khảo sát, sự hỗ trợ của tỉnh và các cơ quan liên quan cho hoạt động khởi nghiệp, nhất là khởi nghiệp sáng tạo trong thanh niên trên địa bàn tỉnh Sơn La thời gian qua còn rất hạn chế.

2.2.2.2. Sự hỗ trợ của Trung ương Đoàn, tỉnh đoàn

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức đại diện và tập hợp thanh niên, là đơn vị trực tiếp đại diện cho lợi ích của tầng lớp thanh niên Việt Nam, đối tượng chủ yếu


trong các hoạt động khởi nghiệp. Trong giai đoạn 2016 - 2019, là năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI, các cấp bộ Đoàn trong toàn tỉnh đã tập trung tổ chức các nội dung hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp đa dạng, phong phú và thiết thực trên nhiều mặt như: tổ chức Diễn đàn Thanh niên khởi nghiệp với chủ đề “Tìm giải pháp đột phá cho khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam”; trao Giải thưởng Doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc, Giải thưởng Lương Định Của, Lễ Tuyên dương thanh niên làm kinh tế giỏi; triển khai Kế hoạch Hỗ trợ dự án khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn; tập huấn trực tuyến “Hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp” cho cán bộ Đoàn, Hội cấp tỉnh, cấp huyện; hoàn thiện hệ thống đào tạo, tư vấn trên trang thông tin điện tử “thanhnienkhoinghiep. vn”1 và tinhdoansonla.gov.vn. Thực hiện Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Khóa XI về tăng cường hỗ trợ thanh niên làm kinh tế giai đoạn 2018 – 2022, Tỉnh Đoàn Sơn La đã đề xuất với tỉnh cơ chế để tỉnh đoàn đứng ra chủ trì hỗ trợ các dự án khởi nghiệp tiêu biểu của thanh niên. Qua 3 năm (2017, 2018, 2019) thực hiện đã trợ 20 dự án khởi nghiệp sáng tạo của thanh niên với tổng giá trị hỗ trợ 750 triệu đồng. Qua đó đã tạo động lực thôi thúc các bạn trẻ tham gia khởi nghiệp, đặc biệt trong 03 đối tượng chính được xác định tập trung hỗ trợ trong chương trình Thanh niên khởi nghiệp đã có những chuyển động đáng kể, cụ thể:

- Trong sinh viên các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng: Các cấp bộ Đoàn tổ chức các hoạt động tư vấn, cung cấp những kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp, khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp cho sinh viên; thành lập các câu lạc bộ khởi nghiệp trong các trường đại học, cao đẳng, các cơ sở Đoàn, Hội.

- Trong thanh niên nông thôn có nhu cầu khởi nghiệp: ban hành và triển khai Kế hoạch Hỗ trợ thanh niên nông thôn khởi nghiệp năm 2018; tổ chức Cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn lần thứ I, thứ II”, Diễn đàn “Thanh niên khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao”; Tuyên dương thanh niên làm kinh tế giỏi; Các cấp bộ Đoàn tập trung duy trì và phát triển mô hình tư vấn, định hướng nghề nghiệp tại chỗ; chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật; tiếp tục duy trì,


1 Trang web này do trung ương hội thành lập, nhưng có sự đóng góp của các tỉnh, trong đó có tỉnh đoàn Sơn La


hướng dẫn thành lập mới hợp tác xã (theo Luật hợp tác xã 2012), tổ hợp tác “Thanh niên làm kinh tế”, “Thanh niên giúp nhau phát triển kinh tế”. Việc liên kết, xây dựng các mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của thanh niên tiếp tục có bước phát triển tích cực. Các cấp bộ Đoàn tích cực tìm kiếm các giải pháp giúp ứng dụng thương mại điện tử để tiêu thụ nông sản cho thanh niên.

- Trong doanh nhân trẻ, chủ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong độ tuổi thanh niên mới đăng ký kinh doanh: tỉnh đoàn đã vận động đội ngũ doanh nhân trẻ tích cực tham gia các Diễn đàn Kinh tế tư nhân được trong hai năm 2016, 2017. Triển khai chương trình phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ để tăng cường hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, nhất là với các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực khoa học, công nghệ. Đội ngũ doanh nhân trẻ tích cực triển khai chương trình “Văn hóa Doanh nhân trẻ và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”, thực hiện “Tiên phong đổi mới - Vững vàng hội nhập”, tạo khí thế mới cho cán bộ đoàn, đoàn viên, thanh niên, doanh nhân trẻ trong quá trình đổi mới, hội nhập.

