điều kiện đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập bản thân, gia đình.
Dựa trên nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn tỉnh an giang” của Trần Ái Kết và Huỳnh Trung Thời (2013), sử dụng phương pháp phân tích hồi quy mô hình Logit nhị phân để ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến khả tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ và xác định có 7 biến độc lập tác động đến việc tiếp cận tín dụng chính thức đó là: Tuổi của chủ hộ, trình độ học vấn, nghề nghiệp, giá trị tài sản, sử dụng tín dụng không chính thức, diện tích đất thổ cư và thu nhập.
Qua nghiên cứu đối tượng tiếp cận giải pháp của mình là thanh niên khởi nghiệp tiếp, nên bản thân kế thừa 03 biến độc lập là: “tuổi của chủ hộ”, “trình độ học vấn”, “nghề nghiệp” vì đây là 3 nhân tố ảnh hướng đến việc tiếp cận vốn vay.
Chuyển 2 biến: “giá trị tài sản” và “diện tích đất thổ cư” thành biến “tài sản thế chấp” dùng để vay vốn thế chấp NH ;
Không sử dụng biến: “sử dụng tín dụng không chính thức” vì nghiên cứu ở đây là việc tiếp cận giải pháp tài chính để khởi nghiệp nên không cần thiết đưa vào mô hình và không sử dụng biến “thu nhập” vì bản thân cho rằng đề tài sẽ đánh giá việc tiếp cận giải pháp tài chính có tác động như thế nào đến khởi nghiệp của thanh niên, nên biến “thu nhập” cũng không cần thiết đưa vào mô hình.
Bổ sung 4 biến khác vào mô hình, với các lý do sau:
- “Tình trạng hôn nhân của thanh niên”: vì bản thân cho rằng khi thanh niên chuyển từ tình trạng độc thân sang có gia đình, sẽ tác động đến việc khởi nghiệp và tiếp cận giải pháp tài chính để sản xuất, kinh doanh.
- “Kinh nghiệm khởi nghiệp”: Số năm khởi nghiệp càng lớn, càng có điều kiện tiếp cận tài chính tốt hơn.
- Tham gia tổ chức đoàn thể: Người tham các tổ chức đoàn thể chính trị
-xã hội sẽ có điều kiện nắm bắt, tiếp cận các chính sách tài chính tốt hơn từ đoàn thể, nhất là các nguồn quỹ cho mượn lãi suất thấp hay không tính lãi của đoàn thể.
- Qua đào tạo: Những người từng học nghề, làm việc trong ngành nghề trước khi khởi nghiệp, sẽ khởi nghiệp tốt hơn. Do đó, nhu cầu về vốn để khởi nghiệp cũng cao hơn.
Như vậy, kế thừa nghiên cứu trên tác giả xây dựng hàm hồi quy tuyến tính đa biến để phân tích yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận nguồn lực tài chính của thanh niên với mô hình hồi quy bội ước tính gồm: biến phụ thuộc là tiếp cận nguồn lực tài chính hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp và 8 biến độc lập.
- Biến phụ thuộc: Y là tiếp cận được các nguồn lực tài chính hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH
3.1. Tình hình khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn huyện Gò Dầu
3.1.1. Tình hình đăng ký kinh doanh khởi nghiệp của thanh niên
Theo số liệu thống kê từ Phòng Tài chính – kế hoạch huyện Gò Dầu về tình hình đăng ký kinh doanh, giai đoạn 2014 – 2017, số liệu như sau:
Bảng 3.1: Tình hình đăng ký kinh doanh, giai đoạn 2014 - 2017
Số hộ đăng ký kinh doanh | Số hộ đăng ký trong độ tuổi thanh niên | Chiếm tỷ lệ (%) | |
2014 | 685 | 125 | 18,25 |
2015 | 571 | 112 | 19,61 |
2016 | 626 | 126 | 20,12 |
2017 | 578 | 187 | 32,35 |
Có thể bạn quan tâm!
- Bài Học Kinh Nghiệm Cho Thanh Niên Khởi Nghiệp Tại Huyện Gò Dầu
- Mật Độ Dân Số Trên Địa Bàn Huyện Gò Dầu Năm 2010 Và 2016
- Đánh Giá Chung Về Đặc Điểm Kinh Tế - Xã Hội Ảnh Hưởng Đến Thanh Niên Khởi Nghiệp
- Tình Hình Cho Vay Của Nh Csxh Huyện Nguồn Giải Quyết Việc Làm
- Kết Quả Tính Toán Hệ Số Hồi Quy Của Các Biến Trong Mô Hình Variables In The Equation
- Kiến Nghị Để Thực Hiện Giải Pháp
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Gò Dầu
Dựa vào bảng 3.1 về tình hình đăng ký kinh doanh do Phòng Tài chính kế hoạch huyện Gò Dầu thống kê, thì hoạt động đăng ký kinh doanh mới trong những ngành nghề bắt buộc phải đăng ký giấy phép kinh doanh. Chúng ta thấy rằng: Hoạt động đăng ký kinh doanh mới qua từng năm của người dân tương đối ổn định, nhưng tỷ lệ người đăng ký kinh doanh trong độ tuổi thanh niên có chiều hướng tăng theo tỷ lệ từng năm. Đặc biệt là trong năm 2017, số lượng người đăng ký kinh doanh trong độ tuổi thanh niên tăng về số lượng lẫn tỷ lệ trong số hộ đăng ký kinh doanh.
Từ đó, nhận thấy hoạt động thanh niên khởi nghiệp có sự chuyển biến rò rệt qua từng năm. Đặc biệt trong năm 2017, kinh tế địa phương có nhiều bước phát triển kéo theo nhu cầu đăng ký thành lập mới các tổ chức kinh doanh, sản xuất do thanh niên làm chủ có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực.
3.1.2. Hoạt động của các THT, CLB Thanh niên làm kinh tế
Bảng 3.2: Số lượng THT, CLB Thanh niên làm kinh tế, giai đoạn 2014 - 2017
Số THT thanh niên được thành lập mới, CLB Thanh niên làm kinh tế | Số lượng thành viên tham gia | Số lượng THT giải thể | Lũy kế từng năm | |
2014 | 05 | 25 | 01 | 8 |
2015 | 09 | 47 | 03 | 14 |
2016 | 11 | 52 | 05 | 20 |
2017 | 20 | 187 | 07 | 33 |
Nguồn: Huyện đoàn Gò Dầu
Qua bảng 3.2. Các hoạt động kinh tế hợp tác do thanh niên quản lý có xu hướng tăng theo từng năm. Số lượng THT kinh tế thanh niên và câu lạc bộ thanh niên làm kinh tế tăng về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên so với tổng số các mô hình hoạt động kinh tế khác (doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể,…) thì số lượng THT thanh niên và CLB thanh niên làm kinh tế có số lượng quá ít.
Điều này cho thấy, cơ chế chính sách khuyến khích của Nhà nước đối với mô hình kinh tế hợp tác trong thanh niên có tác động nhất định đến việc
hình thành và phát triển các mô hình kinh tế trong thanh niên. Nhưng tâm lý e dè đối với mô hình kinh tế tập thể, ăn liên kết vẫn còn, nên việc thành lập không nhiều THT.
Vần đề thứ hai, hằng năm đều THT giải thể. Lí do là mô hình này hoạt động chưa đạt hiệu quả cao, lĩnh vực đầu tư sản xuất chủ yếu là nông nghiệp lại gặp nhiều nhiều bấp bênh, một số THT thành lập theo chỉ tiêu ngành chuyên môn nên hoạt động không đảm bảo đúng thực chất nên sau khi thành lại phải tiến hành giải thể.
3.1.3. Hoạt động đăng ký thanh niên sản xuất kinh doanh giỏi
Theo số liệu thống kê báo cáo của Hội LHTN Việt Nam huyện Gò Dầu hoạt động thanh niên đăng ký thanh niên sản xuất kinh doanh giỏi và được cấp công nhận hằng năm, trong giai đoạn 2014 – 2017, như sau:
285
312
319
250
195
134
149
167
350
300
250
200
150
100
Thanh niên sản xuất kinh doanh giỏi
Thanh niên đăng ký
50
0
2014 2015 2016 2017
Hình 3.1. Biểu đồ Tình hình thanh niên đăng ký và được công nhận thanh niên sản xuất kinh doanh giỏi
ĐVT: người
Nguồn: Hội LHTN Việt Nam huyện Gò Dầu
Dựa vào kết quả Hình 3.1. Biểu đồ về tình hình thanh niên đăng ký và được công nhận gương thanh niên sản xuất kinh doanh giỏi tăng đều qua từng năm, ta thấy: Số lượng thanh niên đăng ký và được xét công nhận tăng đều qua từng năm. Điều này cho thấy công tác thông tin, tuyên truyền, khuyến khích thanh niên lập nghiệp, làm giàu có kết quả tương đối tốt. Thanh niên đã tích cực, chủ động hơn trong việc tự phát triển kinh tế của bản thân mình.
Tuy nhiên, qua nắm bắt thực tế, thì số thanh niên đăng ký và đạt công nhận quá thấp so với thực tế thanh niên đang sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Điều này, cho thấy thanh niên chưa quan tâm nhiều với việc được tuyên dương, khen thưởng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh giỏi.
3.2. Các chương trình tài chính hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp của huyện Gò Dầu
Nguồn lực tài chính để phục vụ nhu cầu vốn khởi nghiệp của thanh niên tương đối đa dạng, nhưng tựu trung lại gồm có 02 nguồn chính thức: một là, nguồn vốn từ các NH theo chương trình cho vay để phát triển sản xuất, giải quyết việc làm; hai là, nguồn vốn do Đoàn Thanh niên vận động thành lập, gọi Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp.
