So Sánh Tỷ Trọng Các Nguồn Đầu Tư Giữa Đồng Nai Và Cả Nước

cùng một công trình là khả thi. Tuy nhiên, việc so sánh kết quả thẩm định các dự án được cho là có tác động tương tự - sử dụng các phương pháp thẩm định khác nhau là rất khó khăn, do các công trình này không giống nhau. Ngoài ra, các cơ quan chức năng Nhật Bản đã công khai phương pháp thẩm định các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Chẳng hạn, đối với các dự án đường bộ/đường nội đô, Bộ Đất đai, Hạ tầng và Giao thông Nhật Bản trước đây đã thực hiện các phương pháp thẩm định khác nhau và không công bố chi tiết về các phương pháp. Do vậy, quy trình này bị chỉ trích về tính minh bạch và các dự án hoàn thành không mang lại kết quả như mong đợi, nên từ năm 1998, Nhật Bản đã phải chuẩn hóa và công khai hóa quy trình và phương pháp thẩm định, với việc ban hành ―Hướng dẫn thẩm định khi phê duyệt dự án đầu tư công thuộc thẩm quyền của Bộ Xây dựng‖ và

―Hướng dẫn chi tiết việc thẩm định khi phê duyệt dự án đầu tư công trong lĩnh vực đường bộ và đường nội đô‖. Theo đó, phương pháp thẩm định dự án đầu tư công cũng được ban hành thống nhất. Điều này giúp bảo đảm lựa chọn được các dự án tốt hơn, nhất là trong bối cảnh nguồn lực đầu tư công hạn chế và các dự án hạ tầng thường có quy mô lớn.

2.5.2. Kinh nghiệm một số địa phương

2.5.2.1. Kinh nghiệm của Thành phố Hà Nội

Căn cứ những quy định của Nhà nước, việc thực hiện chính sách đầu tư công tại Hà Nội tập trung vào một nội dung chính: Công tác chuẩn bị thực hiện; tổ chức thực hiện; thanh tra, kiểm tra và giám sát; đánh giá kết quả, hiệu quả và điều chỉnh thực hiện chính sách .

Thứ nhất, công tác chuẩn bị thực hiện chính sách đầu tư công

Thành phố Hà Nội là nơi có các cơ quan Trung ương đón trên địa bàn, nên có nhiều lợi thế hơn các địa phương khác trong cả nước. Tận dụng lợi thế đó, Thành phố đã sớm ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện chính sách đầu tư công ngay sau khi Luật đầu tư công được ban hành, các văn bản ban hành tương đối đầy đủ, phạm vi tác động bao trùm các lĩnh vực. Các quy định ban hành về cơ bản đảm bảo yêu cầu về tính hợp pháp, phù hợp với nội dung và mục đích của luật liên quan, ban hành trong phạm vi thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục và hình thức mà pháp luật quy định. Trong đó, đáng lưu ý là

Nghị quyết HĐND thành phố về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016- 2020 được ban hành ngay từ ngày 1/12/2015, sớm hơn só với các địa phương khác. Đồng thời, Nghị quyết chỉ rõ các vấn đề cụ thể cần thực hiện: Các ngành, lĩnh vực đầu tư, chủ trương đầu tư với những dự án đã được phê duyệt trước khi có Luật đầu tư mà chưa bố trí vốn…

Thứ hai, về tổ chức thực hiện chính sách

Cùng với kế hoạch đầu tư công được HĐND ban hành nghị quyết, Thành phố đã xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư công; trong quá trình triển khai thực hiện luôn có những điểm nhấn quan trọng: Tập trung vào những dự án trọng điểm, cấp bách cần thiết ngay sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thường xuyên theo dõi, đôn đốc, và kịp thời ban hành các văn bản để phù hợp tháo gỡ những khó khăn gặp phải: tiến độ giải ngân, điều chỉnh kế hoạch… Trong quá trình triển khai thực hiện, thành phố cũng chú trọng đến khâu phối hợp giữa các sở ngành, địa phương để triển khai thực hiện. Trong đó chỉ rõ nhiệm vụ cụ thể đối với các cơ quan, đơn vị tham gia. Việc xây dựng, thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.

Thứ ba, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong thực hiện chính sách đầu tư công, được thành phố rất coi trọng, nhằm đảm bảo các dự án đầu tư công hoàn thành đúng tiến độ, tránh được những lãng phí thất thoát trong quá trình tổ chức triển khai. Thông qua việc ban hành các văn bản mang tính chuyên đề về ―công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai trên địa bàn thành phố‖ trong đó bao gồm cả các dự án đầu tư công. Quý I hằng năm, các đơn vị phải xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá đầu tư các chương trình, dự án thuộc phạm vi quản lý. Phân công cụ thể bộ phận, cán bộ chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đánh giá chương trình, dự án đầu tư và theo dõi, kiểm tra, đánh giá tổng thể đầu tư.

UBND thành phố yêu cầu, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, cơ quan chủ quản, chủ đầu tư, người có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra, giám sát toàn bộ quá trình thực hiện chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước từ chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án đầu tư đến khi kết thúc,

quản lý, khai thác, vận hành dự án theo nội dung và các chỉ tiêu được phê duyệt nhằm bảo đảm mục tiêu và hiệu quả đầu tư theo quy định.

Thứ tư, công tác đánh giá kết quả và điều chỉnh thực hiện: Công tác này cũng được thành phố quan tâm. Việc đánh giá kết quả thông qua các báo cáo tổng kết năm, thông qua các cuộc kiểm tra chuyên đề, thông qua hoạt động giám sát của HĐND thành phố. Theo đó, UBND thành phố nắm được những kết quả thực hiện chính sách . Thông qua công tác đánh giá, thành phố kịp thời điều chỉnh kế hoạch thực hiện để phù hợp với thực tế phát sinh.

Bên cạnh những kết quả mà Thành phố Hà Nội đạt được trong quản lý thực hiện chính sách đầu tư công, cũng còn tồn tại những hạn chế nhất định cần phải nắm được để từ đó rút kinh nghiệm cho địa phương mình trong quá trình quản lý thực hiện chính sách công, những hạn chế có thể kể ra như sau [49]: (i) Về ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật đối với đầu tư công: chất lượng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật còn nhiều hạn chế, cơ bản chép lại luật và nghị định chưa đảm bảo tính hợp lý, đặc biệt trong vấn đề kiểm soát quy hoạch, tiêu chí thẩm định dự án, chưa đặt ra chế tài cụ thể đối với các dự án cấp huyện sử dụng vốn hỗ trợ từ Thành phố. Bên cạnh đó, quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật chưa được tuân thủ nghiêm ngặt, đặc biệt trong bước khảo sát, lấy ý kiến. Kể cả khi quy định đã được ban hành, khâu tổ chức thực hiện cũng còn nhiều bất cập. Việc triển khai quy định đến đối tượng thi hành bằng phương tiện nhanh nhất và theo con đường ngắn nhất hầu như ít khi thực hiện; việc công bố, công khai, tuyên truyền, giải thích ý nghĩa, nội dung các quy định còn hạn chế. Thành phố cũng chưa có những theo dõi sát sao về tiến độ thực hiện và có những điều chỉnh kịp thời, cần thiết; (ii) Về việc lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư công: Chất lượng lập quy hoạch còn hạn chế, chưa có sự tham gia ý kiến sâu rộng từ các chuyên gia, nhà khoa học cộng đồng dân cư hay sự phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền của Trung Ương dẫn đến các quy hoạch được duyệt chưa có sự ổn định, chưa đồng bộ và điều chỉnh chưa được chi tiết. Mặt khác, việc lập kế hoạch đầu tư công của Thành phố cũng còn thiếu sót trong khi chưa xây dựng, ban hành kế hoạch tài chính trung hạn theo luật NSNN, dẫn đến việc tính toán tổng nguồn vốn đầu tư công thiếu cơ sở, không chính xác, mất

nhiều thời gian, nhân lực, chi phí; quy mô đầu tư công không hợp lý (ngày càng tăng) dẫn đến áp lực lớn trong cân đối ngân sách Thành phố khi nguồn lực còn hết sức khó khăn, tạo ra nguy cơ nợ công cao, lấn át đầu tư từ khu vực tư nhân; có sự mất cân đối nghiêm trọng về cơ cấu đầu tư giữa các ngành, lĩnh vực, địa bàn. Kế hoạch đầu tư công trung hạn của Thành phố đã được ban hành, tuy nhiên số dự án chưa đủ thủ tục phê duyệt chủ trương đầu tư còn nhiều, do vậy hiện nay Kế hoạch đầu tư công trung hạn của Thành phố chưa thực sự hoàn thiện và việc hoàn thiện phải chờ tới kỳ họp HĐND Thành phố cuối năm để được thông qua; (iii) Về thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với đầu tư công: Hiện nay, hoạt động theo dõi, cung cấp thông tin về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công hàng tháng, quý, định kỳ được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp thủ công, không phù hợp với thời kỳ số hóa do chưa được tự động xử lý bằng các phần mềm tin học chuyên dụng có sự kết nối liên thông liên ngành; thiếu sự phối hợp của chủ đầu tư trong việc cung cấp số liệu thông tin, báo cáo, cập nhật tình hình thực hiện các dự án.

2.5.2.2. Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế năng động, nhiều năm đi đầu trong cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ trọng GDP của TP. Hồ Chí Minh luôn ở mức bình quân 1/3 GDP của cả nước. Một trong những yếu tố tạo nên thành tựu của TP.HCM chính là nhờ việc tổ chức thực hiện tốt các chính sách phát triển kinh tế, trong đó có chính sách đầu tư công.

Thứ nhất, Ban hành các văn bản chỉ đạo kịp thời: Là thành phố năng động, đi đầu trong cả nước về các hoạt động kinh tế, TP đã có những chỉ đạo thực hiện chính sách đầu tư công khá sớm. Tháng 9/2014, thành phố đã ban hành Chỉ thị 24/CT- UBND về lập kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016 - 2020. Giai đoạn này, Nghị quyết của HĐND TP.HCM đã quyết định thông qua nguồn vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn của Thành phố là 171.895 tỷ đồng, dành cho các công trình hạ tầng cấp bách. Việc tổ chức thực hiện chính sách đầu tư công tập trung vào một số nội dung chủ yếu là:

HĐND TP.HCM yêu cầu UBND TP.HCM chỉ đạo các sở, ngành, quận/huyện và chủ đầu tư rà soát, xác định các dự án trọng tâm, trọng điểm, sắp xếp

thứ tự ưu tiên thực hiện theo tiến độ. Đồng thời, rà soát phương án chuyển đổi các dự án sang các hình thức đầu tư không sử dụng vốn ngân sách (đối tác công tư PPP) để huy động thêm nguồn lực đầu tư trong xã hội. Ngoài ra, UBND thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ rà soát tiến độ đầu tư, tiến độ giải ngân vốn kế hoạch của các dự án, tăng cường kiểm tra tính kỷ luật ngân sách trong lĩnh vực chi đầu tư công để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tránh lãng phí. Đặc biệt, thành phố xem hình thức hợp tác đối tác công tư (PPP) là phương thức cơ bản để huy động nguồn vốn xã hội đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển hạ tầng. Việc huy động vốn sẽ tập trung cho các công trình, dự án trọng điểm giải quyết các vấn đề bức xúc liên quan đến giảm ùn tắc giao thông, ngập nước, ô nhiễm môi trường, chỉnh trang đô thị ven kênh rạch…

Thứ hai, Tổ chức thực hiện chính sách theo đúng quy định của pháp luật Căn cứ Luật đầu tư công, căn cứ các Nghị định, Chỉ thị, Nghị quyết và Quyết

định của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. HĐND, UBND thành phố ban hành các văn bản chỉ đạo kịp thời: HĐND ban hành Nghị quyết về kế hoạch đầu tư công, UBND thành phố căn cứ kế hoạch đầu tư công đã được HĐND thống nhất phê duyệt, tiến hành ra Quyết định phân bổ vốn cho các sở, ngành, địa phương trong TP để thực hiện, giao các sở ngành có liên quan tổ chức thực hiện chính sách đầu tư công theo đúng quy trình và hướng dẫn của Trung ương, đúng quy định của pháp luật: Xây dựng dự án, thẩm định và phê duyệt, các quy định của đấu thầu…

Thứ ba, Tiến hành đánh giá thực hiện đầu tư để nắm được những kết quả đầu tư cụ thể của giai đoạn 2016 - 2020. Để nắm được kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 nguồn vốn ngân sách Trung ương đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí giai đoạn 2016 - 2019, cũng như vốn NSNN thành phố bố được HĐND TP thông qua kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020. Hàng năm, thành phố chỉ đạo các đơn vị có liên quan báo cáo kết quả, đánh giá, tổng hợp để báo cáo thành phố, kế hoạch đầu tư công đã hoàn thành ở mức độ nào để có kế hoạch chỉ đạo cho những năm tiếp theo. Cuối giai đoạn, đánh giá thấy rằng, tổng vốn kế hoạch đầu tư công cả giai đoạn Trung ương cấp cho TP là 15.483,405 tỷ đồng, đạt 61,98%. Tổng kế hoạch đầu tư công hàng năm đã được HĐND thành phố thông qua tại Nghị quyết hàng năm đạt 75,4% tổng

kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020. Tổng kế hoạch vốn đầu tư công đã được UBND thành phố giao trong giai đoạn 2016 - 2019 đạt 90,6% tổng kế hoạch đầu tư công hàng năm của HĐND thành phố và đạt 68,4% tổng kế hoạch trung hạn tại Nghị quyết số 13/NQ-HĐND ngày 16/7/2017 của HĐND thành phố.

2.5.2.3. Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai là một tỉnh có các khu công nghiệp lớn, có triển vọng phát triển kinh tế của khu vực đông Nam bộ. Trong những năm qua tỉnh Đồng Nai đã thực hiện tốt các hoạt động đầu tư trên địa bàn và được Quốc hội phê duyệt xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành vơi quy mô vốn lớn. Nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách đầu tư côngở Đồng Nai rút ra một số bài học cụ thể:

Thứ nhất, huy động tốt nguồn vốn xã hội để thực hiện chính sách đầu tư công: Nguồn vốn đầu tư công ở Đồng Nai, chiếm tỷ trọng thấp trong tổng vốn đầu tư xã hội, nhưng vốn đầu tư từ NSNN tại Đồng Nai được sử dụng có hiệu quả. Qua các giai đoạn phát triển nhất là từ năm 2006 đến năm 2015, cơ cấu nguồn vốn và hiệu quả vốn đầu tư phát triển nói chung, vốn đầu tư NSNN tại Đồng Nai nói riêng, ngày càng chuyển biến tốt hơn, nhất là khi so sánh với mức bình quân của cả nước

Bảng 2.1: So sánh tỷ trọng các nguồn đầu tư giữa Đồng Nai và cả nước

ĐVT: lần


STT

Cả nước/Đồng Nai

2006 - 2010

2011 - 2015

I

Tổng đầu tư (%)

100

100

1

Vốn Nhà nước

39.35/25.30

55.04/18.00


Trong đó: Vốn Ngân sách

22.99/7.50

24.70/7.00

2

Vốn ngoài quốc doanh

36.40/21.50

28.32/35.20

3

Vốn FDI

24.25/51.70

16.64/46.80

II

Chỉ số ICOR

5.00/3.45

6.92/3.34

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.

Chính sách đầu tư công từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên - 10

Nguồn: Trần Thanh Nhân (2017)

Giai đoạn 2016 - 2020, nhận thức được tầm quan trọng của vốn đầu tư đối với sự phát triển kinh tế địa phương, tỉnh Đồng Nai đã cho triển khai nhiều biện pháp huy động vốn xã hội, kết quả đã tăng gấp 2 lần. Cụ thể, giai đoạn trước chỉ đạt

123.082 tỷ đồng, thì đến giai đoạn 2011 - 2015 đã tăng lên 290.000 tỷ đồng.

Bảng 2.1 cho thấy, nguồn vốn từ NSNN ở Đồng Nai luôn thấp hơn mức bình quân chung cả nước, nhưng vốn khu vực ngoài nhà nước và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) luôn cao hơn bình quân cả nước. Nguồn vốn này đang có xu hướng giảm dần trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư của tỉnh. Với cơ chế điều hành, quản lý sử dụng vốn NSNN ngày càng hiệu quả, thì tương lai còn giảm hơn nữa. Bên cạnh đó, hệ số ICOR của tỉnh cũng xấp xỉ, 50% so với cả nước chứng tỏ chủ trương của tỉnh về chuyển hướng phát triển theo chiều sâu đã phát huy hiệu quả tích cực.

Thứ hai, Ban hành các văn bản chỉ đạo kịp thời: Có được thành công trên còn phải kể đến sự quan tâm và coi trọng việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư - xây dựng, vốn đầu tư từ NSNN của tỉnh Đồng Nai. Kể cả trước và sau khi luật Đầu tư công có hiệu lực, UBND tỉnh Đồng Nai luôn tuân thủ quy định pháp luật trong quản lý nhà nước về đầu tư công, đồng thời, cũng ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng, xem đây là công cụ quan trọng trong quản lý nhà nước về đầu tư công.

Thứ ba, phân bổ bổ nguồn vốn hợp lý và kiên quyết thực hiện đúng quy định của Luật Đầu tư công: Việc lập quy hoạch, kế hoạch phát triển KT - XH, kế hoạch phân bổ nguồn vốn NSNN trên địa bàn, bảo đảm tính hệ thống và tính khả thi. Tỉnh sử dụng nguồn vốn NSNN chủ yếu vào ngành giao thông nông thôn, thủy lợi, giáo dục, cấp nước và khoa học công nghệ. Nguồn vốn xổ số kiến thiết bố trí cho các công trình/dự án thuộc lĩnh vực giáo dục, y tế. Nguồn thu sử dụng đất phân bổ cho đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế.

Đặc biệt, đối với công tác xây dựng và phê duyệt dự án đầu tư, quản lý vốn đầu tư dự án, tỉnh Đồng Nai luôn tăng cường kỷ cương, kiên quyết, theo đúng quy định tại Điều 34, Luật Đầu tư công. Tỉnh thực hiện cơ chế người có thẩm quyền quyết định đầu tư chỉ quyết định đầu tư trên cơ sở cân đối và bố trí được nguồn vốn, không bố trí vốn đầu tư từ NSNN cho các dự án không thuộc nhiệm vụ chi đầu tư theo quy định của luật NSNN; ưu tiên dự án có khả năng hoàn thành trong năm, dự án chuyển tiếp; các dự án đột phá của tỉnh, an sinh xã hội, các dự án phát triển nông thôn mới…Người có thẩm quyền quyết định đầu tư phải cân nhắc thận trọng khi quyết định đầu tư nhằm tránh sai sót, rủi ro ngay từ khâu chủ trương đầu tư.

Thứ tư, thực hiện tốt công tác tổ chức cán bộ trong thực hiện chính sách đầu tư công: Cuối cùng là việc kiện toàn tổ chức, cán bộ cũng là yếu tố quyết định trong việc thành công trong công tác quản lý, thực hiện chính sách đầu tư công tại tỉnh. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, cũng còn một số hạn chế trong quản lý thực hiện chính sách đầu tư công tại tỉnh cần chỉ ra để rút kinh nghiệm như hoạt động thẩm định dự án Đầu tư công tại tỉnh còn hạn chế dẫn đến việc tồn tại một số dự án đầu tư chưa đúng mục tiêu phát triển, gây lãng phí, thất thoát nguồn vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản. Hoạt động giám sát đánh giá đầu tư cũng chưa thường xuyên, liên tục, chất lượng giám sát chưa cao, còn mang tính mô tả, thiếu tính khách quan và tính cụ thể về tiêu chí và mục đích đánh giá.

2.5.3. Những giá trị tham khảo trong thực hiện chính sách đầu tư côngtại tỉnh Thái Nguyên được rút ra từ thực tiễn của một số quốc gia và địa phương trong nước

Qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và trong nước về thực hiện chính sách đầu tư công, để triển khai thực hiện cũng như quản lý chính sách đầu tư công đạt hiệu quả, hạn chế tình trạng dàn trải, một số bài học kinh nghiệm rút ra từ các quốc gia và một số địa phương trong nước như sau:

Thứ nhất: Làm tốt công tác chuyển bị, trong đó có khâu lập kế hoạch, sớm ban hành các văn bản hướng dẫn để kịp thời chỉ đạo: Thực hiện tốt chính sách đầu tư công góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, muốn triển khai thực hiện tốt thì phải làm tốt công tác chuẩn bị, đặc biệt là việc lập kế hoạch, nếu kế hoạch không tốt, không phù hợp với mục tiêu, rất có thể sẽ bị thất bại (kinh nghiệm của Đồng Nai). Đồng thời trong khâu này cũng rất cần chú ý tới việc sớm ban hành các văn bản chỉ đạo để thực hiện một cách bài bản ngay từ đầu (bài học của TP Hà Nội và TP.HCM). Đầu tư công là rất cần thiết trong việc tạo động lực cho nền kinh tế. Tuy nhiên, khi đạt được nhiều chuyển biến về kinh tế thì vai trò của đầu tư công cũng cần được điều chỉnh, từ trực tiếp can thiệp vào hoạt động sản xuất sang tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi. Khi ở mức thu nhập tốt hơn, hoạt động đầu tư công cũng cần hướng nhiều hơn vào các lĩnh vực hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe...góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và vốn con người theo như kinh nghiệm của Nhật

Xem tất cả 186 trang.

Ngày đăng: 12/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí