tranh thành công. Đây là những tiền đề đầu tiên làm thay đổi về công nghệ tạo ra nhiều đổi mới trong nền kinh tế.
1.1.3.5. Góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Thanh niên khởi nghiệp thường chọn các ngách của thị trường, nên khả năng bao phủ rất lớn. Vì qui mô và vốn nhỏ nên thanh niên khởi nghiệp thường chọn ngành về công nghệ hoặc dịch vụ, thương mại. Cách lựa chọn như trên sẽ làm dịch chuyển ngành dịch vụ so với ngành sản xuất, chế tạo và nông lâm ngư nghiệp. Ngoài ra, thanh niên khởi nghiệp tạo điều kiện để chuyển đổi kinh tế nông thôn và tạo điều kiện để phụ nữ tham gia quản lý thông qua các dự án về nông nghiệp công nghệ cao. Đây là điều kiện để kinh tế nông nghiệp, nông thôn có cơ hội nhảy vọt và là điều kiện để chuyển dịch kinh tế nông thôn góp phần chuyển dịch nền kinh tế quốc gia.
Việc nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp được hình thành ở các vùng, các khu vực khác nhau đặc biệt là ở các vùng nông thôn sẽ góp phần thúc đẩy cơ cấu nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, chuyên môn hóa. Điều này sẽ giúp cho việc chuyển dịch cơ cấu của toàn bộ nền kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ.
1.1.3.6. Ươm mầm các tài năng kinh doanh
Thanh niên khởi nghiệp không chỉ có động lực từ những lợi ích kinh tế mà bên cạnh những mục đích về doanh thu và lợi nhuận, việc để lại lợi ích cho xã hội cũng là yếu tố thúc đẩy hàng đầu để phát triển khởi nghiệp. Những yếu tố thúc đẩy khác bao gồm việc đóng góp tích cực cho cộng đồng và truyền cảm hứng và lôi cuốn người khác đi theo những khát vọng của họ. Thanh niên khởi nghiệp cũng thể hiện sự cam kết mạnh mẽ trong việc hỗ trợ và phát triển những người trẻ như tạo ra những cơ hội thực tập và học nghề.
1.2. Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
1.2.1. Khái niệm và mục tiêu chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
1.2.1.1. Khái niệm
Có thể bạn quan tâm!
- Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trên địa bản tỉnh Sơn La - 1
- Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trên địa bản tỉnh Sơn La - 2
- Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Về Chính Sách Hỗ Trợ Thanh Niên Khởi Nghiệp
- Kinh Nghiệm Về Chính Sách Hỗ Trợ Thanh Niên Khởi Nghiệp Ở Một Số Nước Và Địa Phương Trong Nước
- Bài Học Kinh Nghiệm Về Chính Sách Hỗ Trợ Thanh Niên Khởi Nghiệp Đối Với Tỉnh Sơn La
- Thực Trạng Bộ Máy Hỗ Trợ Thanh Niên Khởi Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Sơn La
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
Thuật ngữ “Chính sách” được sử dụng rất phổ biến, từ những chính sách vĩ mô như chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa đến tầm vi mô như chính sách của
một công ty. Ở tầm vĩ mô, mỗi khi có vấn đề gì nổi cộm trong xã hội thì công chúng lại trông chờ vào những phản ứng của chính quyền. Những phản ứng đó khi định hình và thể hiện một cách chính thức được gọi dưới tên là “chính sách”. Chính sách cũng có thể hàm chứa những tính toán, định hướng dài hạn của Chính phủ, mối quan tâm đến một nhóm đối tượng nào đó hay đơn thuần chỉ là sự áp đặt mang tính “gia trưởng” của Nhà nước. Thuật ngữ chính sách được sử dụng với hàm ý chính sách công, trong đó Nhà nước là nhân vật then chốt, là chủ thể cho ra đời các sản phẩm là chính sách.
Có thể hiểu “Chính sách” là biện pháp can thiệp của Nhà nước vào một ngành, một lĩnh vực hay toàn bộ nền kinh tế nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định, với những công cụ và giải pháp nhất định và trong một thời hạn xác định.