Bên cạnh đó hàng loạt hoạt động hưởng ứng các phong trào do Trung ương Đoàn tổ chức được thanh niên hết sức quan tâm và tích cực hưởng ứng như: cuộc thi Sáng tạo vì khát vọng Việt, ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp sinh viên, ALMA – đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp.... Trung ương Hội Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tổ chức Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” 2018 với chủ đề “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” và Cuộc thi Startup Founding Camp với chủ đề Jumping to 4.0 tạo cầu nối giữa các nhà đầu tư, tư vấn với các bạn trẻ có dự án khởi nghiệp có nhu cầu gọi vốn và kỹ năng; Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam đã tổ chức Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ I năm 2018 và Diễn đàn Thanh niên khởi nghiệp 2018 với chủ đề “Tìm giải pháp đột phá cho khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam”. Hay như tổ chức Đoàn làm việc với các ngân hàng, doanh nghiệp, các nhà đầu tư nhằm hỗ trợ vốn trực tiếp cho thanh niên, giúp gia tăng nguồn tiếp cận vốn cho thanh niên, hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp: Tổ chức các hoạt động, phối hợp xây dựng các không gian khởi nghiệp cho thanh niên; kết nối giữa các dự án khởi nghiệp và các nhà đầu tư.


Ở góc độ kết nối trong cộng đồng khởi nghiệp của các doanh nhân trẻ trong nước, Câu lạc bộ Đầu tư và Khởi nghiệp Doanh nhân trẻ Việt Nam thành lập từ năm 2016, đã hoạt động rất tích cực trong việc kết nối cộng đồng khởi nghiệp trên toàn quốc nhằm chia sẻ cơ hội, nguồn vốn, kinh nghiệm, hợp tác đầu tư, kinh doanh. Câu lạc bộ đã triển khai nhiều hoạt động kết nối và giao lưu chia sẻ kinh nghiệm về khởi nghiệp và lập nghiệp tại các tỉnh, thành phố trên cả nước; tích cực trong công tác kết nối, tìm và thu hút hội viên tham gia; thường xuyên tham gia các hoạt động hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp do tổ chức Đoàn, Hội tổ chức tại các địa phương, bước đầu mang lại các kết quả rất tích cực, góp phần thúc đẩy phong trào khởi nghiệp tại các địa phương.

2.2.3. Xây dựng chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp

Tỉnh Sơn La cùng các cơ quan ban, ngành chức năng và các tổ chức đoàn thể xã hội tập trung triển khai nhiều chương trình, giải pháp nhằm khuyến khích tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên nói riêng và người dân tỉnh nói chung, nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Những nỗ lực trên được kỳ vọng tạo ra “đòn bẩy” để các doanh nghiệp “cất cánh” trong thời gian tới. Tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế chính sách để hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã; Giao nhiệm vụ cho các sở ngành tham mưu, đề xuất chính sách để hỗ trợ hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp. Đối với cá nhân, tổ chức có ý tưởng khởi nghiệp thì tham gia gắn kết với vườn ươm, các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, để nắm bắt khai thác có hiệu quả các chính sách cơ chế hỗ trợ của tỉnh và chính phủ. Chủ động trình diễn ý tưởng khởi nghiệp tại các cuộc thi, các sàn giao dịch ý tưởng, tiếp cận các nhà đầu tư doanh nghiệp và các định chế tài chính khác có quan tâm đến khởi nghiệp.

