Quy Mô Các Nguồn Vốn Đầu Tư Ở Thái Nguyên Giai Đoạn 2010 - 2019 (Triệu Đồng)

nguồn vốn đầu tư khác trong tỉnh Thái Nguyên. Vốn đầu tư toàn xã hội, vốn của khu vực ngoài Nhà nước và vốn FDI có xu hướng tăng mạnh, đặc biệt là vốn FDI, nếu năm 2014 số vốn FDI là 28,94 tỷ đồng thì năm 2015 tăng vọt lên đến 50.931,6 tỷ đồng. Như đã phân tích ở trên là do tỉnh coi trọng việc tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư đã thu hút được lượng vốn lớn đầu tư vào Thái Nguyên.

Từ khi thực hiện phân bổ vốn dựa vào Luật đầu tư công 2014, tỉnh ưu tiên xử lý dứt điểm nợ đọng giai đoạn 2011 - 2015, bố trí vốn để hoàn thành các dự án chuyển tiếp, số vốn còn lại mới bố trí cho các dự án khởi công mới giai đoạn 2016 - 2020. Do việc phê duyệt và thực hiện dự án vượt khả năng cân đối của tỉnh, nguồn vốn bố trí cho các dự án mới chỉ đạt 70% tổng mức đầu tư công đã được phê duyệt giai đoạn 2016 - 2020 với những dự án được khởi công năm 2016, 2017.

Biểu đồ 3 5 Quy mô các nguồn vốn đầu tư ở Thái nguyên giai đoạn 2010 2019 1

Biểu đồ 3.5: Quy mô các nguồn vốn đầu tư ở Thái nguyên giai đoạn 2010 - 2019 (Triệu đồng)

Năm 2013, Thái Nguyên đã thu hút được 18 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 3,3 tỷ USD; số vốn FDI thực hiện ước đạt gần 1 tỷ USD và 1.300 tỷ đồng. Kết quả thu hút đầu tư FDI "kỷ lục" này đã đưa Thái Nguyên xếp thứ hai trong cả nước năm 2013 về mức vốn thu hút đầu tư. Tính đến hết năm 2017, toàn tỉnh có 125 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 7.262,26 triệu USD [13]. Sang năm 2019, Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn năm đạt 41,4814 tỷ đồng, đạt 92,8%. Lũy kế bốn năm (từ năm 2016 đến hết năm 2019) tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh đạt gần 200.000 tỷ đồng (bình quân đạt 50 nghìn tỷ đồng/năm), vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra cho cả giai đoạn 2016 - 2020 là 128.000 tỷ đồng; tổng số doanh nghiệp đăng ký hoạt động của toàn tỉnh hiện năm 2019 là 6.838 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký 87.237 tỷ đồng. Về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, toàn tỉnh có 143 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 8.031,8 triệu USD (tương đương khoảng 187 nghìn tỷ đồng), trong đó vốn giải ngân đạt trên 90%. Từ sau Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2018, hiện có 43 nhà đầu tư đang triển khai 61 dự án với tổng số vốn đăng ký thực hiện là 115.545 tỷ đồng. Đến cuối năm 2019 đã có 27/61 dự án (đạt 44,3%) đã hoàn thành thủ tục về đầu tư (như: Quyết định chủ trương đầu tư; cấp Giấ y chứng nhận đầu tư; Quyết định giao chủ đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp; Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu); có 34/61 dự án đang trong giai đoạn đề xuất, nghiên cứu, hoàn thiện các thủ tục về đầu tư.[48]

3.2.2.2. Về Cơ cấu thực hiện vốn đầu tư công

Cùng với quy mô vốn, thì tỷ trọng vốn đầu tư công trong tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội trong tỉnh đang vận động theo xu hướng giám trong những năm gần đây, có thể thấy ở các biểu đồ 3.7; 3.8

Biểu đồ 3.6 cho thấy: Vốn đầu tư công, nếu từng ở tỷ trọng 43,5% (2010); 31,8% (2012) trong tổng vốn đầu tư toàn tỉnh thì đã giảm xuống 4,8% (2015); rồi tăng lên 7,9% (2016) và xuồng còn 7,3% (2019).

Đối với vốn FDI: Nếu như năm 2010, chỉ chiếm 5,12%; năm 2012 chiếm 1,7% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội ở tỉnh thì đến năm 2013 con số này là

39,92% và nhảy vọt lên 74,08% năm 2014 và 76,6% năm2015. Sự chuyển biến này được giải thích bởi sự thay đổi tích cực trong cơ chế thự hiện chính sách đầu tư công của tỉnh. Bước sang năm 2013, tỉnh cũng như là phía Ban quản lý dự án có nhiều chính sách , hoạt động xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài với nhiều hình thức được triển khai như: tổ chức và tham gia các hội nghị, hội thảo thông qua các phương tiện truyền thông; thu hút đầu tư có chọn lọc hơn, ưu tiên các dự án quy mô lớn, sử dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất, đi kèm là thu hút đầu tư công nghiệp phụ trợ để tạo ra các sản phẩm đồng bộ tại các KCN, đặc biệt chú trọng các dự án FDI từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Mỹ... Chính vì vậy các nhà đầu tư nước ngoài đã quay trở lại đầu tư vào thị trường và các khu công nghiệp tại tỉnh Thái Nguyên, làm tăng vọt tỷ trọng vốn FDI lên mức cao như vậy.

Biểu đồ 3 6 Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội ở Thái Nguyên giai đoạn 2010 2

Biểu đồ 3.6: Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội ở Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2019

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu NGTK Thái Nguyên 2010 - 2019

Như đã nói ở trên, vốn đầu tư công là nguồn vốn được hình thành từ Ngân sách Nhà nước, TPCP, vốn vay và vốn từ các doanh nghiệp Nhà nước. Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự án, các chương trình mục tiêu phát triển trong các lĩnh vực của nền kinh tế nhằm phục vụ lợi ích của đông đảo người dân trong xã hội. Năm 2010 và 2011, Thái Nguyên coi trọng vấn đề đầu tư công để nâng cấp cơ

sở hạ tầng của tỉnh để phục vụ mục tiêu nâng hạng thành phố Thái Nguyên, vốn đầu tư công trong hai năm đó được đầu tư với tỷ trọng lớn trên 40% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, năm 2013 tỷ lệ này giảm xuống còn xấp xỉ 32%. Những năm tiếp theo (2014 - 2019) tỷ trọng này có xu hướng giảm dần và giữ mức khá ổn định trên 3000 tỷ đồng, vì năm 2015 bắt đầu thực hiện Luật đầu tư công, vốn đầu tư công đã được Chính phủ giao trọn gói trong cả giai đoạn 2016 - 2020. Riêng năm 2017 giảm thấp chỉ còn 2.652,2 tỷ đồng và cũng là năm có lượng vốn đầu tư công nhỏ nhất trong cả giai đoạn 2010 - 2019, nguyên nhân chính là do một số công trình dự án còn dở dang chưa quyết toán được.

Trong cơ cấu vốn đầu tư công của tỉnh, những năm đầu của thập niên 2010, vốn vay là khoản vốn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, năm 2010 chiếm tới 58,24%, năm 2011 là 62,32% , năm 2012 là 35,09%, năm 2013 là 34,76% và giảm dần vào các năm tiếp theo, nhưng vẫn ở mức trên 20%, riêng có năm 2016 giảm thấp nhất chỉ chiếm 18,49%. Ngược chiều với vốn vay ODA là vốn NSNN, TPCP tăng dần, năm 2010 chiếm 36,53%, năm 2011 chiếm 30,95% và tăng dần từ năm 2012, đạt

cao nhất giai đoạn 2017 - 2019, năm 2019 đạt tới 60,42%.

Vốn vay đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, thể hiện sự phát triển của một nền kinh tế. Nguồn vốn này có tác dụng tích cực trong việc giảm đáng kể sự bao cấp vốn trực tiếp của Nhà nước. Với cơ chế này, các đơn vị sử dụng phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả vốn vay, vì vậy, đòi hỏi các chủ đầu tư phải cân nhắc kỹ trong việc sử dụng nguồn vốn hơn. Sự suy giảm tỷ trọng của nguồn vốn vay cho thấy đang có vấn đề trong quản lý và sử dụng nguồn vốn này tại tỉnh và cũng chính vì vậy tỷ trọng vốn NSNN, TPTP tăng lên trong thời gian qua. Vốn NSNN, TPCP chính là vốn từ ngân sách, vốn cho các chương trình, mục tiêu quốc gia và các ngành. Đây là một nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến lược phát triển KT-XH của mỗi quốc gia nói chung và của tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Nguồn vốn này được hình thành chủ yếu từ nguồn thu của Ngân sách Nhà nước thông qua việc thu thuế, bán tài nguyên, thu lệ phí… và dùng để đầu tư xây dựng cho các công trình công cộng, phúc lợi xã hội

Vốn của các DNNN đang có xu hướng giảm và chia thành 2 giai đoạn phát

triển: giai đoạn 2010 - 2015 tăng từ 3,5% lên 29,1%, đánh dấu sự khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam sau khủng hoảng bắt nguồn từ năm 2010 nên vốn đầu tư từ các DNNN tăng đột biến, tăng 12,6% chỉ trong một năm. Tuy vậy, đến giai đoạn 2016 - 2019, tỷ trọng nguồn vốn này lại sụt giảm từ 29,1% năm 2015 xuống còn 13,5 % năm 2019. Sự sụt giảm này là do sự biến động từ kinh tế chung của thế giới và cả nước. Điều đó đặt ra yêu cầu đối với Thái Nguyên, phải có các biện pháp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng, phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao lợi nhuận, từ đó mới có vốn dôi dư để đóng góp vào vốn đầu tư chung của toàn tỉnh.

Biểu đồ 3 7 Xu hướng dịch chuyển trong cơ cấu giữa các nguồn vốn đầu tư 3

Biểu đồ 3.7: Xu hướng dịch chuyển trong cơ cấu giữa các nguồn vốn đầu tư công của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2019

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu NGTK Thái Nguyên 2010 - 2019

Tóm lại, qua các số liệu ở trên có thể thấy, trong tổng vốn đầu tư công từ năm 2010 - 2019, vốn đầu tư từ NSNN luôn chiếm tỷ trọng lớn so với các nguồn vốn khác trong cơ cấu nguồn vốn toàn xã hội. Điều này phản ảnh thực tế gia tăng chi tiêu công của Thái Nguyên cho phát triển kinh tế - xã hội. Tuy vậy, nếu so sánh với những nỗ lực cắt giảm chi tiêu công qua NSNN thì mục tiêu này chưa đạt hiệu quả như mong nuốn, cụ thể là tỷ trọng vốn đầu tư từ NSNN vẫn tăng đều qua các năm, năm 2019 vẫn ở mức trên 60%, đến. Điều này đòi hỏi tỉnh Thái Nguyên cần có nhiều hơn nữa các biện pháp tích cực và hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả của

hoạt động đầu tư công, giảm khối lượng vốn đầu tư lấy trực tiếp từ nguồn NSNN thay vào đó là tìm cách thúc đẩy kinh tế, huy động thêm vốn của các DNNN cũng như các nguồn vốn khác để đảm bảo giảm chi tiêu cho NSNN.

* Tỷ lệ đầu tư công trên GDP: Tỷ lệ vốn đầu tư công/GDP là phần trăm giữa vốn đầu tư công thực hiện so với tổng sản phẩm tạo ra trên địa bàn tỉnh trong một thời kỳ xác định, thường là 1 năm.

Chúng ta đều biết, nguồn vốn để huy động đầu tư có nguồn gốc từ GDP, hay nói cách khác, trong tổng sản phẩm do toàn xã hội làm ra, bên cạnh phần tiêu dùng sẽ có một phần được tiết kiệm và dùng để tái đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, mức độ đầu tư so với tổng sản phẩm sẽ thể hiện mức độ tiết kiệm trong chi tiêu, dùng để đầu tư từ nội tại của nền kinh tế và cho phép đánh giá khả năng huy động thêm vốn đầu tư từ các nguồn bên ngoài của tỉnh.

Biểu đồ 3 8 Tỷ lệ đầu tư công GDP của cả nước và Thái Nguyên giai đoạn 4

Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ đầu tư công/GDP của cả nước và Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2019 (%)

Nguồn: Tính toán từ số liệu NGTK Thái Nguyên các năm 2010 - 2019

Biểu đồ 3.8 cho thấy, giai đoạn 2010 - 2019, tỷ lệ đầu tư công/GDP của cả nước khá ổn định ở mức từ 12% đến 14% trong GDP. Đối với Thái Nguyên, tỷ lệ này tương đối cao ở giai đoạn 2010 - 2011, điều này cho thấy giai đoạn đó kinh tế Thái Nguyên còn nhiều khó khăn, nhưng chính quyền địa phương đã rất nỗ lực trong việc tiết kiệm chi tiêu, dành ngân sách để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2010, tỷ lệ đầu tư công/GDP là 18,62%, tăng nhanh chóng lên mức 22,63%

vào năm 2011, bước sang các năm tiếp theo, năm 2012 đã giảm xuống còn 13,49% và năm 2014 tiếp tục giảm còn 11,42%, do kinh tế của tỉnh đã được cải thiện, GDP tăng lên, tỷ lệ này giảm xuống đáng kể, nhưng không làm thay đổi khối lượng vốn đầu tư công, xét về mặt tuyệt đối thì lượng vốn đầu tư công vẫn tăng do quy mô GDP tăng. Cũng tương tự như vậy, các năm tiếp theo, tỷ lệ này đều giảm xuống và năm 2017 là năm có tỷ lệ vốn đầu tư công của tỉnh giảm thấp nhất cả về mặt tương đối và tuyệt đối, chỉ đạt 4,06% và số tuyệt đối cũng chỉ đạt 2.652,2 tỷ đồng. Tính chung trong cả giai đoạn từ 2013 - 2019, tỷ lệ đầu tư công/GDP giảm đáng kể và duy trì ở mức trung bình 5%/năm. Điều này cho thấy sự nỗ lực của tỉnh trong chính sách giảm đầu tư công và thực hiện tái cơ cấu đầu tư, tăng đầu tư của khu vực ngoài Nhà nước và khu vực FDI, đây cũng là xu hướng chung của cả nước.