Theo khái niệm trên, “chính sách” bao hàm các nội dung:
- Chính sách là do một chủ thể quyền lực hoặc chủ thể quản lý đưa ra;
- Chính sách được ban hành căn cứ vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế;
- Chính sách được ban hành bao giờ cũng nhằm đến mục đích nhất định; nhằm thực hiện một mục tiêu nào đó, chính sách được ban hành đều có sự tính toán và chủ đích rõ ràng. Khi một vấn đề kinh tế - xã hội cần được giải quyết, chính quyền sẽ đưa ra mục tiêu và cách thức giải quyết (để cho vấn đề tự phát triển cũng là một cách giải quyết). Sự lựa chọn cách giải quyết đưa đến những quyết định và toàn bộ quy trình này được đặt trong một môi trường tương tác của các tác nhân chính sách, tạo ra hàng loạt các ràng buộc trước khi chính sách xuất hiện và các tác động sau đó. Chính sách không tự nhiên xuất hiện, nó chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, được thể hiện cụ thể qua sự can thiệp của Nhà nước đối với các thất bại của thị trường, những giá trị chính trị thịnh hành, tâm lý công chúng vào thời điểm đó, cấu trúc của chính quyền, các quy phạm xã hội của quốc gia và địa phương và hàng loạt các biến cố khác. Từ sự chi phối của những điều kiện này, dẫn đến cách thể hiện khác nhau trong các vai trò chính sách và quy trình chính sách. Chính sách của Nhà nước đưa ra nhằm tác động vào các ngành, lĩnh
vực, khu vực như: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, sản xuất, tiêu dùng,… Từ cách tiếp cận chính sách như trên, mỗi lĩnh vực nhà nước có chính sách riêng, do đó có thể hiểu khái niệm chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp như sau:
Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp là công cụ để quản lý nhằm mục tiêu hỗ trợ cho thanh niên khởi nghiệp, bao gồm các chế độ, các biện pháp, các quy định cụ thể về quá trình ươm tạo, hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp nhằm xây dựng và phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp lớn mạnh dựa trên nền tảng là thanh niên khởi nghiệp, hiện đại và đảm bảo đơn giản hóa môi trường pháp lý khiến hoạt động khởi nghiệp của thanh niên đơn giản hơn và thân thiện hơn.
1.2.1.2. Mục tiêu của chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
Không phải tất cả thanh niên khởi nghiệp đều được hỗ trợ. Đồng thời, hỗ trợ không có nghĩa Nhà nước đem cho thanh niên bao nhiêu tiền, mà là tạo cơ hội, tạo thuận lợi cho thanh niên khởi nghiệp cơ hội sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ một phần chi phí khi thực hiện hoạt động cụ thể nào đó. Mức độ hỗ trợ cũng khác nhau, trong đó, nếu thanh niên khởi nghiệp thành lập doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và doanh nghiệp tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị được hỗ trợ nhiều nhất. Khi khởi nghiệp, với nguồn vốn hạn chế, khả năng kết nối đối tác chưa tốt, trong khi có rất nhiều thứ cần phải đầu tư nên việc tận dụng các hỗ trợ từ chính sách sẽ giúp thanh niên khởi nghiệp thuận lợi hơn trong những ngày đầu hoạt động.
Các Chính phủ đang có xu hướng khuyến khích thanh niên và các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh sáng tạo, tiếp cận với thế giới công nghệ, thích ứng nhanh với những thay đổi của cách mạng 4.0 hiện nay. Với sự nhạy bén, sáng tạo của mình cùng với sự hỗ trợ từ phía chính phủ sẽ là động lực to lớn để thanh niên nắm bắt cơ hội, mạnh dạn dấn thân và khởi nghiệp thực hiện ước mơ của mình.
Như vậy, có thể hiểu: Mục tiêu của chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp là sự tác động của chủ thể quản lý (cơ quan nhà nước có thẩm quyền) bằng các cơ chế, chính sách nhằm kiến tạo môi trường thuận lợi, tạo động lực để các thành phần thanh niên khác nhau ra sức sáng tạo khởi nghiệp.
1.2.2. Xây dựng chính sách hỗ trợ cho thanh niên khởi nghiệp
Chính sách liên quan đến tạo môi trường pháp lý
Nhìn chung, thuật ngữ khởi nghiệp còn khá mới ở Việt Nam nên cho đến nay vẫn chưa có khung pháp lý quy định đầy đủ, cụ thể, trực tiếp và có tính hệ thống về hoạt động khởi nghiệp nói chung và thanh niên khởi nghiệp. Tuy nhiên, có thể kể đến một số quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp như: Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp với mục tiêu xác định rõ cơ chế hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, được thực hiện bằng các hình thức phù hợp, biện pháp và nội dung hỗ trợ pháp lý mà các cơ quan nhà nước phải thực hiện để hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và các chương trình theo nhu cầu của từng đối tượng được hỗ trợ, nhằm định hướng, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, giúp doanh nghiệp hoạt động và phát triển dựa trên một nền tảng pháp lý ổn định, chắc chắn, bền vững, lâu dài. Quyết định 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Ðề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025"(đề án 844), tập trung vào các hoạt động như: xây dựng cổng thông tin hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia; khu tập trung dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp tại các bộ, ngành, địa phương; kết nối mạng lưới khởi nghiệp, hỗ trợ, đầu tư mạo hiểm của Việt Nam với quốc tế; ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật… Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được Quốc hội khóa XIV thông qua 12/6/2017 tạo thêm cơ sở pháp lý cho việc hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp. Luật được thiết kế theo hướng các hỗ trợ trọng tâm chỉ tập trung cho 3 đối tượng doanh nghiệp, gồm Doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh, Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị. Về hỗ trợ, các doanh nghiệp này sẽ được hỗ trợ tiếp cận tín dụng, thuế, kế toán, hỗ trợ mặt bằng sản xuất; công nghệ, cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật và khu làm việc chung, mở rộng thị trường, hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực…
Đây là những chính sách tác động đến đối tượng khá rộng, do đó nếu chính phủ có các quy định pháp lí liên quan đến thanh niên khởi nghiệp sẽ hỗ trợ tốt hơn cho sự tham gia của thanh niên trong quá trình khởi tạo doanh nghiệp. Trong đó, chính sách về môi trường pháp lý cần có những quy định khuyến khích và thúc đẩy hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ, đẩy mạnh việc chuyển giao kết quả nghiên cứu vào sản xuất, kinh doanh.
Bên cạnh đó, một điều dễ thấy là thanh niên khởi nghiệp thường thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm. Do đó, các văn bản pháp lí cần tạo hành lang để thành lập Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia nhằm thực hiện mục đích hỗ trợ ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ. Nhà nước cũng cần khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ. Như vậy, có thể thấy, quy định về địa vị pháp lý của vườn ươm chưa được cụ thể hóa rõ ràng dựa theo các quy định trên và cũng mới chỉ tập trung chủ yếu đối với doanh nghiệp công nghệ.
Chính sách hỗ trợ về vốn, tín dụng
Đại đa phần thanh niên khởi nghiệp đều bị thiếu các nguồn lực, đặc biệt là vốn. Do đó, nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ về vốn thông qua tiếp cận vốn ngân hàng, các tổ chức tín dụng … Chính sách này cần hướng đến các nội dung như:
Cho phép các quỹ đầu tư mạo hiểm được phép đầu tư vào các hoạt động ươm tạo công nghệ cao, đầu tư ý tưởng khởi nghiệp, các chương trình dành cho khởi nghiệp để người khởi nghiệp có thể thực hiện ý tưởng thành hiện thực và được hưởng lợi ích từ các hoạt động đầu tư. Đồng thời, Nhà nước nên khuyến khích các quỹ đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam và ở nước ngoài tham gia hoạt động đầu tư mạo hiểm vào khu công nghệ cao, trung tâm khởi nghiệp, vườn ươm doanh nghiệp, chương trình hỗ trợ khởi nghiệp… và tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí ban đầu để hình thành quỹ đầu tư mạo hiểm phát triển công nghệ cao và doanh nghiệp công nghệ cao trong nước.
Về hỗ trợ tín dụng, thanh niên khởi nghiệp được xem xét cho vay tín dụng trung hạn, dài hạn với lãi suất ưu đãi, được bảo lãnh vay vốn, hỗ trợ lãi suất sau đầu
tư theo quy định hiện hành và được hưởng ưu đãi của Nhà nước về tín dụng hỗ trợ xuất khẩu khi trực tiếp xuất khẩu sản phẩm.
Chính sách thuế, đất đai đối với hoạt động ươm tạo, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp
Về chính sách thuế, cơ sở ươm tạo công nghệ, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp và các doanh nghiệp khởi nghiệp cần được miễn giảm thuế trong thời gian đầu. Việc này nhằm đến mục tiêu không tạo áp lực quá nhiều về vốn cho thanh niên khởi nghiệp.
Bên cạnh đó, khi khởi nghiệp thì cần cơ sở vật chất. Do đó, nếu nằm trong các khu công nghiệp, khu công nghệ cao nhà nước quả lí thì cần hỗ trợ một phần nào đó tiền thuê nhà, xưởng, cung cấp thông tin miễn phí, được cung cấp các dịch vụ kinh doanh với điều kiện ưu đãi và được hỗ trợ để vay vốn tại các tổ chức tài chính và quỹ đầu tư.
Ví dụ, một số chính sách được các nước trên thế giới hỗ trợ với thanh niên khởi nghiệp có thể kể đến như:
- Hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án;
- Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo;
- Miễn, giảm thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao để bằng mức thuế phải nộp áp dụng với người nước ngoài có cùng mức thu nhập;
- Chính sách một giá trong thuê đất trực tiếp từ Ban quản lý khu công nghệ cao;
- Thế chấp giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trong thời hạn thuê đất, thuê lại đất tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
- Miễn tiền thuê đất thực hiện dự án nghiên cứu - phát triển công nghệ hoặc đào tạo nhân lực khoa học công nghệ trình độ cao theo quy định của Chính phủ.
