Tỷ Lệ Khởi Nghiệp Và Phá Sản Của Các Smes Nhật

các nước cho thấy trong nền kinh tế, thường xuyên có nhiều SMEs ra đời, đồng thời cũng có nhiều SMEs bị phá sản.

Hình 1.1 Tỷ lệ khởi nghiệp và phá sản của các SMEs Nhật


5.9

5.9

5.6

6.1

4.3

3.8

3.8

4

4.5

3.6

4

3.5

3.5

3.2

3.1

2.7

Tỷ lệ khởi nghiệp

Tỷ lệ phá sản

%7


6


5


4


3


2


1


0

1975- 78 1978-81 1981-86 19986-91 1991-96 1996-99 1999-01 2001-04


Nguồn: Hồ sơ về SMEs của các nước thành viên APEC, 2006

Ngoài những hạn chế nêu trên, trong quá trình hoạt động, một vài SMEs vì ham lợi nhuận, muốn hạ thấp tối đa chi phí sản xuất, kinh doanh nên đã làm nảy sinh một vài tiêu cực gây ảnh hưởng không tốt tới đời sống kinh tế- xã hội như hiện tượng làm hàng giả, trốn, lậu thuế, gây ô nhiễm ô nhiễm môi trường...

Quá trình hình thành và phát triển của SMEs vì vậy rất cần có sự hướng dẫn, điều chỉnh và hỗ trợ từ phía Nhà nước và các cơ quan chức năng.

II.VAI TRÒ CỦA SMEs TRONG NỀN KINH TẾ

Không có ngoại lệ, hầu hết tất cả các nước đều đánh giá SMEs có vai trò quan trọng, thậm chí rất quan trọng đối với nền kinh tế cũng như đối với xã hội. Vai trò và tác dụng về nhiều mặt của SMEs có thể tổng kết lại như sau:

1. SMEs đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng và phát triển kinh tế

Tại hầu hết các quốc gia, SMEs chiếm ưu thế vượt trội về số lượng (90-99%) trong tổng số các loại hình doanh nghiệp. Cụ thể, ở Nhật Bản là 99,1%; Singapore: 90%, Thái Lan, Malaysia, Indonesia: 95-98%, các nước Tây Âu: 99% và ở các nước thành viên của APEC là 98%. Theo số liệu thống kê ngày 15/6/2006 của tổ chức tài

chính quốc tế (IFC), trong 103 nước có tới hơn 19 nước có trên 1 triệu SMEs. Hơn 42 nước còn lại có số SMEs từ 1.000-100.000 doanh nghiệp. Đặc biệt nếu tính số SMEs theo đầu người thì có trên 26 nước có hơn 50 doanh nghiệp/ 1.000 người.

Với tỷ lệ tuyệt đối về số lượng cộng thêm sự năng động và nhạy bén trong kinh doanh, các SMEs đã đóng góp không nhỏ vào kết quả hoạt động của nền kinh tế, tạo nên sự tăng trưởng và phát triển kinh tế không ngừng. Ở Mỹ, hiện nay 24 triệu SMEs đóng góp hơn một nửa GDP của toàn bộ nền kinh tế (khoảng 51% theo SBA). Con số này ở Đức là 53%; Indonesia là 38,9%; Philipin là 28% và Malaysia là 50,5%. Tại Trung Quốc, năm 2005, 43 triệu SMEs (chiếm 99,6% tổng số doanh nghiệp) cũng đóng góp tới 58,5% vào GDP và 99% vào tổng doanh thu của toàn bộ nền kinh tế. (3)

Bảng 1.5 Đóng góp của SMEs vào nền kinh tế các nước 2005



Đức

Nhật Bản

Hàn Quốc

Anh

Tỷ trọng lao động của SMEs trong ngành công nghiệp (%)

44,9

69,1

86,8

54,7

Tỷ trọng về số lượng các SMEs trong ngành công nghiệp (%)

97,8

98,6

99,8

97,7

Tỷ trọng đóng góp của SMEs vào sản lượng ngành công nghiệp (%)

30,1

47,3

-

40,5

Tỷ trọng đóng góp của SMEs vào giá trị gia tăng ngành công nghiệp (%)

34,9

53,8

-

45,9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm với Việt Nam - 4

Nguồn: OECD (2005), SMEs and Entrepreneurship Outlook

2. SMEs giúp nền kinh tế phát triển năng động, linh hoạt và hiệu quả hơn

Sự ra đời của các SMEs đã làm cho số lượng các doanh nghiệp trong nền kinh tế tăng lên nhanh chóng. Sự có mặt của SMEs trong tất cả các ngành cũng khiến cho số lượng và chủng loại hàng hoá, dịch vụ trên thị trường tăng nhanh. Nền kinh tế vì thế mà trở nên đầy cạnh tranh và năng động, buộc tất cả các loại hình doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải đổi mới không ngừng, liên tục nâng cao năng suất, hiệu quả và chất lượng hoạt động.

Ngoài ra với quy mô nhỏ và vừa, các SMEs còn có khả năng thay đổi mặt hàng, công nghệ và chuyển hướng kinh doanh nhanh từ những ngành nghề kém hiệu quả sang các ngành khác hiệu quả hơn. Điều này đã không những góp phần

3 Hồ sơ SMEs các nước thành viên APEC

thoả mãn nhu cầu tiêu dùng phong phú của dân cư mà còn giúp tăng tính linh hoạt và giảm bớt mức độ rủi ro trong nền kinh tế.

Các SMEs Đài Loan có thể xem là một ví dụ điển hình cho vai trò này. Chính số lượng đông đảo (Hình 1.2) và sự có mặt trong tất cả các ngành nghề, lĩnh vực, trong đó tập trung nhiều nhất ở ngành sản xuất, dịch vụ và bán lẻ của các SMEs đã giúp cho nền kinh tế Đài Loan ngày càng trở nên năng động và hiệu quả.

Hình 1.2 Số lượng SMEs trong nền kinh tế Đài Loan 2003-2006


1,400,000

Số lượng doanh nghiệp

1,200,000

1,000,000

800,000

600,000

400,000

200,000

0


2003 2004 2005 2006

100

1,172,633

1,204,343

1,253,694

1,272,508

99.77

1,147,200

1,176,986

1,226,095

1,244,099

97.83

97.73

97.8

25,433

27,357

27,599

28,409

99.5

99

(%)

98.5

98

97.5

97

96.5


Tổng số doanh nghiệp Doanh nghiệp lớn

SME

Tỷ lệ SME


Nguồn: Báo cáo về thực trạng SMEs của Cục quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa Đài Loan, 2007

3. SMEs góp phần quan trọng vào việc mở mang và phát triển xuất khẩu

Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế sâu rộng như hiện nay, sự tồn tại của các SMEs là rất có ý nghĩa đối với hoạt động xuất khẩu của mỗi nước. Một mặt, việc phát triển SMEs tạo khả năng thúc đẩy tiềm năng của các ngành nghề ở địa phương, giúp nhiều mặt hàng thủ công, truyền thống có cơ hội đến với thị trường quốc tế, tạo ra một nguồn cung hàng xuất khẩu phong phú, dồi dào. Mặt khác, tuy nhiều SMEs không có tên trong danh mục các doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu hàng hoá tại các cửa khẩu hải quan, nhưng thông qua việc tham gia cung ứng nguyên vật liệu, gia công, chế biến..., các SMEs đã góp phần không nhỏ trong việc tạo ra giá trị xuất khẩu của nhiều ngành như may mặc, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và chế biến thuỷ hải sản...

Nhìn chung, mỗi năm khu vực SMEs đóng góp khoảng 25 đến 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của nhiều nước. Cụ thể ở Thái Lan, năm 2003, SMEs đã đóng góp 45,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành công nghiệp cả nước (tương đương 1.516,9 tỷ Bath). Ở Canada, tỷ lệ này là 25% (năm 2002); Singapore: 9% (năm 2004); Malaysia: 16,6%. Ở Đài Loan, năm 2006, là: 19,28% (tương đương

1083.456 triệu NT$) trong ngành công nghiệp và 17,21% (tương đương 426.061 triệu NT$) trong ngành thương mại. (4)

4. Đóng góp không nhỏ vào việc tạo lập sự phát triển cân đối và hoàn thiện cơ cấu kinh tế

Kinh tế thị trường phát triển thường kèm theo sự phân hoá giàu nghèo sâu sắc giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội, giữa thành thị và nông thôn, giữa các ngành lợi thế và kém lợi thế. Thực tế này đã gây ra trạng thái mất cân đối nghiêm trọng trong nền kinh tế của nhiều quốc gia. Nghiên cứu cho thấy, thông qua tác động chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tất cả các khía cạnh: vùng kinh tế, ngành kinh tế và thành phần kinh tế, SMEs chính là lực lượng đã và đang có vai trò tích cực trong việc xoá đi sự mất cân bằng này.

Trước hết đó là sự thay đổi cơ cấu kinh tế theo vùng: SMEs được thành lập ở tất cả các địa phương, cho phép phân bổ đều hơn về số lượng doanh nghiệp ở các vùng nông thôn, đô thị, đồng bằng và miền núi, đặc biệt tại các vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn hay những địa bàn, lãnh thổ mà doanh nghiệp lớn bỏ qua... Sự có mặt của các SMEs đã giúp cho vùng sâu, vùng xa, các vùng nông thôn có thể khai thác được tiềm năng và lợi thế của mình, xóa bỏ dần tình trạng thuần nông, độc canh, tạo ra những chuyển biến căn bản trong các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

Bên cạnh đó, sự tăng mạnh các SMEs còn có tác dụng làm cho cơ cấu thành phần kinh tế thay đổi: các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng; các doanh nghiệp Nhà nước được sắp xếp và củng cố lại, kinh doanh có hiệu quả hơn, cho phép phát huy cao nhất vai trò chủ đạo của mình trong nền kinh tế.


4 Hồ sơ về SMES của các nước thành viên APEC, 2006; Sách trắng về SMES Đài Loan, 2007

Sự phát triển các SMEs cũng kéo theo sự thay đổi của cơ cấu ngành kinh tế thông qua sự đa dạng hoá các ngành nghề và lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo. Bên cạnh các hoạt động thầu phụ và gia công sản phẩm cho các ngành công nghệ cao, SMEs còn có mặt trong các lĩnh vực công nghiệp nhẹ, đảm nhận việc phát triển hàng tiêu dùng, khôi phục, duy trì và phát triển nhiều ngành nghề truyền thống.

5. Tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp và nâng cao thu nhập cho người dân

Tăng trưởng kinh tế luôn gắn liền với việc giải quyết các vấn đề lớn, trong đó thất nghiệp là bài toán xã hội nhức nhối và cấp bách của mọi quốc gia. Mặc dù hoạt động theo quy mô nhỏ nhưng với số lượng hùng hậu trong nền kinh tế (chiếm 90- 99% tổng số doanh nghiệp), các SMEs chính là nguồn cung chủ yếu tạo ra việc làm.

Nhìn chung, ở các nước, SMEs giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 2/3 lực lượng lao động xã hội. Cụ thể, ở Nhật Bản hiện nay, khu vực SMEs tạo ra việc làm thường xuyên cho gần 30 triệu lao động tương đương 71% tổng số lao động của cả nước. Ở Malaysia tỷ lệ này là 65,1%, Thụy Điển là 60%, Hungary: 66%, Trung Quốc là 75% và ở Canada là 55,8%, trong đó các doanh nghiệp vừa thu hút 15,2% lao động còn các doanh nghiệp nhỏ thu hút tới 40,6%. (5)

6. Thúc đẩy phát triển công nghệ đồng thời góp phần đào tạo, phát triển tài năng kinh doanh

Với khả năng tài chính có hạn, các SMEs thường không thể trang bị cho mình những dây truyền công nghệ kỹ thuật đắt tiền, hiện đại, trong khi đó vẫn phải đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh ở mức cao để có thể cạnh tranh với các đối thủ trên trị thường. Điều này đã buộc các SMEs phải luôn năng động, sáng tạo, tìm tòi những giải pháp thích hợp nhằm cải tiến những dây chuyền công nghệ cũ và lạc hậu thành những dây chuyền sản xuất phù hợp với nhu cầu hoạt động của mình. Trên thực tế, nhiều phát minh và sáng kiến công nghệ mới, có giá trị khoa học và thực tiễn cao đã được bắt nguồn từ chính các SMEs.

Ngoài vai trò thúc đẩy phát triển công nghệ, SMEs còn góp phần không nhỏ vào việc phát hiện và phát triển các tài năng kinh doanh. Với lợi thế khởi nghiệp dễ


5 Hồ sơ về SMEs các nước thành viên APEC (2006)

Viện khoa học- Xã hội và nhân văn (2005), Vai trò của SMEs trong nền kinh tế các nước, Tr. 60-64)

dàng, yêu cầu đầu tư ban đầu không lớn, SMEs chính là mô hình phù hợp để các doanh nhân trẻ có cơ hội thử sức và thể hiện tài năng kinh doanh. Theo đó, những khó khăn trong trình quản lý, điều hành doanh nghiệp sẽ có tác dụng đào tạo, chọn lọc và thử thách đội ngũ doanh nhân này.

7. SMEs là bộ phận cần thiết trong quá trình liên kết và hỗ trợ sản xuất cho các doanh nghiệp và các tập đoàn lớn

Kinh nghiệm phát triển kinh tế ở nhiều nước cho thấy, liên kết và hợp tác kinh doanh chính là cách thức hiệu quả để các doanh nghiệp tận dụng triệt để các nguồn lực đầu vào, nâng cao năng suất và tối đa hoá lợi nhuận. Việc hợp tác giữa các doanh nghiệp nói chung và giữa các doanh nghiệp lớn với các SMEs nói riêng vì thế là rất cần thiết. Các SMEs có thể bổ trợ cho các doanh nghiệp lớn thông qua việc cung cấp nguyên liệu đầu vào, bao bì, bao gói; nhận gia công, chế biến các bộ phận, phụ tùng và bán thành phẩm; nhận làm đại lý, vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn, giúp tiếp thị và phân phối sản phẩm, thâm nhập vào mọi ngõ ngách của thị trường, đặc biệt tại những nơi mà các doanh nghiệp lớn không thể với tới được. Từ đó cho phép thúc đẩy quá trình chuyên môn hoá và phân công lao động trong sản xuất, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp lớn cũng như của chính các SMEs.

Ngoài ra, SMEs còn là nơi đào tạo tay nghề và trau dồi kinh nghiệm cho các cán bộ quản lý của các doanh nghiệp lớn vì người lao động thường có xu hướng chỉ làm trong các SMEs một thời gian, sau đó khi có đủ khả năng và kinh nghiệm, họ sẽ chuyển sang các doanh nghiệp lớn để làm việc và hưởng thụ những mức thu nhập cao hơn. Nhờ vậy, các doanh nghiệp lớn có thể tiết kiệm được thời gian và một khoản chi phí đào tạo đáng kể khi tuyển được những nhân viên có tay nghề từ các SMEs chuyển sang.

III. CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC SMEs

Chưa bao giờ và không ở đâu sự phát triển của SME lại chỉ do bàn tay vô hình, tức là do sự hoạt động tự phát của thị trường điều phối. Ở mọi quốc gia và trong mọi thời kỳ, bàn tay hữu hình luôn luôn hiện hữu, tức là luôn có sự tác động của Nhà nước đối với các hoạt động của SMEs. Đối với toàn bộ khu vực doanh nghiệp

này, Nhà nước là người khởi xướng, người khuyến khích, người giúp đỡ, bảo vệ, người cứu trợ (khi khó khăn) và người điều tiết thoả đáng (khi cần thiết).

Hầu hết các Nhà nước chẳng những đối xử với SMEs bình đẳng như với doanh nghiệp lớn mà còn dành những ưu đãi nhất định cho loại hình doanh nghiệp này.

Bàn tay hữu hình của Nhà nước được thể hiện thông qua hệ thống luật pháp, các cơ chế chính sách, chiến lược và việc tổ chức thực hiện nhiều chương trình, giải pháp nhằm hỗ trợ và phát triển các SMEs.

1. Tạo khung khổ pháp lý khuyến khích SMEs

Đây là một trong những vấn đề cơ bản, làm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện những chính sách, giải pháp hỗ trợ SMEs. Do vậy, ở các nước, ngoài cơ sở pháp lý chung cho các doanh nghiệp còn có luật riêng về SMEs.

Ví dụ như Cộng hoà Liên bang Đức có “Luật Doanh nghiệp nhỏ” (1966) quy định điều kiện được công nhận là doanh nghiệp nhỏ, tiêu thức về đào tạo nghề và điều kiện tay nghề của những người dạy nghề đối với doanh nghiệp nhỏ, kiểm tra tay nghề đối với các đốc công, điều kiện cung cấp tài chính...

