Khái Quát Chung Về Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Và Tác Động Của Chúng Đến Thực Hiện Chính Sách Đầu Tư Công Tại Tỉnh Thái Nguyên

Bản. Quan trọng hơn, điều này cũng thể hiện cam kết của Chính phủ các nước trong việc tạo dựng môi trường thuận lợi hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, kèm theo đó là sự hấp dẫn đối với nhà đầu tư.

Thứ hai: Đổi mới trong công tác tổ chức thực hiện: Cần giảm bớt vai trò của Chính phủ trong việc quyết định đầu tư, cụ thể, những dự án nhỏ dưới 5.000 tỷ đồng, nên giao các địa phương chủ động phê duyệt và quyết định đầu tư, các dự án được chi trả bởi ngân sách địa phương hoặc các quỹ khác, không có giới hạn cho tổng mức đầu tư, đều do chính quyền địa phương thông qua và ra quyết định đầu tư để đảo bảo tiến độ thực hiện kịp thời với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương (kinh nghiệm từ Trung Quốc). Xây dựng một hệ thống quản lý tổng thể chi phí dự án, nhằm theo dõi chi đầu tư công để nắm được chi phí phát sinh trong suốt chu kỳ dự án từ lập kế hoạch đến hoàn thành xây dựng (kinh nghiệm Hàn Quốc)

Thứ ba: Làm tốt công tác kiểm tra giám sát quá trình thực hiện: Công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra quá trình thực hiện chính sách đầu tư công là một trong những hoạt động quan trọng và tiến hành thường xuyên liên tục. Để làm tốt công tác thanh tra, giám sát cầm bám sát kế hoạch đầu tư công, bám sát vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội (kinh nghiệm của TP Hà Nội). Đồng thời chủ động rà soát các công trình, dự án trọng điểm, đặc biệt là các công trình phục vụ giao thông, để có thể tập trung được nguồn vốn cho đầu tư công hiệu quả (kinh nghiệm của TP HCM) Thứ tư: Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện chính sách đầu tư công: Việc thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư công để đảm bảo các dự án thực hiện được phù hợp với thực tế tại địa phương, có hiệu quả cả về mặt kinh tế và xã hội, tiết kiệm được NSNN trong thực hiện chính sách công (bài học của Đồng Nai). Thực hiện tốt bộ máy QLNN về đầu tư công để đảm bảo tính chuyên môn hóa trong quản lý (kinh nghiệm TP. HCM và tỉnh Đồng Nai). Cần phải có một loạt các thể chế và chính sách để có thể quản lý đầu tư công một cách hiệu quả. Thực tế khó có thể xác định được chính xác lợi ích ròng của đầu tư công có đủ lớn hay không để kết luận tính hiệu quả của đầu tư công. Tuy nhiên, xét dưới góc độ quản lý, đầu tư công thường chỉ được coi là hiệu quả khi có đủ năng lực và kỷ luật thực hiện ở tất cả các giai đoạn, bao gồm: chuẩn bị, thẩm định, thực hiện và đánh giá hiệu quả của dự án

đầu tư công.

Thứ năm: Cần có tổ chức quản lý chuyên trách và cơ quan thẩm định tách biệt để quản lý từ khâu lập kế hoạch đến khâu thực hiện, khi các dự án hoàn thành bàn giao và đưa vào sử dụng, không được phép tăng quy mô xây dựng thông qua việc sửa đổi thiết kế, ngoại trừ các trường hợp bất khả kháng; phải tham khảo ý kiến của Bộ, ngành liên quan về việc điều chỉnh chi phí dự án (kinh nghiệm của Hàn Quốc).

