bản để lại; lợi nhuận sau thuế.
Kết quả huy động vốn: Để thực hiện tốt chính sách đầu tư công việc huy động nguồn vốn để thực hiện các hoạt động đầu tư là rất quan trọng. Giai đoạn 2010 – 2015 chưa có Luật đầu tư công, vốn được Chính phủ giao hàng năm, nên việc huy động vốn thương đối bị động và khó khăn. Từ khi thực hiện theo Luật (2016- 2019) vốn đầu tư công được giao trung hạn (05), tỉnh đã chủ động hơn với nguồn vốn Trung ương giao và việc huy động vốn NSĐP và DNNN để thực hiện đã có những cải thiện đáng kể. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.3 dưới đây:
Bảng 3.3. Nguồn vốn thực hiện chính sách đầu tư công tỉnh Thái Nguyên giai đoạn (2010 -2019)
Giai đoạn 2010 - 2015 | Giai đoạn 2016- 2020 | |||
Số lượng | % | Số lượng | % | |
I. Vốn NSNN (TPCP + NSTW) | 3.476.606 | 41,59 | 3.769.089 | 38,50 |
II. Vốn vay ODA | 645.320 | 7,72 | 796.046 | 8,13 |
III. Vốn NSĐP và DNNN | 4.237.680 | 50,69 | 5.223.913 | 53,37 |
Tổng cộng | 8.359.060 | 100,00 | 9.789.022 | 100,00 |
Có thể bạn quan tâm!
- So Sánh Tỷ Trọng Các Nguồn Đầu Tư Giữa Đồng Nai Và Cả Nước
- Khái Quát Chung Về Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Và Tác Động Của Chúng Đến Thực Hiện Chính Sách Đầu Tư Công Tại Tỉnh Thái Nguyên
- Đánh Giá Chung Về Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Ảnh Hưởng Đến Quá Trình Thực Hiện Chính Sách Đầu Tư Công Tại Tỉnh Thái Nguyên
- Kết Quả Kiểm Tra, Giám Sát Và Đánh Giá Kết Quả Thực Hiện Chính Sách Đầu Tư Công Tỉnh Thái Nguyên (2010 – 2019)
- Quy Mô Các Nguồn Vốn Đầu Tư Ở Thái Nguyên Giai Đoạn 2010 - 2019 (Triệu Đồng)
- Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Đầu Tư Công Tại Tỉnh Thái Nguyên Giai Đoạn (2010 - 2019)
Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.
Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thái Nguyên (Giai đoạn 2016-2020 được Chính phủ giao vốn đầu tư công trung hạn)
Nhìn chung cả 2 giai đoạn thì tỷ trọng vốn NSNN trung ương chiếm tỷ lệ dưới 50% và có xu hướng giảm, vốn vay chiếm tỷ lệ dưới 10 % và vốn địa phương chiếm tỷ lện trên 50% và có xu hướng tăng dần, điều này cho thấy tỉnh Thái Nguyên đã rất quyết tâm và nỗ lực bố trí nguồn vốn từ NSĐP để thực hiện tốt chính sách đầu tư công, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn 2010
- 2019, điều này thấy rõ được sự thay đổi đáng kể về bộ mặt của thành phố, kết cấu hạ tầng giao thông được cải thiện…
b) Công tác xây dựng, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư công giai đoạn 2010 - 2019
*) Công tác xây dựng dự án đàu tư công
Căn cứ Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên đã được Chính phủ phê duyệt; Căn cứ vào khả năng ngân sách và tình hình huy động nguồn
lực của tỉnh cho thực hiện các dự án đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư căn cứ Nghị quyết HĐND tỉnh đã thông qua và Quyết định phân bổ kế hoạch đầu tư công đã được UBND tỉnh phê duyệt, tổng hợp làm căn cứ để lập kế hoạch phân bổ vốn và các dự án đầu tư mới, tham mưu UBND tỉnh trình HĐND thông qua kỳ họp cuối của năm để thực hiện các dự án đầu tư theo quy hoạch.
Bảng 3.4: Xây dựng dự án và sử dụng vốn đầu tư công của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn (2010 – 2019)
Số DAXD được thẩm định (DA) | Số DAXD được phê duyệt (DA) | Tỷ lệ (%) | Số DA XD phải điều chỉnh bổ sung (DA) | Tỷ lệ (%) | Nguồn vốn bố trí để thực hiện các DA XD (tỷ đồng) | Số tiền thực hiện điều chỉnh, bổ sung DA (tỷ đồng) | Tỷ lệ (%) | |
2010 | 30 | 20 | 66,7 | 5 | 16,7 | 4.425,9 | 3,2 | 0,07 |
2011 | 35 | 22 | 62,9 | 7 | 20,0 | 5.281,6 | 3,5 | 0,07 |
2012 | 28 | 22 | 78,6 | 5 | 17,9 | 8.304,4 | 2,8 | 0,03 |
2013 | 25 | 20 | 80,0 | 3 | 12,0 | 2.965,7 | 2,8 | 0,09 |
2014 | 27 | 23 | 85,2 | 5 | 18,5 | 3.638,5 | 3,2 | 0,09 |
2015 | 22 | 20 | 90,9 | 7 | 31,8 | 3.206,7 | 3,8 | 0,12 |
2016 | 22 | 18 | 81,8 | 6 | 27,3 | 3.121,2 | 4,5 | 0,14 |
2017 | 24 | 20 | 83,3 | 5 | 20,8 | 2.652,2 | 5 | 0,19 |
2018 | 21 | 18 | 85,7 | 7 | 33,3 | 3.315,2 | 7,2 | 0,22 |
2019 | 18 | 16 | 88,9 | 5 | 27,8 | 3.597,0 | 7,8 | 0,22 |
Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên
Số liệu bảng 3.4 cho thấy, tổng nguồn vốn đầu tư công bố trí để thực hiện các quy hoạch trong 10 năm qua là: 40.508,50 tỷ đồng. Số dự án trong quy hoạch được tổ chức thẩm định là 252 dự án, số dự án quy hoạch được phê duyệt là 199 dự án, số dự án quy hoạch phải điều chỉnh, bổ sung quy là 55 dự án; số vốn thực hiện điều chỉnh, bổ sung quy hoạch là 43,75 tỷ đồng. Số dự án Quy hoạch được phê duyệt bằng 79% của tổng số dự án Quy hoạch được tổ chức thẩm định và số dự án Quy
hoạch phải thực hiện điều chỉnh, bổ sung bằng 27,6% Số dự án Quy hoạch được phê duyệt.
Về số dự án quy hoạch được tổ chức thẩm định: Năm 2011 là năm có số lượng dự án quy hoạch được thẩm định là nhiều nhất (35 dự án, bằng 13,9% tổng số các dự án được thẩm định của giai đoạn 2010 - 2019). Điều này cũng dễ hiểu, khi đây là năm đầu thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm của tỉnh (2011 - 2020).
Về số dự án quy hoạch được phê duyệt: Năm 2014 là năm có số dự án quy hoạch được phê duyệt cao nhất (với 23 dự án), do năm 2014 Luật Đầu tư công được ban hành, nhưng chưa triển khai thực hiện, nên các chủ dự án tranh thủ trình phê duyệt để hy vọng được thực hiện trước khi Luật Đầu tư công chính thức được thực hiện. Năm 2019 có số lượng được phê duyệt là thấp nhất với 16 dự án, vì khi thực hiện Luật đầu tư công 2014, người chịu trách nhiệm phê duyệt cũng thận trọng hơn, cũng như các dự án thường có quy mô lớn hơn, số dự án được tổ chức thẩm định cũng ít hơn so với các năm trước.
Năm 2013 là năm có số dự án phải thực hiện điều chỉnh bổ sung là ít nhất chiếm 15%, năm 2018 có số dự án phải điều chỉnh bổ sung là cao nhất chiếm 39 % trong số các dự án được phê duyệt.
