sức khởi nghiệp giai đoạn 2016 - 2020; thành lập Hội đồng tư vấn khởi ngiệp và Ban chỉ đạo Chương trình khởi nghiệp tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016 – 2020; thành lập Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trực thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh (Quyết định số 18/QĐ-QHTKN ngày 22/10/2018),... Giao các cơ quan thuộc UBND tỉnh, tỉnh đoàn, Hội Phụ nữ theo chức năng, nhiệm vụ của mình xây dựng các kế hoạch chi tiết để triển khai thực hiện chương trình. Ban Chỉ đạo đã phối hợp với tỉnh đoàn tổ chức một số hoạt động: Diễn đàn giao lưu giữa doanh nhân thành đạt với thanh niên nhằm chia sẻ kinh nghiệm trong khởi nghiệp; Diễn đàn khởi nghiệp tỉnh Hà Giang năm 2018; tổ chức hàng trăm lớp tập huấn khởi nghiệp với các nội dung: Kiến thức thị trường; kinh nghiệm quản lý kinh doanh, điều hành hoạt động; ứng dụng KHKT vào sản xuất; liên kết, hợp tác phát triển kinh tế; truyền cảm hứng, tư duy khởi nghiệp; hành trình vượt qua khó khăn của các dự án khởi nghiệp; cung cấp thông tin về các kênh hỗ trợ khởi nghiệp của tỉnh; tổ chức Cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp” trong thanh niên… Bên cạnh đó, Ban Điều hành quỹ hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh đã ban hành hệ thống biểu mẫu, quy trình thẩm định, xét chọn, kiểm tra, đánh giá… các ý tưởng, dự án được hỗ trợ vay vốn tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để khởi nghiệp.
Theo báo cáo của tỉnh đoàn, giai đoạn 2016 – 2019, toàn tỉnh đã hỗ trợ thành lập mới 17 Hợp tác xã thanh niên khởi nghiệp; phát triển trên 300 mô hình kinh tế của thanh niên hoạt động hiệu quả. Ngoài việc tiếp cận các nguồn vốn từ ngân hàng chính sách xã hội và các ngân hàng thương mại, Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp của tỉnh đã thẩm định, giải ngân cho 7 dự án khởi nghiệp với tổng số tiền 920 triệu đồng.
1.4.3. Bài học kinh nghiệm về chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp đối với tỉnh Sơn La
Từ kinh nghiệm của các nước và các thành phố lớn cũng như tỉnh Hà Giang (tỉnh có điều kiện tương đồng với Sơn La) về chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, có thể rút ra một số kinh nghiệm có thể làm được cho Sơn La như sau:
Chính sách về thúc đẩy hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp qua các cuộc thi, tư vấn khởi nghiệp. Trước khi bước vào giảng đường Đại học, có rất nhiều chương
trình tư vấn giúp cho thí sinh lựa chọn ngành nghề, ngôi trường thích hợp. Tuy nhiên, bước qua cổng trường đại học mới chỉ là bước bắt đầu. Trong quá trình học, đó mới chính là thời gian quan trọng để sinh viên lựa chọn hướng phát triển sự nghiệp sau này. Việc tư vấn khởi nghiệp tuy không phải vấn đề quá mới mẻ, nhưng hiện nay vẫn chưa được triển khai rộng rãi. Do đó, việc hình thành trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, quỹ hỗ trợ khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh là việc rất cần thiết.
Chính sách về thúc đẩy hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp thông qua các gói hỗ trợ vay vốn. Một vấn đề không chỉ riêng sinh viên mà ngay cả các doanh nghiệp khác khi mới bắt đầu khởi sự đều gặp phải đó là vấn đề liên quan đến tài chính. Khi một cá nhân muốn khởi nghiệp ngay khi còn đang đi học, điều này còn khó khăn hơn. Cá nhân, tổ chức khởi nghiệp có thể huy động vốn từ 3 nguồn chính sau: vốn tự có, vốn huy động tài trợ từ người quen và vốn đi vay. Trong đó, vốn tự có và vốn huy động từ người thân không đáng kể, không đủ để khởi nghiệp, đặc biệt là các dự án kinh doanh sáng tạo lớn. Vốn đi vay là một phần quan trọng trong nguồn tài chính của doanh nghiệp khởi nghiệp, hơn nữa, việc sử dụng vốn đi vay như một bản cam kết để cá nhân, tổ chức khởi nghiệp cố gắng đầu tư chất xám và tâm huyết cho sự nghiệp của mình hơn. Do đó, việc xây dựng và phát triển các gói hỗ trợ vay vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp trong các trường đại học là một vấn đề đang được Nhà nước và xã hội quan tâm.
Hình thành nên các quỹ nhằm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp thông qua các tổ chức Đoàn, Hội. Đây sẽ là cầu nối cần thiết để các chính sách của tỉnh Sơn La đi đến gần hơn với thanh niên.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ THANH NIÊN KHỞI NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
2.1. Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp ở nước ta từ 2016 đến nay
Năm 2016 đã được Chính phủ quyết định lấy là Năm Quốc gia khởi nghiệp. Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Trung ương Đoàn đã xây dựng Chương trình hỗ trợ thanh niên Việt Nam khởi nghiệp, giai đoạn 2016-2020. Với những cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ngành, sự vào cuộc của các địa phương, các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo trong thanh niên thời gian qua đã diễn ra rất sôi nổi. Nhiều cuộc thi liên quan đến khởi nghiệp được tổ chức; nhiều dự án khởi nghiệp đã được hình thành, triển khai; một số trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp xây dựng và đi vào hoạt động. Kết quả đạt được đã tạo ra tâm thế tích cực cho những người hỗ trợ khởi nghiệp và những người tham gia khởi nghiệp sáng tạo. Chương trình hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp xác định hướng đến 3 nhóm đối tượng chính. Thứ nhất là các bạn sinh viên, thứ hai là nhóm thanh niên nông thôn, thứ ba là các doanh nhân trẻ mới khởi nghiệp. Đây là ba nhóm đối tượng đột phá, được kỳ vọng sẽ đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp trong thanh niên thời gian tới.
Bảng 2.1. Một số chính sách liên quan đến hoạt động khởi nghiệp
Số/ký hiệu | Ngày ban hành | Thể loại văn bản | Trích yếu văn bản | Cơ quan ban hành | Ghi chú | |
1 | 19-2016/NQ- CP | 28/4/2016 | Nghị quyết | về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016- 2017, định hướng đến năm 2020 | Chính phủ | |
2 | 35/NQ-CP | 16/5/2016 | Nghị quyết | về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 | Chính phủ | |
3 | 844/QĐ-TTg | 18/5/2016 | Quyết định | về việc phê duyệt đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 | Thủ tướng Chính Phủ | |
4 | 04/2017/QH14 | 12/6/2017 | Luật | Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa | Quốc hội | |
5 | 38/2018/NĐ- CP | 11/3/2018 | Nghị định | Quy định chi tiết về đầu tư cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo | Chính phủ | |
6 | 1665/QĐ-TTg | 30/10/2017 | Quyết định | phê duyệt đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 | Thủ tướng Chính phủ | |
7 | 171/QĐ- BKHCN | 7/2/2017 | Quyết định | phê duyệt danh mục nhiệm vụ đặt hàng thuộc Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến 2025” bắt đầu thực hiện từ năm 2017 | Bộ Khoa học công nghệ |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Về Chính Sách Hỗ Trợ Thanh Niên Khởi Nghiệp
- Góp Phần Đẩy Nhanh Quá Trình Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế
- Kinh Nghiệm Về Chính Sách Hỗ Trợ Thanh Niên Khởi Nghiệp Ở Một Số Nước Và Địa Phương Trong Nước
- Thực Trạng Bộ Máy Hỗ Trợ Thanh Niên Khởi Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Sơn La
- Tổ Chức Thực Hiện Chính Sách Hỗ Trợ Thanh Niên Khởi Nghiệp
- Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trên địa bản tỉnh Sơn La - 9
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
(Nguồn: Tác giả tổng hợp qua báo cáo hàng năm của Trung tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp – sYs và báo cáo kết quả thực hiện đề án 844 của Bộ khoa học và công nghệ; cổng thông tin điện tử Bộ tư pháp https://Moj.gov.vn)
Bảng 2.1 cho thấy thời gian gần đây một số chính sách được Quốc hội, Chính phủ ban hành đã quy định tương đối đầy đủ về trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương, các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp.
Đặc biệt, các quỹ hỗ trợ khởi nghiệp, quỹ đầu tư mạo hiểm với sự tham gia của các tổ chức, cá nhân đã được phép thành lập, tạo điều điện cho thanh niên khởi nghiệp có nhiều lựa chọn hơn trong việc tìm đối tác hỗ trợ để đưa ý tưởng của mình vào thực tiễn.
Trong quá trình khởi nghiệp, thanh niên thường phải đối diện với những khó khăn về cơ chế chính sách, nguồn vốn và thiếu kiến thức, kỹ năng. Để giúp thanh niên có đầy đủ thông tin, các kỹ năng cần thiết để khởi nghiệp, Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam đang tích cực tham gia tháo gỡ những khó khăn này thông qua việc hàng năm tổ chức các cuộc thi như: Dự án khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn (từ năm 2017); thành lập Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp (năm 2017); các chương trình đào tạo khởi nghiệp… đã tạo cơ chế tập hợp những thanh niên có ý tưởng khởi nghiệp; mời gọi các nhà quản lý, các doanh nghiệp để tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm cho thanh niên.
Chính phủ đã đồng ý giao cho Trung ương Đoàn thành lập Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, qua đó từng bước giúp tháo gỡ khó khăn cho thanh niên trong quá trình khởi nghiệp. Đồng thời, Chính phủ đang tích cực đẩy mạnh hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thông qua việc rà soát, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật nhằm tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp hình thành, phát triển.
Để thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Trung tâm đổi mới sáng tạo Quốc gia (Quyết định số 1269/QĐ-TTg ngày 02/10/2019) trực thuộc Bộ Kế hoạch & Đầu tư. Trung tâm có chức năng chính là thực hiện hỗ trợ, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng phát triển khoa học và công nghệ. Bên cạnh đó, Bộ Khoa học & Công nghệ cũng quyết định thành lập Trung tâm hỗ trợ Khởi nghiệp sáng tạo Quốc Gia (Quyết định số 416/QĐ-BKHCN ngày 04/3/2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ), nhằm thực hiện chức năng hỗ trợ hoạt động Khởi nghiệp sáng tạo, thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (theo đề án 844). Đây chính là
điều kiện cần thiết để kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia với các mạng lưới khởi nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp, đầu tư mạo hiểm của Việt Nam với khu vực và thế giới.
Có thể thấy, hệ thống chính sách đã được Chính phủ từng bước hoàn thiện, do đó các đối tượng khởi nghiệp cần chủ động triển khai những ý tưởng, sản phẩm, mô hình mới của mình; sáng tạo trong cách thức huy động, sử dụng vốn; góp phần phấn đấu thực hiện mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam có khoảng 1 triệu doanh nghiệp. Mức độ thành công trong khởi nghiệp sáng tạo sẽ góp phần quyết định những mục tiêu xa hơn cho thanh niên.
Nhìn chung, thuật ngữ khởi nghiệp còn khá mới ở Việt Nam nên cho đến nay các văn bản pháp lý về hoạt động khởi nghiệp vẫn còn thiếu cụ thể, được điều chỉnh bởi nhiều văn bản luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như: Luật Chuyển giao công nghệ số 07/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017; Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa… Đây là những quy định cơ bản đối với các cơ sở ươm tạo công nghệ, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ nhằm tạo ra và hoàn thiện công nghệ có triển vọng ứng dụng thực tiễn và thương mại hóa, hỗ trợ thành lập doanh nghiệp sử dụng công nghệ mới được tạo ra; quy định chi tiết về cơ chế đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, cơ chế thành lập, quản lý và hoạt đông của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.
Cụ thể hơn thì Bộ Khoa học và Công nghệ đã có các quyết định phê duyệt danh mục nhiệm vụ đặt hàng thuộc Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến 2025” bắt đầu thực hiện từ năm 2017 và quy định tạm thời xử lý hồ sơ tham gia Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến 2025”. Đây là những văn bản cấp Bộ nhằm triển khai Đề án hỗ trợ startup thông qua kênh đề tài, đề án, dự án khoa học và công nghệ cấp quốc gia (nhiệm vụ hàng năm) thuộc phạm vi quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Ở góc độ địa phương, đa số các tỉnh đều ban hành chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 844/QĐ-TTg, nhưng đa phần mới dừng lại ở việc tuyên truyền, phổ biến về phong trào khởi nghiệp, chưa rõ về cơ chế, nguồn lực hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp theo phân cấp được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết
định số 884/QĐ-TTg. Một số ít tỉnh có xác định rõ về nguồn lực để thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ nhưng còn chiếm tỷ trọng rất thấp chưa đáp ứng với nhu cầu của thanh niên.
Ngoài ra, còn có một số Đề án khác mà Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn có liên quan tới khởi nghiệp. Các Đề án này không có liên hệ nào với Đề án 844 và mục tiêu đặt ra là tăng hiểu biết và hỗ trợ để các nhóm đối tượng liên quan khởi sự kinh doanh (không nhất thiết gắn với sáng tạo). Tuy nhiên do tính bao trùm về phạm vi, các hỗ trợ trong các Đề án này cũng có thể được sử dụng một phần cho khởi nghiệp sáng tạo, như: Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025”…
Các chính sách này đã đưa ra những định hướng, mục tiêu và giải pháp cơ bản về hỗ trợ, phát triển startup trong phạm vi toàn quốc và từng địa phương. Các chính sách này không có giá trị áp dụng bắt buộc (không phải quy phạm pháp luật) nhưng lại tạo cơ sở để thúc đẩy các cơ quan có thẩm quyền triển khai các hoạt động trong thực tế để thúc đẩy hỗ trợ khởi nghiệp.
Chính sách hỗ trợ về vốn, tín dụng; chính sách thuế và đất đai
Mặc dù chưa có Luật chuyên biệt về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, tuy nhiên các cơ chế hỗ trợ về vốn, thuế suất, đất đai có thể vận dụng theo một số văn bản như: Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017; Nghị định số 34/2018/NĐ-CP về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa; Nghị định số 38/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về đầu tư cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo… quy định như sau (Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa) như sau: “Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo không quá 50% vốn điều lệ của Doanh nghiệp sau khi nhận đầu tư; Căn cứ ngân sách địa phương, UBND cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định giao cho tổ chức tài chính nhà nước của địa phương thực hiện đầu tư vào doanh nghiệp vừa và nhỏ khởi nghiệp sáng tạo theo các nguyên tắc: Khoản vốn đầu tư từ ngân sách địa phương
không quá 30% tổng vốn đầu tư mà Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo huy động được từ các Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo được lựa chọn; Tiến hành chuyển nhượng vốn đầu tư cho NĐT tư nhân trong thời hạn 05 năm kể từ thời điểm góp vốn đầu tư...”
Liên quan tới vấn đề ưu đãi thuế cho Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có thể áp dụng các ưu đãi thuế được quy định tại Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (được sửa đổi năm 2014) theo đó, áp dụng thuế suất 10% - 17% trong thời gian từ 10 đến 15 năm tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp khởi nghiệp. Về lâu dài cần bổ sung các quy định về miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế đất có kỳ hạn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo theo tinh thần đề án 844.
Chính sách về thương mại hóa sản phẩm và đảm bảo thực thi quyền sở hữu trí tuệ
Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ quy định: Chính phủ khuyến khích việc thành lập các “vườn ươm doanh nghiệp vừa và nhỏ” để hướng dẫn, đào tạo doanh nhân trong bước đầu thành lập doanh nghiệp. Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 khẳng định rõ hơn: Nhà nước khuyến khích thành lập vườn ươm doanh nghiệp để thực hiện hỗ trợ có thời hạn doanh nghiệp trong giai đoạn khởi sự theo quy trình. Quyết định số 53/2004/QĐ-TTg ngày 5/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ quy định nhà đầu tư có dự án đầu tư tại Khu công nghệ cao được áp dụng chính sách một giá về dịch vụ công do Nhà nước quy định,…
2.2. Thực trạng chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh sơn la giai đoạn 2016 - 2019
2.2.1. Khái quát về đặc điểm và tình hình thanh niên tỉnh Sơn La Điều kện về tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La
Sơn La là tỉnh miền núi cao, biên giới, diện tích tự nhiên 14.123,49 km2, địa hình chia cắt, giao thông đi lại khó khăn; dân số trên 1,2 triệu người với 12 dân tộc anh em cùng sinh sống. Là tỉnh có điều kiện về kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, nền kinh tế của tỉnh chủ yếu sản xuất nông nghiệp là chính. Những năm qua,