Các Giai Đoạn Khởi Nghiệp Của Thanh Niên Việt Nam

Trong khoản 14 Điều 2 Luật Chuyển giao Công nghệ 2017 định nghĩa: Cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ là cơ sở cung cấp các điều kiện theo quy định của pháp luật về hạ tầng kỹ thuật, nguồn lực và dịch vụ cần thiết phục vụ việc ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

Từ các định nghĩa trên có thể có bảng so sánh về một số khái niệm liên quan:



Cơ sở ươm tạo doanh nghiệp

Nơi cung cấp cơ sở vật chất, diện tích làm việc đa dạng và cung cấp các hình thức tư vấn, dịch vụ hỗ trợ nhằm nuôi dưỡng sự phát triển các doanh nghiệp khởi sự với mục đích tạo công ăn việc làm và phát triển kinh tế địa phương.

Cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ

Một dạng của CSƯT tập trung vào ươm tạo các doanh nghiệp dựa trên công nghệ (technology based enterprise).

Cơ sở ươm tạo công nghệ

Một dạng đặc biệt của CSƯT tập trung vào ươm tạo các doanh nghiệp dựa trên một lĩnh vực công nghệ.


Cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao

Một dạng đặc biệt của CSƯT công nghệ tập trung vào ươm tạo các doanh nghiệp dựa trên lĩnh vực công nghệ cao (hi-tech or new and advanced technology).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Nguồn: Tác giả tổng hợp Một số nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu và chia cơ sở ươm tạo thành nhiều loại: cơ sở ươm tạo doanh nghiệp truyền thống (incubator), cơ sở ươm tạo ảo (virtual incubator), không gian làm việc chung (co-woking space), tổ chức thúc đẩy kinh doanh (accelerator), cơ sở ươm tạo nhà bếp (kitchen incubator - cơ sở ươm tạo tập trung vào lĩnh vực công nghiệp thực phẩm), xưởng khởi nghiệp (startup studio),… Phân loại này phân biệt giữa các mô hình ươm tạo doanh nghiệp, tuy vậy, các nghiên

cứu vẫn chưa đưa ra một định nghĩa rõ ràng cho các loại hình này.

Dưới đây là khái niệm sơ lược về một số loại hình ươm tạo doanh nghiệp công nghệ tiêu biểu:

Cơ sở ươm tạo doanh nghiệp (Business Incubator - BI): là tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ về mặt kỹ thuật, cơ sở vật chất và kỹ năng để cá nhân có ý tưởng kinh doanh dựa trên đổi mới sáng tạo có thể hoàn thiện công nghệ, tạo ra sản phẩm/dịch vụ hoàn chỉnh.

Cơ sở ươm tạo ảo (Virtual incubator)

Về cơ bản, mô hình này được coi là chất xúc tác cho sự phát triển kinh tế - xã hội khi cung cấp một quy trình biến ý tưởng giai đoạn đầu thành dự án khả thi

[Hassan, Syed, 2017]. Mô hình này đem lại những cơ hội học tập và kết nối những doanh nhân với hệ thống sinh thái cung cấp các dịch vụ. Mô hình cơ sở ươm tạo ảo này cho phép start-up được cung cấp dịch vụ từ cơ sở ươm tạo khác mà không cần phải đặt trong một không gian nhất định như cơ sở ươm tạo truyền thống. Mô hình này phù hợp với những start-up cần một số dịch vụ để hỗ trợ từ những cơ sở ươm tạo khác mà vẫn muốn duy trì văn phòng riêng, nhà kho riêng,…

Tổ chức thúc đẩy kinh doanh (Accelerators)

Các ngành công nghiệp ươm tạo doanh nghiệp đã lấy cảm hứng từ sự phát triển của “tổ chức thúc đẩy kinh doanh”. Trong khi chưa có định nghĩa thống nhất về thúc đẩy kinh doanh trong các tài liệu có thể được định nghĩa rộng là: (1) một chương trình ươm tạo giai đoạn cuối, hỗ trợ các công ty kinh doanh trưởng thành hơn và sẵn sàng nhận tài trợ từ bên ngoài; hoặc (2) một cơ sở có chương trình ươm tạo doanh nghiệp nhằm chỉnh sửa thiết kế cho các học viên tốt nghiệp cơ sở ươm tạo để họ dễ dàng vào thị trường.