Tiểu kết chương 2

Kết quả nghiên cứu ở chương này đã làm rõ được những nội dung chính về cơ sở lý luận và thực tiễn của thực hiện chính sách đầu tư công, được xem là những công cụ hữu hiệu cho việc phân tích nội dung ở các chương sau. Các kết đó là:

Luận án đã làm rõ được một số nội dung cơ bản: Khái niệm đầu tư, khái niệm đầu tư công, và đặc điểm của đầu tư công; Khái niệm về chính sách công và chính sách đầu tư công, thông qua đó, NCS đưa ra quan điểm của mình về đầu tư công và chính sách đầu tư công làm cơ sở phương pháp luận cho việc phân tích luận án ở chương 3. Luận án cũng làm rõ những đặc điểm cơ bản của đầu tư công là đầu tư của Nhà nước; sử dụng nguồn vốn từ NSNN; mục tiêu của đầu tư công là phát triển kinh tế xã hội. Qua nghiên cứu các văn bản, chính sách, Luật Đầu tư công, luận án tổng hợp nội dung của chính sách đầu tư công gồm: Định hướng mục tiêu chính sách; đối tượng thụ hưởng chính sách; chủ thể ban hành và chủ thể thực hiện chính sách đầu tư công. Theo đó, chủ thể ban hành chính sách đầu tư công là do Nhà nước, còn chủ thể thực hiện chính sách đầu tư công gồm cả Trung ương và địa phương, tùy theo từng đối tượng và hạng mục đầu tư được quy định tại Luật Đầu tư công.

Luận án cũng làm rõ khái niệm về tổ chức thực hiện chính sách đầu tư công, phạm trù này dường như chưa được đề cập trong các nghiên cứu trước đây. Việc tổ chức thực hiện chính sách đầu tư công là quy định rõ cơ quan, tổ chức, về những vấn đề phải làm để thực hiện chính sách một cách tốt nhất. Theo đó, cấp Trung ương gồm Quốc Hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm ban hành các văn bản chỉ đạo cấp dưới thực hiện, cấp địa phương gồm HĐND, UBND các cấp có trách nhiệm triển thực hiện chính sách đầu tư công để đảm bảo đạt được mục tiêu của chính sách đã đề ra đối với những nội dung thuộc thẩm quyền theo quy định.

Luận án cũng làm rõ vai trò của việc thực hiện chính sách đầu tư công với

phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, thông qua việc nghiên cứu văn bản và tham khảo ý kiến các nhà lãnh đạo địa phương, luận án khái quát quy trình thực hiện chính sách đầu tư công gồm 6 bước: (1) Xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách đầu tư công bao gồm một số nội dung chủ yếu: Xác định cơ quan, tổ chức tham gia thực hiện; xây dựng chương trình hành động trong đó phải thể hiện rõ được công tác kế hoạch; ban hành các văn bản hướng dẫn và bồi dưỡng tập huấn cán bộ liên quan đến thực hiện chính sách đầu tu công; (2) Tổ chức thực hiện các nội dung chính sách đầu tư công: Huy động nguông vốn để thực hiện chính sách đầu tư công; xây dựng, thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư công; xây dựng cơ chế quản lý phối hợp; và chỉ đạo thực hiện chính sách đầu tư công; (3) Đánh giá kết quả và hiệu quả thực hiện gồm các nội dung: Thu thập thông tin, đánh giá triển khai thực hiện, đánh giá hiệu quả thực hiện, trên cơ sở đánh giá để có được những điều chỉnh và giải pháp phù hợp với thực tế triển khai; (4) Điều chỉnh thực hiện chính sách đầu tư công; (5) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách đầu tư công; (6) Tổng kết thực hiện chính sách đầu tư công gồm những nội dung: Đánh giá tổng thể về kinh tế - xã hội khi triển khai chính sách; phân tích kết quả, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân; kiến nghị chính sách .

Luận án cũng phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách đầu tư công và chia thành 2 nhóm yếu tố. Nhóm các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách là những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình thực hiện: Môi trường thực hiện chính sách; bối cảnh chính trị… Nhóm các yếu tố chủ quan là những yếu tố nảy sinh trong quá trình thực hiện: Năng lực của đối tượng thực thi chính sách, năng lực cán bộ… Cùng với việc phân tích làm rõ những vẫn đề mang tính lý luận về tổ chức thực hiện chính sách đầu tư công, luận án cũng đưa ra các chỉ tiêu đánh giá tình hình triển khai thực hiện chính sách đầu tư công với 3 nhóm chỉ tiêu cụ thể: Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình thực hiện chính sách đầu tư, nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động đầu tư công; nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thực hiện đầu tư công.

Chương 3

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CÔNGTẠI TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tác động của chúng đến thực hiện chính sách đầu tư công tại tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Thái Nguyên

Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, cách sân bay quốc tế nội bài 50 km, đường Quốc lộ 3 mới (giống như cao tốc) đi qua khu công nghiệp SamSung Phổ Yên và Thành phố Sông Công, đồng thời, đường Quốc lộ 3 mới và cũ nối Hà Nội đi Bắc Kạn; Cao Bằng và cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc tại Cao Bằng; quốc lộ 1B Thái Nguyên - Lạng Sơn nối cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc tại Lạng Sơn; quốc lộ 37 Bắc Ninh, Bắc Giang. Hệ thống đường sông Đa Phúc - Hải Phòng; đường sắt Thái Nguyên - Hà Nội - Lạng Sơn. Nhằm thu hút đầu tư, Thái Nguyên đã tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng, hệ thống đường giao thông đã được nâng cấp tốt hơn, Quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên đi vào hoạt động giúp rút ngắn thời gian đi lại giữa hai địa phương xuống còn khoảng một giờ đồng hồ. Cao tốc Thái Nguyên - Bắc Kạn đã hoàn thiện đoạn Thái Nguyên - Chợ Mới. Hệ thống giao thông Thái Nguyên có đủ đường sắt, đường thủy, đường bộ và đặc biệt là đường hàng không với vị trí gần sân bay Nội Bài. Hệ thống cấp điện, cấp nước cũng đã được đầu tư ngày càng hoàn thiện, đảm bảo đủ phục vụ cho nhân dân và cung cấp cho các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Diện tích tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên là 3.562,82 km², với địa hình không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, là một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi khá. Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất đai, Thái Nguyên có nhiều khả năng phát triển nông lâm nghiệp. Chè Thái Nguyên, đặc biệt

là chè Tân Cương là sản phẩm nổi tiếng trong cả nước Việt Nam đã từ lâu, đây cũng là yếu tố để các nhà đầu tư quan tâm. Ngoài ra với diện tích đất đồi lớn, là tiềm năng để phát triển hàng hoá về cây công nghiệp, cây ăn quả và phát triển đàn gia súc. Thái Nguyên đã có Nhà máy chế biến sữa tại huyện Phổ Yên đang thúc đẩy thực hiện nhanh chương trình phát triển chăn nuôi bò sữa để cung cấp đủ nguyên liệu cho nhà máy này.

Tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, là một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng… Tỉnh Thái Nguyên có trữ lượng than lớn thứ hai trong cả nước, than mỡ trữ lượng trên 15 triệu tấn, than đá trữ lượng khoảng 90 triệu tấn; kim loại màu có thiếc, chì, kẽm, vonfram, vàng, đồng, niken, thuỷ ngân… Khoáng sản vật liệu xây dựng cũng là tiềm năng nguyên liệu rất lớn để sản xuất xi măng, sản xuất đá ốp lát các loại và sản xuất vật liệu xây dựng.

Tỉnh Thái Nguyên có trữ lượng than lớn thứ hai trong cả nước. Than mỡ trữ lượng trên 15 triệu tấn và than đá trữ lượng khoảng 90 triệu tấn. Chính vì vậy nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn đang được xây dựng tại thành phố Thái Nguyên. Quặng sắt đang được khai thác cho việc luyện thép của Công ty Gang thép Thái Nguyên. Ti tan có trữ lượng thăm dò khoảng 18 triệu tấn. Kim loại màu có thiếc, chì, kẽm, vonfram, vàng, đồng, niken, thuỷ ngân… Hiện nay, thiếc đã được khai thác và xuất khẩu. Mỏ Vonfram tại huyện Đại Từ đã được công ty nước ngoài khảo sát thăm dò, là mỏ lớn có trữ lượng lớn tầm cỡ thế giới.

Với lợi thế có nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên và nhân tạo như hồ Núi Cốc, các di tích lịch sử như: An toàn khu Việt Bắc (ATK), có rừng Khuôn Mánh và di tích khảo cổ học thời kỳ đồ đá cũ ở huyện Võ Nhai. Bên cạnh đó, còn có các di tích kiến trúc nghệ thuật chùa chiền, đình, đền tại nhiều địa phương trong tỉnh như: Khu Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam, Đền Đuổm, chùa Hang, chùa Phủ Liễn, đền Xương Rồng, đền Đội Cấn... Hiện nay, Thái Nguyên đang triển khai quy hoạch khu du lịch hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà, Hồ Suối Lạnh... và cả hệ thống khách sạn chất lượng cao gần đạt tiêu chuẩn quốc tế. Thái Nguyên có các điểm du lịch chính như sau: Khu du lịch Hồ Núi Cốc; Khu du lịch Hang Phượng Hoàng,

Suối Mỏ Gà tại huyện Võ Nhai cách thành phố Thái Nguyên 45 km; Khu di tích lịch sử ATK huyện Định Hoá; Khu Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam (tại thành phố Thái Nguyên) và các công trình kiến trúc nghệ thuật đền chùa như Đền Đuổm (Phú Lương), chùa Hang (Đồng Hỷ), chùa Phủ Liễn, đền Xương Rồng, đền Đội Cấn (thành phố Thái Nguyên)… Đây là những yếu tố quan trọng để Thái Nguyên thực hiện chính sách đầu tư công trên địa bàn.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên

- Tình hình phát triển kinh tế: Thái Nguyên thuộc Vùng trung du và miền núi phía bắc của Việt Nam là một trong những vùng được đánh giá là nghèo nhất trong cả nước. Tuy vậy, Thái Nguyên lại có nền kinh tế phát triển, trong đó công nghiệp đóng vai trò chủ yếu. Những thành tựu quan trọng có thể kể đến là Thái Nguyên đứng thứ 2 cả nước về tăng trưởng, thứ ba cả nước về giá trị kim ngạch xuất khẩu. GDP bình quân đầu người và giá trị sản xuất công nghiệp lần lượt đứng thứ 4 và thứ 3 trong số 10 tỉnh thuộc vùng Thủ đô. Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện với chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh xếp thứ 7/63 tỉnh, thành phố năm 2016. 3 năm liên tiếp, tỉnh Thái Nguyên nằm trong số 10 tỉnh, thành có chất lượng điều hành tốt nhất[13].

Thái Nguyên có tổ hợp Sam Sung gồm 2 nhà máy SEVT và SEMV với tổng mức đầu tư gần 7 tỉ đô la Mỹ tại Khu công nghiệp Yên Bình. Khu tổ hợp này đóng vai trò to lớn trong sự phát triển của Thái Nguyên ngày nay. Cùng với đó, tổ hợp khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo, cùng nhiều dự án công nghiệp hiện đại khác đã mang lại diện mạo mới cho công nghiệp Thái Nguyên, trước kia vốn chỉ dựa vào khu công nghiệp Gang Thép được thành lập năm 1959, là nơi đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có dây chuyền sản xuất liên hợp khép kín từ khai thác quặng sắt đến sản xuất gang, phôi thép và cán thép. Hiện nay, Thái Nguyên đã và đang triển khai các khu công nghiệp sau: Khu công nghiệp Sông Công I (220ha - là KCN đầu tiên của Thái Nguyên); KCN Sông Công II (250ha - đang triển khai xây dựng) thuộc thành phố Sông Công; KCN Yên Bình I (200ha), KCN Nam Phổ Yên (200 ha), KCN Tây Phổ Yên (200ha) thuộc thị xã Phổ Yên; KCN Điềm Thuỵ (350ha) thuộc huyện Phú Bình và KCN Quyết Thắng (200ha - đang triển khai) thuộc thành

phố Thái Nguyên, đều tập trung ở khu vực trung-nam của tỉnh. Ngoài ra, tỉnh Thái Nguyên cũng quy hoạch một số cụm công nghiệp tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Để thấy rõ hơn sự phát triển kinh tế của tỉnh trong 10 năm qua, có thể theo dõi bảng 3.1 dưới đây:

Bảng 3.1: Tình hình phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên (2010 - 2019)



Năm

Tốc độ tăng trường (%)

Cơ cấu kinh tế (%)

Nông, lâm

nghiệp và TS

Công nghiệp và

xây dựng

Thương mại

dịch vụ

2010

10.4

20.5

35.7

43.8

2011

8.7

22.1

36.4

41.5

2012

5.1

21.9

36.4

41.8

2013

6.0

22.6

35.2

42.2

2014

29.7

18.3

45.6

36.1

2015

33.2

15.1

53.4

45.5

2016

16.4

13.1

54.6

32.3

2017

12.8

11.6

56.4

32.0

2018

10.4

10.9

57.2

31.9

2019

9.5

10.5

57.0

32.5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.

Chính sách đầu tư công từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên - 11

Nguồn: Tính toán của tác giả từ NGTK tỉnh Thái Nguyên các năm 2010-2019[12]

Trong 10 năm qua, kinh tế Thái Nguyên đã có nhiều khởi sắc, năm 2014 và 2015 tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ tăng cao nhất lên tới 29,7% năm 2014 và 33,2% năm 2015 là do trong 2 năm đó Thái Nguyên thu hút được đầu tư lớn, đặc biệt là khu công nghiệp SamSung đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng (GRDP) bắt đầu giảm dần vào năm 2016, đến năm 2018 tăng giảm xuống còn 10,4% và năm 2019 đạt 9,5% đạt kế hoạch đề ra.

Cơ cấu kinh tế cũng có sự dịch chuyển theo hướng tích cực, trong đó tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản có xu hướng giảm dần, nếu năm 2010 ngành nông, lâm, thủy có tỷ lệ là 20,5% và năm 2013 có tỷ lệ cao nhất là 22,6% thì đến năm 2019 tỷ lệ này còn 10,5%, điều này cũng là hợp với quy luật phát triển kinh tế. Mặt khác, do từ năm 2017 xảy ra dịch tai xanh, cúm gà… làm cho giá cả các sản phẩm chăn nuôi giảm thấp cũng là nguyên nhân làm cho tỷ trọng nông nghiệp

giảm dần. Theo đó, tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng, thương mại và dịch vụ có xu hướng tăng dần. Ngành công nghiệp và xây dựng bắt đầu tăng mạnh từ năm 2014, năm 2018 đạt cao nhất là 57,2% vì từ những năm đó, hình thành nhiều khu công nghiệp: Khu công nghiệp Điềm Thụy - Phú Bình; Khu công nghiệp Sông Công; Khu công nghiệp Phổ Yên (SamSung), đồng thời các khu đô thị cũng được hình thành và khởi công xây dựng, góp phần vào sự tăng trưởng nhanh chóng cho ngành Công nghiệp và xây dựng. Do ngành Công nghiệp và xây dựng tăng nhanh, làm cho cơ cấu ngành thương mại và dịch vụ và nông lâm giảm xuống tương đối, nhưng về mặt tuyệt đối thì giá trị của hai ngành này vẫn năm sau cao hơn năm trước.Năm 2019, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 77,37%, thấp nhất trong 5 năm gần đây, đóng góp 8,08 điểm phần trăm (riêng ngành công nghiệp đóng góp 9,75 điểm phần trăm vào tăng trưởng chung); khu vực dịch vụ tăng 18,22%, đóng góp 1,9 điểm phần trăm. Tuy mức tăng trưởng năm 2019 thấp hơn so với năm 2017 và năm 2018, nhưng vẫn tăng cao hơn so với mức tăng trưởng chung của cả nước là 7,08%.[13]

- Tình hình dân số và lao động:

Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động tỉnh Thái nguyên (2010 - 2019)

Đơn vị tính: người



Năm


Tổng số dân


LĐ từ 15 tuổi trở lên

LĐ từ 15 tuổi trở lên đang

làm việc

LĐ đang

làm việc đã qua đào tạo


Số lao động thất nghiệp

2010

1.131.278

656.141

590.527

177.158

65.614

2011

1.139.444

672.272

605.045

211.766

67.227

2012

1.173.450

715.805

644.224

238.363

71.580

2013

1.195.278

731.510

658.359

256.760

73.151

2014

1.231.382

757.300

719.435

302.163

37.865

2015

1.238.687

767.986

744.946

335.226

23.040

2016

1.243.486

777.179

761.635

380.818

15.544

2017

1.255.376

772.056

756.615

416.138

15.441

2018

1.272.538

827.150

810.607

462.046

16.543

2019

1.286.751

862.123

840.570

521.153

21.553

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên các năm 2010-2019[12]

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/03/2023