Để cụ thể hóa Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, năm 2017, UBND tỉnh Sơn La đã ban hành các văn bản pháp lí để hỗ trợ khởi nghiệp, cụ thể có thể nói đến các văn bản như sau:

Quyết định 2610/QĐ-UBND năm 2017 về kế hoạch hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Sơn La giai đoạn 2017-2025, ban hành ngày


09/10/2017. Quyết định này hướng tới mục tiêu cơ bản như (1) Nâng cao nhận thức của cộng đồng thông qua truyền thông và giáo dục cộng đồng về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Tập trung đào tạo, nâng cao kỹ năng về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo từ tầng lớp học sinh, sinh viên các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn tỉnh Sơn La. (2) Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, tìm kiếm những ý tưởng kinh doanh mới, ý tưởng kinh doanh sáng tạo của các cá nhân, nhóm cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh, từ đó có những giải pháp hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để hiện thực hóa các ý tưởng kinh doanh. (3) Tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới tập trung vào các ngành, lĩnh vực tiềm năng, thế mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. (4) Phấn đấu đến năm 2020, tỉnh Sơn La có cấp độ của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở mức 1: Hệ sinh thái mới hình thành và đến năm 2025 cấp độ của hệ sinh thái khởi nghiệp đạt ở mức 2: Hệ sinh thái cơ bản.

Văn bản này đặt nền móng để thúc đẩy (1) Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học, sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp; (2) Đẩy mạnh truyền thông, quảng bá hình ảnh của tỉnh về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; (3) Xây dựng, phát triển Cổng thông tin khởi nghiệp tỉnh Sơn La.

Cụ thể hóa sự chỉ đạo của UBND tỉnh, đã có 12/12 UBND huyện, thành phố và 10 Sở, Ngành có liên quan đã xây dựng và triển khai Kế hoạch đặc thù của mỗi đơn vị để thực hiện đề án 844. Riêng Trường Đại học Tây Bắc, Tỉnh Đoàn Sơn La và Hội Liên hiệp phụ nữ Tỉnh đã xây dựng kế hoạch hỗ trợ khởi nghiệp riêng theo chương trình phát động của ngành như: Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”; Đề án “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”; Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp”.

Bên cạnh đó, có một số chính sách có liên quan đến vấn đề khởi nghiệp của thanh niên được đề cập như:

- Quyết định 1834/QĐ-UBND năm 2019 về đề án “hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Sơn La giai đoạn 2019-2025” ban hành ngày 26/07/2019. Quyết


định này tập trung vào mục tiêu (1) Phấn đấu tốc độ phát triển doanh nghiệp mới hằng năm đạt từ 10% trở lên; đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh có 2.500 doanh nghiệp, đến năm 2025 có trên 3.000 doanh nghiệp; (2) Hàng năm các doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo việc làm mới cho trên 8.000 lao động phấn đấu đạt mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020 toàn tỉnh tạo việc làm mới cho 85.000 lao động, giai đoạn 2021 - 2025 tạo việc làm mới cho trên 93.000 lao động (dự kiến tăng khoảng 10% so với giai đoạn 2016 - 2020); (3) Tăng tỷ trọng đóng góp của doanh nghiệp nhỏ và vừa vào Ngân sách tỉnh, phấn đấu tăng tỷ trọng đóng góp của kinh tế tư nhân đến năm 2020 đạt khoảng 30%, năm 2025 đạt khoảng 35% tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh. (4) Nâng cao năng lực quản trị cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đến năm 2025, ít nhất 70% doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Sơn La được hỗ trợ đào tạo về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp. (5) Nâng cao năng lực sáng tạo, năng lực cạnh tranh, phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Phấn đấu đến năm đến năm 2020, hỗ trợ ít nhất 48 lượt doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, giai đoạn 2021 - 2025 hỗ trợ khoảng 120 lượt doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; (6) Thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị phát triển các lĩnh vực, sản phẩm có thế mạnh của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2025 hỗ trợ từ 140 lượt trở lên doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trong các ngành, sản phẩm có thế mạnh của tỉnh.

- Năm 2017 tỉnh Sơn La đã phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH&CN tỉnh Sơn La đến năm 2020, trong đó đặt mục tiêu mỗi năm hỗ trợ từ 2-3 doanh nghiệp trở thành doanh nghiệp KH&CN, kết quả đến hết năm 2019 trên địa bàn tỉnh có tổng số 12 doanh nghiệp KH&CN. Hoạt động phát triển thị trường KH&CN trên địa bàn tỉnh Sơn La còn gặp nhiều khó khăn do các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trình độ công nghệ ở mức trung bình tiên tiến. Hoạt động phát triển thị trường công nghệ mới chỉ t hực hiện qua việc tham gia Chợ công nghệ và thiết bị Techmart hàng năm do Bộ KH&CN tổ chức.

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 02/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí