Nguồn lao động có xu hướng tăng trong thời gian qua. Số người trong độ tuổi lao động có 92.825 người vào năm 2015 và đạt người 93.027 vào năm 2016. Trong đó, lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế - xã hội chiếm trung bình 88-89%. Tốc độ tăng trưởng số người trong độ tuổi lao động bình quân đạt 0,84%/năm trong giai đoạn 2011-2016. Tốc độ tăng trưởng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế - xã hội bình quân đạt 0,72%/ năm trong giai đoạn 2011-2016.
Sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong nền kinh tế theo hướng giảm quy mô và tỷ trọng lao động trong khu vực sản xuất nông nghiệp đồng thời tăng quy mô và tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp. Trong đó, lao động làm việc trong khu vực công nghiệp - xây dựng có xu hướng tăng nhanh. Lao động trong sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm cả về số lượng và tỷ trọng; tuy nhiên, vẫn còn chiếm tỷ trọng khá lớn trong nền kinh tế. Năm 2016, tỷ trọng lao động trong các ngành phi nông nghiệp chiếm 61% trong tổng số lao động đang làm việc của nền kinh tế.
Chất lượng nguồn lao động trên địa bàn huyện nhìn chung có sự cải thiện. Trình độ học vấn và trình độ tay nghề của người lao động từng bước được nâng cao. Tỷ lệ lao động qua đào tạo và dạy nghề ngày càng tăng. Tỷ lệ lao động qua đào tạo và dạy nghề trên địa bàn huyện đạt 45,1% vào năm 2010 và 57,6% vào năm 2015. Năm 2016, tỷ lệ lao động qua đào tạo và dạy nghề đạt 63,3%. Song bên cạnh đó, nguồn nhân lực trên địa bàn vẫn còn thiếu lao động có trình độ ngoại ngữ và tin học, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chuyên sâu, lao động quản lý, lao động có tác phong công nghiệp, v.v... nên chưa tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.
2.2. Đánh giá chung về đặc điểm kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến thanh niên khởi nghiệp
Địa bàn huyện Gò Dầu có vị trí địa lý thuận lợi, là trung tâm trung chuyển từ TP Tây Ninh và TP PnomPenh (Vương Quốc CamPuchia) với Thanh phố Hồ Chí Minh qua tuyến Quốc lộ 22B, Quốc lộ 22A và tuyến đường Xuyên á; Kết cấu hạ tầng phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, lưu thông của huyện tương đối tốt, Huyện phát triển nhiều quỹ đất sạch phục vụ cho nhu cầu phát triển công nghiệp và dịch vụ. Điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu, hệ thông sông ngòi, kênh rạch, nước tưới,…) khá thuận lợi và tương đối ổn định, tình hình An ninh trật tự được giữ vững, quốc phòng an ninh được đảm bảo. Đặc biệt là từ khi khu liên hợp Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ Phước Đông – Bời Lời đi vào hoạt động từ năm 2012 (khu Công nghiệp có tổng diện tích lớn nhất miền nam, với tổng diện tích 3.158 ha, với 2.190 ha phát triển khu công nghiệp) đã góp phần tạo ra điểm nhấn về phát triển kinh tế địa phương, kéo theo các nhiều hoạt động thương mại, dịch vụ, trung tâm tài chính hình thành và phát triển để phục vụ nhu cầu người dân đang sinh sống, lao động, học tập tại huyện.
Kinh tế của huyện đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, cơ cấu sản xuất chuyển dịch tích cực, thu ngân sách và thu hút đầu tư đạt kết quả khả quan. Tổng giá trị sản xuất (GO) trên địa bàn huyện Gò Dầu (theo giá so sánh năm 2010) đạt 8.595 tỷ đồng vào năm 2014 và khoảng 6.138 tỷ đồng vào năm 2015. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân trên địa bàn đạt 27,3%/năm giai đoạn 2011-2015. Trong đó, sản xuất nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 3,1%/năm; ngành công nghiệp - xây dựng có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 44,0%/năm và 14,4%/năm; Cơ cấu giá trị sản xuất trên địa bàn huyện (theo giá so sánh năm 2010) là công nghiệp & xây dựng - dịch vụ - nông nghiệp. Cơ cấu giá trị sản xuất có sự dịch chuyển phù hợp với
chủ trương phát triển, tạo thêm nhiều việc làm mới và tăng năng suất lao động, qua đó tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp trong tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện.
Sự thay đổi đáng kể về cơ cấu lao động, đặc biệt là trong độ tuổi thanh niên (thanh niên nông thôn chuyển sang làm thanh niên công nhân để có thu nhập ổn định hơn) và một bộ phận lớn thanh niên từ địa phương khác (trong và ngoài tỉnh) chuyển đến địa phương lao động, sản xuất (hơn 100.000 người), tạo nên nhu cầu an sinh xã hội rất lớn; Chính sách khuyến khích thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp được triển khai từ trung ương đến địa phương được triển khai rộng rãi; Công tác cải cách hành chính theo hướng phục vụ người dân, doanh nghiệp có sự chuyển biến tương đối tốt.
Chính những điều kiện thuận lợi nêu trên, đã tạo động lực to lớn thúc đẩy nhu cầu đẩy khởi nghiệp, phát triển kinh doanh sản xuất của người dân nói chung và của thanh niên nói riêng. Giúp thanh niên có nguyện vọng, nhu cầu khởi nghiệp mạnh dạn thức hiện ý tưởng của mình để phát triển kinh tế bản thân và gia đình.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Để thực hiện luận văn, các số liệu thứ cấp về tình hình khởi nghiệp của thanh niên, các chương trình tài chính hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, kết quả tiếp cận nguồn lực tài chính được thống kê và thu thập trên toàn bộ huyện Gò Dầu; Để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng việc tiếp cận nguồn lực tài chính, luận văn tiến hành nghiên cứu chọn mẫu ở 2 xã và 1 thị trấn của huyện. Việc chọn mẫu điều tra được tiến hành theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Số liệu được khảo sát từ 01 - 12/2018.
Xác định kích thước mẫu điều tra theo Green 1991
N ≥ 50 + 8K
Trong đó, N: là số lượng mẫu cần khảo sát K: là số biến độc lập trong mô hình
Với mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là biến phân loại hai trạng thái gồm 8 biến độc lập, ta xác định được kích thước tối thiểu của mẫu là 114 hộ. Đề tài dự kiến khảo sát 120 hộ nghèo trên địa bàn huyện với số điểm điều tra dự kiến như sau: Thị trấn: 50 mẫu, xã Phước Đông: 40 mẫu, xã Thanh Phước: 30 mẫu.
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp
Tham khảo các tài liệu, báo cáo thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội cũng như thông tin liên quan tình hình thanh niên khởi nghiệp của Đoàn Thanh niên, Hội LHTN, Phòng Tài chính - kế hoạch huyện, tổng hợp tình hình vay vốn của NH Nông nghiệp, NH CSXH, các NH TMCP, Quỹ hỗ trợ không tính lãi của các đoàn thể - chính trị xã hội địa với thành niên, các nghiên cứu có liên quan chủ đề nghiên cứu trước đây; tạp chí khoa học, đề tài nghiên cứu, sách, báo, và thông tin điện tử (internet). Đây là cơ sở dữ liệu ban đầu và nguồn thông tin định hướng, kiểm tra chéo các bước nghiên cứu tiếp theo.
- Thu thập số liệu sơ cấp
Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra trực tiếp bằng bảng hỏi đối với các thanh niên đã khởi nghiệp.
- Phương pháp đánh giá
Công cụ được sử dụng là thảo luận nhóm (dựa trên các nghiên cứu trước đây và bạn bè, người thân, thầy, cô) với mục đích thu thập những thông tin chung về tình hình kinh tế - xã hội, những hoạt động hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp diễn ra trên địa bàn nghiên cứu, phát hiện những nhân tố chính
ảnh hưởng đến việc tiếp cận nguồn lực tài chính và những thuận lợi, khó khăn của thanh niên trong quá trình khởi nghiệp, số nhóm thanh niên được chọn nghiên cứu từ 3 - 10 người, là những thanh niên đang sinh sống và có các hoạt động khởi nghiệp trên địa bàn nghiên cứu. Đó là cơ sở thiết lập các chỉ tiêu nghiên cứu cho việc điều tra theo bảng hỏi và những thông tin định tính hữu ích cho việc so sánh đối chiếu kết quả nghiên cứu định lượng.
- Phương pháp điều tra phỏng vấn
Việc điều tra phỏng vấn các thanh niên tiến hành khởi nghiệp được thực hiện bằng cách phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng câu hỏi có sẵn được chuẩn bị từ trước và được áp dụng chung cho tất cả các địa bàn nghiên cứu. Thông tin điều tra được tập hợp trong bảng phỏng vấn, cấu trúc bảng câu hỏi khảo sát thanh niên gồm 4 phần: phần A thông tin tổng quát của thanh niên được phỏng vấn, phần B thông tin về tình hình tiếp cận nguồn lực tài chính của thanh niên khởi nghiệp, phần C đánh giá hiệu quả việc tiếp cận giải pháp tài chính và những kiến nghị của thanh niên.
2.3.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
2.3.3.1. Xử lý số liệu
Kiểm tra phiếu nhằm mục đích phát hiện, bổ sung kịp thời các thông tin không chính xác hoặc còn thiếu, thông tin do ghi chép sai và chỉnh sửa các số lượng để có đơn vị thống nhất.
Mã hóa thông tin nhằm mục đích chuyển các thông tin thu thập ở phiếu điều tra như các biến định tính, nội dung trả lời các câu hỏi mở thành các chỉ tiêu phù hợp với quá trình phân tích số liệu.
Số liệu sau khi thu thập (bao gồm số liệu sơ cấp và thứ cấp) sẽ được tổng hợp, mã hóa, lọc dữ liệu, số liệu được nhập bằng phần mềm Excel, sau đó xử lý trên phần mềm SPSS.
2.3.3.2. Phân tích số liệu
Theo từng mục tiêu cần nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp phân tích như sau
- Mục tiêu 1: Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về thanh niên khởi nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng đến việc khởi nghiệp của thanh niên.
Sử dụng phương pháp kế thừa từ các nguồn tài liệu tham khảo có liên quan đến chính sách hỗ trợ tài chính và nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận các nguồn lực tài chính để xây dựng mô hình lý thuyết và khung phân tích. Qua đó xác định được cơ sở lý thuyết của đề tài và các nhân tố tiềm năng có ảnh hưởng đến việc tiếp cận các nguồn lực tài chính.
- Mục tiêu 2: Phân tích thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận các nguồn lực tài chính của thanh niên trên địa bàn huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.
Sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích thống kê: Thống kê so sánh, thống kê mô tả,...
- Mục tiêu 3: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận các nguồn lực tài chính của thanh niên trên địa bàn huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh
Luận văn sử dụng hàm hồi quy mô hình Logit (Binary Logistic) đề để phân tích yếu tố tác động đến việc tiếp cận nguồn lực tài chính.
- Mô hình hồi quy tuyến tính (1):
Y = 0 + 1.tuoi + 2.hocvan+ 3.honnhan +4.kinhnghiem
+5.thamgiatochuc +6.linhvucsx +7.daotao+ 8.taisanthechap Trong đó:
- Y (biến phụ thuộc) nhận 2 giá trị Y =1: Tiếp cận tài chính; Y= 0 : Không tiếp cận tài chính.
- Bi: là các hệ số hồi quy
- Các biến độc lập và kỳ vọng về dấu của các biến:
Bảng 2.3. Các biến độc lập, diễn giải và kỳ vọng dấu
Tên biến độc lập | Diễn giải | Kỳ vọng dấu | |
1 | tuoi | - Tuổi của thanh niên khởi nghiệp. Độ tuổi thanh niên từ 16-30. Số tuổi càng tiên đền 30 tuổi, khả năng tiếp cận tài chính tốt hơn. | + |
2 | hocvan | - Trình độ học vấn của thanh niên khởi nghiệp. Được tính toán dựa vào số năm đi học. Trình độ học vấn cao, khả năng tiếp cận tài chính tốt hơn. | + |
3 | honnhan | - Tình trạng hôn nhân của thanh niên. Thanh niên sau kết hôn sẽ quan tâm hơn đến phát triển kinh tế gia đình. Do đó sẽ có nhu cầu tiếp cận nguồn lực tài chính hơn. + Đã kết hôn (1) + Chưa kết hôn (0) | + |
4 | kinhnghiem | Số năm thanh niên khởi nghiệp. Số năm khởi nghiệp càng lớn, càng có điều kiện tiếp cận tài chính tốt hơn. | + |
5 | thamgiatochuc | - Tham gia các tổ chức chính trị - xã hội. Khi tham gia tổ chức chính trị - xã hội sẽ có điều kiện nắm bắt, tiếp cận các | + |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tiếp Cận Các Nguồn Lực Tài Chính
- Bài Học Kinh Nghiệm Cho Thanh Niên Khởi Nghiệp Tại Huyện Gò Dầu
- Mật Độ Dân Số Trên Địa Bàn Huyện Gò Dầu Năm 2010 Và 2016
- Tình Hình Khởi Nghiệp Của Thanh Niên Trên Địa Bàn Huyện Gò Dầu
- Tình Hình Cho Vay Của Nh Csxh Huyện Nguồn Giải Quyết Việc Làm
- Kết Quả Tính Toán Hệ Số Hồi Quy Của Các Biến Trong Mô Hình Variables In The Equation
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
chính sách tài chính tốt hơn. + Có tham gia (1); + Không tham gia (0) | |||
6 | Linhvucsx | - Lĩnh vực thanh niên sản xuất: + Nông nghiệp (1) + Phi nong nghiệp (0) Thanh niên hoạt động lĩnh vực | - |
7 | Quadaotao | - Từng học nghề, làm việc ngành nghề trước khi khởi nghiệp. Từng có có kinh nghiệp học việc sẽ dẫn đến khởi nghiệp tốt hơn. + Qua đào tạo (1) + Chưa qua đào (0) | + |
8 | Taisanthechap | - Tài sản dùng để thế chấp khi tiếp cận vay/ mượn tài chính. Có tài sản thế chấp sẽ dễ tiếp cận tài chính hơn + Có tài sản thế chấp (1) + Không có tài sản thế chấp (0) | + |
- Mục tiêu 4: Đề xuất các giải pháp giúp đỡ thanh niên tiếp cận các nguồn lực tài chính để khởi nghiệp.
Sử dụng phương pháp tổng hợp từ những nghiên cứu và phân tích trên để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao việc tiếp cận các chương trình tài chính hỗ trợ cho thanh niên khởi nghiệp, từ đó góp phần giúp thanh niên có