3.2.1. Nguồn Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp được thực hiện tại 3 cấp (Tỉnh, Huyện, Xã). Theo đó tại cấp tỉnh được gọi là quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, tại huyện và xã gọi nguồn vốn hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp.
Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp của Tỉnh đoàn được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 15/10/2017. Theo đó, nguồn quỹ này được Tỉnh đoàn Tây Ninh trích 2 tỷ đồng lợi nhuận từ công ty TNHH MTV Thanh niên Xung Phong (đơn vị kinh tế trực thuộc Tỉnh đoàn), giao cho Hội LHTN Việt Nam tỉnh quản lý dùng để hỗ trợ vốn cho thanh niên có nhu cầu mượn vốn để
khởi nghiệp, lập nghiệp theo chương trình phát nông nghiệp sạch của tỉnh. Đối tượng muốn nhận được nguồn hỗ trợ vốn phải có đề án sản xuất kinh doanh nông nghiệp và thông qua Hội đồng thẩm định do Hội LHTN Việt Nam tỉnh chủ trì. Số tiền hỗ trợ cho mỗi dự án được duyệt là từ 30 – 150 triệu đồng/ dự án khởi nghiệp. Thời gian hoàn trả của dự án là từ 03 – 05 năm.
Nguồn vốn hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp cấp huyện được thành lập từ năm 2010. Nguồn vốn được xây dựng thông qua việc vận động các tổ chức, cá nhân, mạnh thường quân đóng góp hoạt động của phong trào tại địa phương. Hiện nay, nguồn vốn này do Huyện đoàn quản lý với số tiền là 350 triệu đồng. Đối tượng được tiếp cận nguồn vốn này là đoàn viên, thanh niên đang sinh sống, lao động, học tập trên địa bàn huyện Gò Dầu, có đề án sản xuất, kinh doanh phù hợp và được hội đồng thẩm định do Ban Thường vụ Huyện đoàn làm chủ trì phê duyệt. Số tiền hỗ trợ cho mỗi dự án được duyệt là từ 30 – 50 triệu đồng/ dự án khởi nghiệp. Thời gian hoàn trả của dự án là từ 02 – 03 năm.
Nguồn vốn hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp cấp xã cũng được thành lập từ năm 2010. Nguồn vốn được xây dựng thông qua việc vận động các tổ chức, cá nhân, mạnh thường quân đóng góp hoạt động của phong trào tại địa phương. Hiện nay, nguồn vốn này do Xã, Thị trấn đoàn quản lý với số tiền là 650 triệu đồng. Đối tượng được tiếp cận nguồn vốn này là đoàn viên, thanh niên đang sinh sống, lao động, học tập trên địa bàn huyện, có nhu cầu mượn vốn để sản xuất, kinh doanh tăng thu nhập cho gia đình. Số tiền hỗ trợ cho mỗi đoàn viên, thanh niên được duyệt là từ 5 – 20 triệu đồng/ đoàn viên, thanh niên. Thời gian hoàn trả của dự án là từ 01 – 02 năm.
3.2.2. Nguồn vốn vay từ NH
- NH CSXH huyện Gò Dầu: thực hiện chức năng cho vay theo Nghị định 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015, của Chính phủ về việc quy định về
chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm. Nguồn vốn phục vụ nhu cầu cho vay là từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm (6,4 tỷ đồng), UBND tỉnh Tây Ninh (4,2 tỷ đồng), các Đoàn thể Trung ương (500 triệu đồng), Huy động tiền gửi (1,5 tỷ đồng). Đối tượng được tiếp cận nguồn vốn vay này là:
- Theo chương trình hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên: Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội được hỗ trợ đào tạo nghề.
- Theo chương trình hỗ trợ thanh niên lập nghiệp: Học sinh các trường trung học phổ thông; Thanh niên đang học tại cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; Thanh niên đã tốt nghiệp cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Theo chương trình hỗ trợ thanh niên khởi sự doanh nghiệp: Thanh niên có nhu cầu khởi sự doanh nghiệp; Thanh niên đã khởi sự doanh nghiệp.
- Theo chương trình Quỹ quốc gia về việc làm: cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, HTX, THT, hộ kinh doanh và người lao động để tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm; Cho vay ưu đãi đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Mức cho vay: Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, mức vay 01 dự án tối đa là 01 tỷ đồng và không quá 50 triệu đồng cho 01 người lao động được tạo việc làm; Đối với người lao động, mức vay tối đa là 50 triệu đồng.
- NH NN&PTNT: thực hiện chức năng cho vay theo Nghị định số: 55/2015/NĐ-CP, ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nguồn vốn phục vụ cho chương trình này là hơn 1000 tỷ đông, từ nguồn huy động tiền gửi. Đối tượng được tiếp cận