Chính sách về thương mại hóa sản phẩm và đảm bảo thực thi quyền sở hữu trí tuệ
Một trong những yêu cầu của hỗ trợ là phải thành lập được các vấn đề liên quan đến thương mại hóa sản phẩm và sở hữu trí tuệ, để đưa các ý tưởng của thanh niên
khởi nghiệp vào thực tiễn. Do đó, các chính sách này nên hướng đến các nội dung:
Khuyến khích thành lập vườn ươm doanh nghiệp để thực hiện hỗ trợ có thời hạn doanh nghiệp trong giai đoạn khởi sự theo quy trình và có hệ thống thông qua việc cung cấp cho các doanh nghiệp được ươm tạo không gian, các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh và các nguồn lực cần thiết nhằm giúp các doanh nghiệp hiện thực hóa, thương mại hóa các ý tưởng kinh doanh và công nghệ.
Về quyền sở hữu trí tuệ, Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu đối với vốn đầu tư, tài sản, lợi nhuận, quyền sở hữu trí tuệ, quyền và lợi ích hợp pháp khác của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân về khởi nghiệp.
1.2.3. Tổ chức thực hiện chính sách
Đối với chính sách nói chung và chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp thì khâu quan trọng nhất chính là việc tổ chức thực hiện chính sách. Quá trình này thường được giao cho các chủ thể cụ thể để triển khai thực hiện, trong đó:
UBND cấp tỉnh giữ vai trò trung tâm, vừa giữ vai trò chỉ đạo thực hiện chính sách đồng thời vừa là nơi đề xuất với Hội đồng nhân dân (cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương) cụ thể hóa hoặc ban hành chính sách đặc thù về một lĩnh vực nào đó theo quy định của pháp luật để triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh.
Các sở, ban, ngành thực hiện hỗ trợ các hoạt động khác nhau đối với thanh niên. Cụ thể, Sở tài chính hỗ trợ các hoạt động liên quan đến tài chính đối với thanh niên khởi nghiệp, các chính sách đối với thuế, ưu đãi về tham gia hội chợ giới thiệu sản phẩm. Các Ngân hàng thực hiện tín dụng chính sách của nhà nước, Sở Khoa học công nghệ hỗ trợ phát triển thương hiệu, đăng kí bản quyền hay thực hiện chính sách của nhà nước.
Tỉnh đoàn với vai trò phát động phong trào thanh niên khởi nghiệp, sẽ là đơn vị kết nối với các tổ chức, chuyên gia tổ chức các hoạt động tư vấn, hướng dẫn, đánh giá các ý tưởng khởi nghiệp của thanh niên, tư vấn cho thanh niên tiếp cận các nguồn vốn, ứng dụng công nghệ kĩ thuật vào hoạt động khởi nghiệp; tập hợp ý kiến của thanh niên đối với những vướng mắc trong quá trình khởi nghiệp để kiến nghị lên cấp có thẩm quyền cao hơn xem xét, giải quyết…
1.2.4. Đánh giá chính sách
Thường thì hiệu quả của chính sách được đánh giá qua quá trình giám sát kết quả thực hiện, thể hiện ở các khía cạnh như: mục tiêu chính sách có phù hợp với thực tế hay không, nội dung của chính sách có phù hợp, và phương án chính sách có rõ ràng, khả thi hay không? năng lực của cơ quan hoặc tổ chức chịu trách nhiệm thực thi chính sách như thế nào? mức độ tiếp nhận chính sách của đối tượng chính sách như thế nào? Môi trường bên ngoài (văn hóa, xã hội, chính trị và kinh tế) ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách ra sao?
Đối với chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, cần đánh giá được một số khía cạnh như: sự vào cuộc của các cơ quan nhà nước trong phối hợp thực thi chính sách, số thanh niên có ý tưởng khởi nghiệp tiếp cận được với chính sách, nguồn lực thực tế dành cho việc thực thi chính sách, tổng số vốn được giải ngân qua các năm, tổng số ý tưởng kinh doanh của thanh niên được triển khai trong thực tế, …
Việc đánh giá chính sách vô cùng quan trọng, bởi nó ảnh hưởng lớn đến quá trình xây dựng và thực hiện chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh trong thời gian còn lại.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
1.3.1. Các nhân tố chủ quan
Chủ thể chịu trách nhiệm thực hiện chính sách
Tổ chức bộ máy hành chính chịu trách nhiệm thực hiện chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện chính sách. Việc tổ chức thực hiện chính sách thanh niên khởi nghiệp đòi hỏi sự chung tay đồng bộ của các ngành, lĩnh vực ở các cấp. Các mối quan hệ liên chính quyền như được thể hiện ở các chương trình mục tiêu quốc gia, hoặc các mối quan hệ giữa các địa phương như các chương trình của từng tỉnh, vùng có thể ảnh hưởng quan trọng đến việc thực thi chính sách. Vì vậy nếu trong nội bộ chủ thể thực hiện chính sách có sự chồng chéo, mâu thuẫn sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp.