Thư Viện Trong Xã Hội Và Thư Viện Là Một Cơ Quan Truyền Thống

Ở Anh, đào tạo thông tin thư viện có phần khác biệt. Hội thư viện Anh có một vai trò quan trọng trong công tác đào tạo cán bộ thư viện. Ngay từ cuối thế kỷ XIX, Hiến chương Hoàng gia Anh đã ban đặc quyền cho Hội thư viện Anh "tổ chức các kỳ thi về thư viện học và cấp bằng". Năm 1964, Hội thư viện Anh đã ban hành một chương trình giảng dạy mới gồm 2 năm học liên tục cho những người chưa tốt nghiệp và 1 năm cho những người đã tốt nghiệp một bằng đại học khác. Bằng của Hội thư viện Anh có thể được cấp thông qua viết tiểu luận mà không phải thi. Vào thập kỷ 60 ở Anh có 6 trường đào tạo cán bộ thông tin thư viện trong đó trường Đại học tổng hợp London là trường có lịch sử lâu đời nhất. Hiện nay, số trường đào tạo cán bộ thông tin thư viện vượt con số 17. Cũng như các nước tư bản khác, các trường đào tạo cán bộ thông tin thư viện của Anh tiến hành theo hai dạng: đào tạo cử nhân cho các học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học có đủ tiêu chuẩn và đào tạo cho những người đã tốt nghiệp một bằng đại học khác. Hầu hết các trường cấp bằng đại học thứ nhất cho các sinh viên sau 3 hoặc 4 năm học. Nhiều trường cấp chứng chỉ tốt nghiệp đại học và cấp bằng thạc sĩ hoặc cao hơn là bằng tiến sĩ. Tất cả các trường đào tạo cán bộ thông tin thư viện ở Anh đều phải tuân theo quy chế của Hội thư viện Anh.

Ở CHLB Đức, có nhiều trường đào tạo cán bộ thông tin thư viện bậc đại học. Về chương trình tuỳ theo mục tiêu đào tạo các trường có các chương trình tương ứng. Ví dụ: Trường Thư viện của Thư viện quốc gia Bavar ở Muynich chỉ đào tạo cán bộ cho các thư viện khoa học. Tại Đức có hai hình thức đào tạo đại học chuyên ngành thông tin thư viện. Hình thức đào tạo phổ biến được áp dụng ở Đức là đào tạo cho các người đã tốt nghiệp đại học các ngành khác sau đó vào học hai năm: một năm lý thuyết, một năm thực hành. Sau khoá học học sinh được cấp bằng thạc sĩ. Một hình thức khác là tuyển chọn học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học đủ điều kiện theo học. Sau khoá học, học sinh được cấp bằng cử nhân thông tin thư viện. Thời gian học là 4 năm.

Tại Ôxtrâylia có 11 trường đào tạo chuyên ngành thông tin thư viện với 3 cấp bậc cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ.

Ở Trung quốc hiện có 50 trường đại học tổng hợp và cao đẳng có đào tạo về khoa học thông tin thư viện. Hai cơ sở đào tạo lâu đời nhất là Trường đại học Tổng hợp Vũ Hán và trường Đại học Tổng hợp Bắc Kinh. Ngay từ năm 1964, Khoa thông tin thư viện, Trường đại học tổng hợp Bắc kinh đã bắt đầu đào tạo chương trình thạc sĩ. Từ năm 1991, Trung Quốc đã có 2 trường đào tạo cấp bằng tiến sĩ thông tin thư viện.

Ở Thái Lan, việc đào tạo cử nhân thông tin thư viện bắt đầu từ năm 1959 tại Khoa nghệ thuật của trường Đại học Chualóngkorn. Hiện nay, có 6 trường đào tạo cán bộ thông tin thư viện bậc đại học.

Ở Inđônêxia, hiện có 3 trường đại học đảm nhiệm việc đào tạo cán bộ thông tin thư viện bậc đại học. Việc đào tạo cán bộ thông tin thư viện bậc đại học bắt đầu từ năm 1985.

Ở Malaixia, việc đào tạo cán bộ thông tin thư viện bậc Đại học ở Malaixia được tiến hành từ năm 1957. Hiện có 3 trường đào tạo cán bộ thông tin thư viện bậc đại học.

Ở Philipin, việc đào tạo cán bộ bậc đại học xuất hiện rất sớm, từ năm 1916 tại trường Đại học Philipin. Hiện nay, ở Philipin có 26 trường đào tạo cán bộ thông tin thư viện bậc đại học. Do qui mô to lớn của việc đào tạo này nên những người tốt nghiệp Đại học thông tin thư viện ở Philipin có thể được gọi khác nhau: cử nhân khoa học về khoa học thông tin thư viện (BSLS); cử nhân khoa học thông tin thư viện (BSI); cử nhân nghệ thuật chuyên ngành thông tin thư viện (ABLS); cử nhân khoa học giáo dục chuyên ngành thông tin thư viện (BSELS).

Về chương trình đào tạo, mỗi nước và mỗi cơ sở đào tạo ngành thông tin thư viện đều xây dựng một chương trình đào tạo riêng. Các chương trình đó có những nét đặc thù chung về một số môn học cốt lòi nhưng các trường cũng không phải tuân thủ đào tạo theo một chương trình thống nhất. Hầu hết các chương trình đều có hai phần: Phần cốt lòi (bao gồm các môn học bắt buộc) và phần tự chọn cho phép học sinh tự lựa chọn các môn học mà họ cần. Thông thường ở những nước có Hội thông tin thư viện, Hội sẽ có trách nhiệm

kiểm soát các chương trình đào tạo này. Những nước không có hội thư viện, việc đào tạo do các trường đảm nhiệm dưới sự kiểm soát và chỉ đạo của các Bộ chủ quản. Năm 1976, IFLA đã đưa ra "Các tiêu chuẩn cho các trường dạy nghề thư viện" trên khắp thế giới. Theo quy định của tiêu chuẩn này một chương trình hạt nhân đã được đề xuất, bao gồm 12 môn học chính sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

1. Thư viện trong xã hội và thư viện là một cơ quan truyền thống

2. Thư mục

Chính sách đào tạo nhân lực thông tin trong các cơ quan thông tin khoa học và công nghệ thuộc hệ thống thông tin khoa học và công nghệ quốc gia - 4

3. Biên mục và phân loại

4. Phục vụ tra cứu và phục vụ người đọc

5. Lựa chọn và bổ sung

6. Quản lý thư viện

7. Lịch sử thư viện

8. Thông tin (nghiên cứu về sách )

9. Các phương pháp nghiên cứu

10. Tư động hoá thư viện

11. Thông tin học và tư liệu

12. Trụ sở và trang thiết bị thư viện

Việc tuân thủ theo các tiêu chuẩn của IFLA về vấn đề xây dựng các chương trình hạt nhân trong các trường đào tạo cán bộ thông tin thư viện trên thế giới không mang tính chất bắt buộc và được áp dụng không hoàn toàn đồng nhất: Có trường áp dụng, có trường không áp dụng hoặc áp dụng một phần các môn học. Ví dụ, ở Hoa Kỳ, hầu hết các trường đều loại môn thư mục ra khỏi chương trình hạt nhân mà chỉ để môn học đó ở phần tự chọn. Theo con số thống kê nghiên cứu của các nhà thông tin thư viện học Hoa Kỳ, môn học về công tác tra cứu được 44 trong số 47 trường đưa vào chương trình hạt nhân. Tỷ lệ các trường đưa vào chương trình hạt nhân với môn học biên mục là 40 trong số 47, môn học thư viện trong xã hội là 37 trong số 47. Còn các chuyên đề, môn học khác thuộc 12 môn học theo tiêu chuẩn của IFLA chỉ được chưa đến một nửa các trường đưa vào chương trình bắt buộc.

Đến tháng 12/2000, IFLA đã phê chuẩn sửa đổi các tiêu chuẩn này thành “Các nguyên tắc chỉ đạo chương trình giáo dục thông tin thư viện chuyên nghiệp”. IFLA đã khuyến cáo các chương trình đào tạo thông tin thư viện cần bao gồm 10 môn học hạt nhân như sau:

1 - Môi trường thông tin, chính sách thông tin và lịch sử của vấn đề 2- Sự hình thành thông tin, giao tiếp và sử dụng

3- Các nhu cầu thông tin định mức và các dịch vụ trả lời chỉ định 4- Quy trình chuyển giao thông tin

5- Tổ chức, tìm kiếm, bảo quản và lưu trữ thông tin 6- Nghiên cứu, phân tích và giải thích về thông tin

7- Áp dụng các kỹ thuật thông tin và truyền thông vào các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện

8- Quản lý tài nguyên thông tin và quản lý tri thức 9- Quản lý các cơ quan (tổ chức) thông tin

10- Đánh giá các kết quả sử dụng thông tin.

Về hình thức và phương thức đào tạo, ở các nước tiên tiến người ta đã áp dụng rất sâu rộng CNTT vào công tác đào tạo. Không những chỉ các phương tiện hiện đai được sử dụng vào việc giảng dạy mà ngay cả các hình thức học cũng phong phú nhờ các công nghệ mới. Ngoài việc học tại trường tại lớp học viên còn có thể nhận được sự giáo dục và đào tạo theo hình thức đào tạo từ xa, học qua thư, học theo các phương tiện đa truyền thông, học qua mạng ...

Hiện nay, ở các nước phát triển có hai xu hướng đào tạo chính là đào tạo đơn mục đích và đào tạo theo hướng chuyên ngành.

Đào tạo đơn mục đích là dạng đào tạo truyền thống chú trọng trang bị cho học viên các kiến thức nghiệp vụ thông tin thư viện đơn thuần, nói một các khác đó là cách đào tạo các kỹ năng chuyên ngành thông tin thư viện. Cách đào tạo theo kiểu này bị coi là cổ điển không năng động.

Còn đào tạo theo hướng chuyên ngành là một dạng đào tạo mới được áp dụng trong những năm gần đây. Trong mô hình đào tạo này, người ta lấy chủ đề chuyên môn (kinh tế, thương mại, luật, công nghệ, y tế, nghệ thuật, văn

học...) làm nền tảng. Học sinh sẽ phải học một chuyên ngành do họ lựa chọn, sau đó học thêm các kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ thông tin thư viện. Đào tạo theo hướng này tỏ ra thích ứng hơn với xu hướng chuyên môn hoá trong thực tế hiện nay.

Để thúc đẩy công tác nghiên cứu, giảng dạy và các hoạt động trong đào tạo khoa học thông tin thư viện, tại nhiều nước phát triển trên thế giới đã thành lập các hội khoa học giáo dục thư viện thông tin, hội các trường đào tạo cán bộ thông tin thư viện. Có những hội đã thu hút được nhiều cơ sở đào tạo và cá nhân tham gia. Tiêu biểu như ALISE (Hội Khoa học giáo dục thông tin thư viện) của Hoa Kỳ. Năm 1995, hội đã có số thành viên tham gia đông kỷ lục: 701 cá nhân và 59 cơ sở đào tạo cán bộ thư viện ở Hoa Kỳ và Canađa. Những tổ chức nghề nghiệp chuyên sâu này thực sự giúp cho các giảng viên và các cơ sở đào tạo có một tiếng nói chung, tạo ra nhiều cơ hội để họ không ngừng nâng cao kiến thức, cập nhật thông tin, chia sẻ các vấn đề thực tiễn nghề nghiệp đặt ra.

1.3.2. Công tác đào tạo cán bộ thông tin ở Việt Nam

Cũng như các nước trên thế giới ở Việt Nam có hai loại hình đào tạo: đào tạo chuyên nghiệp và bồi dưỡng nghề nghiệp.

Đào tạo chuyên nghiệp hay còn gọi là đào tạo theo các văn bằng. Công tác đào tạo chuyên nghiệp nghề thông tin thư viện là do các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp nghề thông tin thư viện đảm nhiệm. Về văn bằng, hiện có năm trình độ cơ bản sau: trung học, cao đẳng, cử nhân, thạc sĩ và tiến sỹ.

Việc đào tạo cán bộ thông tin thư viện bậc trung học hiện do các trường trung học và cao đẳng văn hoá nghệ thuật tại các địa phương đảm nhiệm. Cả nước có 23 trường trung học và 2 trường cao đẳng văn hoá nghệ thuật nhưng chỉ có một số trường có đào tạo cán bộ thư viện bậc trung cấp, điển hình như: các trường văn hoá nghệ thuật ở các tỉnh thành phố Hải Phòng, Thanh Hoá, Bình Định, Đà Năng, trường Cao đẳng Văn hoá thành phố Hồ Chí Minh…

Về trình độ cao đẳng, ở Việt Nam hiện nay có 4 cơ sở đào tạo cử nhân thông tin- thư viện ở bậc cao đẳng trong đó 2 trường Cao đẳng văn hoá nghệ

thuật tại Hà Nội và tp. Hồ Chí Minh, trường Cao đẳng Nội vụ TW và trường Cao đẳng Sư phạm TW.

Về trình độ đại học, hiện có bốn cơ sở đào tạo cán bộ thông tin thư viện bậc đại học (nặng về nghiệp vụ thư viện) bao gồm:

- Khoa Thư viện - Thông tin, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội.

- Khoa Thông tin -Thư viện, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.

- Khoa Thư viện - Thông tin, trường Đại học Văn hoá Tp. Hồ Chí Minh.

- Khoa Thư viện - Thông tin, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh.

Bên cạnh đó còn có một số trường đào tạo chuyên ngành cán bộ quản trị thông tin mà tiên phong và điển hình là Khoa Thông tin học và Quản trị thông tin trường Đại học dân lập Đông Đô và gần đây là trường Đại học Cần Thơ đào tạo chuyên ngành Quản lý thông tin thư viện.

Hầu hết cả 6 cơ sở đào tạo trên đều đào tạo cử nhân thông tin- thư viện dưới hai hình thức: chính quy và tại chức. Các sinh viên theo học tại các trường này đều học chung một chương trình của trường đó không có phân ban theo các chuyên ngành.

Về trình độ trên đại học, Việt Nam bắt đầu đào tạo cao học chuyên ngành khoa học thư viện từ năm 1991. Hiện nay có 3 cơ sở đào tạo thạc sĩ thư viện. Đó là:

- Trường Đại học Văn hoá Hà Nội

- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.

Năm 2008, Chính phủ chính thức giao nhiệm vụ đào tạo Tiến sỹ thông tin- thư viện cho trường Đại học Văn hóa Hà Nội và hiện đang có 6 nghiên cứu sinh theo học.

Ở Việt Nam, hoạt động đào tạo bồi dưỡng được áp dụng cho các đối tượng là cán bộ đang công tác trong lĩnh vực thông tin thư viện nhằm trang bị các kiến thức và kỹ năng gắn với chuyên đề cụ thể: biên mục, phân loại, định

từ khoá, phân tích nhu cầu tin, khai thác sử dụng Internet, hướng dẫn sử dụng phần mềm CDS/ISIS, tự động hoá trong công tác thư viện, xử lý bao gói thông tin, tài liệu điện tử, quản trị mạng, ngôn ngữ siêu văn bản... Các khoá học này có thể do các cơ sở đào tạo hoặc một số Trung tâm thông tin thư viện lớn như: Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia, Viện Thông tin khoa học xã hội, Thư viện quốc gia Việt Nam, Thư viện quân đội TW... Các lớp học này thường được tổ chức trong thời gian khoảng từ 1 tuần đến 1 tháng nhằm giới thiệu và hướng dẫn sử dụng những công nghệ mới cho các cán bộ thông tin thư viện hoặc những người quan tâm đến các vấn đề này. Ngoài ra cũng có một số nơi tổ chức các khoá đào tạo sơ cấp thư viện dưới dạng các lớp cơ sở thư viện học, cơ sở thông tin thư viện học. Sau các khoá học này, học viên được cấp chứng chỉ.‌‌


Kết luận chương 1

Từ việc nghiên cứu các khái niệm về thông tin, kinh nghiệm đào tạo cán bộ thông tin ở các nước trên thế giới cũng như Việt Nam đã chỉ ra : Trong thời đại bùng nổ thông tin và mạng internet hiện nay, cán bộ thông tin đóng vai trò hết sức quan trọng. Chính họ là những người thu thập, xử lý tin, loại bỏ sự trùng lặp, đưa thông tin chính xác, kịp thời đến những người cần thông tin, qua đó biến thông tin thành nguồn lực cho sự phát triển. Tuy nhiên, với khối lượng thông tin ngày càng lớn, yêu cầu đặt ra với người cán bộ thông tin cũng ngày càng cao. Ngoài việc nắm vững nghiệp vụ thông tin, họ còn phải có những kiến thức nhất định về ngoại ngữ, tin học, và kiến thức KH&CN.

CHƯƠNG 2

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NHÂN LỰC THÔNG TIN TRONG CÁC CƠ QUAN THÔNG TIN KH&CN

THUỘC HỆ THỐNG THÔNG TIN KH&CN QUỐC GIA


2.1. Tổng quan về Hệ thống thông tin KH&CN Quốc gia

2.1.1. Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức

* Lịch sử hình thành và phát triển

Hoạt động thông tin KH&CN ở nước ta đã trải qua gần nửa thế kỷ hình thành và phát triển, có thể phân chia thành 4 giai đoạn phát triển chính:

+ Giai đoạn mở đầu (1959 - 1972)

Đây là giai đoạn khôi phục và phát triển các thư viện KHKT, đồng thời bước đầu thành lập một số phòng, ban thông tin KHKT ở một số Bộ, ngành chủ chốt như Phòng thông tin khoa học, Ủy ban KHKT Nhà Nước thành lập năm 1961. Thời kỳ này, các cơ quan thông tin KH&CN có nhiệm vụ chủ yếu là phục vụ thông tin cho các cơ quan chủ quản của mình. Tuy nhiên, vào cuối những năm 60 đã bắt đầu hình thành mạng lưới các cơ quan thông tin KH&CN và Ủy ban Khoa học Nhà nước được giao chức năng quản lý hoạt động thông tin trong phạm vi cả nước.

+ Giai đoạn hình thành và phát triển của Hệ thống (1972 - 1986)

Từ sau Hội nghị thông tin KHKT toàn quốc lần thứ nhất năm 1971 và nhất là sau khi có Nghị quyết 89/CP (tháng 5/1972), hàng loạt các cơ quan thông tin ngành và địa phương ra đời. Cũng vào giai đoạn này, UNESCO đã đưa ra chương trình phát triển thông tin trên qui mô toàn cầu, đó là chương trình xây dựng hệ thống thông tin KH&CN của Liên Hợp Quốc (UNSIST) và hệ thống thông tin quốc gia (NATIS). Đây là thời kỳ tổ chức các cơ quan thông tin KH&CN được phát triển khá nhanh. Hệ thống thông tin KH&CN Quốc gia được hình thành với các cơ quan thông tin KH&CN ở TW, bộ/ngành, địa phương và cơ sở. Hệ thống thông tin KHKT ngành cũng được tạo lập với sự ra đời của các tổ chức thông tin cơ sở ở các viện, các trung tâm nghiên cứu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2022