Biểu đồ 3.2: Số dự án theo Quy hoạch được thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh, bổ sung giai đoạn 2010 - 2019
Biểu đồ 3.2 cũng cho thấy, số dự án quy hoạch được có xu hướng giảm dần theo thời gian, điều này cho thấy chính sách đầu tư công của tỉnh đã đi vào trọng tâm trọng điểm hơn. Theo đó, tỷ lệ các dự án được phê duyệt có xu hướng tăng dần, qua đây cũng cho thấy công tác thẩm định dự án cũng được cải thiện, chất lượng thẩm định được nâng lên, cũng như công tác tổ chức thẩm định được thực hiện bài bản hơn. Mặt khác, từ năm 2015 việc thực hiện chính sách đầu tư công đã được triển khai theo Luật đầu tư công năm 2014, nên mọi hoạt động đều tuân thủ theo pháp luật đã quy định. Tuy nhiên, số lượng dự án phải thực hiện điều chỉnh, bổ sung chưa được cải thiện, điều này cho thấy, chất lượng làm quy hoạch cần được cải thiện hơn, nhằm hạn chế việc điều chỉnh, bổ sung để chủ động hơn về nguồn vốn. Bởi vì, khi thực hiện điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các dự án, thường phải xem xét cân nhắc rất kỹ để có nguồn vốn thực hiện, tránh đội vốn quá nhiều, khó khăn trong việc bố trí sắp xếp, dẫn đến các dự án bị kéo dài, chậm tiến độ.
*) Thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư công
Hiện nay, việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng được quy định tại Luật xây dựng, Luật đầu tư công, còn các chương trình đầu tư công và các dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng, chưa được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành. Ngoài ra, theo phân cấp hiện nay không có quy định riêng về thẩm quyền phê duyệt theo nguồn vốn mà theo nguyên tắc chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn cấp nào quản lý thì cấp đó sẽ quyết định đầu tư. Thái nguyên cũng tiến hành theo quy trình từ thẩm định phê duyệt chủ trương đến thẩm định phê duyệt dự án.
Căn cứ để lựa chọn, thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư công ở Thái Nguyên được dựa vào các văn bản pháp luật của nhà nước: Nghị định 12/2009/NĐ- CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình, Nghị định 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP; Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 về quản lý chất lượng công trình xây dựng và các văn bản hướng dẫn khác của các Bộ, ngành Trung ương. Các dự án đầu tư và báo cáo luận chứng kinh tế - kỹ thuật phải được thẩm định trước khi phê duyệt đầu tư. Quá trình thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư
được thực hiện theo 2 bước:
Bước 1: Đánh giá tiền khả thi và khả thi
- Đánh giá tiền khả thi: Là xác định nhanh về tính khả thi của dự án và xem xét một số lựa chọn thay thế cho dự án trước khi tiến hành đánh giá khả thi đầy đủ
- Đánh giá khả thi: Là khâu rất quan trọng với một dự án đầu tư nói chung và dự án đầu tư công nói riêng, giúp cho người ra quyết định lựa chọn được những dự án đầu tư đúng, có hiệu quả. Đánh giá khả thi là tiến hành phân tích chi phí - lợi ích của dự án, phân tích lợi ích ròng mà dự án mang lại (NPV - Net Profit Value), đồng thời cũng phải phân tích, đánh giá những rủi ro tiềm tàng khi thực hiện dự án (chẳng hạn như rủi ro về môi trường, hay sự phản ứng của xã hội…), phân tích tính bền vững của dự án. Người hoặc tổ chức được mời đánh giá khả thi phải có phẩm chất tốt, làm việc công tâm, khách quan, có lập trường vững vàng để không bị mua chuộc bởi các chủ đầu tư. Đồng thời phải có đủ năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ đánh giá dự án, để đảm bảo đánh giá đúng được bản chất của dự án, giúp cho lãnh đạo lựa chọn được dự án khả thi cao, phù hợp để quyết định đầu tư.
Bước 2: Thẩm định độc lập đối với dự án: Công tác lập thẩm định tuân thủ theo đúng quy định của Luật Đầu tư công, các Luật khác có liên quan, Nghị định và các văn bản hướng dẫn dưới luật.
Thực tế ở Việt Nam nói chung, Thái Nguyên nói riêng, hiện chưa có quy định riêng về cách thức cho việc sàng lọc bước đầu sau khi có chủ trương đầu tư. Luật Đầu tư công 2014 có nhắc đến nội dung này, tuy nhiên, vẫn còn rất chung. Vì vậy, mặc dù đã có một số quy định về việc đánh giá, thẩm định ban đầu đối với các đề xuất dự án, loại bỏ các dự án không phù hợp với chủ trương, định hướng chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nhưng bước này vẫn mang tính định tính và chủ quan của người thẩm định. Kết quả thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư được thể hiện ở biểu đồ 3.3
Biểu đồ 3.3:Tình hình thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư công của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2019
Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo của Sở KH&ĐT tỉnh Thái Nguyên (2010 - 2019)
Biểu đồ 3.3 cho thấy, trong 10 năm được giao lập kế hoạch là 691 dự án, tính bình quân mỗi năm được giao gần 70 dự án lớn nhỏ, có những dự án nhỏ nằm trong dự án lớn, vì vậy số lượng dự án được giao lập kế hoạch không tương đồng với số dự án Quy hoạch như đã phân tích ở trên. Số dự án được thẩm định và phê duyệt là 614 đạt 88,8% so với số dự án được giao lập kế hoạch, điều này cho thấy công tác lập kế hoạch cũng chưa sát với thực tiễn. Số dự án được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư là 518 dự án, đạt 84,3% số dự án đã được trình phê duyệt và 74,9% so với số dự án được giao xây dựng kế hoạch. Như vậy, có thể nói, công tác đánh giá tiền khả thi và khả thi vẫn còn hạn chế, cũng như công tác thẩm định chưa đáp ứng được yêu cầu của cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
Việc lựa chọn và ra quyết định về các dự án đầu tư công đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra các dự án đầu tư công hiệu quả, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Lựa chọn sai các dự án đầu tư công không hiệu quả sẽ dẫn đến việc sử dụng nguồn vốn kém hiệu quả, không những gây lãng phí nguồn lực mà còn làm mất đi cơ hội đầu tư công vào các dự án khác có thể đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn.
Đối với các chương trình, dự án đầu tư công thuộc thẩm quyền của tỉnh Thái Nguyên, việc ra quyết định sẽ được phân cấp tuỳ thuộc vào quy mô và mức độ quan
trọng của các chương trình, dự án. Trên cơ sở các văn bản pháp luật về đầu tư công và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; Luật Đầu tư công 2014, Luật Ngân sách 2015, các chỉ thị hàng năm của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, Nghị quyết của HĐND và Quyết định của UBND tỉnh về nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn đầu tư công, Nghị định 120/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư công và Nghị định số 161/2016/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020… Theo đó, quy trình lựa chọn và ra quyết định phê duyệt sẽ được thực hiện theo hai bước:
UBND tỉnh Thái Nguyên giao Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tham mưu và là đầu mối chịu trách nhiệm chính về công tác quản lý dự án đầu tư theo Quyết định số 04/2010/QĐ-UBND ngày 03/02/2010 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc quy định công tác quản lý dự án đầu tư và xây dựng, quản lý đấu thầu sử dụng vốn nhà nước trên địa bàn. Quyết định này sau đó được thay thế bằng Quyết định số 04/2017/QĐ-UBND ngày 15 tháng 02 năm 2017 của UBND tỉnh Thái Nguyên về ban hành một số nội dung về quản lý dự án đầu tư và xây dựng; quản lý đấu thầu về sử dụng vốn đầu nhà nước tại tỉnh Thái Nguyên.
Sau khi các dự án được xây dựng, thâm định và phê duyệt theo quy hoạch thì các chủ dự án và nhà thầu tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt đảm bảo tiến độ và hiệu quả của công trình.
c) Xây dựng cơ chế quản lý, phối hợp giữa các tổ chức và đơn vị thực hiện
Để triển khai thực hiện tốt chính sách đầu tư công, UBND tỉnh Thái Nguyên giao Sở KH&ĐT tỉnh làm đầu mối chịu trách nhiệm tham mưu HĐND và UBND ban hành các văn bản chỉ đạo để thực hiện. Phối hợp cùng với sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh để tham mưu HĐND và UBND trong việc lập kế hoạch và phân bổ vốn cho phù hợp với từng sở, ngành và các địa phương trong tỉnh. Tham mưu để lựa chọn nhà thầu, chọn đối tượng thẩm định dự án đảm bảo việc phê duyệt và thực
hiện các dự án đầu tư công có hiệu quả, tránh lãng phí về nguồn vốn
d) Chỉ đạo thực hiện đầu tư công
Chỉ đạo thực hiện được UBND tỉnh xác định là khâu quan trọng. Công tác xây dựng, thẩm định và phê duyệt dự án dù có tốt, có đảm bảo tỉnh khoa học đến đâu đi chăng nữa, nhưng khâu chỉ đạo thực hiện không tốt thì cũng rất có có thể hoàn thành. Theo đó, HĐND và UBND tỉnh đã ban hành rất nhiều văn bản chỉ đạo: Nghị quyết số 08/2010/NQ-HĐND ngày 28/4/201; Nghị quyết số 05/2012/NQ- HĐND ngày 19/7/2012; Nghị Quyết số 21/2016/NQ-HĐND, ngày 12/6/2016; Nghị Quyết số 75/2019/NQ-HĐND, ngày 11/12/2019; Nghị Quyết số 05/2019/NQ- HĐND, ngày 23/7/2019; Quyết định số 45/2010/QĐ- UBND ngày 14/12/2010; Quyết định số 41/2012/QĐ- UBND ngày 15/11/2012; Quyết định số 34/2016/QĐ- UBND ngày 09/12/2016; và nhiều văn bản chỉ đạo khác. Theo đó, Sở KH&ĐT tỉnh Thái Nguyên là đơn vị đầu mối tham mưu UBND chỉ đạo thực hiện tốt chính sách đầu tư công trên địa bàn
3.2.1.3. Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá dự án đầu tư công
Căn cứ Nghị định số 113/2NĐ-CP, ngày 15/12/2009 của Chính phủ, quy định về về nội dung giám sát, đánh giá và việc tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá dự án đầu tư và hoạt động đầu tư trực tiếp sử dụng tất cả các nguồn vốn. Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành nhiều thông tư: Thông tư số 22/2015/TT- BKHĐT, ngày 18/12/2015 quy định về mẫu báo cáo giám sát và đánh giá đầu tư; Thông tư số 13/2016/TT- BKHĐT, ngày 29/9/2016 quy định về chế độ báo cáo trực tuyến và quản lý vận hành hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước; qui định về định mức chi phí giám sát, đánh giá đầu tư, điều kiện năng lực của tổ chức và cá nhân thực hiện tư vấn đánh giá dự án đầu tư… làm cơ sở pháp lý trong quá trình giám sát đánh giá dự án đầu tư công. Trên cơ sở đó, kịp thời phát hiện những sai sót trong quá trình đầu tư, để có giải pháp xử lý kịp thời những vướng mắc phát sinh trong quá trình đầu tư, nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, bảo đảm hiệu quả đầu tư.
Khi Luật Đầu tư công ra đời và Nghị định số 84/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/9/2015 về giám sát và đánh giá đầu tư, có hiệu lực thi hành kể từ ngày