Biểu đồ 3.8 cũng cho thấy xu thế dịch chuyển giữa đường đồ thị biểu diễn tỷ lệ đầu tư công/GDP của Thái Nguyên và cả nước tương đối giống nhau. Tuy nhiên, tỷ lệ đầu tư công/GDP của Thái Nguyên có phần dao động nhiều và mạnh mẽ hơn ở những năm đầu của thập kỷ 2010, có một số giai đoạn khi đầu tư công/GDP của cả nước tăng lên thì ở Thái Nguyên lại giảm xuống và ngược lại.

Cụ thể giai đoạn 2010 - 2011, trong khi tỷ lệ đầu tư công/GDP cả nước giảm 2,13% thì tỷ lệ đầu tư công/GDP ở Thái Nguyên tăng 4,01%; hay giai đoạn 2013 - 2017, khi cả nước tỷ lệ đầu tư công/GDP có xu hướng ổn định thì ở Thái Nguyên lại có sự điều chỉnh giảm mạnh tới hơn 3% và từ năm 2016 - 2019 đang ở mức ổn định trung bình 5%. Điều này cho thấy, mặc dù có sự thống nhất chung so với cả nước về chính sách tái cơ cấu đầu tư công, giảm tỷ lệ đầu tư sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước mà thay vào đó là các nguồn vốn khác như vốn ngoài nhà nước hay vốn FDI, nhưng tùy thuộc vào tình hình kinh tế - xã hội, đối với từng giai đoạn, Thái Nguyên đã có sự định hướng và điều chỉnh hợp lý, nhằm hướng đến việc thực hiện những mục tiêu chung về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.

Một điều khác nữa có thể nhìn thấy rõ trên đường đồ thị, từ năm 2013 trở đi tỷ lệ đầu tư công/GDP của Thái Nguyên luôn thấp hơn so với cả nước. Điều này xuất phát từ nguyên nhân do ở Thái Nguyên, các thành phần kinh tế ngoài quốc

doanh phát triển mạnh nên tổng nhu cầu đầu tư xã hội có thể thu hút đầu tư từ nguồn này chứ không chỉ phụ thuộc vào Ngân sách Nhà nước. Năm 2013, tập đoàn Sam Sung Hàn Quốc bắt đầu vào Thái Nguyên đầu tư xây dựng nhà máy trên địa bàn tỉnh, đã đẩy nguồn vốn FDI tăng nhảy vọt từ 172,3 tỷ đồng lên 9.445,9 tỷ đồng. Qua đây có thể thấy rằng, Thái Nguyên đã thực hiện tốt công tác huy động các nguồn vốn khác phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, nguồn vốn đầu tư công có tỷ trọng giảm dần trong GDP sẽ chỉ để phục vụ cho các mục đích chung của cộng đồng, dẫn đến việc sử dụng nguồn vốn này sẽ trở nên hiệu quả và tiết kiệm hơn. Vốn đầu tư công phân bổ theo các ngành và lĩnh vực như sau:

Bảng 3.8: Kết quả thực hiện vốn đầu tư từng giai đoạn phân theo nhóm ngành kinh tế (theo giá hiện hành)

ĐVT: Tỷ đồng



Tổng số

Giai đoạn 2010 - 2015

cấu (%)

Giai đoạn 2016-2019

Cơ cấu (%)

Tổng vốn

23.643,9

100

30.229,7

100

Nông, lâm nghiệp và

thủy sản

1.354,7

5,73

2.578,3

8,53

Công nghiệp và

xây dựng

18.860,8

79,77

24.189,0

80,01

TM &Dịch vụ

3.428,4

14,5

3.362,4

11,46

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.

Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên

Vốn đầu tư của Thái Nguyên được phân bổ và sử dụng trong 3 ngành kinh tế chính là: (i) Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; (ii) Công nghiệp và xây dựng;

(iii) Thương mại và Dịch vụ. Trong đó ngành TM &dịch vụ đã bao gồm cả đầu tư về cầu, đường xá, trường học, bệnh viện, trụ sở cơ quan hành chính sự nghiệp…

Giai đoạn 2010 - 2015, giai đoạn này các ưu tiên cho nhóm dịch vụ công đã cơ bản được hoàn thành và chuyển vốn đầu tư sang nhóm công ngành công nghiệp và xây dựng, giai đoạn này tỷ trọng đầu tư cho ngành Công nghiệp và Xây dựng lên tới 79,77%, ngành Thương mại và dịch vụ chỉ còn 14,5% và số còn lại 5,73% là đầu tư

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/03/2023