Trung Quốc có “Luật Xúc tiến SMEs” (2002), được xây dựng nhằm cải thiện môi trường kinh doanh vừa và nhỏ, đồng thời đẩy mạnh sự phát triển và lành mạnh hoá các doanh nghiệp, mở rộng phạm vị giải quyết việc làm ở thành thị và nông thôn, góp phần thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển.

Thái Lan có “Luật Xúc tiến SMEs” do bộ Công nghiệp tiến hành soạn thảo và được Quốc hội thông qua ngày 12/1/2000. Bộ luật này là cơ sở ban hành những chiến lược và chính sách cụ thể về SMEs Thái Lan. Bộ Luật cũng quy định thành lập một Ủy ban cao cấp do Thủ tướng làm chủ tịch để điều phối các hoạt động trợ giúp SMEs.

Hungary có “Luật SMEs” (1999), hình thành một khung khổ xác định các khu vực được hưởng sự trợ giúp của Nhà nước, quy đinh trách nhịêm phối hợp các chính sách và chương trình phát triển SMEs. Luật đã thành lập Hội đồng phát triển doanh nghiệp với những đại diện gồm các Bộ, ngành, cơ quan hữu quan có trách nhiệm xúc tiến những lợi ích của doanh nghiệp nhỏ. Luật cũng đã thiết lập Quỹ SMEs với chức năng trợ giúp tài chính cho SMEs.

Đài Loan có Sắc lệnh của Tổng thống (1991) và Đạo luật về cấp vốn cho việc phát triển SMEs (Budgeting for small and medium Scale Business Development Act). Đạo luật này quy định về phân loại SMEs, khuyến khích giúp đỡ và hỗ trợ các SMEs, cung cấp tài chính, khuyến khích mở rộng thị trường, miễn giảm thuế, thành lập Ủy ban hoạch định chính sách...

Như vậy, có thể thấy, hệ thống khung khổ pháp lý đối với SMEs mà mỗi quốc gia đưa ra là khác nhau nhưng nhìn chung, chúng đều được tạo ra nhằm mục đích:

- Thiết lập khái niệm chung về SMEs

- Khẳng định vai trò của SMEs (được thừa nhận về mặt pháp lý)

- Khuyến khích tìm kiếm mọi giải pháp nhằm phát triển SMEs.

2. Đưa ra các nhóm chính sách và biện pháp hỗ trợ, thúc đẩy SMEs

Chiến lược hỗ trợ, thúc đẩy SMEs chủ yếu được thực hiện theo hướng sau:

- Xác định rõ ngành nghề cần hỗ trợ (nhằm thực hiện các mục tiêu của từng nước: thu nhập, việc làm...), hoạt động cần hỗ trợ (đào tạo, mở rộng quy mô, hiện đại hoá doanh nghiệp, nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới...)

- Có các giải pháp định hướng cho từng giai đoạn

Chính sách hỗ trợ SMEs: chủ yếu tập trung vào chính sách thuế, vốn, đào tạo và công nghệ. Dưới đây là một số chính sách ở các nước, trong đó giảm thuế là giải pháp khá phổ biến.

Ở cộng hoà Liên bang Đức, các doanh nghiệp có lợi nhuận hàng năm dưới 2 triệu DM chỉ phải nộp mức thuế bằng 50% các hãng lớn. Chính phủ Đức tăng tài trợ cho các nghiên cứu khoa học- ứng dụng đổi mới các SMEs: năm 1988 là 749 triệu MD, năm 1989 là 736 triệu, năm 1990 là 675 triệu. Chính phủ Đức có kế hoạch giúp các SMEs hoạt động trong điều kiện thị trường chung châu Âu. Chi phí của Nhà nước Đức cho các SMEs năm 1991 là 1,3 triệu DM.

Ở Pháp, doanh nghiệp được giảm 75% thuế trong 5 năm đầu sau khi đi vào hoạt động kinh doanh.

Ngoài ra nhiều nước sử dụng các hình thức khác như trợ cấp xuất khẩu, bảo hiểm, khuyến khích các doanh nghiệp lớn chuyển giao công nghệ, mở rộng hệ thống vệ tinh đến các SMEs, giúp đỡ đào tạo công nhân và chủ doanh nghiệp, tư

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí