Chí Minh; Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ Trường Đại học Bách khoa; Vườn ươm doanh nghiệp khu công nghệ cao… Sở Công Thương TP cũng đã xây dựng Trung tâm Hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh nhằm cung cấp không gian làm việc; các phần mềm quản lý, các dịch vụ như đăng ký kinh doanh, báo cáo thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp khởi nghiệp; mở các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ… Sở Khoa học và Công nghệ có Không gian khởi nghiệp và sáng tạo TP Hồ Chí Minh (SIHUB) đóng vai trò là cầu nối giữa Nhà nước và cộng đồng khởi nghiệp, thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo... Với sự hỗ trợ tích cực của các đơn vị trên, có nhiều công ty, dự án đã nhận được những điều kiện thuận lợi, thiết thực để phát triển.
* Tỉnh Đồng Tháp: Từ năm 2015, Đồng Tháp đã phát động phong trào khởi nghiệp, xây dựng kế hoạch khởi nghiệp hướng vào những nội dung cụ thể, thiết thực. Ngoài ra, tỉnh đã thành lập Câu lạc bộ Doanh nghiệp dẫn đầu, Hội Nữ doanh nghiệp tỉnh, thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp và hỗ trợ khởi nghiệp, hợp tác với Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (SVF)... Mới đây, UBND tỉnh đã quyết định thành lập Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp và Khởi nghiệp. Tỉnh đoàn Đồng Tháp cũng vừa ra mắt Phòng Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp đặt trong khuôn viên Trung tâm Hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh, nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các bạn khởi nghiệp vững tin.
Để chắp cánh cho các Doanh nghiệp thanh niên khởi nghiệp vươn xa, tỉnh Đồng Tháp tổ chức Cuộc thi dự án khởi nghiệp năm 2017 do Tỉnh đoàn phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và SVF phối hợp tổ chức. Các dự án được đánh giá cao, ngoài được hỗ trợ vốn đầu tư, sẽ được ưu tiên chọn làm sản phẩm đặc trưng quê hương Đồng Tháp để tham dự các hội chợ triển lãm khu vực Đồng bằng Sông Cửu long và Quốc tế, chọn là quà biếu của Đồng
Tháp đến với địa phương khác (vừa giới thiệu sản phẩm thanh niên khởi nghiệp vừa giải quyết đầu ra sản phẩm của các start up) và được chọn là những tấm gương cho các đối tượng học sinh, sinh viên tham khảo, xây dựng những ý tưởng kinh doanh mới mẻ.
Hiện nay, Tỉnh đang phát động phong trào “Đồng Tháp khởi nghiệp”, thông qua sự đồng hành của chính quyền địa phương cộng với yếu tố con người, cố vấn của các Mentor, sự đầu tư của các nhà đầu tư Thiên Thần, những doanh nhân đi trước trở lại giúp đỡ cho những doanh nghiệp khởi nghiệp đã dần dần cấu thành đầy đủ các yếu tố của hệ sinh thái khởi nghiệp. Hiện nay, SVF thực hiện chương trình ký kết hợp tác với Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam với mong muốn kết nối những nhà khoa học hàng đầu trên các lĩnh vực khác nhau (nông nghiệp, hóa học, sinh học...) để đến và làm việc với các dự án khởi nghiệp Đồng Tháp. Hiện nay, Đồng Tháp được đánh giá là một địa phương khởi nghiệp tiêu biểu trong cả nước.
* TP Cần Thơ: Vấn đề khởi nghiệp là một trong những nội dung cốt lòi được chính quyền và Đoàn Thanh niên TP Cần Thơ quan tâm thực hiện, để đưa hoạt động khởi nghiệp trở thành một phong trào của địa phương, chính quyền TP đẩy mạnh hoạt động cải cách hành chính kết hợp hỗ trợ về thủ tục hành chính, thuế, tiếp cận đất đai.
Tổ chức các hoạt động khuyến khích khởi nghiệp trong thanh niên, như: phối hợp với các trường Cao đẳng, Đại học, Viện nghiên cứu tổ chức các lớp đào tạo cơ bản, nâng cao và chuyên sâu về nhận thức khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nhằm tạo tâm thế khởi nghiệp và khuyến khích ý chí sáng tạo cho các đối tượng là sinh viên và thanh niên phát triển.
Tổ chức chương trình gắn với phát động phong trào khởi nghiệp trong sinh viên, thanh niên, như: hội thi ý tưởng khởi nghiệp kết hợp chương trình “Thương vụ khởi nghiệp” để cấp vốn khởi nghiệp cho các ý tưởng khả thi,
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp tài chính hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh - 2
- Đặc Điểm Hoạt Động Khởi Nghiệp Của Thanh Niên
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tiếp Cận Các Nguồn Lực Tài Chính
- Mật Độ Dân Số Trên Địa Bàn Huyện Gò Dầu Năm 2010 Và 2016
- Đánh Giá Chung Về Đặc Điểm Kinh Tế - Xã Hội Ảnh Hưởng Đến Thanh Niên Khởi Nghiệp
- Tình Hình Khởi Nghiệp Của Thanh Niên Trên Địa Bàn Huyện Gò Dầu
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
đưa các sản phẩm của thanh niên khởi nghiệp để tham dự các phiên chợ khởi nghiệp trong và ngoài tỉnh, truyền thông các gương khởi nghiệp, sản phẩm khởi nghiệp của địa phương.
Hoàn thiện cơ sở vật chất, tạo ra không gian cho thanh niên khởi nghiệp, như: xây dựng không gian làm việc chung những thanh niên khởi nghiệp, mời chuyên gia để trao đổi các nhóm khởi nghiệp miễn phí, giúp thanh niên hoàn thiện cho thanh niên ý tưởng khởi nghiệp, cách xây dựng mô hình kinh doanh, phương thức gọi vốn đầu tư và các kỹ năng cần thiết khác trong quá trình khởi nghiệp.
UBND TP giao VCCI Cần Thơ phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp Cần Thơ và các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành kết nối các doanh nhân, doanh nghiệp trong và ngoài địa phương với sinh viên khởi nghiệp nhằm tạo ra mạng lưới giao thiệp rộng rãi – nơi các bạn sinh viên không những có thể tìm kiếm đối tác, nhà tiêu thụ tiềm năng mà còn có thể học hỏi kinh nghiệm và kiến thức quản lý từ những người đi trước.
1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho thanh niên khởi nghiệp tại huyện Gò Dầu
Trên cơ sở các hoạt động khởi nghiệp thành công của các địa phương khác và tình hình thực tế địa phương, để hoạt động thanh niên khởi nghiệp của Gò Dầu đạt kết quả tốt, thì cần tham khảo, vận dụng một số nội dung sau:
Một là, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nhất là các thủ tục liên quan đến việc phát triển, thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh, tạo điều kiện tối đa để doanh nghiệp, hộ kinh doanh có điều kiện thành lập và phát triển doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh,...
Hai là, tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, nhất là trong sinh viên, thanh niên, học sinh về tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp trong thanh
niên. Để mỗi sinh viên, thanh niên, học sinh hun đúc tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp và tiến tới hoạt động cộng đồng khởi nghiệp, lập nghiệp.
Ba là, xây dựng các giải pháp đồng hành cùng doanh nghiệp, thanh niên khởi sự lập nghiệp. Từ bố trí không gian, khu vực cộng đồng khởi nghiệp để thanh niên có mong muốn khởi nghiệp gặp gỡ nhau, chia sẻ, trao đổi ý tưởng khởi nghiệp; liên kết cùng nhau khởi nghiệp; Mời gọi các chuyên gia, gương khởi nghiệp thành công để chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp, lập nghiệp; Tổ chức Đoàn cùng các ban, ngành, đoàn thể liên quan thường xuyên nắm bắt, hỗ trợ giúp đỡ thanh niên khởi nghiệp về quy trình, thủ tục, cách thức tiến hành khởi nghiệp, lập nghiệp.
Bốn là, xây dựng, phát triển các nguồn vốn hỗ trợ cho thanh niên khởi nghiệp ban đầu. Thông qua khai thác nguồn vốn vay truyền thống từ các NH, quỹ tín dụng nhân dân, quỹ đầu tư phát triển trên địa bàn huyện, tiến tới xây dựng quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp và kêu gọi các nhà đầu tư thiên thần, đầu tư vào các dự án khởi nghiệp của thanh niên.
Năm là, làm tốt công tác hỗ trợ truyền thông cho thanh niên khởi nghiệp, như: tổ chức hội thi ý tưởng khởi nghiệp, tuyên dương điển hình trên hệ thống truyền thông địa phương về các gương thanh niên khởi nghiệp thành công, giới thiệu các sản phẩm khởi nghiệp của thanh niên nhân các hoạt động hội chợ thương mại, khu vực trưng bày sản phẩm thanh niên khởi nghiệp,…
1.2.4. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan trước đây
Chưa có công trình nghiên cứu khoa học về khả năng tiếp cận giải pháp tài chính cho thanh niên khởi nghiệp. Chủ yếu là các công trình nghiên cứu khoa học về khả năng tiếp cận tín dụng chính thức, thị trường tín dụng chính thức trước đây, như: các nghiên cứu về khả năng tiếp cận tín dụng chính thức, lượng vốn vay của nông hộ, các nghiên cứu về hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ. Mỗi nghiên cứu đều có mục tiêu nghiên cứu và nhấn mạnh vào
những biến độc lập riêng lẻ với mức độ ảnh hưởng khác nhau đối với biến phụ thuộc. Từ đó các tác giả đã đề xuất được các giải pháp nhằm tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho nông hộ, cũng như có các biện pháp đề xuất, biện pháp cụ thể để nông hộ sử dụng vốn vay một cách có hiệu quả, ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế. Do đó đề tài nghiên cứu sẽ tham khảo phương pháp nghiên cứu việc tiếp cận vốn vay tín dụng của một số nghiên cứu trước đây, như sau:
Phạm Bảo Dương (2002), sử dụng phương pháp ước lượng Probit để tìm ra những quyết định về tín dụng của 300 hộ của NHNN&PTNT. Từ kết quả phân tích các biến độc lập được dùng trong mô hình nghiên cứu, tác giả chỉ ra rằng đối với những hộ có giá trị tài sản lớn sẽ dễ dàng tiếp cận với tín dụng hơn các hộ có ít tài sản. Ngoài ra, tác giả khẳng định diện tích đất có ảnh hưởng tích cực đến qui mô vay vốn của nông hộ cả nguồn vốn chính thức và không chính thức bằng cách sử dụng mô hình Tobit.
Trần Thọ Đạt (1998), nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận vốn vay của nông hộ ở Việt Nam. Trong nghiên cứu tác giả đã sử dụng mô hình Probit và OLS. Từ kết quả phân tích các biến được sử dụng trong mô hình Probit và mô hình Bình phương bé nhất (OLS), tác giả chỉ ra rằng các biến độc lập như: diện tích đất, bình phương diện tích, tổng số thành viên trong gia đình, tỷ lệ phụ thuộc, vị trí xã hội, đều có ảnh hưởng tích cực đến khả năng tiếp cận vốn vay chính thức của nông hộ.
Vũ Thị Thanh Hà (2001), đã nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận vốn vay của nông hộ ở Đồng bằng Sông Hồng. Trong đề tài nghiên cứu tác giả sử dụng mô hình phân tích Probit và mô hình OLS để phân tích các yếu tố làm ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng và cả hai phương pháp này đều có kết quả giống nhau. Kết quả từ mô hình phân tích, tác giả đã chỉ ra rằng biến độc lập “giá trị tài sản” của nông hộ và khả năng tiếp cận vốn vay có mối quan hệ tích cực với nhau.
Nguyễn Văn Ngân (2003), đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của tổng tài sản của nông hộ đến khả năng tiếp cận vốn tại huyện Châu Thành A, tỉnh Cần Thơ. Đề tài đã sử dụng phương pháp phân tích Probit để phân tích khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và phi chính thức đồng thời sử dụng mô hình Tobit để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay ở cả hai nguồn vay. Kết quả phân tích của đề tài chỉ ra rằng biến độc lập tổng tài sản có ý nghĩa cả hai mô hình ở nguồn vay phi chính thức và cả nguồn chính thức.
Nguyễn Ngọc Hân (2012), đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Tác giả sử dụng mô hình phân tích hồi qui Binary Logistic, kết quả phân tích chỉ ra có 3 biến độc lập trong mô hình như: trình độ học vấn chủ hộ, số lần vay, lao động (tổng số người trong độ tuổi lao động của hộ), là có tác động tích cực đến khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ tại địa bàn nghiên cứu.
Trần Văn Mười (2014), đã nghiên cứu đề tài “Đánh giá thực trạng và khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ nuôi cá tra trên địa bàn quận Ô Môn, TP Cần Thơ”. Tác giả sử dụng mô hình Probit để phân tích, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay chính thức của nông hộ nuôi cá tra và mô hình Tobit để phân tích, xác định các nhân ảnh hưởng đến quy mô vốn vay chính thức của nông hộ nuôi cá tra. Kết quả nghiên cứu đề tài cho thấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, số lần vay, mối quan hệ (vị trí xã hội), tổng diện tích đất của nông hộ nuôi cá tra đều có ý nghĩa đến khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ nuôi cá tra.
CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm cơ bản của của huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh
2.1.1. Các đặc điểm tự nhiên
Huyện Gò Dầu nằm ở phía Nam tỉnh Tây Ninh, có 9 đơn vị hành chính (01 thị trấn Gò Dầu và 08 xã). Huyện có địa giới hành chính phía Đông và Nam giáp huyện Trảng Bàng; phía Tây giáp huyện Bến Cầu và huyện Châu Thành; phía Bắc giáp huyện Hòa Thành và huyện Dương Minh Châu.
Trung tâm huyện lỵ Gò Dầu cách Tp.Hồ Chí Minh khoảng 63km về phía Đông Nam, cách Tp.Tây Ninh khoảng 37km về phía Tây Bắc và cách thủ đô PhnomPenh 180km về phía Tây Bắc.
Hình 2.1: Bản đồ Huyện Gò Dầu
Nguồn: UBND huyện Gò Dầu tỉnh Tây Ninh
2.1.1.1. Về vị trí địa lý kinh tế
Trên địa bàn huyện Gò Dầu có các tuyến giao thông đường bộ cấp quốc gia đi qua (đường Xuyên Á, QL 22B) cùng với tuyến đường thủy trên sông Vàm Cỏ Đông đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu giữa huyện với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh Tây Ninh. Trong thời gian sắp tới, khi các tuyến đường cao tốc Tp.Hồ Chí Minh - Mộc Bài, tuyến cao tốc Gò Dầu - Xa Mát, đường Hồ Chí Minh, tuyến Quốc lộ 22 đoạn tránh thị trấn, tuyến đường sắt Tp.Hồ Chí Minh - Mộc Bài và tuyến đường sắt Gò Dầu - Xa Mát được đầu tư, đưa vào sử dụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Như vậy, với vị trí địa lý kinh tế tương đối thuận lợi (nằm ở trung tâm, gần các đô thị lớn và có các tuyến đường giao thông quốc gia), huyện Gò Dầu có nhiều điều kiện để thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế - xã hội cả trong hiện tại và tương lai. Phấn đấu trở thành một trong những trung tâm trung chuyển hàng hóa của tỉnh với các vùng xung quanh.
2.1.1.2. Về điều kiện khí hậu, thuỷ văn
Huyện Gò Dầu nằm trong vùng khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rò rệt: mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11) và mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau). Khí hậu trên địa bàn tương đối ôn hoà, cùng với chế độ bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và ổn định. Mặt khác, huyện Gò Dầu ít chịu ảnh hưởng của gió bão và những yếu tố bất lợi khác.
Lượng mưa khá lớn, trung bình đạt 1.900-2.300 mm/năm và phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Vào mùa mưa, lượng mưa chiếm từ 85- 90% tổng lượng mưa cả năm nên thường gây ra ngập úng ở một vài khu vực thấp trũng ven sông Vàm Cỏ Đông. Số giờ nắng trên địa bàn khá cao, trung bình đạt 2.700-2.800 giờ/năm. Chế độ nhiệt cao và ổn định, trung bình từ 26- 270C. Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình từ 82-83%.