Không gian làm việc chung (Co - working space)

Đây là loại hình liên quan đến việc chia sẻ không gian làm việc nhưng các thành viên hoạt động một cách độc lập. Không giống như môi trường văn phòng truyền thống, tham gia Co-working space là những cá nhân đến từ những tổ chức khác nhau, ngành nghề khác nhau. Mô hình này thu hút những cá nhân có ý tưởng nhưng chưa có điều kiện để có một văn phòng cố định. Mô hình Co-working space cung cấp cho khách hàng địa điểm và không gian để làm việc, gặp gỡ đối tác, khách hàng. Hơn thế nữa, các cá nhân này có cơ hội kết nối với những các cá nhân khác cùng tham gia Co-working space để có thể cùng chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau. Chính vì vậy, mô hình này khác với những loại hình ươm tạo khác khi cung cấp không gian, địa điểm đồng thời thiết lập một cộng đồng start-up, chú trọng vào sự hợp tác và chia sẻ hơn là vấn đề lợi nhuận.

Khái niệm CSƯTDN xuất hiện ở Việt Nam gần chục năm nay, tuy nhiên, đối với phần đông doanh nghiệp và người dân, thuật ngữ này vẫn còn khá mới mẻ. Một số CSƯTDN và CSƯTDN công nghệ cao cũng đã được thành lập ở Việt Nam, tuy nhiên số lượng chưa nhiều và thời gian hoạt động còn ngắn (khoảng dưới 5 năm) nên chưa chứng tỏ được hiệu quả rõ rệt đối với nền kinh tế - xã hội của quốc gia.

Trong quá trình nghiên cứu, luận văn nhận thấy, ở Việt Nam xuất hiện một số loại hình ươm tạo doanh nghiệp chủ yếu là không gian làm việc chung (co-working space), tổ chức thúc đẩy kinh doanh (accelerator) và cơ sở ươm tạo truyền thống (incubator). Trong luận văn này, tác giả gọi chung 3 loại hình này là cơ sở ươm tạo doanh nghiệp (CSƯTDN).

1.1.3.3. Dịch vụ ươm tạo

Nhóm các dịch vụ mà cơ sở ươm tạo cung cấp được mô tả trong hình sau:


Dịch vụ hành chính văn phòng là tổ hợp dịch vụ hỗ trợ cho việc hoàn thành 1

Dịch vụ hành chính/văn phòng: là tổ hợp dịch vụ hỗ trợ cho việc hoàn thành các chức năng chính của doanh nghiệp do các phòng, ban, bộ phận khác đảm nhiệm. Một số vai trò chủ yếu của văn phòng là:

- Trung tâm tiếp nhận, truyền đạt thông tin, phối hợp các qui trình hoạt động của công ty.

- Trung tâm hoạch định và kiểm soát các hoạt động đảm bảo thường nhật (chỉ tiêu, định mức, qui trình,…)

Dịch vụ cơ sở hạ tầng:

- CSƯTDN có khả năng cho người thuê vườn ươm tiếp cận tới các phương tiện đặc thù như các phòng thí nghiệm và các thiết bị kiểm nghiệm; phòng triển lãm…

- Ngày càng có nhiều CSƯTDN nhỏ nhưng có khả năng cung ứng dịch lớn nhờ vào khả năng sử dụng các phòng thí nghiệm và các thiết bị thử nghiệm được tiến hành thông qua việc liên kết với các trường đại học, các cơ quan CGCN, hoặc là thuê mua thiết bị.

- Với các CSƯTDN nằm trong các công viên KH&CN, cơ sở hạ tầng thường được công viên cung cấp hoặc có thể được cung cấp thông qua các quan hệ liên kết với các trường đại học chủ quản hoặc các cơ quan bên ngoài (như các phòng thí nghiệm, các trung tâm nghiên cứu quốc gia).

Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh: Sự hỗ trợ công tác quản lý của các CSƯTDN bắt đầu bằng việc đánh giá và lựa chọn các khách hàng đến thuê dựa trên việc xem xét kế hoạch kinh doanh của họ. Các CSƯTDN cũng hỗ trợ tiếp thị với bên thứ ba do các doanh nghiệp khác cung cấp hoặc thậm chí các sinh viên đại học được thuê tiến hành nghiên cứu thị trường cho các doanh nghiệp thuê CSƯTDN.

- Chủ doanh nghiệp luôn đòi hỏi các bí quyết (know-how) của doanh nghiệp phải được phát triển và thương mại hoá thành những sản phẩm mang tính đổi mới cao.

- CSƯT cũng cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp luật liên quan đến các vụ chuyển nhượng sở hữu, sáp nhập, liên doanh, dự thảo các hợp đồng cấp phép và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT).

- Sự hỗ trợ pháp lý cũng có thể thông qua sự giúp đỡ của cộng đồng địa phương, các trường đại học luật hoặc các doanh nghiệp luật với các dịch vụ tư vấn giá rẻ.

Dịch vụ tài chính và tiếp cận với các nguồn tài chính: Nhiệm vụ chính của các CSƯTDN là bù đắp sự thiếu hụt về vốn cho các doanh nghiệp trong giai đoạn khởi sự.

- Mặt khác CSƯTDN có thể giúp các khách hàng chuẩn bị kế hoạch kinh doanh trước khi gửi dự án cho các nhà đầu tư với mong muốn tìm được nguồn tài trợ cho giai đoạn rủi ro ban đầu. Cũng như vậy, các CSƯTDN có thể tổ chức các diễn đàn về kinh doanh mạo hiểm và đóng vai trò như người giám sát giúp nhà đầu tư theo dõi diễn biến của dự án. Bản thân các CSƯTDN cũng có thể thành lập các quỹ đầu tư mạo hiểm mới dựa trên việc huy động, thu hút các nguồn vốn tư nhân.

Dịch vụ kết nối cộng đồng và xây dựng mạng lưới: Các CSƯTDN có thể tổ chức các diễn đàn/hội nghị về đầu tư, trong đó quy tụ các nhà đầu tư tiềm năng và các chủ doanh nghiệp thuê CSƯTDN.

- Xu hướng hiện nay đối với các CSƯT nói chung và CSƯTDN nói riêng là cung cấp cả dịch vụ cho các doanh nghiệp bên ngoài khu vực CSƯTDN, được coi là các khách hàng liên kết (có thể gồm cả các doanh nghiệp đã trưởng thành của CSƯTDN).

- Các CSƯTDN cũng có thể môi giới các quan hệ với giới chuyên môn bên ngoài thông qua hợp đồng hoặc một khoản tài trợ.

Các hoạt động trong ươm tạo DNCN mà các CSƯT cung cấp được tổng hợp

(xem thêm phụ lục 1) như sau:

Dịch vụ hỗ trợ giáo dục và tiếp cận tri thức: CSƯTDN cung cấp các dịch vụ đào tạo với tư cách là một hoạt động để tăng cường khả năng phát triển lâu dài của các doanh nghiệp thuê CSƯTDN. Ví dụ, một số CSƯTDN có thể đào tạo nghiệp vụ về quản lý doanh nghiệp, tổ chức các hội thảo và diễn đàn về kế hoạch kinh doanh.

Dịch vụ hỗ trợ xây dựng thương hiệu: Một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh đó chính là yếu tố thương hiệu trong lòng khách hàng hay nói cách khác chính là bài toán định vị thương hiệu. Tuy nhiên các doanh nghiệp nhỏ khi mới thành lập thường bỏ qua vấn đề định vị thương hiệu, vì điều này mang đến gánh nặng chi phí tương đối lớn đối với một doanh nghiệp khởi nghiệp.

Tóm lại, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả sử dụng khái niệm thanh niên chỉ công dân Việt Nam trong độ tuổi 20 đến 34 tuổi đang sử dụng dịch vụ tiền ươm tạo và ươm tạo của cơ sở ươm tạo. Giai đoạn tiền ươm tạo được hiểu như là giai đoạn ban đầu của sự can thiệp, khi giúp đỡ ý tưởng của cá nhân. Giai đoạn ươm tạo được hiểu là giai đoạn khi một ý tưởng đã phát triển thành kế hoạch, trong đó đội ngũ nhân lực và sự vận hành đã được bắt đầu. Luận văn tập trung tìm hiểu 02 giai đoạn này bởi đây là hai giai đoạn thanh niên khởi nghiệp cần và sử dụng dịch vụ của CSƯT nhiều nhất. Hiện nay, ở Việt Nam xuất hiện một số loại hình ươm tạo doanh nghiệp chủ yếu là không gian làm việc chung (co-working space), tổ chức thúc đẩy kinh doanh (accelerator) và cơ sở ươm tạo truyền thống (incubator). Trong luận văn này, tác giả nghiên cứu cơ sở ươm tạo với loại hình là không gian làm việc chung (co- working space).

1.2. Lý thuyết áp dụng

Lý thuyết lựa chọn hợp lý cuả George Homans

Thuyết lựa chọn hợp lý trong xã hội học có nguồn gốc từ triết học, kinh tế học và nhân học vào thế kỷ VIII, XIX. Một số nhà triết học đã cho rằng bản chất con người là vị kỷ, luôn tìm đến sự hài lòng, sự thoả mãn và lảng tránh nỗi khổ đau.

Thuyết này gắn với tên tuổi của rất nhiều nhà xã hội học tiêu biểu như: George Homans, Peter Blau, James Coleman…Thuyết lựa chọn hợp lý dựa vào tiền đề cho rằng con người luôn hành động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách duy lý nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu. Thuật ngữ “lựa chọn” được dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính toán để quyết định sử dụng loại phương tiện hay cách thức tối ưu trong số những điều kiện hay cách

thức hiện có để đạt được mục tiêu trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực. Phạm vi của mục đích đây không chỉ có yếu tố vật chất (lãi, lợi nhuận, thu nhập) mà còn có cả yếu tố lợi ích xã hội và tinh thần. Theo quan điểm của Homans thì sự lựa chọn chỉ trở nên hợp lý khi đánh giá các yếu tố, điều kiện khách quan trên cơ sở đánh giá từ phía bản thân chủ thể, từ góc độ của người ra quyết định.

Thuyết lựa chọn duy lý dựa vào tiền đề cho rằng con người hoạch định hành động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách duy lý nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu. Thuyết lựa chọn duy lý coi hành vi kinh tế là hành vi lựa chọn một cách duy lý, các nhà kinh tế học luôn chú ý đến các yếu tố vật chất như chi phí, giá cả, lợi nhuận, lợi ích để giải thích hành vi kinh tế từ đó lý giải các hành vi xã hội. Nếu chi phí ngang bằng hoặc nhỏ hơn lợi nhuận thì dẫn tới hành động, ngược lại nếu chi phí vượt quá lợi nhuận thì sẽ không hành động.

Homans đưa ra bốn nguyên tắc tương tác giữa các cá nhân như sau:

- Nếu một dạng hành vi được thưởng, hay có lợi thì hành vi đó có xu hướng lặp

lại.

- Hành vi được thưởng, được lợi trong hoàn cảnh nào thì cá nhân sẽ có xu hướng

lặp lại hành vi đó trong hoàn cảnh như vậy.

- Nếu như phần thưởng, mối lợi đủ lớn thì cá nhân sẽ sẵn sàng bỏ ra nhiều chi phí vật chất và tinh thần để đạt được nó.

- Mức độ hài lòng, thoả mãn với những phần thưởng, mối lợi cá nhân dành được cao nhất ở lần đầu và có xu hướng giảm dần.

Đây là mô hình đơn giản nhất của tương tác giữa các cá nhân. Nhưng theo Homans ngay cả với những tương tác xã hội phức tạp như quan hệ quyền lực....cũng tuân theo những nguyên tắc trên [Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng, 2001]. Trong thực tế cuộc sống xã hội, quá trình tương tác theo mô hình trao đổi xã hội là rất phổ biến. Theo Homans, toàn bộ các tương tác xã hội là một tập hợp phức tạp của các trao đổi. Những tiêu chí lựa chọn dịch vụ trong cơ sở ươm tạo của một người đưa ra mặc dù mang tính cá nhân những nó không còn là đơn thuần hành vi duy lý cá nhân mà chính là những chuẩn mực được thừa nhận bởi nhóm nhỏ.

Việc lựa chọn cơ sở ươm tạo đáp ứng nhu cầu về dịch vụ được cung cấp của DNKN liên quan rất nhiều đến yếu tố kinh tế, mặc dù ngoài ra còn có các yếu tố khác về chất lượng, niềm tin... Startup cần có kiến thức về an toàn thực phẩm, đó là một

trong những lựa chọn duy lý đảm bảo cho lợi ích của họ. Các yếu tố như chi phí bỏ ra, thời gian, địa điểm, hiệu quả mong đợi hay sự tin tưởng vào cơ sở ươm tạo đều ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn có sử dụng hay không các dịch vụ ở cơ sở ươm tạo. Mục đích mua và sử dụng các dịch vụ ở cơ sở ươm tạo của cá DNKN có thể được tính toán, cân nhắc và lựa chọn theo chủ đích cá nhân nhằm đạt được những kết quả - lợi ích tối đa với chi phí hợp lý nhất


1.3. Khái quát về địa bàn nghiên cứu

Luận văn tiến hành khảo sát tại các cơ sở ươm tạo đạt tiêu chí sau:

- Có số lượng thành viên hoạt động và tham gia tại cơ sở ổn định và trung bình tối thiểu có khoảng 200 lượt người đến sử dụng dịch vụ/tuần;

- Có các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp thường xuyên;

- Có đội ngũ cố vấn chuyên nghiệp dành cho các thanh niên có nhu cầu sử dụng dịch vụ.

Từ những tiêu chí đó, luận văn chọn ra 02 cơ sở đang có hoạt động tích cực nhất trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đó là: UP và BKHUP.

UP

UP nằm tại Hanoi Creative City – không gian sáng tạo mới tại Hà Nội, Up mang đến một không gian cực kì năng động và thoải mái…

Điểm đặc biệt của Up là không gian làm việc chung đầu tiên tại Việt Nam mở cửa 24/7. Toàn bộ không gian và các gói dịch vụ tại Up đều được thiết kế để dành riêng cho thanh niên khởi nghiệp. Ở đây, thiết kế được mô phỏng theo những không gian làm việc chung tại “Thung Lũng Công Nghệ” Sillicon Valley.

Bên cạnh các khu vực làm việc chung thì còn có các khu phòng họp, làm việc riêng, khu ăn trưa, khu giải trí, thậm chí cả đệm nằm nghỉ trưa nữa. Hơn thế nữa, gói thành viên mà Up cung cấp hiện nay là thấp nhất trên thị trường, chỉ từ 200.000VND/ tháng cho 3 ngày, thích hợp cho freelancer, lập trình viên, nhiếp ảnh tự do thường phải di chuyển nhiều nơi cho công việc.

BKHUP

Không gian làm việc chung BKHUP (BKHUP Coworking Space) hiện đại và chuyên nghiệp với diện tích lên đến 1200m2.

Không gian sáng tạo BKHUP là sự hợp tác giữa BK-Holdings (Hệ thống doanh nghiệp của Trường ĐHBK Hà Nội) và Công ty Up (UP Coworking Space) thực hiện triển khai.

Không gian sáng tạo BKHUP gồm hệ thống phòng họp, hội thảo, khu làm việc chung hiện đại phục vụ 24/7, với hạ tầng công nghệ thông tin tiêu chuẩn, không gian làm việc sáng tạo, ện nghi, yên nh và thoải mái... sẽ là tâm điểm kết nối các start-up với các người làm việc độc lập, lập trình viên, nhà thiết kế, giới đầu tư. Bên cạnh đó, hàng loạt sự kiện quan trọng của Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam

1.4. Các giai đoạn khởi nghiệp của thanh niên Việt Nam

Trong tháp Maslow, nhu cầu sáng tạo nằm ở tầng thứ 5 - tầng cao nhất, sau khi trèo qua và thoả mãn được hết nhu cầu ở 4 tầng cơ bản và nâng cao trước đó. Và một trong những mục tiêu tối cao của giáo dục là thúc đẩy sự sáng tạo của con người, từ đó đạt đến hạnh phúc. Thuyết nhu cầu của Maslow nói rằng Đổi mới sáng tạo là nhu cầu tự thân của con người - những người ham hiểu biết, luôn muốn vươn tới những đỉnh cao trong nghề nghiệp, hoặc đơn giản là dành cho những người muốn tìm kiếm sự phong phú muôn màu sắc của cuộc sống này, đạt đến sự tối đa năng lực giới hạn của bản thân. Trên thực tế, làn sóng khởi nghiệp của thanh niên Việt Nam đã âm ỉ từ những năm 1986, tuy nhiên, trong 3 năm trở lại đây, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được Chính phủ, cơ quan truyền thông và cộng đồng quan tâm.

Làn sóng đầu tiên là giai đoạn từ năm 1986 đến thời kì Đổi mới, hay còn gọi là giai đoạn hình thành, đáp ứng nhu cầu cơ bản. Có thể tưởng tượng thời kì này những cư dân khởi nghiệp đầu tiên đang ở trên 1 hòn đảo lớn vắng người. Họ có điều kiện tiếp cận, tập dụng các nguồn lực xã hội để nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, đặc biệt trong các lĩnh vực bất động sản, ngân hàng, viễn thông… (chưa kể tới những sản phẩm, dịch vụ quen thuộc như quán café, các dịch vụ du lịch…, nhóm này khá khó để nhân rộng phát triển). Một ví dụ điển hình nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin là FPT. “Khởi nghiệp” năm 1988 với 13 nhà sáng lập, đầu tầu là Trương Gia Bình, FPT đã chuyển mình từ một công ty ban đầu là công ty thực phẩm, thậm chí đã có lúc phải làm nhiều ngành nghề khác để nuôi sống công ty để trở thành công ty với hơn 27000 người, doanh số gần 38000 tỉ VND, lợi nhuận sau thuế 1930 tỉ VND.

Làn sóng thứ 2: Hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ Việt Nam- thế hệ công nghệ thông tin

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 28/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí