Đánh Giá Chính Sách Hỗ Trợ Thanh Niên Khởi Nghiệp


- Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn để doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn cơ sở nhưng không quá 10 triệu đồng/tiêu chuẩn cơ sở.

- Giảm 50% phí thử nghiệm mẫu phương tiện đo; giảm 50% phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; giảm 50% chi phí cấp dấu định lượng của hàng đóng gói sẵn phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường nhưng không quá 10 triệu đồng trên 01 lần thử và không quá 01 lần trên năm;

- Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn để doanh nghiệp tự tổ chức đo lường nhưng không quá 10 triệu đồng/doanh nghiệp.

Hỗ trợ thực hiện các thủ tục về sản xuất thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận chất lượng

- Hỗ trợ 100% chi phí thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

- Hỗ trợ sử dụng các phòng thử nghiệm về chất lượng hàng hóa của doanh nghiệp tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị;

- Giảm 50% phí thử nghiệm về chất lượng hàng hóa tại hệ thống thử nghiệm thuộc cơ quan quản lý nhà nước nhưng không quá 10 triệu đồng trên 01 lần thử và không quá 01 lần trên năm;

- Hỗ trợ 50% chi phí hợp đồng đặt hàng các cơ sở viện, trường để nghiên cứu thử nghiệm phát triển các sản phẩm, dịch vụ nhưng không quá 30 triệu đồng trên 01 lần và không quá 01 lần trên năm.

2.2.5. Đánh giá chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp

Về cơ bản, các chính sách đã được UBND tỉnh Sơn La thực hiện đầy đủ, đúng mực. Để đánh giá chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu 16 người thuộc UBND tỉnh (3 người), Sở tài chính (1 người), Kho bạc nhà nước tỉnh (1 người), Sở Kế hoạch đầu tư (1 người), Tỉnh đoàn (1 người), Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tỉnh Sơn La (1 người), Đại học Tây Bắc (1 người), Sở Công Thương (1 người) và 6 người là thanh niên đã xây dựng mô hình khởi nghiệp.


Bảng 2.6: Đánh giá của người phỏng vấn về bộ máy hỗ trợ



Tiêu chí

Số người trả lời

Tỷ lệ lựa chọn phương

án (%)

Không

tốt

Trung

bình

Tốt

Việc tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp luôn nhận được sự quan tâm sát

sao từ phía các cơ quan có thẩm quyền


16


0


0


100,00

Việc tổ chức kế hoạch thực thi chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp nhận được sự đồng tình, ủng hộ của các cơ quan quản lý nhà nước và các

cơ quan liên quan


16


25,00


18,75


56,25

Cảm nhận của đồng chí về sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước về hỗ trợ thanh niên

khởi nghiệp


16


12,50


43,75


43,75

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trên địa bản tỉnh Sơn La - 10

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của tác giả

Các câu hỏi cho thấy, tất cả người phỏng vấn đều cho rằng các cơ quan trong tỉnh đã quan tâm đến chính sách khởi nghiệp của thanh niên. Điều này thể hiện trong công báo của tỉnh, cũng như các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ… Tuy nhiên, khi đánh giá về việc thực thi các chính sách này thì có đến 25% số người cho rằng: các cơ quan tuy ủng hộ nhưng thực thi rất chậm, ví dụ như việc giải ngân vốn qua Sở Tài chính, hoặc việc hỗ trợ của Sở Công Thương đa phần chỉ hỗ trợ đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia hội chợ tại tỉnh, còn tỉnh ngoài thì không có hỗ trợ.

Việc phối hợp, tuy các đánh giá cho rằng đã tốt hơn (chỉ có 2/16 người cho rằng không tốt), nhưng số người đánh giá trung bình lên đến 43.75%. Điều này cho thấy, việc phối hợp các hoạt động của các cơ quan trong tỉnh vẫn chưa đạt được hiệu quả cao.


Bảng 2.7: Đánh giá của người phỏng vấn về các chính sách thực hiện



Tiêu chí


Số người trả lời

Tỷ lệ lựa chọn phương án

(%)

Không

đồng ý

Trung

bình

Đồng

ý

Chính sách hỗ trợ về vốn đối với thanh

niên khởi nghiệp mang lại kết quả tốt

16

50

25

25

Chính sách hỗ trợ về thuế, đất đai đối với

thanh niên khởi nghiệp mang lại kết quả tốt

16

0

0

100

Chính sách hỗ trợ về thương mại hóa sản

phẩm đối với thanh niên khởi nghiệp mang lại kết quả tốt


16


25


50


25

Các chính sách được thực hiện đồng bộ

16

75

25

0

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của tác giả

Một điều dễ thấy là tất cả người được hỏi đều cho rằng chính sách về thuế và đất đai đối với thanh niên khởi nghiệp đều được thực hiện tốt. Nguyên nhân là các chính sách về thuế được kê trực tuyến nên thực hiện nhanh. Sở Tài chính còn hỗ trợ cả phần mềm kê khai thuế. Tuy nhiên, câu hỏi về chính sách vốn thì không như thế. Tất cả thanh niên khởi nghiệp (6/16 người) cho rằng họ chưa đủ vốn từ các bên hỗ trợ. Tỉnh Đoàn và Liên hiệp hội phụ nữ cũng cho rằng nguồn vốn là quá ít, nhưng người trả lời thuộc sở Công thương và Sở Tài chính cho rằng họ đã làm hết khả năng của mình – khi mà còn quá nhiều khu vực khác cần nguồn vốn nhà nước hỗ trợ. Do vậy, nguồn vốn vẫn là vấn đề nổi cộm, khi tất cả các bên không thể đáp ứng nhu cầu của nhau: thanh niên muốn hỗ trợ quá nhiều, nhưng nguồn từ nhà nước không đủ, các ngân hàng thì đương nhiên không thể tài trợ cho tất cả nguồn vốn.

Đối với chính sách thương mại hóa, thì điều đáng nói là người trả lời thuộc trường Đại học Tây Bắc, Sở Công Thương, 2 người thuộc tỉnh ủy cho rằng chưa tốt, khi chưa liên kết được nhiều, nhưng bản thân người khởi nghiệp lại cho rằng họ đang được hỗ trợ tốt: được hỗ trợ đăng kí chỉ dẫn địa lý, không mất phí tham gia hội


chợ trong địa bản tỉnh. Do vậy, vấn đề “tầm nhìn” đang là khía cạnh phải xem xét: bản thân tỉnh thì muốn tiến xa hơn, nhưng thanh niên khởi nghiệp thì lại chỉ muốn phát triển trước hết ở địa phương – nên có đến 25% số người đánh giá câu hỏi này tốt, và cũng số đó người cho rằng chính sách của tỉnh không tốt.

Tổng kết lại, thì 75% tổng số người được hỏi cho rằng chính sách của tỉnh đang được thực hiện một cách manh mún, tức là mạnh sở nào sở đó làm. Bản thân vấn đề địa lý tại Sơn La đã làm cho chính sách càng khó thực hiện: tỉnh chỉ có thể thực hiện tốt chính sách thuế, chính sách đất đai, các chính sách khác khó có thể làm do quá xa khu vực kinh tế trọng điểm của miền Bắc nên khó gọi vốn. Bản thân tại Sơn La, số lượng thanh niên khởi nghiệp cũng không nhiều nên việc liên kết nhà nước – nhà khoa học (thuộc Đại học Tây Bắc) – nhà doanh nghiệp (đã tồn tại lâu) – thanh niên khởi nghiệp cũng rất khó có thể đạt được như yêu cầu.

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh sơn la

Từ khi xây dựng đến tổ chức thực hiện và đánh giá quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La, có thể thấy có một số nhân tố ảnh hưởng như sau:

Thứ nhất, về điều kiện tự nhiên, Sơn La nằm ở vùng Tây Bắc nước ta, địa hình mang tính chia cắt, lại chịu ảnh hưởng nhiều của tự nhiên nên khó có cơ hội phát triển các ngành công nghiệp. Bản thân tỉnh cũng còn khó khăn về kinh tế nên khó có thể có tiền tài trợ cho các hoạt động khởi nghiệp, cũng như thu hút vôn của các nơi về đầu tư phát triển trên địa bàn.

Thứ hai, về quan điểm của UBND tỉnh cũng như các cơ quan trong tỉnh: Tỉnh luôn chú trọng quá trình khởi nghiệp của thanh niên, do đó đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thực thi chính sách. Bản thân tỉnh cũng đã giao cho một số các đơn vị như Tỉnh đoàn Sơn La, hội Liên hiệp phụ nữ… để hỗ trợ thanh niên có vốn, có kiến thức để thực hiện. Các đơn vị trong tỉnh như tỉnh đoàn, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Công thương đã tiến hành hỗ trợ về thương mại hóa các kết quả của thanh niên khởi nghiệp. Tuy nhiên, những hỗ trợ này chưa được nhiều do nguồn vốn còn hạn hẹp.


Thứ ba, khả năng ứng dụng công nghệ cũng như hiểu biết của thanh niên khởi nghiệp còn hạn chế. Hiện tại, các hoạt động khởi nghiệp vẫn mang tính tự phát rất cao, tập trung vào các ngành nghề truyền thống hoặc mang tính chất thủ công. Mặc dù tỉnh đã có những hỗ trợ nhất định, nhưng do sự nghèo nàn về vốn, về tính chất rủi ro của hoạt động khởi nghiệp nên vẫn chưa có đà để thanh niên tạo thành một mạng lưới. Bản thân tỉnh cũng có hội liên hiệp các doanh nghiệp, nhưng phải là các doanh nghiệp đã tồn tại và phát triển ít nhất 5 năm, còn thanh niên thì chưa được tham gia vào khối này. Trường Đại học Tây Bắc cũng đã thực hiện nhiều hoạt động chuyển giao công nghệ (trong đó quan trọng nhất là các đơn đặt hàng của UBND tỉnh), song hoạt động này vẫn còn chưa phát huy được hết hiệu quả mong muốn đối với thanh niên.

Thứ tư, nguồn vốn chi cho thanh niên khởi nghiệp không nhiều. Nguyên nhân của vấn đề này có thể thấy từ 2 phía. Thứ nhất, bản thân nguồn vốn của tỉnh rất ít – lại phải chi cho quá nhiều các hoạt động như chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Chính vì vậy, nguồn để tài trợ cho thanh niên khởi nghiệp không còn nhiều. Mặc dù tỉnh đoàn đã có nhiều hỗ trợ như kết nối các ngân hàng, hỗ trợ về kĩ thuật nhưng chưa đạt được yêu cầu. Thứ hai, từ bản thân thanh niên khởi nghiệp cũng chưa có được thói quen quản lý tài chính cá nhân, nên khởi nghiệp mang tính tự phát, không lâu dài nên không thể tiếp cận được các nguồn tín dụng ngân hàng hay tín dụng chính sách.

Cuối cùng, do sự cạnh tranh gay gắt về nguồn nhân lực chất lượng cao. Bản thân thanh niên khởi nghiệp được đánh giá là nguồn nhân lực tốt nên thường ở lại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng… để lập nghiệp chứ không về Sơn La (do những điều kiện khó khăn). Thêm vào đó, trong giai đoạn đầu, vì thiếu vốn và kinh nghiệm nên họ cần ở lại các khu đô thị để tích lũy nguồn lực nên khó quay về. Một số thanh niên khi quay về thì lại quá tuổi thanh niên, nên không được hỗ trợ nữa.


2.4. Đánh giá chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh sơn la

2.4.1. Những kết quả đạt được Nhiều mô hình sáng tạo được ủng hộ

Thanh niên trên địa bàn Sơn La nói riêng và Việt Nam nói chung hiện nay rất quan tâm đến vấn đề khởi nghiệp, nhiều mô hình khởi nghiệp đang được nhân rộng, tạo động lực cho thanh niên khởi nghiệp noi theo và học tập. Các mô hình trên địa bàn tỉnh đã được ủng hộ bằng vốn của nhà nước (thông quan tỉnh đoàn), hoặc vay của các tổ chức tín dụng như nuôi dế, trồng quả la hán, khai thác đánh bắt thủy sản tại huyện Quỳnh Nhai - Sơn La, mô hình nhân nuôi ong mật (Apis cerana) ở huyện Sốp Cộp, mô hình bảo quản, chế biến và tiêu thụ quả Sơn Tra… đã mang lại nhiều kết quả đáng khích lệ.

Ngoài ra, các đề án thực hiện các đề tài nghiên cứu của Đại học Tây Bắc, của tỉnh đoàn, của các đơn vị trong tỉnh cũng đã được sự ủng hộ nhiệt tình của UBND tỉnh, góp phần vào xây dựng nền văn hóa khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Chính sách hỗ trợ hiệu quả thanh niên khởi nghiệp

Để cộng đồng khởi nghiệp tiếp tục phát triển vững mạnh, có những dự án “sống” được ở thị trường, ngoài sự nỗ lực của doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước. Hiện Tỉnh Sơn La cũng đang có nhiều chương trình hỗ trợ, thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp. Các chương trình mà tỉnh đưa ra đã hỗ trợ các dự án đang trong giai đoạn phát triển sản phẩm, những dự án đạt kết quả cao trong các cuộc thi khởi nghiệp hoặc tốt nghiệp từ các vườn ươm khởi nghiệp... Các dự án đã tiến hành triển khai được hưởng các hỗ trợ về hạ tầng, tài chính, đào tạo nâng cao năng lực, được kết nối với các cố vấn, nhà đầu tư...

Chính sách thúc đẩy khởi nghiệp thông qua các chương trình giao lưu và khởi nghiệp mang lại kết quả tốt

UBND Tỉnh Sơn La đã chỉ đạo các đơn vị tổ chức các diễn đàn và các cuộc thu như Diễn đàn khởi nghiệp dành cho thanh niên – sinh viên Tây Bắc. Diễn đàn là cơ hội hữu ích để các bạn thanh niên, đoàn viên giao lưu với các doanh nhân thành đạt, giàu kinh nghiệm và tìm hiểu cuộc thi khởi nghiệp quốc gia. Đây cũng là nơi khơi nguồn và phát triển những ý tưởng, sản phẩm sáng tạo; Thúc đẩy phong trào


khởi nghiệp, tính sáng tạo, hăng say lao động của tuổi trẻ Sơn La nói riêng và thanh niên các tỉnh Tây Bắc nói chung; cùng nhau lập thân, lập nghiệp bằng con đường kinh doanh, dựa trên lợi thế của địa phương, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp phát triển của quê hương, đất nước.

Ngoài ra, các chính sách thúc đẩy thông qua các cuộc thi của tỉnh đoàn đã tạo được tiếng vang, thu hút thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Các chính sách hỗ trợ vốn, đất đai và chính sách liên quan đến thương mại hóa được đẩy mạnh

Vốn là điều kiện quan trong nhất của thanh niên khởi nghiệp. Do vậy, tỉnh đã cố gắng để có thể hỗ trợ được vốn cho đối tượng này. Có thể thấy, với sự tham gia của ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức đoàn hội vào tài trợ vốn cho thanh niên khởi nghiệp là sự cố gắng rất lớn của tỉnh.

Bên cạnh đó, tuy nguồn vốn từ ngân sách hạn hẹp nhưng tỉnh cũng đã cố gắng tạo điều kiện hỗ trợ 100% phí cho các dự án của thanh niên khởi nghiệp khi tham gia hội chợ, cũng như đánh giá chất lượng theo tiêu chuẩn VietGap hoặc truy xuất nguồn gốc.

2.4.2. Những hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đạt được, có thể thấy một số vấn đề còn yếu như sau Thứ nhất, nguồn vốn tiếp cận tuy đã tăng lên, nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng

nguồn vốn của thanh niên khởi nghiệp. Nguồn vốn từ Đoàn hội quá nhỏ, chỉ chưa đầy 0.5% trong các năm (nếu tính bình quân). Nguồn từ ngân hàng chính sách xã hội tuy tốt, nhưng cũng chỉ chiếm 18% trong tổng nguồn vốn, mặt khác nguồn vốn từ ngân hàng chính sách xã hội cho vay theo đối tượng cụ thể nên thanh niên khó tiếp cận. Tuy rằng các ngân hàng thương mại có thể đáp ứng được, nhưng lãi suất quá cao và nhiều thanh niên khởi nghiệp không thể đáp ứng được các điều kiện để vay vốn do không có tài sản đảm bảo.

Thứ hai, các chính sách về thương mại hóa tuy đã tạo điều kiện cho thanh niên, nhưng vẫn chưa lan tỏa được các vấn đề cho thanh niên khởi nghiệp. Ví dụ, vấn đề thủ tục hành chính vẫn gây khó khăn cho việc đăng kí chỉ dẫn địa lí. Các tiêu


chuẩn VietGap tuy được hỗ trợ, nhưng bản thân một vùng nhỏ của thanh niên khởi nghiệp thì khó có thể trở thành đặc sản địa phương.

Thứ ba, các chính sách được hỗ trợ còn mang tính chất manh mún, thiếu đồng bộ tùy theo từng thời kì. Điển hình của việc này là các chính sách được thực hiện nhưng không đủ đội ngũ nhân lực để thực hiện chính sách. Đồng thời, nguồn vốn nếu chia nhỏ ra thì lại quá nhỏ, và không đủ thực hiện trong thời gian dài.

Thứ tư, nguồn nhân lực cho khởi nghiệp vẫn là tự phát. Các nguồn nhân lực này tuy có đào tạo, nhưng thời gian quá ngắn (ví dụ như chỉ 1 – 5 buổi), khó có thể đáp ứng được các yêu cầu của khởi nghiệp bền vững.

2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế Thủ tục hành chính rườm rà

Luật pháp quy định việc giải quyết thủ tục đầu tư khá nhanh, nhưng để hoàn thiện được bộ hồ sơ đầu tư thì lại mất nhiều thời gian. Thanh niên khởi nghiệp phải cung cấp: (1) thông tin cá nhân; (2) điểm mới của khởi nghiệp để nhận được hỗ trợ khi tham gia các chương trình hội chợ thương mại, cũng như để có thể vay được vốn ngân hàng, hay đánh giá chất lượng hay thực hiện tiêu chuẩn VietGap. Thời gian chờ đợi các hồ sơ này đôi khi lên đến vài tháng, và làm giảm giá trị của hàng hóa được sản xuất ra.

Cạnh tranh gay gắt nguồn vốn tài trợ - và bản thân các nguồn tài trợ cũng hạn hẹp

Một điều dễ hiểu là khi tài trợ khởi nghiệp, các ngân hàng, tổ chức đoàn hội trước hết sẽ cân nhắc cơ hội thành công của những dự án này. Vì thế nguồn vốn đầu tư có thể rất dồi dào, nhưng lại không dành cho tất cả thanh niên khởi nghiệp.

Điều này tạo ra một bức tranh hợp lý cho các đơn vị tài trợ vốn, họ cần đảm bảo đồng tiền của mình luôn sinh lời từ phía các startup, điều này cũng đồng nghĩa sẽ ít cơ hội hơn cho thanh niên khởi nghiệp khi họ không thể thu hút được lượng khách hàng ban đầu sau một thời gian đầu tư. Do đó, cần có những biện pháp phù hợp để hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tiếp cận vốn trên thị trường.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/09/2022